intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

30 câu hỏi trắc nghiệm về Mắt và dụng cụ quang học

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

313
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp đỡ cho các bạn học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức ôn tập về Mắt và dụng cụ quang học để chuẩn bị cho các kỳ thi học kì, ĐH-CĐ sắp tới, mời các bạn tham khảo “30 câu hỏi trắc nghiệm về Mắt và dụng cụ quang học”. Tài liệu cung cấp các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp các bạn dễ dàng ôn tập hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 30 câu hỏi trắc nghiệm về Mắt và dụng cụ quang học

  1. 30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ MẮT VÀ DỤNG CỤ QUANG HỌC II. Mắt và dụng cụ quang học (GỒM 30 câu, từ 01 đến 30) 1= B 11< D 21+ B 2= C 12= A 22= C 3= A 13+ B 23> C 4+ C 14+ B 24< C 5+ B 15= C 25= C 6= C 16> D 26+ A 7< C 17> D 27+ C 8+ C 18> A 28> C 9+ A 19> C 29> B 10+ A 20= B 30+ A 01/ Máy ảnh và mắt có các chi tiết cấu tạo tương tự về mặt quang hình học là A. thủy tinh thể với buồng tối B. võng mạc với phim C. lòng đen với thấu kính D. giác mạc với phim 02/ Để cho ảnh rõ trên võng mạc khi ta nhìn một vật, mắt đã phải điều tiết theo đúng quy luật của thấu kính bằng cách làm biến đổi A. d B. d’ C. f D. d và d’
  2. 03/ Để cho ảnh rõ trên phim khi chụp ảnh một vật, thì ta phải điều chỉnh máy ảnh theo đúng quy luật của thấu kính bằng cách làm biến đổi A. d’ và d B. f C. d D. f và d’ 04/ Một máy ảnh có khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi từ 10cm đến 12 cm và tiêu cự của vật kính là 10cm thì máy này có thể chụp ảnh rõ trong khoảng từ vô cực đến cách vật kính là A. 12 cm B. 24 cm C. 60 cm D. 10 cm 05/ Nếu muốn dùng một máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 10cm để chụp ảnh mình trong gương khi mình đứng cách gương 55cm thì phải điều chỉnh khoảng cách từ phim đến vật kính là A. 12,2 cm B. 11 cm C. 10 cm D. 5,5 cm 06/ Năng suất phân li của mắt cho biết A. Khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 điểm mà mắt nhìn rõ B. Khoảng cách gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ C. Góc trông nhỏ nhất mà mắt có thể phân biệt được hai điểm D. Góc trông mà mắt có thể phân biệt được hai điểm 07/ Khi mắt điều tiết làm thay đổi độ cong của thủy tinh thể thì sẽ có tác dụng A. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc B. tăng khoảng cực cận của mắt C. ảnh của vật in rõ trên võng mạc D. giảm khoảng cực viễn của mắt
  3. 08/ Nếu mắt chỉ nhìn rõ vật ở cách mắt trong khoảng từ 10cm đến 2m thì cần đeo kính có độ tụ là A. 0,5 dp B. 1 dp C. –0,5 dp D. –1 dp 09/ Máy ảnh với vật kính có tiêu cự 10cm khi chụp một người cao 1,6m đứng cách máy 5m thì độ cao của ảnh người đó trên phim sẽ là A. 3,3cm B. 1,6cm C. 3 cm D. 1,8cm 10/ Biết năng suất phân li của mắt bình thường cỡ một phút suy ra khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm ở cách mắt 1 m mà vẫn phân biệt được là A. 0,3 mm B. 3 mm C. 3,5 mm D. 0,5 mm 11/ Người ta thường dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ, khi đó ảnh của vật qua kinh là một ảnh A. thật ngược chiều lớn hơn vật B. ảo ngược chiều lớn hơn vật C. thật cùng chiều lớn hơn vật D. ảo cùng chiều lớn hơn vật 12/ Biết góc trông trực tiếp một vật là ao và góc trông vật đó qua một dụng cụ quang học là a thì độ bội giác G của dụng cụ đó là A. a / ao B. tga / tgao C. ao / a
  4. D. tgao / tga 13/ Nếu mắt có khoảng cực cận là 25cm quan sát một vật qua kính lúp có tiêu cự 10 cm thì độ bội giác khi ngắm chừng ở cực cận là A. 1,5 B. 2 C. 2,5 D. 3 14/ Một người đặt kính lúp cách mắt 2 cm để quan sát một vật. Nếu kính có tiêu cự là 4 cm và khi quan sát có độ bội giác bằng độ phóng đại thì lúc đó vật cách kính là A. 3 cm B. 3,3 cm C. 2,5 cm D. 5 cm 15/ Kính hiển vi có đặc điểm A. vật kính có tiêu cự lớn hơn thị kính B. luôn có khoảng cách giữa vật với vật kính không đổi C. thị kính có tiêu cự lớn hơn vật kính D. luôn cho ảnh thật của vật 16/ Để quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi, ta phải điều chỉnh sao vị trí của vật A. rất gần vật kính B. trong tiêu cự của vật kính C. sao cho ảnh qua vật kính là ảnh ảo D. sao cho ảnh qua vật kính là ảnh thật 17/ Vận dụng công thức tính độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực người ta có thể tăng độ bội giác của kính bằng cách A. giảm độ dài quang học B. tăng tiêu cự của thị kính C. tăng tiêu cự của vật kính D. giảm tiêu cự của thị kính và vật kính
  5. 18/ So sánh cấu tạo của kính thiên văn và kính hiển vi ta thấy A. vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ B. vật kính của kính thiên văn có tiêu cự nhỏ hơn vật kính của kính hiển vi C. tiêu cự của vật kính đều lớn hơn tiêu cự của thị kính D. tiêu cự của thị kính đều lớn hơn tiêu cự của vật kính 19/ Vận dụng công thức tính độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực người ta có thể tăng độ bội giác của kính bằng cách A. tăng khoảng cách giữa vật kính và thị kính B. giảm khoảng cách giữa vật kính và thị kính C. tăng tiêu cự của thị kính D. tăng tiêu cự của vật kính 20/ Kính thiên văn đơn giản dùng vật kính có tiêu cự 1,2m , thị kính có tiêu cự 4 cm thì độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực sẽ là A. 35 B. 30 C. 25 D. 40 21/ Một kính hiển vi dùng vật kính có tiêu cự 1 cm, thị kính có tiêu cự 4 cm và đặt cách nhau 17 cm, nếu ngắm chừng ở điểm cực cận (Đ=25cm) thì sẽ có độ bội giác là A. 19 B. 91 C. 18 D. 81 22/ Quan sát các thiên thể bằng kính thiên văn người ta thường ngắm chừng ở vô cực, khi đó vị trí của ảnh qua vật kính sẽ A. ở trong khoảng tiêu cự của thị kính B. ở ngoài khoảng tiêu cự của thị kính C. trùng với tiêu điểm của vật kính và thị kính D. trùng với thị kính.
  6. 23/ So sánh hoạt động điều chỉnh để có hiệu quả tốt khi sử dụng các dụng cụ quang học ta thấy có sự khác nhau là phải điều chỉnh A. độ dài quang học khi dùng kính hiển vi B. khoảng cách từ vật tới vật kính khi dùng máy ảnh C. tiêu cự của thủy tinh thể ở mắt người D. khoảng cách từ thiên thể tới thị kính khi dùng kính thiên văn 24/ Nếu một người hướng thị kính của kính thiên văn lên bầu trời để quan sát các thiên thể thì kết quả quan sát sẽ là A. không nhìn thấy gì B. có nhìn thấy với độ bội giác lớn hơn khi dùng đúng. C. có nhìn thấy với độ bội giác nhỏ hơn khi dùng đúng. D. độ bội giác không đổi. 25/ Trong một kính hiển vi, bên cạnh vật kính có ghi x100 và bên cạnh thị kính có ghi x5 thì độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là A. 50 B. 20 C. 500 D. 200 26/ Một kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực có độ bội giác là 100 mà khoảng cách giữa thị kính và vật kính là 202cm thì tiêu cự của vật kính là A. 200cm B. 190cm C. 195cm D. 201cm 27/ Một kính hiển vi có độ dài quang học là 16cm , tiêu cự của vật kính là 1 cm. Khi ngắm chừng ở vô cực thì độ phóng đại của vật kính là A. 14 B. 6 C. 16 D. 8
  7. 28/ Khi mắt người bình thuờng không điều tiết thì ảnh của một điểm sáng tại điểm cực cận sẽ ở A. tại điểm vàng B. trước điểm vàng C. sau điểm vàng D. không xác định 29/ Nếu kính hiển vi được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực thì A. khoảng cách giữa vật kính và thị kính là f1+f2 B. khoảng cách giữa vật kính và thị kính là d1’ + f2 C. độ dài quang học là f1+f2 D. độ dài quang học là d1’ + f2 30/ Khoảng cách giữa vật kính và thị kính trong một kính thiên văn là 104cm, tiêu cự của vật kính là 100cm. Nếu điều chỉnh để nhìn thiên thể trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực thì độ bội giác sẽ là A. 25 B. 20 C. 35 D. 12 ========================
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2