intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Võ lâm đại hội” xứ Mường và nền nghệ thuật dân chủ kiểu nhà sàn!

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần 30 nghệ sĩ, một nửa là điêu khắc, một nửa là họa sĩ, thêm một nhạc sĩ và một kiến trúc sư. Gần hết trong số họ tập trung ăn ở, sinh hoạt, sáng tác tại Bảo tàng Không gian văn hóa Mường từ ngày 15 tới 25. 9. 2011. Họ được “cọ xát” trực tiếp với văn hóa bản làng ở nơi gọi là “thủ đô” của Đất Mường – tỉnh Hòa Bình – nơi nổi tiếng từ xưa với bốn “Mường” chính: Bi, Vang, Thàng, Động. Gọi là “trại sáng tác” thì cũng không hẳn, gọi là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Võ lâm đại hội” xứ Mường và nền nghệ thuật dân chủ kiểu nhà sàn!

  1. “Võ lâm đại hội” xứ Mường và nền nghệ thuật dân chủ kiểu nhà sàn! Gần 30 nghệ sĩ, một nửa là điêu khắc, một nửa là họa sĩ, thêm một nhạc sĩ và một kiến trúc sư. Gần hết trong số họ tập trung ăn ở, sinh hoạt, sáng tác tại Bảo tàng Không gian văn hóa Mường từ ngày 15 tới 25. 9. 2011. Họ được “cọ xát” trực tiếp với văn hóa bản làng ở nơi gọi là “thủ đô” của Đất Mường – tỉnh Hòa Bình – nơi nổi tiếng từ xưa với bốn “Mường” chính: Bi, Vang, Thàng, Động. Gọi là “trại sáng tác” thì cũng không hẳn, gọi là “workshop đương đại” thì cũng không lọn nghĩa, gọi là “trại nghệ sĩ lưu trú” thì cũng không đủ. Tôi gọi vui là một cuộc “họa lâm tụ hội” ở xứ Mường; vì có rất nhiều quan hệ dây dính mà tạo nên
  2. cái cuộc tập hợp khó gọi tên này, xoay quanh “ông chủ nhà” của cái Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường – họa sĩ Vũ Đức Hiếu. Triển lãm mang tên Đất Mường ấy sẽ khai mạc đúng ngày 30. 9 này, và các tác phẩm sẽ được trưng bày cố định trong vòng một năm. Hơn ba tháng trước, họa sĩ Vũ Đức Hiếu mới bắt tay vào thực thi làm một khu vườn điêu khắc, rộng khoảng 1,5ha, tạm gọi là “vườn Mường + điêu khắc hiện nay”. Ý tưởng này được nhà điêu khắc Đào Châu Hải hết sức ủng hộ, cộng với việc tổ chức một lễ hội có những yếu tố sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Mường có “tương tác” với một số loại hình nghệ thuật đương đại. Anh Hiếu có viết một dự án gộp cả hai công việc này lại với ý định mời Quỹ Đan Mạch tài trợ một phần. Nhưng việc hợp tác này không thành hiện thực. Việc làm vì văn hóa thì dù được tài trợ hay không vẫn cứ phải làm. Anh thổ lộ công việc với một số bậc thầy, anh em, bạn bè quen biết… Lạ thay, hầu hết đều tán thành và ủng hộ, dù những anh em bạn bè ấy vốn có khi rất khác nhau về cách làm việc cũng như quan niệm. Không góp được tiền, họ có thể góp tác phẩm. Và thế là cái “Trại sáng tác Đất Mường ra đời” sau gần 50 ngày chuẩn bị, và hơn 10 ngày “lập trại”. Nhìn vào danh sách những nghệ sĩ tham gia trại hoặc tham gia góp tác phẩm, ai cũng ngạc nhiên và buồn cười. Bởi chẳng có trại sáng tác nào quy tụ được nghệ sĩ “lắm kiểu” như thế. Có cả những người chớm cao niên, bậc thầy có uy tín từng là giáo sư của Đại học Mỹ thuật Việt Nam và hiện nay đang là thành viên hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật như họa sĩ Lý Trực Sơn, nhà điêu khắc Đào Châu Hải. Có một người
  3. chớm cao niên tự do nữa là họa sĩ – nhà điêu khắc gốm Nguyễn Bảo Toàn. Lại có một số nghệ sĩ trung niên hoạt động tự do khá tiếng tăm như họa sĩ Hà Trí Hiếu, Trịnh Tuân, Nguyễn Minh Phước, Trần Đức Sỹ, Vương Văn Thạo (“đóng băng” phố cổ Hà Nội); có những người đang là giảng viên Đại học Mỹ thuật như nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm, giảng viên trường Đại học Kiến trúc Phạm Thái Bình… Có ba họa sĩ khách mời danh dự như họa sĩ Nguyễn Minh Thành gửi tranh từ Đà Lạt ra, họa sĩ Vũ Thăng gửi tranh từ Sapa xuống, họa sĩ Nguyễn Quang Huy gửi tranh từ Hà Nội lên… Ngoài ra, còn nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc vẫn đang làm việc rất sung sức, có người lặng lẽ, có người ồn ào. Cả một số sinh viên trẻ mới ra trường và hai nữ họa sĩ “tỉnh nhà” Hòa Bình. Công việc điều hành tổ chức và bình luận các tác phẩm của trại sáng tác được nhà nghiên cứu nghệ thuật Phan Cẩm Thượng đảm nhiệm cùng với nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Anh Tuấn… Trong thời gian trại diễn ra mười ngày từ 15 – 25. 9, có một số họa sĩ rất đặc biệt, ẩn mình, đi lên chơi thôi, nhưng nhìn không khí của trại cũng cao hứng, cũng “chơi luôn” và sinh ra một số tác phẩm khá thú vị: Một số hình ảnh của trại sáng tác Đất Mường:
  4. Họa sĩ Nguyễn Ngọc Phương đang vẽ một bức sơn dầu khổ lớn hai tấm. Một đám đông nhìn từ trên xuống chỉ thấy toàn đầu và những cánh tay gân guốc đang vật lộn. Anh vẽ về cuộc sống “thiên hạ” ở xứ nào?
  5. Một góc tranh của Nguyễn Ngọc Phương
  6. Đây có lẽ nên gọi là tác phẩm “Đá biết bò” của Trần Trọng Tri – một tay điêu khắc trẻ. Anh xâu dây thép qua những viên đá dẹt, tạo thành một “bầy đàn” những “con đá mảnh” đang chuẩn bị trèo lên cây.
  7. Chưa đủ, Tri còn cho đá cục trèo lên cột. Có phải ý anh nói, đá cũng ham “thăng tiến, trèo cao” như người?
  8. Tác phẩm này gọi là “Rồi thời gian đi qua” của nhà điêu khắc Nguyễn Huy Tính. Không hiểu ý anh muốn nói gì?
  9. Nhưng khi có một thiếu nữ xinh đẹp từ Hà Nội lên chơi, phối kết một bộ quần áo thời trang Mường – Mông lẫn lộn, dùng tác phẩm của Nguyễn Huy Tính làm “giàn dáo” trèo lên biểu diễn để chụp ảnh, thì tác phẩm của Tính nom sinh động và dễ hiểu hẳn ra…
  10. Đây là một đàn trâu bằng gỗ của cử nhân điêu khắc mới tốt nghiệp Phạm Văn Tuấn, trâu bằng gỗ nhưng lại làm người ta nghĩ đến những con trâu bằng lá dừa hay lá dứa dại thường được làm cho trẻ chơi. Có người nói vui, tác phẩm của Tuấn dùng để… phơi cái gì lên đó thì rất tiện.
  11. Họa sĩ, nhà điêu khắc gốm Nguyễn Bảo Toàn vừa trải qua một trận ốm thập tử nhất sinh. Lên sáng tác ở đây, ông chỉ đủ sức vẽ những bức tranh phong cảnh nhỏ bằng chì than (Nếu mà ông khỏe, thì nguyên liệu gỗ hoặc đất ở Bảo tàng Mường chưa chắc đã đủ cho ông sáng tác).
  12. Ông vẽ được 21 bức phong cảnh chì than, nhưng nét và mảng cây, núi cứ cong cong uốn lượn trông rất kỳ dị. Nhìn xa nom cứ như mặt nạ tuồng. Bảo Toàn gọi đùa rằng đây là “21 phát đại bác hồi sinh” của ông. Tức là những bức vẽ đầu tiên sau khi ông khỏi ốm.
  13. Một thiếu nữ Mường đang nghi hoặc đứng xem 21 bức tranh phong cảnh của Bảo Toàn, không treo lên tường mà treo lơ lửng giữa nhà như một kiểu sắp đặt. Hỏi cô rằng có thích không, cô nói em chỉ thích cái gì là đen – trắng…
  14. Cử nhân điêu khắc trẻ này tên là Lương Văn Trịnh, anh gọi tác phẩm của mình là “Lửa đá”.
  15. Có ba họa sĩ tham gia trại lần này không vẽ mà lại làm điêu khắc. Đó là họa sĩ Hà Trí Hiếu, Nguyễn Ngọc Dân và Nguyễn Tuấn Khôi. Trong ảnh là Nguyễn Tuấn Khôi đang làm cái gì đó với gỗ và đá…
  16. Khi xong, mới hay Tuấn Khôi làm bộ xương mấy con khủng long…
  17. Nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm thì làm tới tận 5 cái nhà – cây bằng gỗ
  18. Dựng tác phẩm của Lâm lên khá vất vả, từ giáo sư Đào Châu Hải đến Giám đốc Bảo tàng Vũ Hiếu cũng đều phải xúm vào làm thợ đẩy lên cho anh. May mà không ai bị nhà – cây đè phải…
  19. Họa sĩ Vũ Đức Trung – người rất hay hỏi các thành viên trong trại một câu rằng: “Anh vẽ (hoặc đục, đẽo) như thế này là có ý gì?” đang tỉ mẩn vẽ. Có vẻ như anh cao hứng nên vẽ tận hai bức sơn dầu với bề mặt khá ngon lành. Một bức, anh chọn chính chiếc áo xanh anh đang mặc (trong ảnh này) để vẽ “chân dung cái áo”.
  20. Họa sĩ trẻ Nguyễn Trần Cường, bạn thân của Trung cũng đang chăm chú sáng tác. Có lẽ tên tranh của anh là “Em gái và bình hoa”. Các sắc xanh trong tranh của anh nom rất dễ chịu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2