intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ði bơi với bé

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bé bốn tháng là có thể đi bơi cùng mẹ được rồi. Bạn có thể chọn cho bé phao quấn người, phao để nằm vào trong, đồ chơi...Nhiệt độ lý tưởng là 32 độ C cho các bé xíu, và khoảng 22 độ C cho các bé từ 2-3 tuổi, nếu hồi bơi ngoài trời có nắng. Cần chú ý chọn hồ bơi sạch, giờ bơi vắng người, và nên chọn ngày mà bạn không vội vã gì, bé cũng khỏe khoắn. Cũng nên chuẩn bị chút gì để ăn khi đói. Những phản xạ tốt để làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ði bơi với bé

  1. Ði bơi với bé Khi bé bốn tháng là có thể đi bơi cùng mẹ được rồi. Bạn có thể chọn cho bé phao quấn người, phao để nằm vào trong, đồ chơi...Nhiệt độ lý tưởng là 32 độ C cho các bé xíu, và khoảng 22 độ C cho các bé từ 2-3 tuổi, nếu hồi bơi ngoài trời có nắng. Cần chú ý chọn hồ bơi sạch, giờ bơi vắng người, và nên chọn ngày mà bạn không vội vã gì, bé cũng khỏe khoắn. Cũng nên chuẩn bị chút gì để ăn khi đói. Những phản xạ tốt để làm bé yên tâm Bạn đừng xuống nước ngay, mà hãy đi một vòng quanh hồ cho bé quen với sự ồn ào, không khí ẩm ướt; bạn ngồi bên bờ hồ hoặc bậc thang để khoát nước tắm sơ qua đã. Bé của bạn dưới 1 tuổi? Bạn xuống nước nhẹ nhàng và bế bé quay mặt vào bẹn, không ngừng trò chuyện với bé. Nhưng nếu bé đã biết nói "có" hoặc "không", đừng ép buộc bé phải xuống tắm. Nếu bé đi được, dắt tay bé và để bé tự do chọn phao bơi, hay ngồi bên thềm, xuồng tằm. Ðể bé yên tâm khi bạn bế, nên để hai tay dưới nách, ngón cái trước ngực, các ngón khác đặt sau lưng bé. Ðể đầu bé tựa trên vai bẹn; mặt áp vào mặt mẹ. Ðối với bé còn nhỏ, bế sấp bụng dễ làm bé uống nước. Dưới 8 tháng bạn có thể bế bé nằm ngửa. Ở tuổi biết đi, bé phải cảm thấy nó có thể tựa vào đùi hoặc bụng của mẹ.
  2. Từ 12-18 tháng, bọn trẻ thường thích vui đùa xung quanh mép nước hơn là xuống nước. Không bao giờ ép bé ngụp đầu xuống nước. Nếu vô tình bé bị ngụp đầu xuống nước thì bạn cần động viên bé lại gần bạn hơn. Chia nhỏ buổi tắm. Cứ 5-10 phút đưa bé lên, lau khô, cho uống nước, nhấm nháp chút gì và nếu bé muốn thì cho xuống nước lại. Những hoạt động để bé vui Ðưa bé dạo qua lại trong nước để bé cảm thấy được nước "vuốt ve". Nếu bé lớn một chút, dạy bé thở ra trong nước và đập tay đập chân. Khi chơi nên khoát nước vào lưng cho bé thường xuyên để bé không bị lạnh. Ðừng che chở quá, mà hãy để trẻ tự phản ứng. Và thậm chí nếu bạn nghĩ là trẻ sắp ngã (không đau) thì cũng nên khuyến khích trẻ tự xoay xở. Về mặt an toàn Ði lần đầu tiên nên rủ ba của bé hoặc một cô bạn cùng đi để giúp bạn khi cần. Không rời mắt khỏi trẻ dù hoàn cảnh nào, dù chỉ 3 giây. Chơi với trẻ ở mức nước mà bạn có thể chạm chân. Giải thích cho trẻ từ còn nhỏ là chạy quanh hồ rất nguy hiểm.
  3. Đi họp phụ huynh Nhiều bậc cha mẹ thường không quan tâm lắm đến các buổi họp phụ huynh mặc dù nó rất quan trọng cho cả bạn và con của bạn. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị tốt cho các buổi họp cũng như nên tham dự đầy đủ các cuộc họp của lớp hay của trường mà con bạn đang theo học. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn. Chuẩn bị cho buổi họp:  Trước khi dự họp, bạn nên hỏi xem trẻ thích gì nhất ở trường? Trẻ có gặp khó khăn với môn học nào không? Trẻ có muốn thay đổi gì ở trường không?  Cả bố và mẹ nên thu xếp thời gian để đến dự họp. Cha mẹ sẽ cùng tìm hiểu sự việc và cùng trao đổi với nhau về việc học của con khi về nhà.  Bạn nên viết ra những gì bạn cần hỏi để tránh lẫn lộn hoặc bỏ sót (con bạn có năng khiếu đặc biệt gì không, ưu và khuyết điểm của trẻ, cách tính điểm ở lớp v.v.)  Nhớ mang theo giấy viết để ghi lại ngắn gọn một số điểm quan trọng mà bạn cần lưu tâm. Khi dự họp:  Tập trung vào việc học của trẻ: Một buổi họp thường chỉ kéo dài trong khoảng 30-60 phút, bạn nên mạnh dạn nêu ra các câu hỏi và các vấn đề cần
  4. trao đổi để tìm hiểu những thông tin phản hồi về việc học của trẻ. Bạn hãy chủ động đối thoại với giáo viên.  Gây dựng quan hệ tốt với giáo viên: Buổi họp phụ huynh đầu tiên là cơ hội làm quen với các giáo viên. Quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên tốt thì việc theo dõi quá trình học tập, phát triển của con bạn ở trường sẽ thuận lợi hơn. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về giáo viên, về phương pháp giảng dạy của họ.  Hãy tránh thái độ phòng vệ: Trong buổi họp, giáo viên sẽ chỉ ra khả năng mà con trẻ có thể phát triển, đề nghị bạn cho trẻ tham gia vào các lớp học chuyên năng khiếu, hoặc cũng có thể yêu cầu bạn lưu tâm, hạn chế trẻ ở một vài mặt nào đó. Hãy tránh việc tranh luận với giáo viên hoặc bác bỏ nhận định của giáo viên về con bạn. Bạn nên nhớ mục đích của buổi họp là để đánh giá năng lực học tập của trẻ và tìm ra những giải pháp giúp con bạn học tốt hơn.  Giúp con bạn hòa nhập vào tập thể: Bạn nên tìm hiểu xem trẻ có hòa hợp tốt với bạn bè hay không? Trẻ có thường tránh mặt bạn không? Nếu có thì tránh những đứa bạn nào? Trẻ có thói bắt nạt, hay trẻ có thường bị bắt nạt không? Vì khả năng hòa hợp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của trẻ.  Cung cấp các thông tin hữu ích cho giáo viên: Bạn nên cho giáo viên biết những thay đổi của gia đình (bố mẹ ly dị, trẻ mới có em hay người thân
  5. trong gia đình vừa mới mất...) Hãy nhớ là bạn chỉ nên kể những vấn đề quan trọng và theo bạn điều đó có ảnh hưởng đến trẻ.  Xây dựng kế hoạch hành động: Trước khi ra về, bạn nên hỏi cách thuận tiện nhất để bạn liên lạc với thầy cô của trẻ (bằng điện thoại hoặc thư điện tử). Có thể sau này bạn sẽ cần trao đổi gấp với giáo viên về vấn đề nào đó.  Bạn nên kể cho trẻ nghe về nội dung buổi họp: Trẻ thường muốn biết ba mẹ và thầy cô đã trao đổi những gì về mình. Bạn nên ưu tiên cho trẻ biết những nhận xét tốt của bạn và giáo viên về thành tích của trẻ. Sau đó mới đến những vấn đề khác cùng với cách giải quyết, chẳng hạn như việc trẻ lo sợ bị bắt nạt, việc trẻ không thích một giáo viên hoặc một môn học nào đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2