intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ACID ETHACRYNIC

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

216
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên chung quốc tế: Etacrynic acid. Mã ATC: C03C C01. Loại thuốc: Lợi tiểu, chống tăng huyết áp, chống tăng calci huyết. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén 25 mg, 50 mg acid ethacrynic. Lọ 50 mg acid ethacrynic (dạng bột natri ethacrynat), chỉ dùng tiêm tĩnh mạch. Dược lý và cơ chế tác dụng Acid ethacrynic là thuốc lợi tiểu quai có tác dụng dược lý giống như furosemid. Acid ethacrynic dùng để điều trị các trường hợp phù như phù phổi, phù do suy tim, do thận (bao gồm hội chứng thận hư), xơ gan (trừ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ACID ETHACRYNIC

  1. ACID ETHACRYNIC Tên chung quốc tế: Etacrynic acid. Mã ATC: C03C C01. Loại thuốc: Lợi tiểu, chống tăng huyết áp, chống tăng calci huyết. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén 25 mg, 50 mg acid ethacrynic. Lọ 50 mg acid ethacrynic (dạng bột natri ethacrynat), chỉ dùng tiêm tĩnh mạch. Dược lý và cơ chế tác dụng Acid ethacrynic là thuốc lợi tiểu quai có tác dụng dược lý giống như furosemid. Acid ethacrynic dùng để điều trị các trường hợp phù như phù phổi, phù do suy tim, do thận (bao gồm hội chứng thận hư), xơ gan (trừ các trường hợp phù do ứ trệ tĩnh mạch ngoại vi hoặc do các thuốc chẹn calci gây ra).Tuy acid ethacrynic không phải là thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị tăng huyết áp vô căn, nhưng có thể chỉ định phối hợp để điều trị tăng
  2. huyết áp ở người suy thận. Trong tiếp cận chăm sóc từng b ước điều trị tăng huyết áp, acid ethacrynic có thể thay thế cho thuốc lợi tiểu thiazid ở người bệnh suy thận. Acid ethacrynic cũng được dùng trong điều trị tăng calci huyết. Cơ chế: Acid ethacrynic ức chế vận chuyển tích cực clorid trong ống thận ở nhánh lên của quai Henle, làm giảm tái hấp thu ion Na+ và Cl - . Thuốc cũng làm tăng thải trừ ion K+ ở ống lượn xa, và có tác dụng trực tiếp trên sự chuyển vận các chất điện giải ở ống lượn gần . Kết quả làm tăng thải trừ nước và các ion Na+, Cl - , K+, H+, Mg++ và Ca++. Ban đầu lượng Cl - thải tương đương với tổng lượng Na+, K+ nhưng khi dùng kéo dài thì thải trừ Na+ và Cl- giảm dần còn thải trừ K+, H+ tăng lên. Thuốc cũng làm giảm nồng độ amoni nước tiểu và làm giảm pH nước tiểu nhưng không ảnh hưởng tới thải trừ bicarbonat. Acid ethacrynic ít hoặc không tác dụng trực tiếp tới tốc độ lọc ở cầu thận và lượng máu qua thận, nhưng nếu bài niệu xảy ra nhanh, hoặc quá nhiều sẽ làm giảm rõ rệt tốc độ lọc ở cầu thận, làm giảm thể tích huyết tương. Cũng như với các thuốc lợi tiểu khác tác dụng hạ huyết áp có thể do giảm thể tích huyết tương ở người bệnh dùng acid ethacrynic. Liều thấp acid ethacrynic giữ lại acid uric, nhưng liều cao hoặc tiêm tĩnh mạch có thể gây tăng acid uric niệu tạm thời. Giống như các thuốc lợi tiểu
  3. thiazid, hiệu lực của acid ethacrynic không phụ thuộc cân bằng toan - kiềm của người bệnh. Acid ethacrynic cũng có ảnh hưởng tới chuyển hóa hydrat cacbon và nồng độ glucose trong máu nhưng yếu hơn các thuốc lợi tiểu thiazid; tuy nhiên thuốc làm giảm nồng độ insulin khi đói, giảm tăng nồng độ insulin sau khi uống glucose và gây tăng glucose máu và glucose niệu nếu liều dùng hàng ngày vượt quá 200 mg. Những tác dụng này là do giảm kali máu, với liều quá cao có thể có nguy cơ loạn nhịp tim, đặc biệt ở người bệnh tim thiếu máu cục bộ. Dược động học Sau khi uống, acid ethacrynic hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, sau khoảng 30 phút thì có tác dụng lợi tiểu và đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 2 giờ. Thời gian tác dụng kéo dài trung bình 6 - 8 giờ, nhưng có thể tiếp tục tới 12 giờ. Sau khi tiêm tĩnh mạch bài niệu thường xảy ra trong vòng 5 phút và đạt nồng độ tối đa trong máu sau 15 đến 30 phút và kéo dài khoảng 2 giờ. Thuốc được tích lũy chủ yếu ở gan, không vào dịch não tủy. Acid ethacrynic chuyển hóa ở gan tạo thành dạng liên hợp với cystein (ethacrynat cystein) là dạng có hoạt tính nhất của thuốc và tạo ra một dạng không bền chưa xác
  4. định được. Xấp xỉ 30 - 65% liều thuốc tiêm tĩnh mạch thải qua nước tiểu và 35 - 40 % thải qua mật, một phần dưới dạng liên hợp cystein. Tốc độ thải trừ qua nước tiểu của acid ethacrynic tăng lên khi pH nước tiểu tăng và giảm khi dùng cùng với probenecid. Chỉ định Ðiều trị phù: Phù phổi, phù do xơ gan, do suy tim sung huyết, hoặc do bệnh thận. Tăng huyết áp: Do nguy cơ độc cho tai gia tăng, nên dành acid ethacrynic cho người dị ứng với sulfonamid bao gồm cả các thuốc lợi tiểu quai khác và thiazid, hoặc cho người bộc lộ rõ viêm thận kẽ khi dùng các thuốc thay thế. Các chỉ định khác: Tăng calci huyết; ngộ độc ethylenglycol, bromid. Thuốc cũng được dùng điều trị đái tháo nhạt do thận mà không đáp ứng với vasopressin và clorpropamid. Chống chỉ định Quá mẫn với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của dạng bào chế. Bệnh thận mạn tính hoặc tiến triển, vô niệu hoặc suy thận kèm vô niệu, hạ huyết áp, mất nước, nồng độ natri huyết thanh thấp hoặc ỉa chảy nặng, kiềm chuyển hóa kèm hạ kali huyết, suy gan, hôn mê gan, tiền hôn mê gan kèm xơ gan, tăng nitơ huyết và thiểu niệu, mất cân bằng điện giải.
  5. Thận trọng Acid ethacrynic chỉ được dùng rất thận trọng ở người bệnh xơ gan, đặc biệt những người có tiền sử mất cân bằng điện giải hoặc bệnh não do gan. Acid ethacrynic cũng gây các tác dụng bất lợi nặng đối với gan và máu, vì vậy trong quá trình điều trị phải theo dõi chức năng gan. Thời kỳ mang thai Acid ethacrynic qua được nhau thai và gây mất cân bằng nặng các chất điện giải. Có những ca giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh, vì vậy không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai. Thời kỳ cho con bú Chưa biết thuốc có vào sữa mẹ hay không. Acid ethacrynic chống chỉ định dùng cho người cho con bú. Tác dụng không mong muốn (ADR) Các tác dụng không mong muốn không liên quan tới tác dụng lợi tiểu rất hiếm gặp , mà chủ yếu do mất cân bằng điện giải và dịch của cơ thể. Thường gặp, ADR > 1/100 Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Thần kinh trung ương: Lú lẫn.
  6. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, chán ăn. Chuyển hóa: Hạ kali huyết, hạ natri huyết, kiềm chuyển hóa do hạ clor huyết, tăng acid uric máu. Tai: Ù tai, điếc. Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Chuyển hóa: Bệnh gút, tăng glucose huyết, giảm magnesi huyết. Mắt: Nhìn mờ. Hiếm gặp, ADR < 1/1000 Toàn thân: Phát ban da, sốt, rét run. Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết. Tiêu hóa: Khó nuốt, chảy máu đường tiêu hóa. Gan: Tăng nồng độ enzym gan, viêm tụy. Thần kinh: Dị cảm. Tiết niệu: Tiểu ra máu. Hướng dẫn cách xử trí ADR Nguy cơ hạ kali huyết xảy ra khi dùng acid ethacrynic liều cao, đặc biệt khi người bệnh lại bị xơ gan, đang điều trị kết hợp với glucocorticoid hoặc
  7. ACTH . Hậu quả hạ kali huyết có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim (nhất là ở người bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim), và tăng nhạy cảm và tác dụng không mong muốn của digitalis. Có thể hạn chế tác dụng không mong muốn do mất quá mức dịch và chất điện giải của cơ thể bằng cách khởi đầu điều trị với liều nhỏ, rồi điều chỉnh liều một cách thận trọng nếu có thể bằng cách dùng chế độ điều trị cách quãng và theo dõi cân nặng của người bệnh. Ðể ngăn ngừa hạ natri huyết và clor huyết có thể cho ăn nhạt vừa (tuy nhiên đối với người bệnh xơ gan thì lại phải hạn chế ăn muối trong khi dùng thuốc lợi tiểu). Trường hợp xảy ra mất cân bằng điện giải và/hoặc lợi tiểu quá mức , nên ngừng thuốc hoặc giảm liều cho tới khi cân bằng nội môi đ ược thiết lập trở lại. Liều lượng và cách dùng Vì thuốc gây nguy cơ mất nước và điện giải cao, nên liều dùng phải điều chỉnh cẩn thận đối với từng người bệnh. Ðiều chỉnh liều lượng phải dựa vào cân nặng của người bệnh trước, trong và sau khi dùng thuốc. Người lớn: Liều uống: Khởi đầu 50 mg/ngày rồi tăng dần từng bước 25 mg/ngày. Liều thường từ 50 - 150 mg/ngày. Với người bệnh phù phổi cần phải khởi đầu với
  8. liều cao hơn. Liều tối đa 200 mg, 2 lần trong ngày. Ðể điều trị tăng huyết áp mạn tính, chỉ dùng 25 mg/ngày, và không được dùng trên 50 mg/ngày. Liều tiêm tĩnh mạch: 0,5 - 1 mg/kg thể trọng hoặc 50 mg tới tối đa là 100 mg, thường chỉ nên tiêm 1 liều, nếu tiêm liều thứ 2 thì cần phải tiêm vào vị trí khác để tránh viêm tĩnh mạch huyết khối. Tránh dùng cho người bệnh suy thận có độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút. Trẻ em: Liều uống: Trẻ nhỏ: Chưa xác định dùng acid ethacrynic cho trẻ nhỏ. Trẻ lớn: Khởi đầu 25 mg hoặc 1 mg/kg thể trọng, tăng dần cho tới khi đạt hiệu quả, mỗi lần tăng 25 mg. Liều tiêm tĩnh mạch: Không có liều xác định cho trẻ em. Cách pha dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha ống bột natri ethacrynat với 50 ml dung dịch glucose 5 % hoặc dung dịch natri clorid tiêm 0,9 % cuối cùng được dung dịch có hàm lượng 1 mg acid ethacrynic trong 1 ml. Chú ý: Chỉ dùng natri ethacrynat bằng đường tiêm tĩnh mạch khi cần lợi tiểu khẩn cấp hoặc khi người bệnh không thể uống được. Thuốc không được dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp vì gây đau và kích ứng nơi tiêm.
  9. Tương tác thuốc Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng đồng thời acid ethacrynic với một số thuốc sau: Thuốc aminosid: Dùng đồng thời 2 thuốc với nhau có thể hiệp đồng làm tăng độc tính với tai. Thuốc chống đông: Làm tăng tác dụng chống đông. Digitalis: Làm tăng loạn nhịp tim do digital. Lithi: Làm tăng nồng độ lithi trong huyết tương. Propranolol: Làm tăng nồng độ của propranolol trong huyết tương. Thuốc sulfonylurê: Làm tăng glucose máu. Cisplatin: Làm tăng độc tính với tai của acid ethacrynic. Probenecid và thuốc chống viêm không steroid: Làm giảm tác dụng lợi tiểu của acid ethacrynic. Thuốc lợi tiểu thiazid: Hiệp đồng làm tăng tác dụng lợi tiểu của cả 2 thuốc dẫn tới lợi tiểu quá mức. Ðộ ổn định và bảo quản Bảo quản dạng viên nén và dạng bột pha tiêm ở nhiệt độ dưới 400C, tốt nhất là trong khoảng từ 15 - 300C. Dạng viên nén phải để trong lọ nút chặt, dạng
  10. tiêm thì bảo quản tránh ánh sáng. Dung dịch tiêm natri ethacrynat chỉ bền vững trong thời gian ngắn ở khoảng pH 7 và ở nhiệt độ phòng, và phải dùng trong vòng 24 giờ sau khi pha. Dung dịch kém bền hơn khi nhiệt độ và pH tăng lên. Tương kỵ Natri ethacrynat tương kỵ với các dung dịch hoặc các thuốc có pH cuối c ùng dưới 5, với máu toàn phần và các chế phẩm của máu, với normosol M. Natri ethacrynat tương hợp với các dung dịch truyền: Dung dịch 6% dextran 75 trong nước muối sinh lý, glucose 5% trong nước muối sinh lý hoặc trong nước, normosol - R (pH 7,4), dung dịch tiêm Ringer, dung dịch tiêm Ringer lactat, nước muối sinh lý, nước cất pha tiêm. Thông tin qui chế Thuốc dạng tiêm phải được kê đơn và bán theo đơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2