intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

2 đề kiểm tra học kì 1 Địa 12 - (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Nguyễn Lê Tín | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

112
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời tham khảo 2 đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lí lớp 12 kèm đáp án giúp các bạn học sinh lớp 11 ôn tập các kiền thức đã học như: Cơ cấu dân số nước ta, Bắc Ấn Độ Dương, Đặc điểm điạ hình Đông Bắc nước ta....Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 2 đề kiểm tra học kì 1 Địa 12 - (Kèm Đ.án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – LỚP 12 AN GIANG Năm học: 2012 - 2013 Môn: ĐỊA LÝ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 60 phút (không tính thời gian giao đề) SBD:………. PHÒNG:……. A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (8,0 điểm) Câu I: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Hãy kể tên các tỉnh của nước ta có đường biên giới chung với Lào. b) Nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta. Câu II: (3,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Trình bày đặc điểm địa hình vùng Đông Bắc nước ta. b) Phân tích các thế mạnh của khu vực đồi núi đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Câu III: (2,5 điểm) Trình bày đặc điểm của gió mùa mùa hạ ở nước ta. B. PHẦN RIÊNG: (2,0 điểm) Thí sinh chọn 1 trong 2 câu sau, câu IV.a hoặc câu IV.b: Câu IV.a: Theo chương trình Chuẩn Phân tích nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng tránh hiện tượng ngập lụt ở nước ta. Câu IV.b: Theo chương trình Nâng cao Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi trong hai năm 1999 và 2005 (đơn vị: %) Nhóm tuổi Năm 1999 Năm 2005 Từ 0 đến 14 tuổi 33,5 27,0 Từ 15 đến 59 tuổi 58,4 64,0 Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0 a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta năm 1999 và 2005. b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. --------------- Hết ----------------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong quá trình làm bài.
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – LỚP 12 Năm học: 2012 - 2013 Môn: ĐỊA LÝ CÂU NỘI DUNG ĐIỂM PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I a) Các tỉnh có đường biên giới chung với Lào: Điện Biên, Sơn 1,0 (2,0 điểm) La,Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Kon Tum Thí sinh chỉ nêu được từ 6 đến 8 tỉnh cho 0,5 điểm b) Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta: - Thuận lợi: Nguồn nhiệt ẩm phong phú cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng hai, ba vụ năm… 0,5 - Khó khăn: Dễ phát sinh sâu bệnh; thiên tai (bão, lũ, gió tây khô nóng…) 0,5 Câu II a) Đặc điểm địa hình vùng Đông Bắc nước ta: (3,5 điểm) + Nằm ở phía đông sông Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông. 0,5 + Núi thấp, chủ yếu theo hướng vòng cung. 0,25 + Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam. 0,25 + Những đỉnh núi cao trên 2.000m ở thượng nguồn sông Chảy; giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi cao trên 1.000m ở Hà Giang, Cao Bằng; trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500- 600m. 0,5 b) Các thế mạnh của khu vực đồi núi đối với việc phát triển kinh tế 2,0 xã hội: + Khoáng sản + Thuỷ năng + Rừng + Đất trồng và đồng cỏ + Du lịch Học sinh nêu đúng, có diễn giải cụ thể đạt 0,5 điểm cho mỗi thế mạnh (đúng 4/5 thế mạnh hưởng trọn 2,0 điểm). Lưu ý: Học sinh nêu ý nhưng không diễn giải hoặc diễn giải sai không cho điểm. Câu III Đặc điểm của gió mùa mùa hạ: 0,5 (2,5 điểm) - Từ tháng 5 đến tháng 10 - Hướng gió Tây Nam. + Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn 0,75 cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Tây khô nóng (gió Lào). + Giữa và cuối mùa hạ: gió mậu dịch từ Nam bán cầu di chuyển và 0,75 đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do 0,5 ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).
  3. PHẦN RIÊNG Câu IV.a - Nguyên nhân: địa hình thấp, mưa nhiều, mưa tập trung theo mùa, 0,5 (2,0 điểm) ảnh hưởng mạnh của thủy triều. - Hậu quả: phá hủy mùa màng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi 0,5 trường… - Biện pháp phòng chống: + Xây dựng đê điều 0,5 + Đầu tư vào hệ thống thủy lợi 0,5 Câu IV.b a) Vẽ biểu đồ tròn: 1,5 (2,0 điểm) - Vẽ các loại biểu đồ khác không cho điểm. - Thiếu tên biểu đồ, số liệu hoặc chia sai số liệu, trừ mỗi ý 0,25 điểm. * Nhận xét: 0,5 - Tỷ lệ nhóm từ 0 đến 14 tuổi giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao. - Tỷ lệ nhóm từ 15 đến 59 tuổi tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất. - Tỷ lệ nhóm từ 60 tuổi trở lên tăng chậm và còn ở mức thấp. ______________________________________________________
  4. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH Đề kiểm tra học kỳ I – Khối 12 (Cơ bản) Trường THPT Trưng Vương Môn thi: Địa lý – Thời gian 45’. Câu 1: (4 điểm) Dựa vào Átlát Địa lý và những kiến thức đã học hãy trình bày sự khác biệt về đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ. Câu 2: (6 điểm) Cho bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của Hà Nội: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ 16,4 17,1 20 23,2 27 28,2 29 28 26,8 24,3 21,5 18 (C) Lượng mưa 17,5 25,7 48 82,3 197,6 230 275,1 320 250,7 130,1 47,3 18,6 (mm) a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của Hà Nội. b. Nhận xét chế độ nhiệt và lượng mưa trung bình năm, từ đó rút ra đặc điểm chung về khí hậu của Hà Nội ----------------------------------------------------
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học 2010-2011 Môn: Địa – khối 12 Câu 1: (4điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Đặc điểm Miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ Nằm ở tả ngạn sông Hồng, bao gồm Nằm hữu ngạn sông Hồng tới Vị trí, giới vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc dãy Bạch Mã. hạn bộ. Độ cao Đồi núi thấp chiếm ưu thế. Đồi núi cao nhất cả nước. địa hình Hướng núi chủ yếu là hướng vòng Có các dãy núi chủ yếu chạy Hướng địa cung với 4 cánh cung lớn mở rộng về theo hướng tây bắc – đông nam. hình phía bắc và chụm lại ở Tam Đảo. Đồng bằng phù sa châu thổ rộng lớn. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị Các đồng các nhánh núi đam ngang ra biển bằng chia cắt. Câu 2: (6điểm) a. Vẽ biểu đồ kết hợp đường biểu diễn và cột (2điểm)  Yêu cầu biểu đồ chính xác, rõ ràng, đẹp  Nếu thiếu một yêu cầu về kỹ thuật (- 0,5đ) b. Nhận xét:  Chế độ nhiệt:  Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7: 29 C, thấp nhất vào tháng 1: 17,5C. (0,5đ)  Nhiệt độ trong năm có sự chênh lệch lớn, biên độ nhiệt năm : 11,5C (0,5đ)  Nhiệt độ trung bình năm tương đối cao khoảng từ 20 – 24C (0,5đ)  Chế độ mưa:
  6.  Lượng mưa phân bố không đều và phân thành hai mùa rõ rệt (0,5đ)  Mùa mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 10 (0,5đ)  Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. (0,5đ)  Đặc điểm chung: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh (1đ) Lưu ý: Nếu HS nói đặc điểm chung: Hà Nội có mùa đông lạnh và ít mưa; mùa hè nóng và mưa nhiều cũng cho điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2