intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Hồn Trương Ba, Da hàng thịt" – nơi kết thúc của cổ tích và sự khởi đầu

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

132
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồn Trương ba, da hàng thịt là một câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thi pháp cổ tích nếu đặt bên cạnh những Tấm cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Hồn Trương Ba, Da hàng thịt" – nơi kết thúc của cổ tích và sự khởi đầu

  1. "Hồn Trương Ba, Da hàng thịt" – nơi kết thúc của cổ tích và sự khởi đầu
  2. Hồn Trương ba, da hàng th ịt là một câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thi p háp c ổ tích nếu đặt bên c ạnh những T ấm cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh ... Tuy nhiên, t ừ góc nhìn t ự sự, người ta cũng dễ dàng nhận diện những yếu tố c ơ bản tạo nên sắc thái cổ tích cho tác phẩm: Đó là nhân vật, t ình huống, diễn biến cốt truyện, p hép mầu mang đến may mắn cho con ng ười... Và mặc d ù câu chuyện dân gian này còn phảng phất dấu ấn sáng tác bởi các cụ đồ Nho, nhân vật vua cờ Đế Thích vẫn có t hể đ ược coi là một kiểu “Bụt”, “Tiên” giáng thế để cứu vớt, b ù đắp cho những mất mát, đau thương cho trần giới. Câu chuyện mở đầu bằng một cuộc cờ v à kết thúc bằng một “phép tiên” c ải tử ho àn sinh - một mơ ước ngàn lần không t ưởng của con người. Có thể tóm lược một cách vắn tắt nội dung câu chuyện nh ư sau: “ Ngày xưa, có một ông Tr ương Ba chơi c ờ tướng rất giỏ i - “ cao tay” đến mức “ có một không hai”. Một hôm, đang b ên bàn cờ, đối thủ của ông Tr ương Ba b ị dồn vào thế bí bèn thốt lên “Nước cờ này chỉ có tiên cờ là Đế Thích mới có thể gỡ được c hứ người trần chỉ có nước hàng thôi”. V ừa dứt lời thì quả nhiên có một ô ng lão ă n mày xuất hiện xin đi thử một nước cờ gỡ bí... Ông Tr ương Ba vừa tức, vừa sững sờ k inh ngạc vì chỉ trong thoáng chốc, đối thủ của ông không chỉ thoát bí mà còn d ồn ô ng đ ến chỗ thua bèn cúi xuống sụp lạy ông lão, vừa lạy vừa nói: “Tôi dám chắc cụ là tiên cờ Đế Thích chứ chẳng phải ng ười phàm”. Ông lão ă n mày t ừ chối, chỉ nói rằng mình là kẻ nghèo hèn nhưng ông Trương Ba không ch ịu nghe cứ sụp lạy mãi k hiến ông già đành phải thú thật: “Đúng tôi là Đ ế Thích, nghe nhắc đến tên, tôi phải xuống xem anh đánh cờ ra sao và đã thấy anh đúng là tay c ờ giỏi”. Nhân đó, ông Đế Thích với danh nghĩa “cùng làng cờ” báo cho ông Tr ương Ba biết là số ông đã đến ngày tận thế, nhưng lúc nằm xuống, nhớ thắp hương lên mà vái đúng tên Đế Thích t hì tiên cờ sẽ giúp để Tr ương Ba sống lại. Và ông Trương Ba đã nói lại tất cả những đ iều đó với vợ. Một tháng sau ng ày chồng mất, vợ ông Tr ương Ba trong khi dọn bàn cờ t ướng sực nhớ tới lời dặn của chồng b èn thắp hương khấn t ên Đế Thích và cầu xin để chồng mình đ ược sống lại. Đế Thích dường như bất lực vì ông Tr ương Ba về với đất đã lâu... C ũng “may” lúc đó, c ùng lối xóm có anh hàng thịt vừa mới mất, Đế Thích bèn nhập hồn ông Tr ương Ba vào xác anh hàng th ịt. Và thế là ông
  3. Trương Ba đã sống lại trong hình hài c ủa anh hàng thịt. Hai b à vợ lời qua tiếng lại, giành giật thậm chí là đánh nhau b ởi vì ai cũng có lý khi nhận người vừa sống lại đ úng là chồng mình. Cuối c ùng họ dắt nhau đến cửa quan v à vợ ông Tr ương Ba đã t hắng kiện bởi vì anh hàng thịt đ ã nhận b à Trương Ba là vợ, anh hàng thịt k hông b iết cách cầm dao mổ lợn mà lại nói về cờ tướng rất thạo và đặc biệt là còn quen b iết cả với tiên cờ Đế Thích. Vợ người h àng thịt đành chịu mất chồng”. Rõ ràng là từ “bản gốc” có phần đơn giản này, Lưu Quang V ũ đã không b ị lệ thuộc vào nội d ung câu chuyện, đã tìm tòi, vừa mở rộng kích thước tự sự, vừa khơi sâu vào giá tr ị tư tư ởng để tạo nên một vở kịch nổi tiếng mà “hạt cơ bản” là giá tr ị nhân văn sâu sắc về lẽ tử - s inh. Khác với văn bản tự sự cổ tích xoay quanh câu chuyện chỉ vẻn vẹn v ài nhân vật: ô ng Trương Ba, vợ ông Tr ương Ba, Tiên Đế Thích, người bạn cờ, anh hàng thịt, vợ anh hàng thịt và quan toà; “thế giới” nhân vật trong tác phẩm kịch của L ưu Q uang V ũ có sự hiện diện của rất nhiều nhân vật khác “châu tuần” chung quanh nhân vật chính: Nam Tào, Bắc Đẩu; anh con trai, chị con dâu, cháu nội ông Tr ương Ba; Lý tr ưởng, Tr ương Tuần, Lái lợn 1, lái lợn 2... Chính họ l à những phía đối lập c ủa xung đột, can dự, chi phối đẩy cốt truyện kịch l ên cao trào và tạo nên bi k ịch lạ lùng cho s ố phận Tr ương Ba. Tươ ng t ự như vậy, các yếu tố không - t hời gian trong tác phẩm của Lưu Quang V ũ cũng trở nên đa chiều hơn. Đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật, (chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại) - một hình thức đặc thù c ủa văn bản kịch - đ ã được vận dụng một cách hiệu quả và sáng tạo trong một tác phẩm đ ược coi là “để đời” của một nhà viết kịch tài năng và thuộc một thể loại kể chuyện bằng ngôn ngữ đối thoại và “tất cả mọi vấn đề xung quanh h ình tượng” đều nằm trong lời ăn tiếng nói c ủa nhân vật. Thay vì đ iểm nhìn c ủa tự sự cổ tích với l ời mở đầu quen thuộc “Ngày xửa ngày xưa có một người tên là...”, vở kịch của Lưu Quang V ũ mở màn b ằng “không gian tiên giới” - k hung c ảnh tr ên thiên đ ình - với sự xuất hiện của các quan nh à tr ời Bắc Đẩu, Nam Tào và d ĩ nhiên là có cả Đế Thích. Do cung các h làm việc tắc trách, luộm thuộm của những đấng nắm “quyền sinh quyền sát” trong tay, và c ũng muốn xong việc để kịp dự lễ khai tiệc b ên đ ình Thái Thượng, sau cái “tặc lưỡi” và dưới
  4. ngòi bút oan nghiệt của Nam Tào, ông Trương Ba hiền hậu, tử tế, tốt bụng c ò n đang rất khoẻ mạnh, mặc dầu chưa “tận số” (khác với cổ tích) đ ã phải chết thay cho một tên bạc ác bất nhân, lừa thầy phản bạn, dối trá tham t àn... “Xen” k ịch ngắn giàu tính t hời sự này c ủa Lưu Quang V ũ gợi nhớ về một thời chưa xa “sinh mệnh” của con ngườ i chất ngất nhiều nỗi oan khất bởi tr ên đầu họ là những thế lực, thậm chí là s iêu thế lực “ cho ai s ống mới đ ược sống, bắt ai chết là phải chết...” (trích Hồn Tr ương Ba, da hàng thịt). Sau cảnh hạ giới với sự ra đi đột ngột của ông Trương Ba và nỗi bàng hoà ng t hương tiếc của những người ruột thịt, xóm giềng... lần thứ 2, không gian thi ên đ ình lại hiện hữu để người xem có dịp chứng kiến một sự “sửa sai” ngo ài mọi t ưởng tượng: ông Tr ương Ba được sống lại bằng thân xác của anh h àng thịt nhờ cái tâm và p hép màu c ủa Đế Thích. Mô hình không gian này không xuất hiện trong câu chuyện cổ tích (chỉ có những khung cảnh quen thuộc ở hạ giới) nh ưng đối với Lưu Quang V ũ, sự trở lại không gian n ày đã tạo một bước ngoặt quan trọng để tạo lực đẩy kịch t ính cho cốt truyện. Dòng t ự sự dân gian rõ ràng đã lấy việc ông Tr ương Ba được sống lại trong “lốt” thân thể anh h àng thịt làm s ự kiện chính và là “điểm nhấn” trung tâm mang lại tính chất hoang đ ường cho câu chuyện cổ tích. Ch ính vì vậy, những diễn biến tiếp theo của câu chuyện nh ư cuộc đấu khẩu, xô xát giành chồng giữa hai người đàn bà và việc quan xử cho bà vợ ông Trương Ba thắng kiện chỉ là những “t ình tiết phụ” nhằm bổ sung và hoàn thiện câu chuyện theo hướng kết thúc có hậ u (ít ra là t ừ phía nhân vật chính). Song, qua so sánh, đối chiếu 2 văn bản (kể cả việc vận dụng lý thuyết liên văn bản), chúng ta có thể khẳng định rằng: x ung đột kịch của L ưu Quang Vũ chỉ thực sự bắt đầu v à thăng hoa khi câu chuy ện cổ tích đ ã kết thúc. Có ngh ĩa là, bi k ịch của nhân vật Tr ương Ba không đơn giản ở việc b ị chết oan mà đau đớn, vật vã hơn bội phần lại là cái sự đ ược sống lại, đ ược hưởng p húc ân chưa t ừng có ở chốn thế gian này. Đời sống dị thường của ông Tr ương Ba sau phép mầu “cải tử hoàn sinh” đã làm nẩy sinh nhiều mâu thuẫn cả “ngoại sinh” lẫn “nội sinh”. Ng ười láng giềng thân t hiết, một bạn cờ rất phục t ài ông Trương Ba giờ không thể hiểu nổi vì sao “lối đánh cờ của bác khác hẳn ngày xưa. Thoạt trông thì thấy cách vào cờ của bác vẫn như
  5. xưa, nhưng sau thì... chẳng còn cái khoáng hoạt, dũng mãnh, thâm sâu ngày tr ước. Cách tiến, cách thủ của bác bây giờ vụn vặt, tủn mủn, thô phũ. M à cái nước ăn vừa rồi, nói xin lỗi bác, nó bần tiện làm sao!” và “Người đàng hoàng, không ai đòi ă n nước ấy”... N hững người ruột thịt cũng bắt đầu nhận thấy sự bất ổn của việc tâm hồn trong sạch, thẳng thắn, hồn hậu của ông Tr ương Ba lại trú ngụ trong thân xác cồng kềnh, thô tháp c ùng nhiều ham muốn “tầm thường” của anh hàng thịt. Họ, người thì âm thầm chịu đựng (bà vợ), thấu hiểu thương cảm (chị con dâu), người có những dị ứng xa lánh bên ngoài nhưng thâm tâm lại đau xót, lo buồn (anh con trai, đứa cháu nội): B à vợ vẫn luôn nhớ về hình vóc, dáng d ấp nhỏ nhắn, mảnh mai của c hồng và c ố quen dần với thân hình nặng nề của anh hàng thịt với những bữa cơm p hải đầy đủ r ượu thịt, tiết canh, lòng lợn... Anh con trai, người gánh vác nỗi lo c ơm áo cho cả “đại gia đ ình”, người nuôi chí làm giàu, tháo vát và th ức thời nhất (từ “ điểm nhìn” hiện thời) - t hì tính toán rành rọt đến tà n nhẫn: “Thử hỏi nhờ ai mà giữa thời buổi này nhà ta còn đ ược đàng hoàng, tươm tất như vậy? Cả thầy nữa, giờ t hầy ăn mỗi bữa 8, 9 bát c ơm... Tiền làm vườn chỉ đủ nuôi thân ông Tr ương Ba ch ứ k hông đ ủ nuôi ông hàng thịt... Thầy c òn xỉ vả tôi nỗi gì? Đã đến nước này thầy còn cao đạo”! Tr ước cái tát và cơn giận giữ tột độ của ông Tr ương Ba, anh ta đã thẳng t hừng: “Bố tôi xưa không bao giờ đánh tôi như vậy! Tôi nói thật cho ông biết: Ông k hông phải là bố tôi, ông không c òn là bố tôi nữa!”. Ngay cả đứa cháu nội đ ược cưng chiều, hợp ông nhất cũng không chấp nhận sự có mặt của ông: “Không! Ng ười này không phải là ông nội tôi... Ông nội tôi là người gầy gầy, tóc bạc, trán nhăn m à mắt sáng lắm, hiền lắm c ơ mà! C òn người này thì má béo phì, lông mày rậm như c hổi xể, trông d ữ dữ là... Ông lừa cả nhà, lừa tất cả mọi người nhưng không lừa được tôi đâu! Ông giả vờ làm ông nội, về chiếm chỗ của ông nội trong nh à...”. N hưng so với tất cả những điều đó thì những gì đang diễn ra trong con người ông Trương Ba mới thực sự là xung đột dữ dội nhất, là đ ỉnh điểm bi kịch của tác phẩm. C uộc đối thoại thẳng thắn tới c ùng, màn phân thân mang màu s ắc hậu hiện đại của t hi pháp k ịch giữa hồn ông Tr ương Ba và xác anh hàng th ịt đ ã diễn tả khá sâu sắc nỗi hoang mang, hoài nghi và s ự bất lực của con ngư ời trong cuộc chiến hiện sinh. Mọi lý lẽ yếu ớt mang “màu xám” c ủa ông Tr ương Ba đã không thể lung lay thứ lập
  6. luận lấm láp bụi trần nhưng c ũng có đủ “thực chứng” và hùng hồn hơn c ủa anh hàng t hịt bởi vì nó, có thể coi là “một phần tất yếu” của cuộc sống. V iệc ông Tr ương Ba không thể tự dung ho à được phần “con” và phần “ người” trong sinh thể cá nhân, phải cầu xin Đế Thích trả lại thân xác cho anh hàng th ịt, c òn ông thì xin đ ược chết lần thứ 2, “chết hẳn” l à s ự thể hiện đầy đủ và s âu s ắc nhất cốt lõ i tư tưởng, là s ự đối thoại chân thành và triết lý nhân sinh giàu t ính hư ớng thượng của Lưu Quang V ũ. Nhà viết kịch không phủ nhận giá trị cao q uí c ủa sự sống nhưng nếu sống mà con ngư ời dần dần tự đánh mất phần cao quý t rong tâm hồn để chấp nhận một sự tồ n tại không t ư tưởng, không cảm xúc; và đ áng s ợ hơn nữa là kiểu sống thiếu trung thực, giả tạo theo mô h ình “bên trong một đ àng, bên ngoài một nẻo”... Tất cả những điều đó l à hoàn toàn đ ối lập với q uan niệm sống và khát vọng nghệ sĩ trong anh: “Tôi muốn đ ược là tôi toàn vẹn” (lời ông Tr ương Ba). Cách đặt vấn đề và giải quyết xung đột của vở kịch cho thấy n hà viết kịch đ ã có những phản ứng quyết liệt tr ước sự áp đặt làm mất quyền đ ược lựa chọn của con người. Mọi sự áp đặt dù mang danh ngh ĩa nhân đạo cao cả nhất t heo Lưu Quang V ũ, suy cho c ùng vẫn không thể mang lại cho con ng ười cuộc s ống đích thực, vẫn dẫn tới bi kịch, vẫn tiềm ẩn khả năng huỷ diệt, vẫn chứa đựng yếu tố phi nhân.... Đó chính là thông điệp mang màu s ắc nhân quyền sâu xa mà Lưu Quang V ũ đ ã gửi gắm vào tác phẩm. Là một nhà viết kịch nhạy cảm, thông minh và sắc sảo, Lưu Quang V ũ đã r ất b iết cách khai thác vấn đề từ nhiều t ư liệu “nguồn” khác nhau: từ một mẫu tin thời sự trên báo, một vụ án xôn xao d ư luận, một hiện t ượng xã hội nổi bật, từ kho tà ng dồi dào c ủa văn hoá dân gian... Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch hiện đại được vay mượn, gợi “tứ” từ một câu chuyện cổ tích. Các yếu tố tự sự dân gian với độ đậm nhạt khác nhau, như được tr ình bày ở tr ên, đã ít nhiều có sự thâm nhập, c huyển hoá và o tác phẩm kịch. Tuy nhiên, phần sáng tạo ngoài văn bản, chính xác hơn là nối tiếp, kéo dài ý t ưởng của văn bản khiến vở kịch trở nên một “vĩ thanh” độc đáo, đặc sắc của câu chuyện cổ tích mới thực sự l à phần đóng góp nổi bật của Lưu Quang V ũ.
  7. Từ một câu c huyện cổ tích có phần mờ nhạt, bằng khả năng đồng hoá, nh ào nặn và tái tạo, Lưu Quang V ũ đã xây d ựng đ ược một vở kịch có cấu trúc khá chặt c hẽ và ý ngh ĩa nhân bản đậm đà. Đ ã hơn 20 năm sau ngày công diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt vẫn đứng ở vị trí hàng đ ầu trong sự nghiệp cầm bút, là tác phẩm k hông chỉ gắn liền với tên tuổi nhà viết kịch trẻ t ài năng Lưu Quang V ũ mà còn đ ưa tên tuổi của ông đến với công chúng nhiều n ước trên thế giới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2