intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Án lệ số 42/2021/AL – nhìn từ góc độ cơ quan giải quyết tranh chấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung vào trình bày, phân tích các nội dung trọng yếu của Án lệ 42/2021/AL. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất một số nội dung và giải pháp nhằm vận dụng Án lệ 42/2021/AL trong thực tiễn xét xử của các cơ quan tranh chấp như tòa án và trọng tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Án lệ số 42/2021/AL – nhìn từ góc độ cơ quan giải quyết tranh chấp

  1. ÁN LỆ SỐ 42/2021/AL – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LÊ NGUYỄN GIA THIỆN NGUYỄN THƯƠNG THƯ** Tóm tắt Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung vào trình bày, phân tích các nội dung trọng yếu của Án lệ 42/2021/AL. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất một số nội dung và giải pháp nhằm vận dụng Án lệ 42/2021/AL trong thực tiễn xét xử của các cơ quan tranh chấp như tòa án và trọng tài. Từ khóa: trọng tài, Án lệ số 42/2021/AL, người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp 1. Nội dung của án lệ Án lệ số 42/2021/AL về quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài được Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 23/02/2021 và được công bố theo Quyết định 42/QĐ-CA ngày 12/3/2021 của Chánh án tòa án nhân dân tối cao. Án lệ được dựa trên bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST ngày 16/11/2018 của tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa về vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Long T và ông Nguyễn Hoàng S với bị đơn là Công ty TNHH Khu du lịch V. Trong đó, nội dung án lệ được xây dựng từ đoạn 9 phần “Nhận định của tòa án” của bản án trên. Nguyên văn phần lập luận của tòa án được phát triển thành án lệ như sau:558 “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số PBRC-S-064621 thuộc loại hợp đồng soạn sẵn do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra, soạn sẵn quy định thỏa thuận trọng tài, nay nguyên đơn là người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài và yêu cầu tòa án nhân dân thành phố Nha Trang giải quyết là phù hợp Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,559 Điều 17 Luật trọng tài thương mại560 và hướng dẫn tại khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao. Do đó, tòa án nhân dân thành phố Nha Trang thụ lý và giải quyết tranh chấp là đúng thẩm quyền theo khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự561 và còn trong thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015,562 Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự.”  Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM. ** Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM. 558 Án lệ số 42/2021/AL về quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài, https://anle.toaan.gov.vn, truy cập ngày 14/10/2021, . 559 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 số 59/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2010. 560 Luật Trọng tài thương mại 2010 số 54/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. 561 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 số 92/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015. 562 Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015. 331
  2. Tình huống án lệ xảy ra trong hợp đồng theo mẫu giao kết với người tiêu dùng có điều khoản lựa chọn trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng khởi kiện ra tòa án Việt Nam. Theo đó, giải pháp pháp lý án lệ đưa ra chính là cần phải xác định người tiêu dùng không lựa chọn trọng tài và có quyền lựa chọn tòa án Việt Nam giải quyết. Để xây dựng án lệ, có nhiều quy định pháp luật liên quan đã được áp dụng, trong đó có pháp luật dân sự, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật về trọng tài thương mại và các quy định về tố tụng dân sự. Tranh chấp được nhắc đến là tranh chấp về hợp đồng cung ứng dịch vụ, tuy nhiên, đây lại là hợp đồng theo mẫu được cung cấp bởi một công ty du lịch. Theo pháp luật dân sự, hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.563 Theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng.564 Hiểu một cách đơn giản, đây là loại hợp đồng được các doanh nghiệp soạn sẵn và sử dụng để giao kết hợp đồng với khách hàng tức là người tiêu dùng khi họ muốn sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Vậy thì liệu rằng khi trong hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng có quyền khởi kiện ra tòa án hay không? Khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp bị vô hiệu hay không thể thực hiện được thì khi tranh chấp phát sinh, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ là trọng tài565. Và nếu tranh chấp này được một trong các bên khởi kiện lên tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý vụ việc.566 Tuy nhiên, luật này lại có quy định riêng về quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng. Quy định nêu rõ đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn trọng tài hoặc tòa án để giải quyết tranh chấp.567 Mặt khác, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 lại có quy định về hiệu lực của điều khoản trọng tài trong hợp đồng theo mẫu theo một hướng khác. Cụ thể, trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.568 Khi người tiêu dùng khởi kiện ra tòa án thì tòa án không được từ chối thụ lý.569 Từ đó cho thấy quy định pháp luật vẫn cho phép người tiêu dùng lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp kể cả 563 Khoản 1 Điều 405 Bộ luật Dân sự 2015. 564 Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. 565 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010. 566 Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010. 567 Điều 17 Luật Trọng tài thương mại 2010. 568 Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. 569 Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010. 332
  3. trong trường hợp hợp đồng theo mẫu đã có thỏa thuận trọng tài thậm chí là thỏa thuận trọng tài nước ngoài như bản án 54/2018/KDTM-ST. 2. Tính ứng dụng của án lệ Án lệ số 42/2021/AL được xem là một biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì khi có tranh chấp xảy ra, người tiêu dùng thường có xu hướng khởi kiện lên tòa án trong nước. Mặc dù các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng nhưng việc lựa chọn trọng tài nước ngoài là cơ quan giải quyết tranh chấp cũng gây ra trở ngại cho người tiêu dùng trong việc thực hiền quyền khởi kiện của mình. Đầu tiên, rào cản ngôn ngữ gây ra khó khăn sâu sắc cho người tiêu dùng trong suốt quá trình tố tụng. Tiếp đến là các khoản chi phí, ngoài chi phí tố tụng, có thể kể đến chi phí đi lại, chi phí lưu trú tại nước ngoài… Những điều này khiến người tiêu dùng e ngại trong việc thực hiện quyền khi việc khởi kiện ra trọng tài nước ngoài gần như nằm ngoài khả năng của họ.570 Khi áp dụng Án lệ số 42/2021/AL, người tiêu dùng có thể hạn chế được những trở ngại này và bảo vệ được quyền khởi kiện của mình. Tuy nhiên, Án lệ số 42/2021/AL vẫn còn thể hiện một số bất cập về cả mặt lý luận lẫn thực tiễn áp dụng. Đầu tiên, về tiêu chí chọn lựa án lệ, pháp luật hiện hành quy định rõ án lệ được lựa chọn phải chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể; có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.571 Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, một án lệ được hình thành mới phải mang tính mới. Đặc điểm này cũng được thể hiện trong pháp luật một số quốc gia về định nghĩa án lệ. Luật pháp nước Anh – một trong những quốc gia theo hệ thống common law và có sự phát triển đáng kể về án lệ. Theo đó, ở Anh, án lệ được tạo ra trong những tình huống bất thường và phải mang tính mới, tức là quy tắc được xác lập trong án lệ chưa tồn tại trước đó.572 Có ý kiến cho rằng án lệ sẽ không thể hiện tính mới vì vốn được ban hành thông qua các bản án của tòa án về một vụ việc đã được giải quyết. Tuy nhiên, không phải bất cứ bản án nào cũng có thể trở thành án lệ. Các vụ việc chỉ liên quan đến việc xác định vấn đề pháp lý của sự kiện mà vấn đề đó đã được giải quyết bằng những quy định pháp luật có sẵn hay áp dụng tiền lệ trước đó thì vụ việc đó sẽ không được phát triển thành án lệ.573 Thực tế cho thấy chỉ một số lượng rất ít các vụ việc liên quan đến vấn đề pháp lý cần giải quyết bằng pháp luật mà chưa có quy tắc tiền lệ thì lúc này tòa án mới tạo ra án 570 Yến Châu (2021), “Án lệ từ một bài báo của Pháp Luật TP.HCM”, Báo Pháp luật, , truy cập ngày 15/10/2021. 571 Điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ do Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành. 572 Thomas Lundmark (2012), “Charting the Divide Between Common and Civil Law”, Oxford University Press, tr. 181 được trích dẫn trong bài viết “Án lệ, áp dụng án lệ trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam” của Nguyễn Minh Tuấn và Lê Minh Thúy, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 03 & 04, 02/2021. 573 Phạm Thị Thanh Xuân (2017), “Bàn về án lệ và việc áp dụng án lệ ở Việt Nam”, Tạp chí Nghề Luật, 3/2017, tr.11. 333
  4. lệ khi giải quyết những vụ việc này.574 Tóm lại, án lệ phải thể hiện được tính mới trong việc giải thích, áp dụng pháp luật của tòa án để từ đó hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định trong các vụ việc tương tự. Mặt khác, nội dung Án lệ số 42/2021/AL lại không có tính mới. Kết luận trong bản án được rút ra làm án lệ hoàn toàn dựa vào những quy định rõ ràng của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Luật trọng tài thương mại 2010.575 Cụ thể, lập luận của án lệ không thể hiện chức năng làm rõ các quy định chưa thống nhất nào cũng không vạch ra hướng dẫn áp dụng pháp luật nào cho các vụ việc tương tự. Bởi lẽ, nếu không có Án lệ số 42/2021/AL thì chỉ cần áp dụng đúng các quy định pháp luật hiện hành về quyền khởi kiện của người tiêu dùng thì quyền khởi kiện của người tiêu dùng vẫn được bảo vệ, người tiêu dùng vẫn có thể giải quyết tranh chấp tại tòa án trong nước. Vậy kể cả khi không có án lệ trên, các cơ quan xét xử vẫn sẽ có sự thống nhất trong xét xử những vụ việc tương tự. Điều này đồng nghĩa với việc Án lệ số 42/2021/AL đã không đảm bảo các tiêu chí lựa chọn án lệ về việc làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau hay tạo giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm việc xét xử các vụ việc tương tự. Hơn nữa, án lệ là nguồn bổ trợ, bổ sung cho các văn bản quy phạm pháp luật trong nghiên cứu, xét xử các vụ việc tương tự trong trường hợp các vụ việc đó không có, chưa có quy định hướng dẫn áp dụng.576 Ngược lại, án lệ này lại được xây dựng từ các quy định có sẵn, mang tính khẳng định lại sự áp dụng các quy định này trong vụ việc, không thể hiện sự công nhận và áp dụng quy tắc mới nào trong quá trình xét xử. Điều này dẫn đến Án lệ số 42/2021/AL cũng chưa thể hiện được mối quan hệ mật thiết giữa án lệ và văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp đến, giả sử bên còn lại trong hợp đồng đem tranh chấp ra trọng tài nước ngoài giải quyết và trọng tài nước ngoài đã xét xử vắng mặt người tiêu dùng cùng việc ban hành một phán quyết trọng tài. Đây là một phán quyết trọng tài khuyết tịch (default award).577 Vậy thì khi phán quyết này được đem về Việt Nam, liệu rằng phán quyết có được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành hay không? Theo Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài,578 việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối, theo yêu cầu của bên phải thi hành, chỉ khi nào bên đó chuyển tới cơ quan có thẩm quyền nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu, bằng chứng rằng thỏa thuận trọng tài không có giá trị theo luật mà các bên chịu sự điều chỉnh.579 Thỏa thuận trọng tài giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp này được hình thành bởi sự tự do, tự nguyện thỏa thuận của các bên, 574 Đỗ Thanh Trung (2016), “Một số vấn đề lý luận về án lệ trong hệ thống thông luật” , Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, 02(96)/2016, tr.69-76. 575 Lưu Tiến Dũng (2021), “Án lệ Việt Nam phân tích và luận giải”, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.762. 576 Phạm Thị Thanh Xuân (2017), “Bàn về án lệ và việc áp dụng án lệ ở Việt Nam”, Tạp chí Nghề Luật, 3/2017, tr.12. 577 Phán quyết khuyết tịch (default award) được tuyên khi không có sự tham gia của ít nhất một bên trong tranh, xem: Lew/Mistelis/Kröll (2003), Comparative International Commercial Arbitration, NXB. Kluwer Law Interna- tional, tr. 632. 578 Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài ngày 10 tháng 6 năm 1958. 579 Điều 5 Công ước New York 1958. 334
  5. đồng thời cũng không thuộc các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài.580 Do đó, theo Công ước New York 1958, việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài trên không thể bị từ chối. Ngoài ra, về vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, pháp luật hiện nước ta hiện hành quy định một phán quyết của trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam khi: (i) phán quyết của trọng tài nước ngoài mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài nếu không thì trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, (ii) phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành. Vì thế, phán quyết khuyết tịch của trọng tài nước ngoài khi đem về Việt Nam vẫn có thể được công nhận và cho thi hành.581 Vậy thì điều này sẽ mâu thuẫn với nội dung Án lệ số 42/2021/AL. tòa án Việt Nam sẽ chấp nhận công nhận và cho thi hành phán quyết này theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật trước đó hay từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết theo Án lệ số 42/2021/AL? Điều này sẽ dẫn đến vướng mắc khi án lệ trên ra đời và tạo ra mâu thuẫn với quy định hiện hành cũng như pháp luật quốc tế. Ngoài ra, nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng được dẫn trong án lệ có thể dẫn đến quyền tự định đoạt (hay còn gọi là quyền tự quyết) của các bên. Trong đó, quyền tự quyết của các bên chỉ đơn giản có nghĩa là các bên được tự do lựa chọn thủ tục áp dụng để phân xử giữa mình và lựa chọn các trọng tài viên riêng lẻ nếu đó là thủ tục đã được thỏa thuận.582 Ban đầu các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng sẽ chọn trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp phát sinh. Theo nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng thể hiện trong án lệ, người tiêu dùng có quyền lựa chọn tòa án trong nước để giải quyết thay vì trọng tài như đã thỏa thuận. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng được tự do lựa chọn và quyết định cơ quan xét xử, thủ tục giải quyết cho tranh chấp giữa mình và bên còn lại. Trường hợp này sẽ phát sinh quyền tự định đoạt của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc này liệu có đáp ứng được nguyên tắc trung thực, thiện chí (good faith) – nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng hay chưa? Trong lĩnh vực luật hợp đồng, đặc biệt là ở giai đoạn giao kết, nguyên tắc thiện chí được giải thích gần gũi với nguyên tắc tự do ý chí, có nghĩa là việc xác lập hợp đồng và các điều kiện của nó phụ thuộc vào ý chí của các bên.583 Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, nguyên tắc này có thể không gắn với ý chí của các bên lúc đầu mà lại gắn với sự công bằng về lợi ích giữa các bên.584 Khi thỏa thuận hợp đồng, các bên đồng ý và ký kết hợp đồng với điều khoản giải quyết tranh chấp sẽ lựa chọn trọng tài nước ngoài. Đối với hợp đồng theo mẫu cũng vậy, khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp 580 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010. 581 Điều 424 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. 582 UNCITRAL 2012 Digest of Case Law on the Model Law on International Commercial Arbitration, tr.59. 583 Ngô Huy Cương (2013), “Giáo trình Luật hợp đồng – Phần chung”, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 155. 584 Vũ Văn Mẫu (1963), “Việt Nam Dân Luật lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước”, NXB. Bộ giáo dục, tr. 250. 335
  6. nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.585 Điều này đồng nghĩa người tiêu dùng đã chấp nhận toàn bộ các nội dung hợp đồng, bao gồm cả điều khoản giải quyết tranh chấp.586 Thỏa thuận được thiết lập hoàn toàn theo ý chí của các bên. Mặt khác, khi tranh chấp phát sinh, theo thuyết bảo vệ người tiêu dùng – bên yếu thế trong hợp đồng, người tiêu dùng lại làm trái thỏa thuận khi lựa chọn tòa án trong nước để giải quyết tranh chấp hoặc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp khác bất kể thỏa thuận trọng tài có sẵn trong hợp đồng. Như vậy, người tiêu dùng có thể được quyền không tuân theo nguyên tắc trung thực thiện chí. Trong khi đó, bên còn lại của hợp đồng (thường là doanh nghiệp) buộc phải trung thực, thiện chí.Điều này phá vỡ sự trung thực, thiện chí của các bên trong hợp đồng. Rõ ràng, vì nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng mà tạo ra sự bất bình đẳng lợi ích giữa các bên. Có thể nói, Án lệ số 42/2021/AL khi bảo vệ quá mức người tiêu dùng đã vi phạm nguyên tắc trung thực, thiện chí trong thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, giải pháp pháp lý trong Án lệ 42/2021/AL sẽ dẫn đến tình trạng tố tụng song song. Trong trường hợp, người tiêu dùng lựa chọn tòa án trong nước để giải quyết tranh chấp. Tòa án sẽ tiến hành thụ lý, gửi các văn bản tố tụng đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp lựa chọn vắng mặt, đồng thời đưa tranh chấp đến trọng tài nước ngoài để giải quyết. Lúc này, người tiêu dùng sẽ viện dẫn án lệ và vắng mặt trong suốt quá trình tố tụng trọng tài. Điều này có thể dẫn đến việc có hai phán quyết được ban hành cho một vụ việc, bao gồm của tòa án trong nước và trọng tài nước ngoài. Vậy thì pháp luật các nước sẽ giải quyết tình trạng trùng tố này như thế nào? Trên thực tế, người tiêu dùng thường viện dẫn lý do rằng họ đã không đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết; hay vì đây là hợp đồng theo mẫu được soạn sẵn nên không thể thay đổi các điều khoản trong đó. Tuy nhiên, đây là những viện dẫn không thỏa đáng. Các bên trong hợp đồng nên và phải nên đọc, xem kỹ từng điều khoản của hợp đồng trước khi ký kết. Hợp đồng rất quan trọng và là thỏa thuận sẽ ràng buộc quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng khi phát sinh hiệu lực. Việc rà soát, kiểm tra nội dung hợp đồng và ý kiến về các điều khoản trước khi kí kết luôn được khuyến khích. Việc thiếu sót trong kiểm tra các điều khoản là trách nhiệm của người tiêu dùng. Sự viện dẫn là không phù hợp và thể hiện sự bảo vệ quá mức người tiêu dùng. Bất kể các điều khoản được thỏa thuận và việc trọng tài được lựa chọn lại dễ dàng bị hủy bỏ theo án lệ. Trường hợp này sẽ dẫn đến thiếu tin tưởng đối với phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài. Đó là chưa kể đến các đối tác kinh doanh nước ngoài cũng sẽ e ngại khi thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam khi mà người tiêu dùng được bảo vệ quá mức mà bỏ quên các doanh nghiệp, đối tác kinh doanh – bên còn lại tronng hợp đồng. Tình trạng này sẽ gây cản trở cho sự phát triển thương mại quốc tế. 585 Điều 405 Bộ luật Dân sự 2015. 586 Lưu Tiến Dũng (2021), “Án lệ Việt Nam phân tích và luận giải”, NXB. Tư pháp, Hà Nội, tr.763. 336
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2