intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống: phần 2 - nxb văn hóa thông tin

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

68
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

sau đây là nội dung phần 2 cuốn sách. cuốn sách tham khảo giàu tính thông tin và tính thực tiễn dành cho bạn đọc. với vǎn phong cô đọng, giản dị, nội dung phong phú, cuốn sách cung cấp những kinh nghiệm trong kinh doanh, ứng xử, lập nghiệp… giúp bạn có cái nhìn bao quát, hài hoà, thực tế và tự tin hơn trong cuộc sống để bạn luôn vững bước tới những thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống: phần 2 - nxb văn hóa thông tin

KINH NGHIỆM ỨNG XỬ GIAO TIẾP<br /> 41. PHƯƠNG PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ<br /> TRÁNH XUNG ĐỘT TRONG QUAN<br /> HỆ<br /> ột lần, Đinh Văn Tùng bị khấu trừ tiền thưởng do mắc lỗi. Rất bực<br /> mình, anh ta uống rất nhiều rượu, mượn rượu xông thẳng vào văn<br /> phòng chủ nhiệm, mắng chủ nhiệm một cách không kiêng dè, nói anh ta<br /> là đồ “ăn cháo đá bát”, không biết làm việc tốt, chỉ biết làm những<br /> việc thiếu đạo đức hại người lợi mình. Chủ nhiệm không làm căng với<br /> anh ta, im lặng nghe anh ta trút hết cơn thịnh nộ rồi, mới nói: “Đợi anh tỉnh<br /> rượu rồi chúng ta sẽ nói chuyện, được không?” Ngày hôm sau, chủ nhiệm cho<br /> gọi Đinh Văn Tùng đến, nói: “Cậu nói tôi là không biết làm việc tốt, chỉ biết<br /> làm việc thiếu đạo đức hại người lợi mình, tôi có chút không hiểu, cậu có thể<br /> đưa ra một vài ví dụ để chứng minh không?” Đinh Văn Tùng tự biết mình đuối<br /> lý, cơn tức giận đã giảm đi một nửa, hết sức hối hận thừa nhận lỗi của mình.<br /> <br /> M<br /> <br /> Trong công tác và trong cuộc sống, rất khó tránh khỏi bất đồng và xung đột, nếu<br /> xử lý không tốt, thì có thể chuyển thành thù hận, nếu xử lý tốt, thì có thể biến oán<br /> thán thành hòa thuận.<br /> Hãy nghiến răng chịu nhịn một chút<br /> Khi nảy sinh bất đồng và xung đột với người khác, tuyệt đối không nên nóng<br /> vội. Nếu nóng vội, tức giận, rất dễ cãi vã với người khác. Một khi đã cãi vã rồi thì<br /> không ai chịu mất thể diện, vì vậy mâu thuẫn càng gay gắt hơn. Cần giữ đầu óc tỉnh<br /> táo, phân tích kỹ càng lời nói của đối phương, xem nó là có căn cứ cơ sở hay chỉ<br /> là tin đồn đại thôi; là sự nghi ngờ phỏng đoán hay là bị người khác xúi giục. Làm<br /> rõ nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn rồi, thì có thể thông qua phơi bày sự thực, nói<br /> lý để loại bỏ sự hiểu lầm của đối phương.<br /> Hãy mở rộng tấm lòng, nhường nhịn một bước<br /> <br /> Chỉ cần bạn mở rộng tấm lòng, thì hòa khí sẽ được tạo ra. Bạn có thái độ ôn<br /> hòa, có sự “độ lượng”, thì sẽ làm cho đối phương vốn muốn nổi giận cũng không<br /> có cớ, tự cảm thấy mất hứng, không muốn tranh cãi nữa.<br /> <br /> Áp dụng phép chuyển dịch hoãn xung<br /> Nguyên nhân của việc tranh cãi mãi không thôi thường là vì sợ tỏ ra thua kém<br /> người khác, sợ người khác cho là đuối lý.<br /> Lúc này, đừng ngại chuyển chủ đề đang nói hoặc kể một câu chuyện cười, hài<br /> hước một chút, làm dịu đi bầu không khí căng thẳng, thì có thể tránh được xung đột<br /> trầm trọng hơn.<br /> <br /> Rút lui một cách lịch sự<br /> Trong các cuộc “tranh cãi không có thắng thua”, các bên tự bảo lưu ý kiến là<br /> một cách rút lui lịch sự. Khi không thể làm thay đổi quan điểm của đối phương, thì<br /> nên đề nghị các bên bảo lưu ý kiến kết thúc tranh luận mà vẫn giữ được không khí<br /> vui vẻ.<br /> <br /> Chú ý tới mức độ<br /> Đôi khi một câu nói quá, một thái độ khinh miệt là có thể trở thành nguyên nhân<br /> dẫn đến tranh cãi.<br /> Mỗi một người trong lòng đều có một giới hạn, vượt qua giới hạn này thì sẽ dễ<br /> làm cho người ta cáu giận, dẫn đến cãi nhau.<br /> <br /> Không vội giải thích<br /> Khi đối phương oán trách, bạn không cần vội vàng giải thích, vì như vậy đối<br /> phương sẽ cho rằng bạn đang tự thanh minh cho mình. Nếu lời oán trách của đối<br /> phương có lý, thì trước tiên hãy tỏ ý xin lỗi đối phương, đợi khi anh ta bình tĩnh lại<br /> rồi mới đưa ra lời giải thích.<br /> <br /> Tránh đối chọi nhau<br /> Khi một người bị kích động mạnh, tâm trạng nóng giận, thì sẽ rất dễ “phát tiết”<br /> với tất cả mọi người xung quanh. Lúc này nếu như bạn tranh luận đúng sai với anh<br /> ta, thì sẽ trở thành nơi để anh ta “trút cơn tức giận”. Vì vậy, bạn cần tạm thời lánh<br /> đi, đợi khi anh ta bình tĩnh lại rồi sẽ nói với anh ta mọi điều bạn muốn nói.<br /> <br /> 42. LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI BỎ SỰ<br /> NGHI NGỜ TRONG LÒNG<br /> <br /> M<br /> <br /> ột lần, Phương Phương thấy chồng mình nói chuyện với một phụ nữ trẻ<br /> không quen biết trên đường, trong lòng bỗng nảy sinh nghi ngờ. Khi cô<br /> đi đến nơi, thì hai người lại lập tức chia tay. Phương Phương hỏi<br /> chồng người đó là ai, chồng cô nói đó là người không quen, chỉ hỏi thăm đường<br /> thôi. Phương Phương vẫn chưa hết ngờ vực, ngầm để ý theo dõi chồng. Sự để ý<br /> này lại càng như ma xui quỷ khiến, làm cho cô cảm thấy mọi dấu vết đều cho<br /> thấy chồng mình có xu hướng ngoại tình. Một hôm, chồng cô gọi điện về nhà<br /> nói công ty có việc bận, sẽ về nhà muộn một chút. Phương Phương không yên<br /> tâm, chạy đến chỗ chồng làm thăm dò, vừa mới đến cổng công ty, thì nhìn thấy<br /> chồng mình cùng một phụ nữ trung niên lên một chiếc xe con. Phương Phương<br /> vội lên một chiếc tắc xi bám chặt theo. Cuối cùng, chồng cô và người phụ nữ<br /> kia bước vào một khách sạn cao cấp. Phương Phương cảm thấy sự nghi ngờ của<br /> mình đã được khẳng định, bụng nghĩ: “Đến người phụ nữ già này cũng thích,<br /> thật là không biết xấu hổ”. Cô bước tới vài bước, giữ người phụ nữ kia lại<br /> mắng té tát một trận. Thực ra, người phụ nữ kia là vợ sếp của chồng cô, cùng<br /> chồng cô đến để thăm một khách hàng đang ở đó. Việc xảy ra khiến bà ta không<br /> thể chịu được, nên nói lại với chồng mình. Kết quả là chồng Phương Phương<br /> liền bị đuổi việc. Chồng Phương Phương tức giận, đòi ly hôn với Phương<br /> Phương.<br /> Ngờ vực là một hiện tượng tâm lý là do thiếu “cảm giác an toàn bản thân” gây<br /> ra. Mọi người thường lo lắng khi ở vào tình thế không an toàn trong quan hệ giao<br /> tiếp, nghi ngờ quá nhiều đối với môi trường xung quanh. Vì cuộc sống xã hội khá<br /> phức tạp, mọi người thiếu thông tin chân thực đối với một số tình hình hoặc vấn đề<br /> nào đó thì không thể nào có được phán đoán hợp ký, vì vậy sẽ dùng sự ngờ vực để<br /> phủ lấp sự thiếu thông tin chân thực của mình.<br /> <br /> Nguyên nhân căn bản của việc nảy sinh ngờ vực là do thiếu thông tin và thiếu<br /> sự tín nhiệm đối với người khác. Ngờ vực vừa ảnh hưởng đến quan hệ giao tiếp,<br /> lại cũng ảnh hưởng tới tâm trạng và sức khỏe của bản thân. Vậy thì nên loại bỏ sự<br /> ngờ vực đối với nhau trong giao tiếp như thế nào đây?<br /> <br /> Suy nghĩ theo chiều tích cực<br /> Xây dựng sự tự tin, sống chân thành với người khác là cái gốc để chữa khỏi sự<br /> ngờ vực lẫn nhau. Điều này đòi hỏi bản thân khi gặp sự việc gì cần nghĩ nhiều về<br /> hướng tốt đẹp. Có rất nhiều việc, người khác vốn không có ý nhưng bản thân mình<br /> lại cứ nghĩ theo hướng xấu, càng nghĩ càng cảm thấy không vui. Nhiều trường hợp<br /> không phải là người khác có thành kiến với mình hoặc có hành vi bất lợi cho mình,<br /> mà là do thói đa nghi của bạn làm cho bạn có cảm giác lầm lẫn.<br /> <br /> Giữ bình tĩnh, tránh hành động theo tình cảm<br /> Nếu trong tư duy lần đầu tiên xuất hiện tín hiệu ngờ vực, trước tiên cần xác<br /> định xem sự ngờ vực về một việc gì đó của bạn có đầy đủ lý do hay không. Nếu có<br /> nhiều điểm nghi vấn, chứng cớ rõ ràng, thì bạn nên tìm cách đối chiếu với tình hình<br /> cụ thể để chứng thực. Nếu chứng cứ mơ hồ không rõ, xét đoán chủ quan, diễn dịch<br /> quá nhiều, thậm chí mang đậm màu sắc võ đoán, thì bạn cần nhanh chóng kết thúc<br /> sự ngờ vực của mình, nhắc nhở mình: “Mặc kệ nó, đừng có nghĩ nhiều như vậy”,<br /> “Đừng có nghĩ quá xấu về người khác”. Nếu như có thái độ “không chứng thực<br /> được tức là không tồn tại”, thì sẽ có thể loại bỏ được sự ngờ vực của bạn.<br /> <br /> 43. LÀM DỊU SỰ TỨC GIẬN CỦA<br /> NGƯỜI ĐỐI DIỆN TRONG GIAO TIẾP<br /> <br /> T<br /> <br /> rong một lần kiện tụng, Đinh Cường cảm thấy luật sư của mình là Mã Vĩ<br /> thu phí quá cao, liền tỏ rõ ý của mình cho Mã Vĩ biết. Có lẽ Đinh Cường<br /> nói hơi quá nên Mã Vĩ vô cùng tức giận. Anh ta cho rằng lúc trước cả hai<br /> đã thỏa thuận giá cả rồi, hơn nữa mình phải bỏ ra bao nhiêu công sức, bây giờ<br /> sắp sửa thắng kiện rồi lại đưa vấn đề này ra, anh ta không khỏi nổi nóng, và nói<br /> sẽ không thèm ngó ngàng gì đến vụ kiện này nữa. Đinh Cường thấy Mã Vĩ nổi<br /> nóng, sợ hỏng việc, vội nói chữa: “Xin lỗi, quả thật tôi không nên nói như vậy.<br /> <br /> Tôi xin lỗi về lời nói của mình. Anh có quyền nổi nóng, xin hãy tha thứ cho tôi”.<br /> Mã Vĩ im lặng một lát, nói: “Không sao, Đinh Cường, tôi thu của anh tiền có<br /> cao một chút, tôi cũng cần xin lỗi anh. Tôi cho anh một phiếu thu khác, để<br /> chúng ta làm bạn lại từ đầu, được không?”<br /> Chúng ta nói chung đều thường nổi cáu một cách vô cớ. Thường là vì người<br /> khác đã vô ý hoặc cố ý nói gì đó hoặc làm gì đó. Nếu bạn gặp phải một người đang<br /> trong cơn cáu giận, làm thế nào để xóa bỏ được ngay cơn tức giận của anh ta đây?<br /> <br /> Giữ bình tĩnh<br /> Khi đối phương đang cơn thịnh nộ, trút cơn tức giận lên đầu người khác một<br /> cách thiếu lý trí, thì bạn nên áp dụng phương pháp “dĩ dật đãi lao” (lấy quân nghỉ<br /> ngơi đánh quân mỏi mệt), giữ bình tĩnh. Khi ứng phó, cần bình tĩnh ung dung, nét<br /> mặt thoải mái, tuyệt đối không nên dùng phương thức cứng nhắc ăn miếng trả<br /> miếng, nhằm tránh đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho cục diện không thể nào khắc<br /> phục được. Nếu như bạn áp dụng thái độ lấy nhu khắc cương, thì trạng thái phẫn nộ<br /> của anh ta sẽ dần dần lắng dịu đi.<br /> Khi đối phương nổi giận, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tìm ra nguyên nhân<br /> khiến cho đối phương nổi giận. Phương pháp tốt nhất là đưa ra những câu hỏi có<br /> tính thăm dò, để đối phương thổ lộ ra nguyên nhân của việc cáu giận, sau đó tìm<br /> cách giải quyết, làm cho đối phương bớt giận.<br /> Thông thường bên nổi giận luôn cho rằng người khác không hiểu hết hoặc thông<br /> cảm với anh ta. Bạn nên tỏ ra về mặt này bạn quả thực đã suy xét tới tình cảnh của<br /> anh ta, để cho anh ta phát tiết ra hết, không nên ngắt lời. Như thế, người nổi giận<br /> nhận được sự thông cảm và đồng tình, nộ khí tự nhiên sẽ lặng đi.<br /> <br /> Lấy nhu thắng cương<br /> Người khác nổi cáu với bạn là có lý do của anh ta, lúc này bất kể là đúng sai,<br /> bạn tuyệt đối không nên đối đầu với anh ta, nếu không có thể tình huống sẽ càng tồi<br /> tệ hơn.<br /> Phương pháp tốt nhất để loại bỏ ngay cơn tức giận của người khác là tỏ thái độ<br /> thân thiện hữu hảo đối với anh ta. Khi bạn mềm mỏng giảng hòa, bên nổi cáu lập<br /> tức sẽ ý thức được chỉ có mỗi một mình anh ta đang hò hét. Điều đó sẽ khiến cho<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2