intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày về việc đánh giá của cha, mẹ học sinh và cán bộ quản lí, giáo viên về ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh THCS tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0174 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 172-178 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ GIA ĐÌNH ĐẾN QUÁ TRÌNH THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Lê Thị Thu Hà Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Bài viết phân tích những đánh giá của cha mẹ học sinh và cán bộ quản lí, giáo viên về ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở. Kết quả cho thấy, cha, mẹ học sinh và cán bộ quản lí, giáo viên đều đánh giá cao tầm ảnh hưởng của yếu tố không khí tâm lí gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh; trong khi cha mẹ học sinh đánh giá cao ảnh hưởng của yếu tố mức độ quan tâm của cha mẹ đến con cái thì cán bộ quản lí và giáo viên đánh giá cao sự ảnh hưởng của yếu tố phong cách giáo dục của cha mẹ. Từ khóa: yếu tố gia đình, đánh giá của cha mẹ, đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên, thích ứng xã hội, học sinh trung học cơ sở. 1. Mở đầu Thích ứng xã hội có thể được mô tả liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân, vui chơi và giải trí, và các kĩ năng đối phó [1] (Racz và cộng sự, 2017). Để phản ánh khả năng thích ứng của một cá nhân trong lĩnh vực nào đó, người ta nghiên cứu thông qua các biểu hiện cụ thể của nhận thức, thái độ và hành vi cá nhân đó [2] (Nguyễn Thị Huệ, 2011). Như vậy, thích ứng xã hội là quá trình con người thay đổi nhận thức, thái độ và kĩ năng của bản thân để có những hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động và với những điều kiện, hoàn cảnh biến đổi của xã hội. Thích ứng tâm lí - xã hội là hình thức thích ứng ở trình độ cao nhất chỉ có ở con người. Thích ứng xã hội của học sinh THCS là quá trình người học sinh thay đổi nhận thức, thái độ và kĩ năng của bản thân để có những hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động và với những điều kiện, hoàn cảnh biến đổi của xã hội. Trong gia đình, những yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển khả năng thích ứng xã hội của các em chính là bầu không khí gia đình, phong cách sống, cách ứng xử giữa các thành viên, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái… Những gia đình hạnh phúc, cha mẹ biết khuyến khích, động viên con cái, mọi người trong gia đình đoàn kết, thương yêu nhau, biết chia sẻ với nhau thì khả năng thích ứng xã hội của con cái sẽ tốt hơn, các em dễ hình thành các kĩ năng thích ứng xã hội hơn so với những em có gia đình không hòa thuận, hạnh phúc. Nếu cha mẹ tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho con cái thì khả năng thích ứng của các em mang tính chủ động, vững chắc, làm cho các em nhanh chóng hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội, dễ dàng thành công hơn. Ngược lại, cha mẹ để mặc con cái, để các em mò mẫm thì quá trình thích ứng diễn ra chậm và bị động, trải qua nhiều “vấp ngã” dễ làm cho các em nảy sinh tâm lí tiêu cực. Môi trường gia đình là một yếu tố dự báo quan trọng về nhiều khía cạnh khác nhau của sự Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 22/11/2022. Ngày nhận đăng: 10/12/2022. Tác giả liên hệ: Lê Thị Thu Hà. Địa chỉ e-mail: lethithuha@hdu.edu.vn 172
  2. Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở thích ứng với xã hội của thanh thiếu niên (đặc biệt là đối với khả năng tự điều chỉnh trong học tập, kĩ năng giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ, bạo lực và hành vi thù địch của thanh thiếu niên). Có thể nói rằng khái niệm môi trường gia đình đại diện cho sự phức tạp của cuộc sống gia đình bằng cách nắm bắt các khía cạnh tình cảm và hệ thống, cũng như các mô hình hành vi trong gia đình. Những khía cạnh đó đã được chứng minh là có những tác động quan trọng đến sự thích ứng với xã hội của thanh thiếu niên. Đây là lí do tại sao môi trường gia đình cần được quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu trong tương lai, và tất nhiên, trong các can thiệp gia đình trong tương lai [3] (Kurock và cộng sự, 2022). Các kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong quá trình điều chỉnh và thích ứng của thanh thiếu niên với những nhu cầu đa dạng mà môi trường đòi hỏi ở họ, bảo vệ họ khỏi những ảnh hưởng như phương tiện truyền thông, vốn thúc đẩy toàn diện lối sống không lành mạnh, được ngụy trang bằng sự thành công và chấp nhận. đối với một số nhóm xã hội nhất định, dẫn đến rủi ro trong quá trình thích ứng của thanh thiếu niên [4, 5, 6, 7, 8, 9] (Pons & Berjano, 1997; Palacios & Palacios, 2002; Caricote, 2008; Estévez et al., 2008; Galicia et al., 2009; Vargas, 2009). Có thể nhận thấy, các yếu tố gia đình mang lại những ảnh hưởng nhất định đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh THCS. Bài viết này trình bày về việc đánh giá của cha, mẹ học sinh và cán bộ quản lí, giáo viên về ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh THCS tại Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong nghiên cứu này. Phương pháp này giúp mô tả thực trạng về những đánh giá của cha, mẹ học sinh và cán bộ quản lí, giáo viên về ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh THCS tại Việt Nam. Phiếu hỏi gồm hệ thống các câu hỏi đóng và câu hỏi mở, tập trung vào các nội dung: - Chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố gia đình; - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gia đình. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Với mục tiêu tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở, chúng tôi lựa chọn phạm vi khách thể, thời gian và địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giáo viên và cán bộ quản lí và cha mẹ của học sinh trung học cơ sở ở đầu cấp và cuối cấp (lớp 6 và lớp 8). Thời gian nghiên cứu tiến hành trong 2 năm (2012 và 2013). Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THCS ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam như Hà Nội, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hải Dương, Sơn La, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Buôn Ma Thuột. Cụ thể: - Đối tượng là giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường, chúng tôi lấy ý kiến trung bình mỗi trường điều tra 20 người, với 17 trường chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu được 319 phiếu (do một số phiếu trả lời quá sơ sài, không đạt yêu cầu). - Đối tượng cha mẹ học sinh, chúng tôi chỉ điều tra đại diện một số nơi như Hà Nội, Thanh Hóa, Sơn La và Hải Dương, tổng cộng được 127 phiếu. Bảng 1. Thông tin của khách thể học sinh Địa danh Trường SL K6 K8 Nam Nữ Tổng Hà Nội Phú Diễn 311 137 174 172 139 429 173
  3. Lê Thị Thu Hà Viên Nội 118 55 63 59 59 Hải Dương Quốc Tuấn 178 93 85 87 91 318 Thanh Quang 140 93 47 75 65 Ninh Bình Khánh Thượng 178 92 86 72 106 304 Khánh Thịnh 126 52 74 62 64 Thái Nguyên Chu Văn An 408 200 208 153 255 607 Nguyễn Du 199 105 94 88 111 Sơn La Nội trú 118 55 63 59 59 216 Tô Hiệu 98 48 50 51 47 Thanh Hóa Lí Tự Trọng 293 155 138 158 135 613 Trung Sơn 320 164 156 149 171 Buôn Mê Thuột Nguyễn Trường Tộ 222 128 94 110 112 603 Trần Hưng Đạo 381 218 163 190 191 TP Hồ Chí Minh Colette 358 186 172 161 197 358 Kiên Giang An Minh Bắc 300 150 150 131 169 621 Thạnh Yên 321 154 167 148 173 Tổng chung 4069 2085 1984 1925 2144 4069 2.1.3. Xử lí dữ liệu Dữ liệu nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Đánh giá của cha, mẹ học sinh: Kết quả xin ý kiến cha mẹ học sinh về vấn đề này được phản ánh cụ thể ở bảng 2 dưới đây: Bảng 2. Đánh giá của cha, mẹ học sinh về ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của các em TT Các yếu tố về Chiều hướng ảnh Mức độ ảnh hưởng (%) gia đình hưởng (%) Tích Trung Tiêu Nhiều Trung Ít Không cực bình cực bình 1 Tình cảm trong gia đình 77,17 22,83 0,00 0,00 Mọi người yêu thương, 80,31 19,69 0,00 tôn trọng, quan tâm nhau Bình thường 27,56 72,44 0,00 Không quan tâm đến 0,00 14,17 85,83 nhau, lạnh nhạt, thờ ơ 2 Không khí tâm lí gia đình 93,70 6,30 0,00 0,00 Vui vẻ, đầm ấm, hạnh 95,28 4,72 0,00 phúc… 174
  4. Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở Bình thường 21,26 78,74 0,00 Nặng nề, khó chịu, bức 0,00 13,39 86,61 bối… 3 Mức độ quan tâm của cha mẹ đến con cái 82,68 17,32 0,00 0,00 Quá quan tâm 7,09 78,74 14,17 Bình thường 21,26 78,74 0,00 Không quan tâm 0,00 19,69 80,31 4 Phong cách giáo dục của cha mẹ 77,16 19,69 3,15 0,00 Dân chủ 92,13 7,87 0,00 Tự do 14,96 66,93 18,11 Độc đoán 0,00 3,15 96,85 5 Điều kiện kinh tế gia đình 22,83 33,07 27,56 16,54 Giàu có 26,77 67,72 5,51 Bình thường 30,71 69,29 0,00 Nghèo 11,81 59,06 29,13 6 Số con trong gia đình 22,05 25,20 29,92 22,83 1 25,20 48,03 26,77 2 32,28 53,54 14,18 Nhiều hơn 2 5,51 61,42 33,07 7 Tình trạng cha mẹ 23,62 48,82 27,56 0,00 Đầy đủ cha mẹ 81,10 18,90 0,00 Cha mẹ li dị 0,00 48,82 51,18 Cha mẹ li thân 0,00 45,66 54,34 Mồ côi cha hoặc mẹ 12,60 55,91 31,49 Mồ côi cả cha mẹ 0,00 32,28 67,72 Từ kết quả thu được ở Bảng 2, ta thấy rằng cha, mẹ học sinh có xu hướng đánh giá cao những ảnh hưởng của yếu tố không khí tâm lí gia đình (93,70%) và mức độ quan tâm của cha mẹ đối đến con cái (82,68%). Các bậc phụ huynh có xu hướng cho rằng bầu không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc và phong cách giáo dục dân chủ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thích ứng xã hội của học sinh (95,28% và 92,13% chiều hướng ảnh hưởng tích cực). Hầu hết cha, mẹ đều nhận thức yếu tố gia đình có ảnh hưởng to lớn đến quá trình thích ứng xã hội của các em học sinh THCS. Trong các yếu tố về gia đình thì yếu tố tình cảm trong gia đình, bầu không khí tâm lí gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái và phong cách giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều nhất. Có trên, dưới 80% cha, mẹ học sinh đánh giá cao bốn yếu tố này. Các yếu tố khác như điều kiện kinh tế, tình trạng cha mẹ hay số con trong gia đình có ảnh hưởng nhưng chưa có sự thống nhất cao khi đánh giá. Ví dụ, có người cho rằng gia đình giàu có ảnh hưởng tích cực đến sự thích ứng xã hội của các em. Nhưng có người lại đánh giá là chưa chắc chắn, nhiều khi nhà nghèo cũng có tác dụng tích cực nhất định. Hay số con trong gia đình cũng có những nhận định hết sức khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có người cho đông con cũng có tác động tích cực đến sự thích ứng xã hội. Có người lại nói tùy gia đình như cách giáo dục và tùy từng học sinh cụ thể như kiểu thần kinh, tính tình, điều kiện sức khỏe... Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, nhìn chung các bậc cha mẹ đều nhận thấy các nhân tố có tính tích cực trong tình cảm gia đình, bầu không khí tâm lí, sự quan tâm của cha mẹ 175
  5. Lê Thị Thu Hà hợp lí, phong cách giáo dục đều ảnh hưởng tốt đến quá trình thích ứng của các em học sinh. Ngược lại, các nhân tố có tính tiêu cực như không khí gia đình luôn căng thẳng, tình cảm gia đình thiếu thốn, sự quan tâm quá mức hoặc quá thờ ơ…đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình thích ứng của học sinh. 2.2.2. Đánh giá của cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên Giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường là lực lượng trực tiếp dạy dỗ, giáo dục học sinh. Họ là đối tượng hiểu được khá rõ về vai trò ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trong đó có vai trò của yếu tố gia đình. Điều tra xin ý kiến của cán bộ quản lí và giáo viên về vấn đề này chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 3 dưới đây: Bảng 3. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của các em TT Các yếu tố về Chiều hướng Mức độ ảnh hưởng (%) gia đình ảnh hưởng (%) Tích Trung Tiêu Nhiều Trung Ít Không cực bình cực bình 1 Tình cảm trong gia đình 70,53 25,39 4,08 0,00 Mọi người yêu thương, 93,42 6,58 0,00 tôn trọng, quan tâm nhau Bình thường 51,72 48,28 0,00 Không quan tâm đến 0,00 30,72 69,28 nhau, lạnh nhạt, thờ ơ 2 Không khí tâm lí gia đình 90,60 8,46 0,94 0,00 Vui vẻ, đầm ấm, hạnh 90,60 9,40 0,00 phúc… Bình thường 47,34 52,66 0,00 Nặng nề, khó chịu, bức 0,00 26,65 73,35 bối… 3 Mức độ quan tâm của cha mẹ đến con cái 42,01 42,95 15,04 0,00 Quá quan tâm 0,00 68,03 31,97 Bình thường 53,92 46,08 0,00 Không quan tâm 0,00 23,51 76,49 4 Phong cách giáo dục của cha mẹ 89,66 7,84 2,50 0,00 Dân chủ 70,85 29,15 0,00 Tự do 31,97 31,66 36,37 Độc đoán 0,00 42,01 57,99 5 Điều kiện kinh tế gia đình 11,29 47,65 31,97 9,09 Giàu có 23,51 70,85 5,64 Bình thường 31,66 68,34 0,00 Nghèo 10,34 77,43 12,23 6 Số con trong gia đình 11,91 78,68 8,46 0,95 1 23,51 46,40 30,09 2 47,65 52,35 0,00 176
  6. Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở Nhiều hơn 2 13,17 68,34 18,49 7 Tình trạng cha mẹ 17,87 59,87 22,26 0,00 Đầy đủ cha mẹ 30,09 69,91 0,00 Cha mẹ li dị 0,00 69,28 30,72 Cha mẹ li thân 0,00 65,20 34,80 Mồ côi cha hoặc mẹ 4,39 70,85 24,76 Mồ côi cả cha mẹ 0,00 19,12 80,88 Từ Bảng 3 cho thấy cán bộ quản lí và giáo viên có xu hướng đánh giá cao những ảnh hưởng của yếu tố không khí tâm lí gia đình (90,60%) và phong cách giáo dục của cha mẹ (89,66%). Các cán bộ quản lí và giáo viên có xu hướng cho rằng mọi người yêu thương, tôn trọng, quan tâm nhau và bầu không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thích ứng xã hội của học sinh (93,42% và 90,60% chiều hướng ảnh hưởng tích cực). Từ kết quả thu được, đại đa số ý kiến của cán bộ quản lí và giáo viên về cơ bản thống nhất ý kiến với cha mẹ của các em. Các yếu tố về tình cảm gia đình, không khí tâm lí gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, phong cách giáo dục của cha mẹ được đánh giá là có vai trò to lớn đối với quá trình thích ứng xã hội của học sinh. Nếu các nhân tố này có tính thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực. Ngược lại, nếu các nhân tố không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự thích ứng xã hội của các em. Các yếu tố về kinh tế, số con trong gia đình, mức độ quan tâm của cha mẹ, tình trạng cha, mẹ học sinh thì có nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá sự ảnh hưởng của chúng. Ví dụ, có người nói nhà nghèo sẽ làm cho con cái thiếu tự tin. Nhưng ngược lại, có người lại nói nhà nghèo không ảnh hưởng gì đến sự thích ứng xã hội của học sinh. Thậm chí có người lại cho đó là yếu tố tích cực, là động lực thúc đẩy sự thích ứng xã hội của học sinh. Chúng tôi cho rằng, những ý kiến khác nhau này là do sự chiêm nghiệm và quan sát tình huống cụ thể trong thực tế. Đúng là trong thực tế có thể xảy ra nhiều tình huống như vậy. Ví dụ, có khi đông con là yếu tố cản trở sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ nhưng lại là điều kiện rèn luyện sự thích ứng xã hội của con cái…Chẳng hạn, trong thực tế những gia đình đông con, khó khăn, anh, chị em lại biết cách thỏa thuận với nhau, bảo ban nhau cùng giúp đỡ cha mẹ, biết cách chia sẻ khó khăn với nhau, đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Các em biết trân trọng công sức của cha mẹ, kính yêu cha mẹ, có trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình, với người khác…Đó là những yếu tố thúc đẩy quá trình thích ứng xã hội của các em. 3. Kết luận Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai nhóm khách thể điều tra là, cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và cán bộ quản lí nhà trường đều có các ý kiến đánh giá về vai trò của gia đình cơ bản thống nhất với nhau. Có thể nói gia đình là môi trường xã hội thu nhỏ, là môi trường để các em rèn luyện trước khi bước vào đời sống xã hội, vì thế gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách nói chung và sự thích ứng xã hội nói riêng của học sinh. Gia đình tốt là môi trường thuận lợi cho con cái phát triển. Nếu gia đình có những trục trặc thì dù ít, dù nhiều đều có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con cái, nhất là con cái khi lứa tuổi còn nhỏ. Kết quả trên sẽ là căn cứ có giá chị cho chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố gia đình đối với quá trình thích nghi xã hội của các em học sinh THCS cũng như là tiền đề để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện khả năng thích nghi xã hội của các em một cách hiệu quả hơn. 177
  7. Lê Thị Thu Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Racz, S. J., Putnick, D. L., Suwalsky, J. T., Hendricks, C., & Bornstein, M. H., 2017. Cognitive abilities, social adaptation, and externalizing behavior problems in childhood and adolescence: Specific cascade effects across development. Journal of Youth and Adolescence, 46(8), 1688–1701. [2] Nguyễn Thị Huệ, 2011. Những biểu hiện thích ứng của lứa tuổi thiếu niên. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 11, 51. [3] Kurock, R., Gruchel, N., Bonanati, S., & Buhl, H. M., 2022. Family Climate and Social Adaptation of Adolescents in Community Samples: A Systematic Review. Adolescent Research Review, 1-13. [4] Pons, J. & Berjano, E., 1997. Analysis of parental socialization styles associated with alcohol abuse in adolescents. Psychothema, 9(3), 609-617. [5] Palacios, S. & Palacios, M. B., December, 2002. Discrepancies in parents' and adolescents' reasoning about drug use. Annals of Psychology, 18(2), 233-245. [6] Caricote, E. A., January-March, 2008. Influence of parents in the sexual education of adolescents. Educare, 12(40), 79-87. [7] Estévez, E., Murgui, S., Musitu, G. & Moreno, D., June, 2008. Family climate, school climate and satisfaction with life in adolescents. Mexican Journal of Psychology, 25(1), 119-128. [8] Galicia, I. X., Sánchez, A. & Robles, F. J., December, 2009. Factors associated with depression in adolescents: School performance and family dynamics. Annals of Psychology, 25(2), 227-240. [9] Vargas, J., August-December, 2009. Perception of family social climate and attitudes towards situations of grievance in late adolescence. Interdisciplinary, 26(2), 289-316. [10] Vũ Cao Đàm, 1998. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội. [11] Gresham, F. M., & Elliott, S. N., 1990. Social skills rating system: Manual. American guidance service. ABSTRACT Effects of family factors on the social adaptation of secondary school students Le Thi Thu Ha Faculty of Psychology and Education, Hong Duc University The article analyzes the evaluations of students' parents, administrators, and teachers about the influence of family factors on the social adaptation process of secondary school students. The results show that parents, administrators, and teachers highly appreciate the influence of the family psychological atmosphere on the social adaptation process of students; students' parents highly appreciate the influence of parents' attention on their children, and administrators and teachers highly appreciate the influence of parents' educational style. Keywords: family factors, evaluation of parents, evaluation of administrators and teachers, social adaptation, secondary school students. 178
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2