intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của các thông số cấu trúc đến độ rủ của vải dệt kim single và Rib 1:1

Chia sẻ: ViEnzym2711 ViEnzym2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số cấu trúc của vải dệt kim loại vải Single và vải Rib 1:1 đến độ rủ vải như: mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang, trọng lượng vải đến hệ số độ rủ của vải Single và vải Rib 1:1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của các thông số cấu trúc đến độ rủ của vải dệt kim single và Rib 1:1

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br /> <br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ CẤU TRÚC ĐẾN ĐỘ RỦ<br /> CỦA VẢI DỆT KIM SINGLE VÀ RIB 1:1<br /> EFFECT OF THE PARAMETERS OF GEOMETRIC<br /> STRUCTURES ON DRAPE OF SINGLE AND RIB 1:1 FABRIC<br /> Nguyễn Thị Hiền1, Nguyễn Thị Hải Duyên2, Nguyễn Thị Hồi1<br /> Email: nthien.1981@gmail.com<br /> 1<br /> Trường Đại học Sao Đỏ<br /> 2<br /> Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội<br /> Ngày nhận bài: 5/5/2017<br /> Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 23/8/2017<br /> Ngày chấp nhận đăng: 26/9/2017<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Độ rủ của vải là một trong những đặc tính quan trọng cần quan tâm khi lựa chọn vải vào quá trình sản<br /> xuất hàng may mặc công nghiệp. Độ rủ góp phần điều chỉnh khả năng tạo dáng của sản phẩm may<br /> theo cơ thể người.<br /> Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng độ rủ phụ thuộc vào đặc tính cơ học của vải [2, 5]. Một số nghiên<br /> cứu khác chỉ ra rằng độ rủ chịu ảnh hưởng bởi nhiều các thông số cấu trúc của vải như mật độ sợi dọc,<br /> mật độ sợi ngang, chỉ số sợi, trọng lượng vải [6].<br /> Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số cấu trúc của vải dệt kim loại vải<br /> Single và vải Rib 1:1 đến độ rủ vải như: mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang, trọng lượng vải đến hệ số<br /> độ rủ của vải Single và vải Rib 1:1. Mối quan hệ toán học giữa độ rủ của vải với mật độ sợi dọc và sợi<br /> ngang theo quy luật hàm bậc hai tuyến tính. Khi tăng khối lượng vải do tăng mật độ dệt hoặc giảm chỉ<br /> số sợi, hệ số độ rủ của vải tăng đáng kể. Vải Rib1:1 chặt chẽ hơn vải Single khi cùng chỉ số sợi, cùng<br /> kích thước vòng sợi và cùng mật độ dệt.<br /> Từ khóa: Vòng sợi; mật độ dệt; hệ số rủ.<br /> Abstract<br /> Drape of fabric is an important property to consider when choosing fabrics for production of industrial<br /> garments. Drape of fabric can help to adjust the form of garment products following human body.<br /> Recent findings in this field indicate that researchers have mostly been defining the phenomenon of<br /> draping on the basis of the mechanical characteristics of textiles [2, 5]. Some other studies indicate that<br /> drape is affected by many physical and mechanical properties of fabrics as warp density, weft density,<br /> yarn count, weight of fabric [6].<br /> This paper show the research’s result about effects of fabric’s parameters on drape of fabrics. In detail:<br /> effects of warp density, weft density and weight on drape of Single and Rib 1:1 fabrics. The results show<br /> that the mathematical relation between drape and warp, weft density is following the rule of polynomial<br /> order 2. When increase the weights by increasing yarn density or reducing yarn count cause increasing<br /> strongly the drape of fabrics. The result also shows that because of fabric structure so the drape<br /> coefficient of Rib1:1 fabric increases stronger than Single fabric’s.<br /> Keywords: Yarn loop; density of weaving; drag coefficient.<br /> <br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tính chất này phụ thuộc độ uốn theo nhiều hướng<br /> khác nhau.<br /> Độ rủ vải là sự biến dạng dưới sức nặng của chính<br /> tấm vải đó khi được treo lên. Khi treo tấm vải lên, Độ rủ góp phần điều chỉnh khả năng tạo dáng<br /> do trọng lượng bản thân, vải sẽ hình thành những của sản phẩm may theo cơ thể người. Một sản<br /> nếp lượn tròn, người ta gọi đó là độ rủ của vải. phẩm may mặc tùy mục đích sử dụng sẽ cần lựa<br /> <br /> <br /> 48 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017<br /> LIÊN NGÀNH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC<br /> <br /> chọn vải với độ rủ khác nhau. Trang phục nữ giới phòng thí nghiệm Viện Dệt may - Da giày và Thời<br /> độ rủ cao tạo độ mềm mại, uyển chuyển. Những trang trường Đại học Bách khoa Hà Nội.<br /> trang phục dành cho nam giới cần có độ rủ thấp - Thiết bị đo độ rủ Cusick:<br /> để tạo cho người mặc vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe<br /> khoắn nhưng không kém phần thanh lịch, sang<br /> trọng. Điều đó đã cho thấy độ rủ của vải là một<br /> trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến<br /> tính thẩm mỹ và chức năng của trang phục, tạo<br /> nên sự khác biệt giữa vải và các nguyên liệu dạng<br /> tấm khác.<br /> <br /> Xác định độ rủ của vải là một việc mang tính định<br /> lượng, hình dạng rủ không ổn định thường xuyên<br /> thay đổi bởi các yếu tố nội và ngoại lực, trong đó<br /> có các yếu tố đặc trưng cơ học. Nhiều công trình<br /> khoa học đã nghiên cứu các thông số cơ lý của<br /> Hình 1. Thiết bị đo độ rủ Cusick<br /> vải ảnh hưởng đến độ rủ hoặc nghiên cứu các<br /> phương pháp xác định đánh giá độ rủ của vải - Phương án thí nghiệm trong nghiên cứu thực<br /> nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp may mặc nghiệm với hai biến đầu vào và một biến đầu ra,<br /> [2, 5]. Cho tới nay, tại Việt Nam việc nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp quy hoạch thực<br /> về độ rủ của vải nhiều nhưng đối với vải dệt kim nghiệm trực giao của Box-Willson [1], gồm 10 thí<br /> chưa nhiều. nghiệm trong đó tiến hành 8 thí nghiệm ở nhân và<br /> 2 thí nghiệm ở trung tâm của quy hoạch. Sử dụng<br /> Bài báo này trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của<br /> phần mềm Design Experts giải bài toán quy hoạch<br /> các thông số cấu trúc vải Single và vải Rib 1:1 đến<br /> thực nghiệm trực giao Box-Wilson.<br /> độ rủ của vải.<br /> Ảnh hưởng của các thông số mật độ sợi dọc Pd<br /> 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU và mật độ sợi ngang Pn tới độ rủ của vải Single<br /> 2.1. Nguyên vật liệu và Rib1:1 được xác định theo phương pháp quy<br /> hoạch thực nghiệm trực giao Box-Wilson. Ma trận<br /> - Nguyên liệu: Xơ bong 100%. Độ mảnh sợi Ne 30/1.<br /> thí nghiệm được biểu diễn ở bảng 1.<br /> - Kiểu dệt: Vải dệt kim Single và vải Rib 1:1. Bảng 1. Các biến số của ma trận thí nghiệm<br /> - Vải Single mật độ dọc 132; 140; 147 (hàng Biến Giá trị<br /> Thông số công nghệ<br /> vòng/100 mm). Mật độ ngang 177; 180; 183 (cột số -1 0 +1<br /> vòng/100 mm). Vải Single<br /> <br /> - Vải Rib 1:1 mật độ dọc 137; 144; 150 (hàng Mật độ dệt dọc<br /> X1 132 140 147<br /> vòng/100 mm). Mật độ ngang 124; 133; 143 cột (hàng vòng/100 mm)<br /> <br /> vòng/100 mm). Mật độ dệt ngang<br /> X2 177 180 183<br /> (cột vòng/100 mm)<br /> - Vải Single khối lượng 120 g/m đến 138 g/m và<br /> 2 2<br /> <br /> <br /> Rib 1:1 khối lượng 314 g/m2 đến 331 g/m2. Vải Rib 1:1<br /> <br /> 2.2 . Phương pháp nghiên cứu Mật độ dệt dọc<br /> X1 137 144 150<br /> (hàng vòng/mm)<br /> - Hệ số rủ của vải thí nghiệm được xác định theo<br /> tiêu chuẩn BS 5058:1973 trên thiết bị ASD-LAST<br /> Mật độ dệt ngang<br /> ký hiệu M213 trong điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt X2 124 133 143<br /> (cột vòng/mm)<br /> độ = 25±2oC, độ ẩm 65±2%). Được thực hiện tại<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 49<br /> NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br /> <br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> <br /> 3.1. Ảnh hưởng đồng thời của mật độ dệt dọc và mật độ dệt ngang tới độ rủ của vải dệt kim loại<br /> vải Single và Rib 1:1<br /> Bảng 2. Kết quả thực nghiệm hệ số độ rủ nhóm vải Single<br /> N x0 x1 x2 Pd Pn Hệ số rủ vải Single (%)<br /> 1 + + - 147 177 37,5<br /> 2 + + + 147 183 38,0<br /> 3 + - - 132 177 32,0<br /> 4 + - + 132 183 32,8<br /> 5 + 0 0 140 180 35,0<br /> 6 + 0 0 140 180 35,2<br /> 7 + + 0 147 180 37,8<br /> 8 + - 0 132 180 31,8<br /> 9 + 0 + 140 183 35,4<br /> 10 + 0 - 140 177 34,9<br /> Bảng 3. Kết quả thực nghiệm hệ số độ rủ nhóm vải Rib 1:1<br /> N x0 x1 x2 Pd Pn Hệ số rủ vải Single (%)<br /> 1 + + - 150 124 57,5<br /> 2 + + + 150 143 59,0<br /> 3 + - - 137 124 43,0<br /> 4 + - + 137 143 44,2<br /> 5 + 0 0 144 133 51,0<br /> 6 + 0 0 144 133 51,2<br /> 7 + + 0 150 133 58,2<br /> 8 + - 0 137 133 44,1<br /> 9 + 0 + 144 143 51,9<br /> 10 + 0 - 144 124 50,8<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2. Ảnh hưởng của Pd và Pn Hình 3. Ảnh hưởng của Pd và Pn<br /> đến hệ số rủ vải Single đến hệ số rủ vải Rib 1:1<br /> Đồ thị không gian biểu diễn mối quan hệ ảnh Y1 = 35,04 + 2,78X1 + 0,31X2 – 0,17X12 + 0,18X22<br /> hưởng của mật độ sợi dọc và mật độ sợi ngang – 0,075X1X2<br /> đến hệ số rủ của hai nhóm vải được thể hiện trên R2 = 0,99<br /> hình 2 và hình 3.<br /> Y2 = 51,24 + 7,25X1 + 0,63X2 – 0,22X12 – 0,021X22<br /> Phương trình hồi qui thực nghiệm biểu diễn qui + 0,075X1X2<br /> luật ảnh hưởng của thông số mật độ sợi dọc Pd<br /> R2 = 0,98<br /> và mật độ sợi ngang Pn đến hệ số độ rủ của 2<br /> nhóm vải: Trong đó:<br /> <br /> <br /> 50 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017<br /> LIÊN NGÀNH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC<br /> <br /> X1: mật độ dệt dọc (hàng vòng/100 mm);<br /> X2: mật độ dệt ngang (cột vòng/100 mm);<br /> Y1: hệ số rủ vải Single;<br /> Y2: hệ số rủ vải Rib 1:1.<br /> - Phương trình hồi quy độ rủ của vải Single và vải<br /> Rib 1:1 có các hế số > 0, chứng tỏ mật độ dọc và<br /> mật độ ngang ảnh hưởng đến độ rủ của vải.<br /> - Đối với vải Single và Rib 1:1, nguyên liệu xơ<br /> bông, các hệ số của biến sợi dọc đều lớn hơn các<br /> hệ số của biến sợi ngang, điều này thể hiện mật Hình 5. Ảnh hưởng của khối lượng vải<br /> độ dệt dọc của vải ảnh hưởng đến hệ số độ rủ đến hệ số rủ vải bông Rib 1:1<br /> nhiều hơn mật độ dệt ngang.<br /> - Khối lượng vải tăng lên do mật độ dệt dọc và/<br /> - Khi tăng mật độ dệt dọc và mật độ dệt ngang, hệ hoặc mật độ dệt ngang tăng. Trong trường hợp<br /> số rủ của vải Rib 1:1 tăng nhanh hơn hệ số rủ của tăng mật độ dệt sẽ làm cho vị trí các sợi nằm sát<br /> vải Single, điều này là do vải Rib 1:1 có kết cấu với nhau hơn trong vải, liên kết giữa các sợi cấu<br /> chặt chẽ hơn vải Single, các sợi dọc và sợi ngang tạo vải chặt chẽ và ổn định hơn, do vậy làm giảm<br /> của vải Rib 1:1 liên kết nằm sát với nhau hơn nên độ uốn và tăng độ cứng của vải dẫn đến độ rủ của<br /> độ cứng của vải cao hơn so với vải Single. vải giảm.<br /> 3.2. Ảnh hưởng của khối lượng vải tới độ rủ 4. KẾT LUẬN<br /> của vải - Phương trình hồi quy độ rủ của vải Single và vải<br /> Phương trình toán học hồi quy thực nghiệm ảnh Rib 1:1 các hệ số đều có ý nghĩa thống kê. Mật<br /> hưởng của khối lượng đến hệ số độ rủ của vải độ dọc và mật độ ngang ảnh hưởng đến độ rủ<br /> bông Single và Rib 1:1: của vải.<br /> - Khi tăng mật độ dệt dọc và mật độ dệt ngang, hệ<br /> Y1 = 0,355x – 10,33 R2 = 0,97<br /> số rủ của vải Rib 1:1 tăng nhanh hơn hệ số rủ của<br /> Y2 = 3,3x + 56 R2 = 0,99 vải Single.<br /> Trong đó: - Hệ số rủ của vải Single và Rib1:1 thay đổi khi<br /> x: khối lượng vải; khối lượng vải khác nhau. Khi khối lượng vải tăng<br /> Y1: hệ số rủ vải Single; thì hệ số độ rủ tăng, độ rủ của vải giảm.<br /> <br /> Y2: hệ số rủ vải Rib 1:1.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Đối với vải bông 100% Single và vải Rib 1:1, khi [1]. Trần Thị Dung (2011). Xây dựng phương pháp đánh<br /> gia tăng khối lượng vải thì hệ số rủ của vải tăng giá độ rủ của vải. Viện Dệt May.<br /> (hình 4, hình 5), có nghĩa là khi khối lượng vải [2]. Harumi Morooka and Masako Niwa (1976). Relation<br /> tăng lên thì độ rủ của vải giảm. between Drape Coefficients and Mechanical Properties<br /> of Fabrics. J. Text. Mach. Soc. Japan, 22, p.67.<br /> Khối lượng vải Single tăng 17% thì hệ số rủ của [3]. Hu, J., and Chan, Y.F (1998). Effect of Fabric<br /> vải tăng 6%. Vải Rib 1:1 tỷ lệ là 17% và 4%. Mechanical Properties on Drape. Textile Research<br /> Journal, 68 (1), p. 57-64.<br /> [4]. Narahari Kenkare and Traci May-plumlee. Mechanics<br /> of Fabric Drape, part 1: Drape of Fabrics. College of<br /> Textiles, North Carolina State University, box 8301,<br /> Raleigh, NC, 27695-8301, USA.<br /> [5]. T.W. Shyr, P.N. Wang, K.B (2007). Cheng. A<br /> Comparison of the Key parameters Affecting the<br /> Dynamic and Static Drape Coefficients of Natural-<br /> Fiber Woven Fabrics by a Newly Devised Dynamic<br /> Drape Automatic Measuring System. Fibers and<br /> Textile in Eastern Europe July/September 2007,<br /> vol.15, No.3.<br /> [6]. Tatiana Sarac1*, Jovan Stepanovic 1. Goran<br /> Hình 4. Ảnh hưởng của khối lượng vải Demboski2, Vasilije Petrovic3 (2015). Fabric draping<br /> đến hệ số rủ vải bông Single and cotton fabric structure relation analysis. Advanced<br /> technologies, 4(1) (2015), p. 84 - 88.<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 51<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2