intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 Điều Then Chốt Thuyết Trình Hiệu Quả

Chia sẻ: Pho Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

185
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chắc các bạn đã từng nghe “chúng ta không thể đạt được điều chúng ta muốn cho đến khi chúng ta thật sự biết mình đang muốn gì”. Trong việc trình bày trước đám đông, khách hàng, vv… cũng vậy. Bạn phải bắt đầu mọi thứ bằng một mục tiêu có sẵn trong đầu, bạn phải thực sự biết mình đang muốn dẫn dắt đám đông đi đâu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 Điều Then Chốt Thuyết Trình Hiệu Quả

  1. 7 Điều Then Chốt Thuyết Trình Hiệu Quả Chắc các bạn đã từng nghe “chúng ta không thể đạt được điều chúng ta muốn cho đến khi chúng ta thật sự biết mình đang muốn gì”. Trong việc trình bày trước đám đông, khách hàng, vv… cũng vậy. Bạn phải bắt đầu mọi thứ bằng một mục tiêu có sẵn trong đầu, bạn phải thực sự biết mình đang muốn dẫn dắt đám đông đi đâu. Trong cuộc sống đời thường và công việc hầu hết mọi người đều đã từng trải nghiệm không ít thì nhiều những lần phải phát biểu, nói chuyện trước bạn bè, nhân viên, đồng nghiệp, đối tác vv…. Có lần chúng ta thành công, nhưng cũng có lần chúng ta bị bối rối sau khi trải nghiệm không mấy thuận lợi trong các buổi phát biểu như vậy. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm của riêng tôi đã đúc kết trong nhiều năm qua. Hy vọng có thể giúp các bạn những người đã từng cũng như chưa từng có thêm vài thông tin hữu ích khi nói trước đám đông. Bạn đã bao giờ thấy ai đó đứng lên lung túng, lấp ba lấp bấp “tôi cũng không biết phải nói sao nữa!”, “xin lỗi tôi run quá, quí vị cũng thấy đó!” hoặc nói xong bản thân cũng không biết mình nói gì, hoặc nói xong chẳng ai hiểu mình nói gì hết. Khá nhiều trường hợp điển hình như thế này trong đời sống hàng ngày. Trong những buổi tiệc gia đình thì ok, nhưng những buổi làm việc với khách hàng, đối tác thì thật không ổn chút nào. Chúng ta
  2. có thể sẽ phải trả giá cho việc “xin lỗi tôi run quá, quí vị cũng thấy đó!” là một thương vụ khá lớn hoặc rất lớn. Vậy làm sao để khắc phục những vụ bối rối như thế này? 7 yếu tố then chốt sau đây sẽ giúp cho các bạn có bài thuyết trình, một buổi nói chuyện thành công. 1. Mục tiêu và giá trị Chắc các bạn đã từng nghe “chúng ta không thể đạt được điều chúng ta muốn cho đến khi chúng ta thật sự biết mình đang muốn gì”. Trong việc trình bày trước đám đông, khách hàng, vv… cũng vậy. Bạn phải bắt đầu mọi thứ bằng một mục tiêu có sẵn trong đầu, bạn phải thực sự biết mình đang muốn dẫn dắt đám đông đi đâu. Bạn muốn thể hiện cho đám đông thấy và cảm nhận được điều gì từ buổi nói chuyện đó? Mục tiêu của buổi nói chuyện có thể là động viên họ để hành động, cung cấp thông tin, kiến thức về một lĩnh vực gì đó, hay tạo nguồn cảm hứng cho họ để giúp họ chuyển hóa các thông tin và kiến thức sẵn có trong họ, thể hiện sự cảm kích của bạn đối với bà con, thân hữu trong các buổi tiệc, hoặc thậm chí thông báo tuyên dương thành tích của ai đó như một sự công nhận vv… Dĩ nhiên để mục tiêu của bạn được rõ nét bạn phải viết nó ra trước khi nói.
  3. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là sức thuyết phục của mục tiêu, hay đúng hơn là các giá trị mà mục tiêu đó mang lại cho người nghe, những giá trị đó có thể là kiến thức, thông tin, một tràn cười hả hê, hoặc một sự công nhận, hay những ý tưởng mới có thế giúp người nghe rút ngắn con đường sự nghiệp, thậm chí là một câu chuyện hay có ý nghĩa như một sự dẫn chứng hùng hồn cho những gì bạn nói vv… Mỗi một giá trị là một điểm nhấn trong bài nói của bạn và được sắp xếp theo một trình tự khoa học. 2. Logic hóa Khi bạn đi tiệc cưới, người ta thường để trên bàn một cái set menu để bạn có thể dễ dàng theo dõi trình tự của các món ăn, và các món ăn cũng được dọn lên theo một trình tự logic và có công dụng riêng của nó, như khai vị dùng để kích thích vị giác, món ăn chơi để mọi người có thể vừa thưởng thức món lạ vừa hàn huyên và cuối cùng là món ăn no. Nên không ai thích ăn món lẩu là món ăn đầu tiên cả, vì ăn xong no rồi, đâu còn bụng để ăn những món khác. Trong bài nói cũng không thoát khỏi qui luật này, bài nói cũng cần có lộ trình mà bạn muốn đám đông trải qua cũng như các điểm nhấn và công dụng của từng phần và đương nhiên phải có sự liên kết giữa phần đầu, phần giữa và phần cuối. Và bạn phải là người nắm rất vững về lộ trình này một cách logic và biết nơi nào cần chậm, nơi nào cần đi nhanh, nơi ngừng, nơi nào thảo luận, nơi nào chơi vv… 3. Nắm vững tài liệu Logic hóa vấn đề là cần thiết và đương nhiên bạn không thể nói một vấn đề hay điều mà bạn không chắc, hoặc không nắm rõ một cách hùng hồn được. Nên việc nắm vững tài liệu và lộ trình của bài nói là nền tảng cho một buổi trình bày hiệu quả. Điều này còn giúp não bạn hình thành một video clip (sản phẩm ý tưởng) trong đầu, giúp não bạn thấy rõ, nắm vững từng đường nét của một bức tranh hoàn chỉnh, thứ mà bạn sẽ từng bước hướng dẫn và vẽ lại cho người nghe một cách mạch lạc. Tôi muốn trích
  4. dẫn lại lời của Robin Shamar “vạn vật được sinh ra hai lần, lần thứ nhất được sinh ra trong não chúng ta, và lần thứ hai được chúng ta tái sinh ra ngoài thực tế”. Một bài nói đã được hình thành hoàn chỉnh trong đầu thì không thể nào khi tái sinh trước công chúng nó lại méo mó, thiếu chân tay, hay mắt mũi được. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững tài liệu cũng cho người nghe thấy rằng bạn rất nghiêm túc về bài nói của mình, và bạn là người thích hợp nhất để nói bài này một cách thoải mái, vì nó là bài nói của bạn, và chỉ bạn, mỗi mình bạn thật sự là master vì bạn hiểu và biết về nó hơn ai hết. Và bạn có thể điều chỉnh hầu hết mọi sự phức tạp của các vấn đề một cách đơn giản. 4. Đơn giản hóa những vấn đề phức tạp Hôm trước, tôi có đưa con tôi đi bơi cùng một người bạn. Bạn tôi thấy con tôi bị uống nước trong hồ bơi, bạn tôi nói thấy ghê quá, có bao nhiêu người tiểu tiện, ghẻ lở, chưa tính họ bị các bệnh ngoài da khác, thậm chí đối tượng AIDS cũng không ngoài khả năng có trong hồ bơi vậy mà sao tôi vẫn ngồi tỉnh bơ cười và động viên con tiếp tục tập bơi với thầy. Tôi liền hỏi anh bạn “thế cho trẻ học bơi ở sông thì có an toàn hơn không? Nơi
  5. không chỉ người mà cả xúc vật như trâu, bò, heo, vịt chưa tính chuột chết, đào thải đủ loại phân, nước uế và cả những đồ thối rửa khác”. Nghe sợ quá, anh bạn tôi nói “không biết bơi là thượng sách!”. Nhưng liệu không biết bơi, thì có an toàn hơn không? Câu trả lời là “không” vì những người ở quê người ta không những tắm rửa, giặt giũ, ăn, uống chỉ có mỗi một nguồn nước mà họ vẫn sống lâu hơn chúng ta ở thành thị. Bơi lội ngoài việc vận động thể chất, tốt cho tim mạch còn có thể giúp cho bạn massage tin thần, ý tôi là xả stress. Vấn đề là chúng ta thường tưởng tượng và phóng đại các vấn đề làm cho nó trở nên phức tạp và làm cho bản thân bị hoảng sợ, khiếp đảm bởi sự phóng đại của chính mình. Khi nói chuyện trước đám đông một số người cũng không tránh khỏi trường hợp này, họ phức tạp hóa những vấn đề đơn giản không những làm cho bản thân khiếp đảm khi đứng trước đám đông, mà còn làm cho người nghe bị khó hiểu, mập mờ bởi sự tưởng tượng phóng đại vấn đề của họ. Vì thế trong quá trình nói chuyện trước đám đông hãy sử dụng những ngôn từ bạn thường dùng sẽ giúp bạn gần gủi với người nghe hơn và cố gắng đơn giản hóa các vấn đề phức tạp để người nghe có thể dễ dàng hiểu và cảm nhận.
  6. Làm sao bạn có thể ăn hết một con voi? Đơn giản là xẻ nhỏ ra, mỗi ngày ăn một miếng. Trong bài nói cũng vậy, mọi người thường bị bối rối trong khoảng 5 phút đầu tiên do không biết làm sao để ăn hết một con voi to lớn trong đầu. Nhưng ngay khi bạn có thể tập trung vào 1 phần nhỏ là 1 slide đầu tiên của bài nói bạn sẽ vượt qua 5 phút đầu tiên dễ dàng, và cứ thế tiếp tục rồi tiếp tục. Hãy nhớ chúng ta không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo lại ấn tượng đầu tiên, vì vậy đừng dành thời gian nghĩ và hình dung quá nhiều đến con voi, điều mà lẽ ra ta đã nghĩ xong trước đó. Khi suy nghĩ bạn cứ miên man như vậy, bạn sẽ không còn thời gian để tập trung vào slide trước mắt, tập trung vào những lý do chính đáng để được sự đồng thuận của người nghe về quan điểm của bạn ngay slide đầu tiên. 5. Dẫn chứng để thuyết phục Chúng ta thường nói là thấy mới tin, không thấy không tin. Toàn bộ bài nói của bạn là một tác phẩm mà ở đó cần cung cấp cho người nghe thấy những số liệu, dẫn chứng cụ thể và cảm nhận được sự khẳng định từ những gì bạn nói. Bạn có thể dùng những câu châm ngôn, ngạn ngữ, qui luật những thứ đã được thành văn và tồn tại qua thời gian như một minh chứng để khẳng định những gì bạn nói là những ý tưởng tuyệt vời, một chân lý không bao giờ thay đổi mà ai cũng có thể dễ dàng hiểu và cảm nhận. 6. Phong cách Khi đi ăn uống, tiếp khách, xã giao vv… cùng là những món ăn như nhau nhưng có người thì điềm đạm và thưởng thức một cách khoan thai, đầy phong độ, kẻ thì ham hố thô kệt, ăn uống thừa mứa, vung vãi đầy bàn. Trong thuyết trình cũng vậy có người nói người khác nghe, và có người nói người khác ngủ gục và nghe không lọt tai mặc dù cả hai đều nói cùng một chuyên đề, cùng một nội dung. Nên quan trọng không phải bạn sẽ nói gì mà bạn nói điều đó như thế nào? Khi để ý bạn sẽ thấy có người trình bày rất dõng dạt, đầy năng lượng, sự tự tin và truyền đầy cảm hứng dạt dào
  7. cho người nghe, trong khi người khác thì nói như đọc, rà rà, rè rè không có chút năng lượng, niềm tin hay sự hứng thú gì về điều họ nói. · Khi bạn được nói về một vấn đề nào đó hãy nói như bạn chưa bao giờ được nói, như thể bạn đã bị á khẩu vài năm nay vậy · Vì bạn biết rõ điều bạn nói là đúng hãy nói điều đó như là những quy luật, chân lý của cuộc đời. · Napoleon nói “leaders are dealers in hope” tạm dịch “lãnh đạo là người bán những hy vọng cho người khác”. Là một người thuyết trình giỏi bạn phải lôi cuốn mọi người theo cùng và đừng quên cho họ hy vọng về một tương lai tươi sáng nếu họ làm theo những gì bạn nói. Đương nhiên bạn cũng phải lạc quan với hy vọng đó thì khi truyền đạt, bạn mới bộc lộ được cảm xúc của chính mình với bức tranh mình đang vẽ ra. Lưu ý: Như cái máy vi tính, tất cả các từ phải được lưu vào một file, nếu lưu mỗi file một từ thì máy tính của ta rất khó lấy thông tin cũng như hệ thống thông tin và số lượng file quá nhiều, não con người cũng vậy, nếu chúng ta muốn người nghe có thể nhớ được những gì chúng ta nói, hãy
  8. tập hợp những từ đó lại thành những câu chuyện, thay vì nhớ 10,000 từ thì não chỉ cần lưu để nhớ một câu chuyện sẽ ít tốn chỗ và dễ dàng lưu trữ. 7. Ngôn ngữ hình thế. Những gì chúng ta nói phải đồng nhất với những gì chúng ta làm, những diễn tả bằng hình thể, phải khớp với những gì chúng ta nói. Chúng ta không thể kể một chuyện tình buồn cảm động trong khi miệng cứ cười toe toét hoặc ngược lại, ngôn ngữ hình thể là cách chúng ta minh họa, thể hiện cho người nghe thấy và cảm được những gì chúng ta nói. “người ta có thể quên những gì bạn nói, nhưng họ không bao giờ quên những cảm giác bạn đã mang lại cho họ” - "They may forget what you said, but they will never forget how you made them feel." — Carl. W. Buechner Hãy cảm nhận bài nói của bạn để người khác sẽ cảm nhận bạn về bài nói. Chúc bạn thành công
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2