intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Nỗi Kinh hoàng đã hóa đá tất cả..."_1

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hơn thế nữa: chúng ta có quyền xem màn kịch này như một trong những cái nút, nơi tập trung triết lí nghệ thuật của toàn bộ sáng tác Gogol hay ít nhất của một bộ phận quan trọng của nó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Nỗi Kinh hoàng đã hóa đá tất cả..."_1

  1. "Nỗi Kinh hoàng đã hóa đá tất cả..."
  2. Hơn thế nữa: chúng ta có quyền xem màn kịch này như một trong những cái nút, nơi tập trung triết lí nghệ thuật của toàn bộ sáng tác Gogol hay ít nhất của một bộ phận quan trọng của nó. Và cả về mặt niên biểu cách tiếp cận như thế cũng có lí: mặc dù những hướng dẫn ngắn gọn đầu tiên về màn kịch này đã có trong văn bản 1835-1836 (tác bản ban đầu, khởi thảo của Quan thanh tra), Gogol vẫn tiếp tục bình luận và tường giải nó cho đến tận những trước tác khoảng giữa thập kỉ 40, tức là cho đến tận Màn tháo nút “Quan thanh tra” và Cảnh báo cho những ai muốn trình diễn như cần thiết “Quan thanh tra”. Về mặt văn bản cụ thể thì màn kịch câm chỉ là một chỉ dẫn sân khấu dài, nhưng trong phối cảnh của toàn bộ sáng tác Gogol thì hoàn toàn được phép tiếp cận nó cả từ bình diện phi văn bản, tức là sử dụng những bình luận và lí giải sau này của Gogol. Song thoạt đầu hãy nói về những ý nghĩa có thể rút ra được ngay từ văn bản. Những ý nghĩa ấy hoàn toàn phù hợp với những gì mà chúng ta đã biết về công thức hóa đá. Cả ở đây nguồn gốc phát sinh của màn kịch câm tương đương về tác dụng với một đòn đánh từ bên ngoài, từ một phía, hay nói đúng hơn từ bên trên (“Những lời được phát ra như sấm sét làm kinh hoàng mọi người”…). Cả ở đây sự hóa đá đồng nghĩa với sự tê liệt trong những tư thế kì cục và rất bất tiện, với sự câm tiếng hay bỏ dở câu nói (“Dobchinski và Bobchinski câm tiếng, miệng há hốc và trố mắt nhìn nhau”). Cả ở đây sự hóa đá muốn bành trường tối đa trong thời gian, chiếm đến “một phút rưỡi” – một độ lâu hầu như không thể có trong màn kịch câm (nếu tuân theo Một đoạn trong thư… thì thậm chí đến “hai-ba phút”). Và cuối cùng, cả ở đây màn kịch câm cũng mang tính phổ quát về phương diện tác động: nó bao trùm cả những nhân vật chính lẫn những nhân vật phụ và cả những người không được nhắc đến trong danh sách các nhân vật hành động. Ngoại lệ không có và không thể có. Nhưng ý nghĩa cao cả của màn kịch câm này còn ở chỗ ngoài những nghĩa của văn bản đã được chỉ ra, nó còn chứa đựng nhiều ý khác, hàm ngụ. Một mặt, nguyên do của cảnh hóa đá là sự can thiệp của những nhân vật và những cấp cụ thể. Đó là “viên cảnh sát”, xuất hiện với mệnh lệnh nghiêm ngặt: đó là “viên quan chức từ Peterburg”; cuối cùng đó là “chỉ thị chí thượng”, tức là sắc lệnh của Xa hoàng, ủy nhiệm cho viên quan chức ấy thực hiện những việc còn chưa rõ lắm. Trong những văn bản song hành với Quan thanh tra được tuyên bố rõ ràng, ai sẽ trừng phạt viên thị trưởng với đồng bọn. Đó là chính phủ và luật pháp của nước Nga. Nhưng mặt khác, rõ ràng muốn nói đến màn kết
  3. thúc vở hài kịch của mình, Gogol tiên đoán: “… người thanh tra những hành vi của chúng ta sẽ không phải là quan của Viện kiểm sát, mà là người không thể mua bằng bất cứ cái gì và người ấy lại có cái nhìn hoàn toàn khác đối với mọi sự” (thư gửi A. Smirnova đề ngày 6.XII.1849). Khái niệm quyền lực trần thế, mặc dù cao cả, ở đây đã nhường chỗ cho quyền lực siêu nhiên, thiên giới. Tiếp theo, một mặt, trước chúng ta hình như chỉ là đoạn kết của một hành động sân khấu xác định, có giới hạn trong thời gian (chỉ một ngày!) với những sự kiện liên quan đến sự chờ đợi, đón tiếp và tiễn đưa quan thanh tra (giả) và sự thất bại bất ngờ của tất cả các “thị dân”. Sai lầm thật lớn, và nỗi ân hận thật nhức nhối, song đường sống của mỗi người có bị cắt đứt đâu. Thế nhưng, “tôi có cảm tưởng rằng… màn kịch cuối cùng trưng bày cái cảnh cuối cùng của đời người, khi mà lương tâm bỗng nhiên bắt ta nhìn vào chính mình và hoảng sợ trước chính mình” (Tác bản thứ hai của Màn thắt nút “Quan thanh tra”). Như vậy, đây không phải khoảnh khắc kết thúc hài kịch, mà là “cảnh cuối cùng của đời người”! Về phút giây cuối cùng của sinh tồn cá thể, về cái giới hạn định mệnh của nó Gogol suy nghĩ suốt đời, đặc biệt nhiều trong những năm cuối đời. “Ý nghĩ thường trực về cái chết giáo dưỡng tâm hồn một cách lạ lùng, truyền cho sức lực để sống và lập những kì tích trong cuộc sống” (thư gửi mẹ đề ngày 25.I.1847). Và cái yếu tố tâm linh mà Gogol gọi là “trí nhớ về sự chết” thẩm thấu màn kịch câm như là lời cảnh báo tinh thần. Nhưng do đó mà hệ thống tọa độ thời gian trở nên phức tạp hơn: đoạn kết như là màn cuối cùng của vở kịch – đó là thời hiện tại; còn như là “cảnh cuối cùng của đời người” – đó là tương lai, thậm chí tương lai xa xăm. Một mặt, trước chúng ta là kết cục của một sự kiện đời sống nào đó (hoặc thậm chí của một số phận cuộc đời) của những con người cụ thể, những nhân vật hài kịch. Nhưng mặt khác, chính bởi vì trong trường nhìn của vở kịch là cả đô thị, mà đô thị nơi Gogol có tính năng tự vận động – cho nên ý nghĩa của màn kết cũng mở rộng, đến tận “cảnh cuối cùng của cuộc đời” toàn nhân loại. Như vậy, cả ý nghĩa của sự hóa đá cũng mở rộng. Gogol nhìn thấy ở đây một biểu hiện của đời sống không phải chỉ cá nhân hay nhóm cá nhân, nhưng còn cả hiệp đoàn, xã hội, thậm chí cả lịch sử loài người. “Thời ấy lịch sử dường như đã ngưng kết và hóa thành địa lý:
  4. cuộc sống đơn điệu, đụng đậy ở các bộ phận và bất động trong tổng thể, có thể được xem là một thuộc tính địa lý của đất nước” (Cái nhìn về sự hình thành của Ukraina). Bản đồ địa lí – đó là màn kịch hóa đá của lịch sử, mà ở đấy sự sống đã ra đi, chỉ còn để lại cái vỏ trống không, biến cái động thành cái tĩnh. Và đây một thí dụ bất ngờ nữa. Đáng chú ý là Gogol hình như không ưa thích núi non – khác với Pushkin, Lermontov và nhiều người khác. Đây, cảnh núi non xa lạ, nơi cư trú một “tráng sĩ có tầm vóc phi nhân”: “Cả dáng vẻ của chúng cũng kì lạ: phải chăng biển cả trong bão táp đã hăng máu tràn bờ, và gió lốc đã tung lên cao những con sóng dị hình, và chúng đã hóa đá, ở lại bất động trong không trung? Hay phải chăng những đám mây đen nặng đã từ trên trời rơi xuống, chồng lên nhau chắn ngang dọc mặt đất?” (Cuộc báo thù khủng khiếp). Đường nét, hình thù của núi non – đó là sóng và mây ngưng kết, là màn kịch hóa đá của biển và trời. Những quá trình đồng nhất diễn ra theo ba tuyến song song trong thế giới vật chất, tinh thần và lịch sử đều dẫn đến kết cục thống nhất – sự hóa đá. Một bên, màn kịch hóa đá tượng trưng cho sự báo phạt những tội lỗi hay sai phạm, cho sự hiện thực hóa đạo lý – pháp lý tục ngữ “trồng cây nào ăn quả ấy”. Từ sự tương ứng giữa tội lỗi và hình phạt phải nảy sinh hiệu ứng tinh thần về sự phục hồi công lý, thậm chí cả môtip cải tử hoàn sinh (như là một khả năng hay một khêu gợi). Nhưng mặt khác, một trong những nhân vật trong Ra về từ nhà hát… của Gogol, bình luận màn kịch này, lại nói về không phải sự trừng phạt mà sự “trừng trị”. Còn một người bình luận khác thì đặt câu hỏi vì sao Quan thanh tra không gây một ấn tượng phấn hứng. “Ngay sự xuất hiện của viên cảnh sát ấy, mà hắn như một đao phủ hiện ra ở cửa, sự hóa đá ấy của tất cả mọi người khi nghe thấy lời báo của hắn về việc quan thanh tra thật đã đến và sẽ tiêu diệt hết thảy họ, triệt hạ, xóa khỏi mặt đất – tất cả cái đó đáng sợ không thể diễn tả! Xin thú thật với các bạn, không một bi kịch nào gây cho tôi một cảm xúc buồn rầu, nặng nề, không chút vui tươi như thế” (Màn tháo nút “Quan thanh tra”). “Tiêu diệt”, “triệt hạ”, “xóa khỏi mặt đất…” – tất cả những từ ngữ ấy không để lại chỗ cho sự phán xử công bằng hay nhân từ. Trí tưởng tượng của Gogol luôn luôn bị cuốn hút bởi những cảnh tượng của các tai biến thiên nhiên xóa hủy những thành đô và quốc gia. Về phương diện ấy, hình tượng màn kịch câm tiếp giáp với những hình tượng đặc thù cho Gogol như động đất, nhưnúi lửa phun trào. Tôi đã có dịp so sánh bài viết thời trẻ của ông Ngày cuối cùng của thành phố Pompée(2) với màn kết
  5. củaQuan thanh tra: về thực chất, chính trong bài viết ấy ta đã có bản phác thảo đầu tiên của màn kịch câm, với cái nguyên tắc nghệ thuật chính đã được thâu tóm: sự kết hợp tính bất động, tính “hóa đá” chung với tính thiên hình vạn trạng, tính cá thể hóa của các tư thế. Điều lí thú là motip động đất có mặt cả trong Quan thanh tra – trong những lời say rượu của Khlestakov: “Mỗi khi tôi đi qua Sở thì đơn thuần một cuộc động đất…”. R. Jakobson viết có liên quan đến Maikovski, rằng cũng một hình tượng có thể được đưa ra ban đầu một cách mỉa mai, sau đó một cách bi thống và ngược lại. “Đó không phải là sự nhạo báng niềm tin hôm qua, đó là hai bình diện của một hệ biểu tượng thống nhất – bình diện bi kịch và bình diện hài kịch, như trên sân khấu trung cổ”(3). Hình tượng hài kịch trong lời khoác lác của Khlestakov tương liên với hình tượng phi hài kịch (hay nói đúng hơn, không hoàn toàn hài kịch, đoạn tuyệt với hài kịch) của kịch biến trong Quan thanh tra, còn ở bên ngoài vở kịch thì tương liên với hình tượng núi lửa phun trong bài Ngày cuối cùng của thành phố Pompée, trong đoạn kết Cuộc báo thù khủng khiếp và cuối cùng trong bài viết Những đối tượng cho nhà thơ trữ tình thời nay (phân tích bài thơ Động đất của Iazykov). Đồng thời, màn kịch câm của Quan thanh tra cùng liên quan với những hình tượng rất hay được Gogol sử dụng như dàn nhạc, dàn hợp xướng, được hiểu như là những vở diễn xướng trong đời sống hàng ngày, trên kịch trường hay trong lễ thức tôn giáo. Những hình tượng ấy nơi Gogol cũng được khắc vẽ lúc thì một cách mỉa mai, hài hước, lúc thì hoàn toàn trang nghiêm (…). Sự xem xét màn kịch câm trong phối cảnh của các hình tượng hợp xướng, diễn vở trên sân khấu hay trong thánh lễ cho phép nhìn thấy những khía cạnh mới cũng đối lập với nhau của nó. Một mặt, màn kịch câm xuất hiện dưới dấu hiệu tính phản diện gay gắt và đồng bộ. Bởi đây là phản ứng đối với cái đương đến của những người xấu, ti tiện, hay ít nhất mang nặng những khuyết tật và nhược điểm. Nhưng mặt khác, trong phản ứng ấy được lưu giữ chính cái thuộc tính mà Gogol luôn luôn xem là quý giá, thậm chí là không thể thiếu được cho mọi lịch sử thực thụ và ông đánh giá nó rất cao trong các cuộc thập tự chinh – cụ thể là tính tập thể, tính toàn thể, tính hòa hợp. Màn kịch câm giống như một dấu tiêu cực của một bản chất tích cực, một chỉ dẫn về sự có mặt của bản chất ấy hay nói một cách khác về sự có mặt dưới dạng thức đặc biệt, kì quái và lệch lạc đến cực độ. Trong bài viết về bức tranh của Briullov, Gogol viết rằng “tư tưởng của nó hoàn toàn ứng hợp với thị hiếu của thế kỉ chúng ta, cái thế kỉ như tự cảm thấy sự phân tán khủng khiếp của mình và vì thế mà ưa thích
  6. tập hợp tất cả mọi hiện tượng thành những nhóm và chọn lựa những khủng hoảng mãnh liệt, được cả nhân quần cảm thấy…”. Trong màn câm của Quan thanh tra chính nhờ trạng thái khủng hoảng ấy mà sự phân tán chung được khắc phục và sự thống nhất đã mất đi được khôi phục. Hình như theo Gogol chỉ có tai họa chung của cả nhân loại mới có khả năng khiến bảo con người quên đi những tai ương và khó khăn cục bộ của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2