intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ấn chương Việt Nam - Ấn chương thời Đường - Tống

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ ấn chương đến đời Đường - Tông ngày một hoàn bị hơn các thời kỳ trước, việc chế tác chạm khắc ấn, hoa văn và thể chữ cũng có những quy định rõ ràng. Đến đời Võ Tắc Thiên nhận thấy chữ Tỷ (璽) đồng âm với chữ Tức (息) tượng trưng cho sự chết chóc, cho nên năm Diên Tái nguyên niên (năm 694) đổi Tỷ thành Bảo (寶) và quy định các loại ấn chương về hình thức, kích thước lớn nhỏ, dầy mỏng v.v… ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ấn chương Việt Nam - Ấn chương thời Đường - Tống

  1. Ấn chương Việt Nam - Ấn chương thời Đường - Tống Chế độ ấn chương đến đời Đường - Tông ngày một hoàn bị hơn các thời kỳ trước, việc chế tác chạm khắc ấn, hoa văn và thể chữ cũng có những quy định rõ ràng. Đến đời Võ Tắc Thiên nhận thấy chữ Tỷ (璽) đồng âm với chữ Tức (息) tượng trưng cho sự chết chóc, cho nên năm Diên Tái nguyên niên (năm 694) đổi Tỷ thành Bảo (寶) và quy định các loại ấn chương về hình thức, kích thước lớn nhỏ, dầy mỏng v.v… đều có tiêu chí nhất định. Giai đoạn này số lượng quan ấn tăng gấp bội (do cải cách, tăng thêm chức quan ?), quy định quan ấn nhất luật dùng “Chu văn” (朱文). “Chu văn” còn được gọi là “Dương văn” (陽文) tức là nét chữ được khắc nổi khi áp vào mực son đóng xuống văn bản thì nét chữ sẽ có màu đỏ và khoảng trống là màu trắng. Đến đời Đường Trung Tông không theo cách của Võ Tắc Thiên lại đổi Bảo thành T ỷ như cũ, sang đời Đường Huyền Tông đổi lại gọi là Bảo và từ đây về sau ấn chương của Hoàng đế thống nhất cách gọi là Bảo. Thời Đường - Tống phương thức tạo tác có khác thời Tiên Tần và Hán, “Bạch văn” đã được thay thế bằng “Chu văn”. Bố cục nét chữ trên mặt dấu được chú trọng, tiết diện mặt dấu của ấn chương trước đây còn để nhiều khoảng trống, đến đây đã xuất hiện thể chữ mới lấp khoảng trống trên mặt dấu. Tức là thể chữ khắc trên dấu được kéo dài ra hơn uốn khúc nhiều lần hình thành một thể chữ gọi là Thượng phương Đại Triện (尚方大篆). Giai đoạn này văn hóa nghệ thuật phát triển đồng thời với sự gia tăng ho àn thiện của ấn chương nên đã xuất hiện các quan chức chuyên thu tàng ấn chương trên cơ sở thu tàng thư pháp, hội họa và nghệ thuật phẩm ở cung đình. Hoàng đế thường xem các công trình sưu tập ấy (thư, thi, họa) ban lời khen rồi đóng Tư chương của mình lên. Thi, thư, họa và ấn cùng phát triển tạo thành sự kết hợp một tác phẩm hoàn mỹ nên từ đó câu “Thi thư ấn họa” thường đi liền nhau để chỉ một tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thiện. Bên cạnh việc viết chữ, vẽ tranh, làm thơ là việc chế tác ấn chương. Từ mục đích sáng tác nghệ thuật đã dẫn đến mục đích kinh tế và từ đây đã hình thành nghệ thuật khắc ấn. Nghệ thuật khắc ấn phát triển, đồng thời xuất hiện những bài viết và tác phẩm về ấn chương. Thời Bắc Tống (960 - 1126) những tác giả khắc ấn viết về thi thư ấn họa nối tiếng đầu tiên phải kể đến Âu Dương Tu[12] (歐陽修). Năm 1061 ông soạn bộ Tập cổ lục (集古錄) gồm 10 quyển, và năm 1066 ông phụng mệnh làm Bảo ấn Hoàng đế tôn hiệu chi bảo. Tiếp theo là Tăng Củng[13] (曾鞏) là người đã tổ chức công trình lớn Kim thạch lục (金石錄) trên cơ sở Triện khắc cổ kim gồm trên 500 quyển. Tiếp nữa là Mễ Phấn[14] (米粉) là một thư pháp gia kiêm ấn chương triện khắc gia nổi tiếng đương thời. Một tác gia khác cũng được sách sử Trung Quốc nhắc tới là Dương Khắc Nhất (陽克一), năm 1107 ông đã soạn sách Tập cổ ấn cách (集古印格) 1 quyển.
  2. Thời Nam Tống (1127 - 1279) có Nhan Thúc Hạ (顏叔夏) soạn Cổ ấn phả (古印譜) 1 quyển. Khương Quỳ (姜葵) làm sách Khương thị tập cổ ấn phả (姜氏集古印譜) gồm 4 sách. Còn phải kể đến Trương Đồng (張同) đã khắc ấn Trương Đồng chi ấn (張同之印) trên 4 cạnh của trống đồng cổ. Đây là một trong những hình ấn chương trên trống đồng sớm nhất còn giữ được đến nay, là một trong những sáng tạo đầu tiên của dòng Triện thư khắc vào trống ở Trưng Quốc. (H.7, 8 & 9) 3. Ấn chương thời Nguyên (1279 - 1368) Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt sau khi định đô đã tuyên bố quy định việc dùng văn tự Bát Tư Ba của đế quốc Nguyên Mông khắp đất nước Trung Hoa. Quy định tất cả ấn chương của các quan lại ở các cấp chính quyền đều phải khắc theo thể chữ Bát Tư Ba. Đương thời tầng lớp quý tộc Mông Cổ làm ấn riêng cũng dùng thể chữ Bát Tư Ba khắc tên vào ấn có tác dụng như phù hiệu chuyên môn riêng biệt của dân tộc mình. Do đó ấn chương thời Nguyên đã xuất hiện một hình thức độc đáo mới là “Hoa giáp” (花鉀). Ấn Hoa giáp đều là Chu văn (朱文) hình thức thường làm hình hồ lô hoặc hình t ỳ bà. Trên mặt ấn văn thì dùng chữ Hán thể Khải thư khắc tên họ, phía trước thì khắc tên Hoa giáp, loại này còn được gọi là “Nguyên giáp” (元鉀) và rất thịnh hành vào thời Nguyên. Tuy nhiên, Hoa giáp hoặc ấn văn Bát Tư Ba chi lưu hành ở trong quan lại, tướng lĩnh và tầng lớp quý tộc Mông Cổ, còn tư ấn của quan viên và quảng đại dân chúng người Hán vẫn dùng ấn chương văn khắc theo thể Triện thư.
  3. Thời Nguyên văn hóa nghệ thuật vẫn duy trì theo truyền thống cũ, sự kết hợp thi thư ấn họa đã hun đúc nên không ít những con người tài hoa của lĩnh vực này. Tiêu biểu là Tiền Tuyển (錢選) năm 1279 đầu thời Nguyên ông đã làm sách Tiền thị ấn phả (錢氏印譜). Ngô Khâu Diễn (呉丘衍) cuối năm 1287 làm sách Cổ ấn thức (古印式). Ngô Phúc Tôn (呉福孫) năm 1311 làm sách Cổ ấn sử (古印史) , Ngô Duệ (呉睿) năm 1322 làm sách Ngô Mạnh Tư ấn phả (呉孟思印譜), và sách Hán Tấn ấn chương đồ phả (漢晉印章圖譜). Chu Khuê (朱珪) năm 1359 làm sách Ấn văn tập khảo (印文集考). (H.10)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2