intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

20 “LỖI” TRONG SÁCH GIÁO KHOA VÀ SÁCH BÀI TẬP VẬT LÍ 12

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

122
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1) Một số lỗi về nội dung kiến thức. Lỗi 1. Sách giáo khoa Vật lí 12 nâng cao NXBGD 2009 (VL12NC), trang 269, có viết: “…Nhà vật lí Paoli, người Áo, đã tiến đoán sự tồn tại của hạt sơ cấp mới trong phân rã b+ là nơtrinơ và phản hạt nơtrinô; các hạt này không mang điện, có khối lượng nghỉ bằng 0, chuyển động với tốc độ xấp xỉ bằng tốc độ ánh sáng”. Điều này là chưa chính xác, bởi vì theo thuyết tương đối của Anhstanh, nếu vật chuyển động với tốc độ xấp xỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 20 “LỖI” TRONG SÁCH GIÁO KHOA VÀ SÁCH BÀI TẬP VẬT LÍ 12

  1. 20 “LỖI” TRONG SÁCH GIÁO KHOA VÀ SÁCH BÀI TẬP VẬT LÍ 12 1) Một số lỗi về nội dung kiến thức. Lỗi 1. Sách giáo khoa Vật lí 12 nâng cao NXBGD 2009 (VL12NC), trang 269, có viết: “…Nhà vật lí Paoli, người Áo, đã tiến đoán sự tồn tại của hạt sơ cấp mới trong phân rã b+ là nơtrinơ và phản hạt nơtrinô; các hạt này không mang điện, có khối lượng nghỉ bằng 0, chuyển động với tốc độ xấp xỉ bằng tốc độ ánh sáng”. Điều này là chưa chính xác, bởi vì theo thuyết tương đối của Anhstanh, nếu vật chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng (v » c) thì khối lượng nghỉ xấp xỉ bằng m0 » 0 chứ không thể bằng 0! Sách giáo khoa Vật lí 12 NXBGD 2009 (VL12), trang 189 viết: ”…Đó là hạt nơtrinô, có khối lượng rất nhỏ, không tích điện, chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng”! Lỗi 2. Sách VL12NC, trang 234, có viết: “Hiện tượng giảm điện trở suất, tức là tăng độ dẫn điện của bán dẫn, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào gọi là hiện tượng quang dẫn”. Hỏi: Nếu chiếu chùm tia hồng ngoại thích hợp vào chất bán dẫn thì điện trở của chất bán dẫn có giảm không? Nên chăng thay cụm từ “ánh sáng thích hợp” bởi “bức xạ điện từ thích hợp”? Lỗi 3. VL12, trang 4, có viết: Nếu sau những khoảng thời gian bằng nhau, gọi là chu kỳ, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ thì dao động của vật đó là tuần hoàn”.
  2. Điều này không chính xác! Ví dụ xét chất điểm dao động điều hòa với biên độ A. Khoảng thời gian vật đi từ –A đến A rồi từ A về –A là một chu kỳ. Như vậy vật trở lại vị trí cũ –A (vị trí bắt đầu dao động) ngược hướng với hướng cũ chứ không phải theo hướng cũ. Lỗi 4. VL12, trang 45, có viết: “…cho cần rung, ta thấy hai điểm S1, S2 gần như đứng yên..”. Hỏi: Nếu như S1, S2 gần như đứng yên thì liệu còn có sự giao thoa nữa không? Nên chăng thay cụm từ “hai điểm S1, S2 gần như đứng yên” bởi “rất gần hai điểm S1, S2 gần như đứng yên” Lỗi 5. Sách VL12NC, trang 237, có viết: “Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ”. Sách VL12, trang 166, có viết: “Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ”. Cần lưu ý, chỉ khi ở trạng thái dừng cơ bản nguyên tử mới không bức xạ còn ở trạng thái dừng kích thích thì nó vừa có thể bức xạ vừa có thể hấp thụ. 2) Một số phần diễn đạt văn phạm khó hiểu, không chuẩn xác. Lỗi 6. Sách VL12, trang 42 viết:“Ánh sámg truyền qua những điểm đứng yên không bị tán xạ nên cho ảnh là những đường hypebon sáng. Còn ánh sáng truyền qua những điểm dao động mạnh thì bị tán xạ nên cho ảnh là những đường hypebol tối”. Kết luận này thật sự rất khó hiểu, bởi vì học sinh chưa được học khái niệm về tán xạ. Lỗi 7. Sách VL12NC trang 119 viết “Các phương trình (21.2), (21.3), (21.4) cho thấy các đại lượng điện q, i, u, đều biến thiên tuần hoàn theo quy luật dạng sin”.
  3. Nên chăng thay “tuần hoàn theo quy luật dạng sin” bằng “điều hòa” và trong các phương trình trên thay q0 bởi Q0? Sách VL12, trang 154, chỉ trình bày định luật quang điện thứ Lỗi 8. nhất. Nên chăng đưa thêm định luật quang điện thứ hai và thứ ba vào để cho học sinh hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng quang điện. Nhiều khái niệm được định nghĩa nhiều lần. Lỗi 9. Trang 263, sách VL12NC đã viêt: “Hiđrô có 3 đồng vị: hiđrô thường , đơteri (hay ) và triti (hay )”. Đến trang 288 sách VL12NC viết: “ví dụ phản ứng trong đó là đồng vị năng có trong thiên nhiên của hiđrô, gọi là đơteri (D)” Trang 277 sách VL12NC đã viết: “...Vì sự tổng hợp hạt nhân chỉ có thể xảy ra ở nhiệt độ cao nên phản ứng này gọi là phản ứng nhiệt hạch”. Nhưng đến trang 288 sách VL12NC lại viết lặp lại: “Chính sự tổng hợp hạt nhân chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao nên phản ứng này gọi là phản ứng nhiệt hạch”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2