intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ẩn dụ ý niệm mùa xuân trong thơ Xuân Diệu và thơ Sonnet của William Shakespeare

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ẩn dụ ý niệm mùa xuân trong thơ Xuân Diệu và thơ Sonnet của William Shakespeare khảo sát ẩn dụ ý niệm mùa xuân trong thơ tình Xuân Diệu và những tuyệt tác Sonnet của đại thi hào William Shakespears. Ẩn dụ là hơi thở của thi ca, là sự chắc lọc các giá trị văn hóa dân tộc của một ngôn ngữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ẩn dụ ý niệm mùa xuân trong thơ Xuân Diệu và thơ Sonnet của William Shakespeare

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 ẨN DỤ Ý NIỆM MÙA XUÂN TRONG THƠ XUÂN DIỆU VÀ THƠ SONNET CỦA WILLIAM SHAKESPEARE The conceptual metaphor of Spring in Xuan Dieu's poetry and Sonnet's poetry by William Shakespeare 1 Phạm Thu Hằng 1 Giảng viên Khoa Xã hội Nhân văn và Truyền Thông, Trường Đại học Tây Đô, Cần Thơ, Việt Nam phamthuhang80@gmail.com Tóm tắt — Bài viết này khảo sát ẩn dụ ý niệm mùa xuân trong thơ tình Xuân Diệu và những tuyệt tác Sonnet của đại thi hào William Shakespears. Ẩn dụ là hơi thở của thi ca, là sự chắc lọc các giá trị văn hóa dân tộc của một ngôn ngữ. Xét về đặc tính, thơ vốn được kiến tạo chủ yếu bằng phương thức ẩn dụ, trong đó có ẩn dụ ý niệm. Vì thơ ca mang tính cô đọng, hàm súc, do vậy, ẩn dụ ý niệm đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ẩn dụ ý niệm là hiện thân của sức mạnh hình tượng - một sức mạnh tạo ra nguồn cảm xúc thẩm mỹ cho thế giới thi ca. Từ đặc tính này, có sự tương đồng trong ẩn dụ ý niệm về "mùa xuân" trong thơ của hai thi hào thuộc hai dân tộc khác nhau và hai thời đại khác nhau. Nội dung bài viết này trình bày điểm tương đồng nêu trên. Abstract —This article examines the conceptual metaphor of Spring in Xuan Dieu's love poetry and the Sonnet masterpieces of the great poet William Shakespeare. Metaphor is the breath of poetry, the confirmation of the national cultural values of a language. Conceptual metaphor is the embodiment of the power of image - a force that creates an aesthetic emotional source for the poetic world. Conceptual domain onto another, a cognitive tool of mankind in general. Therefore, in different languages, the similarity of the concepts is basic and the difference is only in the reflective verbal expression. From this feature, there is a similarity in the conceptual metaphor of "Spring" of two poets of two different peoples, as well as two different eras. The content of this article presents the above-mentioned similarities. Từ khóa — Ẩn dụ ý niệm, tri nhận, mùa xuân, conceptual metaphor, perception. 1. Giới thiệu Khái niệm ẩn dụ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp μεταφορά (metaphora), có nghĩa là "sự chuyển", hoặc trong nghĩa μεταφέρω (metaphero) có nghĩa là "suy ra, dịch ra" hoặc còn trong cụm nghĩa μετά (meta), "giữa" + φέρω (phero), "tạo ra". Theo lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, "ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) là một sự "chuyển dịch" (transfer) hay một sự "ánh xạ" (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay mô hình tri nhận nguồn sang một lĩnh vực hay một mô hình tri nhận đích" (Trần Văn Cơ, 2007). Ẩn dụ tri nhận về bản chất là một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận, một cơ chế tri nhận với mục đích tạo ta những ý niệm mới hoặc làm sáng tỏ hơn những ý niệm mới trên nền văn hóa và tri thức kinh nghiệm của con người đối với thế giới. Cơ chế tri nhận của ẩn dụ ý niệm liên quan đến hai miền tri thức là miền Nguồn và miền Đích tồn tại tiền giả định trong ý thức con người. Hai miền tri thức này có nét tương đồng mang tính hệ thống hoặc có mối liên hệ theo kinh nghiệm con người. Trên cơ sở tri nhận những đặc điểm giống nhau của đối tượng, ẩn dụ tri nhận được xem như việc thông hiểu đối tượng này thông qua một đối tượng khác. Để hiểu được ý nghĩa đầy đủ của một câu, một đoạn, một bài thơ, người đọc phải giải mã (decode) ẩn dụ ý niệm do nhà thơ lập mã (code) dựa trên ẩn dụ ý niệm phổ quát (conventionalized metaphor). 51
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 Ngoài ra chúng ta nên hiểu rằng, ẩn dụ ý niệm là một phạm trù thuộc về ý thức và được thực hiện bằng những biểu thức ẩn dụ (metaphorical expression). Ẩn dụ ý niệm chỉ là ý niệm còn biểu thức ẩn dụ mới là câu chữ thật sự để thể hiện các ý niệm trên. Lakoff có ẩn dụ ý niệm: Đời là một cuộc hành trình. Ẩn dụ này được thể hiện thông qua những biểu thức ẩn dụ, hành trình là một chuyến đi: Chiều nay em đi phố về, thấy đời mình là những chuyến xe Chiều nay em đi phố về, thấy đời mình là con nước trôi. (Nghe những tàn phai - Trịnh Công Sơn) Những điểm tương đồng của hai miền ý niệm "cuộc đời" và cuộc "hành trình" là hệ quả của một quá trình ánh xạ từ miền nguồn sang miền đích dựa trên tri thức, kinh nghiệm sống, thế giới tự nhiên của con người. Lakoff và Johnson chỉ ra rằng "ý niệm được con người tri nhận thông qua sự chiêm nghiệm về bản thân". 2. Nội dung chính 2.1. Mùa xuân là một hành trình Với ý niệm mùa xuân là một cuộc "hành trình". Ta ta hãy xét những đặc tính của miền nguồn "hành trình", bằng phương thức ánh xạ (mapping), ta sẽ hiểu được ý niệm miền đích "mùa xuân". Nghĩa là, hiểu được thuộc tính của ý niệm "hành trình" giúp ta hiểu được ý niệm "mùa xuân". Hãy xem xét biểu thức ý niệm sau đây trong thơ tình Xuân Diệu: Mùa xuân về trong tiếng ca chim, Trên nước xanh sông, trong liễu rèm. (Thơ tình mùa xuân) Xuân của đất trời nay mới đến; Trong tôi xuân đã đến lâu rồi. (Nguyên đán) Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. (Vội vàng) Ta cũng tìm thấy ý niệm "hành trình", "mùa xuân" trong những bài thơ Sonnet của đại thi hào William Shakespears: From you have I been absent in the spring, When proud-pied April dress'd in all his trim, Hath put a spirit of youth in everything, That heavy Saturn laugh'd and leap'd with him. (Em xa anh khi bông hoa đua nở, Khi xuân về làm sống lại khắp nơi, Khi tất cả khoe sắc màu sặc sỡ, Khi Saturn cũng múa hát vui cười). (Sonnet 098) Our love was new and then but in the spring When I was wont to greet it with my lays 52
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 As Philomel in Summer's front doth sing And stop her pipe in growth of riper days. (Khi mới yêu em tình yêu thắm ngọt Anh nói yêu em, tha thiết, mặn mà Như họa my cứ xuân về lại hót Nhưng mùa hè chim bặt tiếng không ca). (Sonnet 102) Ta phát hiện được trong thơ Xuân Diệu và đại thi hào William Shakespears có điểm chung trong việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ ý niệm về "mùa xuân" trong sáng tác thi ca, mặc dù hai thi sĩ này thuộc hai nền văn hóa khác nhau, cũng như hai thời đại khác nhau. Trong đó, hai miền ý niệm "mùa xuân" và "hành trình" có những biểu thức ẩn dụ, những thuộc tính tương đồng. Ngữ liệu được sử dụng trong miền nguồn, rõ ràng là đặc tả những thuộc tính của một cuộc “hành trình”. Một người đã trải nghiệm, tri nhận được rằng bất cứ một chuyến đi nào cũng có điểm khởi đầu và kết thúc, một cuộc hành trình nào cũng "đến" và "qua". Trong thơ tình Xuân Diệu, ông đã gán cho mùa xuân những thuộc tính “xuân đang đến", “xuân đang qua". Xuân "về", xuân của đất trời nay "mới đến", xuân "hết", xuân "rụng". ngôn từ trong miền nguồn miêu tả những thuộc tính của một cuộc “hành trình”, có sự thay đổi biện chứng của sự vật hiện tượng, sự thay đổi bản chất "non - già", "xanh tươi - héo tàn", ửng hồng - phai nhạt, từ "tháng giêng ngon", xuân "mơn mỡn", xuân "rụng". Trong những tuyệt tác Sonnet nổi tiếng, đại thi hào William Shakespears cũng sử dụng những ngôn từ tương đồng để miêu tả một cuộc "hành trình", "Xuân về làm sống lại khắp nơi, xuân về với sắc màu rực rỡ, muôn hoa sặc sỡ sắc hương". Xuân về với âm thanh chim "rộn ràng", hoạ mi hót muôn nơi. Với phương thức ánh xạ, những đặc tính của ý niệm cuộc "hành trình" từ miền nguồn chuyển sang miền đích, ý niệm "mùa xuân" được tri nhận là một cuộc "hành trình". Đây chính là ẩn dụ ý niệm trong ngôn ngữ học tri nhận. 2.2. Mùa xuân là biểu trưng của sự tươi đẹp Ý niệm ẩn dụ về "mùa xuân" trong thơ Xuân Diệu và những tuyệt phẩm Sonnet của đại thi hào William Shakespears, "mùa xuân" và "tuổi trẻ" là một cặp ý niêm miền nguồn và miền đích. Mùa xuân được tri nhận là mùa đẹp nhất trong năm, sự tươi xanh của hoa lá, sự đẹp đẽ của đất trời, sự vui mừng hân hoan của con người mỗi khi xuân đến. Trong tri nhận của chúng ta, tuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhất của một đời người. Những đặc tính tương đồng của hai phạm trù mùa xuân và tuổi trẻ tạo ra sự liên tưởng "mùa xuân" là "tuổi trẻ" của đời người: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân - Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" (Hồ Chí Minh). Trong thơ Xuân Diệu: Một ngày xuân xanh tươi như mắt biếc, Gió biển Đông phơ phất thổi lên rừng. (Một ngày xuân) Một ít nắng vài ba sương mỏng thắm, Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều. Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng. (Xuân không mùa) 53
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu. (Vội vàng) Ý niệm ẩn dụ “mùa xuân” trong thơ của William Shakespears: Thou that art now the world's fresh ornament And only herald to the gaudy spring (Tuổi thanh xuân đang tràn đầy sinh lực Anh - người đưa tin báo hiệu mùa xuân) (Sonnet 001) Ý niệm trừu tượng "mùa xuân" được cảm thụ, nhận biết nhờ phương thức ánh xạ những thuộc tính của miền nguồn. Những ngữ liệu 'xanh tươi như mắt biếc', 'chim hót ra thơ', là 'cành xanh năm bảy sắc', 'hoa nở, gió về, nắng rạn, chếch choáng mùi thơm, đã đầy ánh sáng' miêu tả những đặc tính tươi đẹp nhất của một mùa trong năm. Rõ ràng, từ một ý niệm trừu tượng với nghĩa đơn thuần để chỉ một mùa trong năm, thông qua phép ánh xạ (mapping) những thuộc tính của miền nguồn. Khi "mùa xuân" không còn là ý niệm trừu tượng mà trở thành khái niệm cụ thể và được hiểu theo những thuộc tính của miền đích. Cũng vậy, trong thơ của thi hào William Shakespears, ông dùng ý niệm mùa xuân để tạo sự liên tưởng đến ý niệm tuổi trẻ, là những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời. Hiển nhiên, chúng ta tri nhận được điều đó bằng trải nghiệm, bằng tri thức của mình. 2.3. Mùa xuân là một thực thể Lấy những ý niệm cụ thể của miền nguồn "thực thể" để ánh xạ sang những ý niệm trừu tượng của miền đích "mùa xuân". Trong tâm thức của mình, con người đã tri nhận "mùa xuân" như một "thực thể" với đầy đủ những đặc tính cần có. Mùa xuân về trong tiếng ca chim, Trên nước xanh sông, trong liễu rèm. Ánh xuân mỗi sớm hồng tươi mướt, Những ống khói cao bèn nhận trước. Ruộng xanh đã cấy đến chân trời, Lóng lánh mạ soi mình dưới nước. (Thơ tình mùa xuân) Ta muốn ôm, Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều, Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng. Cho no nê thanh sắc của thời tươi; Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Vội vàng) 54
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 Three beauteous springs to yellow autumn turned, In process of the seasons have I seen, Three April perfumes in three hot Junes burned, Since first I saw you fresh, which yet are green. (Ba mùa xuân rất dịu dàng lặng lẽ, Thành mùa thu quả chín, lá rơi đầy, Nghĩa là thời gian trôi, em vẫn thế, Trẻ, yêu đời, xinh đẹp giống xưa nay). (Sonnet 104) Trong từ điển tiếng Việt, mùa xuân với nghĩa đơn thuần là một trong bốn mùa của một năm, là khởi đầu của một năm mới. Đây đơn thuần là một khái niệm trừu tượng về thời gian. Trong thơ tình Xuân Diệu và đại thi hào William Shakespears, "mùa xuân" là một thực thể với đầy đủ những thuộc tính của vật chất. Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu là "cuộc sống mới bắt đầu", là thực thể tồn tại trong thế giới tự nhiên mà ta cảm thụ được. Mùa xuân là một thực thể nên nhà thơ có thể 'ôm, riết, say, hôn, cắn'. là một thực thể hữu hình nên là chủ thể của các hành động "đến, đi, về". Ta thấy trong miền nguồn, ý niệm "mùa xuân" có đầy đủ các tính từ miêu tả, màu sắc xanh tươi của hoa lá, đất trời, ‘nắng thưa, sương mỏng, chồi non mơn mởn nảy lộc trên cành, nước xanh, liễu mềm, nắng rạn. Mùa xuân là một thực thể nên có màu sắc tươi, xanh, có sức chứa tràn đầy, lai láng. Mùa xuân có sự chuyển biến từ 'non sang già' như cây trái tốt tươi mỗi khi xuân đến rồi xuân đi. Mùa xuân cũng là một thực thể sinh động với âm thanh của 'vi vu tiếng gió, chim hót hoan ca'. Nói cách khác, trong tiềm thức của mỗi người, cứ mỗi khi đất trời rạng rỡ, không gian tươi sáng mênh mông, người ta nhận biết đó là dấu hiệu của mùa xuân. Với những thuộc tính được miêu tả trong miền nguồn, miền đích "mùa xuân" không còn là khái niệm trừu tượng mà đã được "vật chất hóa" cụ thể và sinh động. Bằng trải nghiệm, vốn sống, chúng ta tri nhận được mùa xuân là một thực thể mà chúng ta có thể cảm nhận bằng các giác quan của mình. Trong các tuyệt phẩm thi ca Sonnet, đại thi hào William Shakespears cũng khắc hoạ mùa xuân với những thuộc tính cụ thể. Trong đó mùa xuân được chuyển hóa từ ý niệm trừu tượng thành một thực thể nhìn thấy được, nghe thấy được bằng âm thanh, hình ảnh trong thiên nhiên sinh động. Mùa xuân được 'vật thể hóa' bằng những tính từ miêu tả 'rất dịu dàng, lặng lẽ'. Hiển nhiên, chỉ có một thực thể cụ thể mới được tô vẽ bằng những tính từ miêu tả. Từ đó ý niệm trừu tượng "mùa xuân" trở nên sống động và hiện thực. Cũng vậy, khi chúng ta nói đến "thời thanh xuân" tươi đẹp, ta hàm ý rằng, đó là thời tuổi trẻ trong sáng của một đời người. 2.4. Mùa xuân là miền cảm xúc - sự nuối tiếc Như đã đề cập trên, ý niệm "mùa xuân" là một thực thể rất xanh tươi, đẹp đẽ và được ví sánh như tuổi trẻ của một đời người. Ai trong chúng ta cũng vậy, từ lúc cảm thụ được những nét đẹp của mùa xuân, sự tinh túy của đất trời đều sinh ra cảm giác quý trọng, bởi vậy khi mùa xuân 'qua' thì trong lòng nảy sinh tình cảm quyến luyến. Tuổi trẻ của con người cũng vậy, là quãng thời gian huy hoàng, rạng rỡ và quý giá nhất của một đời người. Bởi vậy, khi tuổi xuân qua đi, ai trong chúng ta cũng sinh lòng cảm khái và nuối tiếc. Trong những thi từ của Xuân Diệu và William Shakespears, "mùa xuân" được khắc họa bằng nghệ thuật ngôn từ trong ẩn dụ ý niệm "niềm luyến tiếc". Ta xem những thuộc tính thuộc miền nguồn "niềm luyến tiếc" được ánh xạ sang miền đích "mùa xuân" như sau. Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua, 55
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian; Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại; Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời. (Vội vàng) But beauty's waste hath in the world an end, And kept unused, the user so destroys it. (Nhưng sắc đẹp đánh rơi không thể nhặt, Ai đã già không trẻ lại xưa nay). (Sonnet 009) Then being asked, where all the beauty lies, Where all the treasure of thy lusty days; To say within thine own deep sunken eyes, Were an all-eating shame, and thriftless praise. (Nếu ai hỏi: 'Đâu rồi thời xuân sắc, Đâu ngọc ngà, châu báu của ngày xanh; Thì đừng nói đã nằm trong đáy mắt, Nghe buồn cười, xấu hổ lắm nghe anh'). (Sonnet 002) Ai trong chúng ta cũng mong đợi mùa xuân, bởi mùa xuân là tươi đẹp rạng ngời, nên chúng ta quý trọng, nâng niu. Chính vì lẽ "mùa xuân" luôn có sẵn trong lòng. Người đời mong đợi "xuân đang đến", mong đợi với sự háo hức, hoan ca nên luyến tiếc khi "xuân đang qua". Ngay cả khi "xuân còn non" thì lại sợ là "xuân sẽ già". Và khi "xuân hết" thì "tôi cũng mất". Bởi mùa xuân đẹp như chính tuổi trẻ. Ý niệm ẩn dụ trong miền Nguồn, "mùa xuân là tuổi trẻ". Tuổi trẻ sôi động và nhiệt huyết ủa một đời người, hình ảnh mùa xuân qua đi được liên tưởng với tuổi trẻ cũng qua đi. Hình ảnh mùa xuân như một chuyến xe, qua đi và dần đến đích. Sự tiếc nuối "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại" tạo sự liên tưởng đến đời người với những thuộc tính cố hữu của nó. Trong thơ, mùa xuân được mặc lấy những thuộc tính của của một đời người như: Hương sắc nhạt phai, mùa xuân 'rụng'. Một ẩn dụ ý niệm hình ảnh về việc kết thúc một cuộc hành trình, 'mặt hồng hết cười', niềm vui không còn. Thi hào William Shakespears cũng khắc họa ý niệm mùa xuân là một niềm luyến tiếc. Đó là 'sắc đẹp đánh rơi không thể nhặt', là xưa nay, "ai đã già" mà được "trẻ lại" bao giờ. Nhờ phương thức ánh xạ những thuộc tính từ miền nguồn sang miền đích, mùa xuân được tri nhận như một miền cảm xúc. 3. Kết luận Ẩn dụ đóng một vai trò quan trọng trong ý thức của con người, trong nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội, đặc biệt là trong văn học nghệ thuật. Hiểu được ẩn dụ là hiểu được thế giới khách quan, nhân sinh quan thông qua các biểu hiện ẩn dụ ý niệm và tri nhận của con người. 56
  7. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 Qua bài viết, tác giả đã có cái nhìn ngắn gọn, hệ thống lý thuyết ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm. Bên cạnh đó, trình bày được ẩn dụ ý niệm mùa xuân trong thơ tình Xuân Diệu và thơ tình của Đại thi hào William Shakespears. Ẩn dụ ý niệm đóng vai trò rất quan trong trong thi ca. Khái niệm về miền nguồn (source domain), miền đích (target domain) được khắc hoạ rõ ràng. Phương thức ánh xạ (mapping) và các biểu thức ẩn dụ được trình bày chi tiết. Bài viết đã làm sáng tỏ được ý niệm “mùa xuân” trong thơ, sự tương đồng trong ẩn dụ ý niệm của hai nhà thơ lớn trong lịch sử văn chương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lý Toàn Thắng (2015). Ngôn ngữ học tri nhận những nội dung quan yếu. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. [2] Nguyễn Đức Dân (2009). Tri nhận không gian trong tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, số 12. [3] Nhiều tác giả dịch (2016). Tuyển tập tác phẩm William Shakespeare. Nhà xuất bản Văn học. [4] Phan Cự Đệ (1982). Phong trào thơ mới. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. [5] Phạm Thế Hưng (2008). Mô hình tri nhận trong ẩn dụ ý niệm. Tạp chí Ngôn ngữ, số 4. [6] Trần Văn Cơ (2007). Ngôn ngữ học tri nhận. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. [7] Trần Văn Cơ (2009). Khảo luận ẩn dụ tri nhận. Nhà xuất bản Lao động Xã hội. [8] Xuân Diệu (2001). Toàn tập. Nhà xuất bản Văn học. Ngày nhận: 03/7/2022 Ngày duyệt đăng: 08/9/2022 57
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2