intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, truyền thống đến đạo đức nghề nghiệp Kế toán - Kiểm toán trong doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

22
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, truyền thống đến đạo đức nghề nghiệp Kế toán - Kiểm toán trong doanh nghiệp" đã phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trong doanh nghiệp và từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao vấn đề đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trong doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, truyền thống đến đạo đức nghề nghiệp Kế toán - Kiểm toán trong doanh nghiệp

  1. 467 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA, TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP The influence of traditional cultural factors on the professional ethics in accounting and auditing in enterprises in VietNam PGS.TS Đinh Thế Hùng, Phùng Thị Thu Trang, Hoàng Thị Diệu Thảo, Nguyễn Thu Trang, Trần Thị Vân, Nguyễn Lê Thanh Ngân Viện Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: hungdt@neu.edu.vn Tóm tắt Ở nhiều nước trên thế giới, đặt biệt là các nước khu vực châu Á, ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đến đạo đức nghề nghiệp được thể hiện rõ nét, đặc biệt là trong ngành kế toán, kiểm toán. Mối quan hệ này đã được hiện diện trong các nghiên cứu trước đây với nhiều không gian và thời gian khác nhau. Bài viết này hướng tới khẳng định lại ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đến đạo đức nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã tiến hành điều tra tại các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi thành phố Hà Nội từ tháng 10/2021 đến 01/2022. Nghiên cứu đã phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trong doanh nghiệp và từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao vấn đề đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trong doanh nghiệp. Từ khoá: Đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán; yếu tố văn hoá, truyền thống; ảnh hưởng. Abtract: In many countries, especially Asian countries, the influence of traditional cultural factors on professional ethics is clearly shown, especially in the accounting and auditing industry. This relationship has been present in previous studies with different spaces and times. This article aims to reaffirm the influence of traditional cultural factors on the professional ethics in accounting and auditing in enterprises in Vietnam. This study surveyed enterprises operating within Hanoi city from October 2021 to January 2022. The study analyzed the degree of influence of these factors on the professional ethics in accounting and auditing in the enterprise and from that some solutions were proposed to improve the problem of professional ethics in accounting and auditing in the enterprise. Keywords: Professional ethics of accounting - auditing; cultural and traditional factors; affect. 1. Đặt vấn đề Trong xã hội, làm nghề gì cũng cần phải có đức, có tâm, cần những quy tắc ứng xử của nghề nghiệp ấy. Đạo đức nghề nghiệp là các tiêu chuẩn, nguyên tắc điều chỉnh hành vi của những người hành nghề trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, nhằm đảm bảo người hành nghề thực hiện nhiệm vụ của mình với chất lượng tốt, tuân thủ các qui định của pháp luật, tạo niềm tin cho cộng đồng về chất lượng dịch vụ cung cấp. Nó là một thứ tưởng chừng như dễ để thực hiện và tuân thủ theo nhưng đồng thời cũng rất khó. Và nó cũng không phải là ngoại lệ đối với ngành nghề kế toán - kiểm toán và nhất là trong thời đại công nghệ số hiện nay. Ở nhiều nước trên thế giới, đặt biệt là các nước khu vực châu Á, ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đến đạo đức nghề nghiệp được thể hiện rõ nét, tác động mạnh đến sự đi lên của kinh tế - xã hội nói chung và trong các doanh nghiệp nói riêng. Mối quan hệ này đã được hiện diện trong các nghiên cứu trước đây với nhiều không gian và thời @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 468 gian khác nhau; tuy nhiên cần khẳng định lại mối quan hệ này bằng phương pháp định lượng để phù hợp với xu thế hiện tại ở Việt Nam. Bài viết này hướng tới mục tiêu là xác định những yếu tố văn hóa, truyền thống có ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán trong doanh nghiệp; Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trong doanh nghiệp và nêu một số giải pháp để nâng cao vấn đề đạo đức nghề nghiệp kế toán-kiểm toán. Nghiên cứu này đã tiến hành điều tra các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi thành phố Hà Nội, về ngành nghề kế toán- kiểm toán và cơ quan thuế từ tháng 10/2021 đến 01/2022 để xác định ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đến đạo đức nghề nghiệp kế toán-kiểm toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu quốc tế Jeffrey R. Cohen và cộng sự (1992) đã nghiên cứu các yếu tố văn hóa và kinh tế xã hội có thể cản trở việc chấp nhận và thực hiện quy tắc ứng xử quốc tế của một nghề. Bài nghiên cứu đã áp dụng bộ "Hướng dẫn về Đạo đức cho Kế toán Chuyên nghiệp" do Liên đoàn Kế toán Quốc tế ban hành (1990). Nhóm tác giả đã sử dụng bốn giá trị liên quan đến công việc của Hofstede: Khoảng cách quyền lực, Tránh sự không chắc chắn, Chủ nghĩa cá nhân và Nam tính. Các yếu tố kinh tế xã hội là Trình độ phát triển của nghề và Sự sẵn có của các nguồn lực kinh tế. Nhóm đánh giá khả năng áp dụng và mức độ phù hợp của hướng dẫn kế toán, đồng thời thảo luận về các tác động đối với kế toán và các ngành nghề khác. Rebecca LeFebvre (2011) nghiên cứu về các quy tắc ứng xử của 50 công ty đại chúng hàng đầu Hoa Kì và Ấn Độ để thấy được sự khác biệt về văn hóa đã ảnh hưởng thế nào đến đạo đức kinh doanh của các tập đoàn. Sự khác biệt về văn hóa đã tạo ra những sự đối lập vô cùng to lớn trong đạo đức làm việc ở cả hai quốc gia như những quy tắc nghiêm ngặt được áp dụng với toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp ở Hoa Kì nhưng ở Ấn Độ nó chỉ được áp dụng với bộ phận quản lí cấp cao. Hay ở Hoa Kì thì nhân viên có thể tố các nặc danh những vi phạm của đồng nghiệp nhưng ở Ấn Độ thì không được,... Tuy nhiên, mục tiêu chung của cả hai đều là những kì vọng mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích chung của doanh nghiệp và mang đến sự tin tưởng cao nhất cho công chúng khi đến làm việc ở đó. Olga Volkova (2016) chỉ ra sự phụ thuộc lẫn nhau của các hoạt động kế toán đảm bảo tính minh bạch trong xã hội, với sự phát triển của văn hóa thị giác (các đối tượng gợi ý nhận thức trực quan của họ và các công nghệ hỗ trợ chúng). Sự đồng bộ giữa các cuộc cách mạng kế toán và những thay đổi đáng kể trong văn hóa thị giác và công nghệ được thể hiện trong thiên niên kỷ thứ hai. Việc định kỳ chung được đưa ra cho các thông lệ kế toán và văn hóa thị giác, trên cơ sở những thay đổi trong cơ chế minh bạch trong xã hội. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Nguyễn Thị Bích Trâm, Lê Thị Thanh Xuân (2015) nghiên cứu cho thấy có ba yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của người lao động, bao gồm: quan điểm tuyệt đối về giá trị đạo đức cá nhân, chính sách của tổ chức đối với hành vi đạo đức, và nhận thức về hành vi đạo đức của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhận thức của lực lượng lao động mới về đạo đức nghề nghiệp. Cuối cùng, tác giả rút ra kết luận rằng: tồn tại sự khác biệt trong nhận thức về đạo đức nghề nghiệp giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về lĩnh vực nghề nghiệp, về nghề nghiệp, về loại hình tổ chức và về kinh nghiệm làm việc. @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 469 Lê Anh Linh và cộng sự (2020) nghiên cứu 225 mẫu nghiên cứu cùng với 6 nhân tố đó là: Bình đẳng, công bằng; Vinh danh; Ổn định và phát triển; Đoàn kết, tập thể; Hài hòa trong quan hệ và Đạo đức cá nhân ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, ngoài 6 nhân tố này thì hiện nay còn một số nhân tố nữa có ảnh hưởng đến vấn đề này. Lê Anh Tuấn và cộng sự (2021) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên kế toán các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Thông qua việc sử dụng các nghiên cứu hỗn hợp các tác giả nhận thấy rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên kế toán, lần lượt là: luật của ngành. Giáo dục chương trình và Cá nhân hóa. Kết quả nghiên cứu này nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp kế toán sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Lê Thị Thu Hà (2021) đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán dựa trên việc tổng hợp một số nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới. Kết quả cho thấy có nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm các yếu tố thuộc về cá nhân như tuổi, giới tính, kinh nghiệm làm việc, cũng như môi trường làm việc như các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, giá trị đạo đức doanh nghiệp hay môi trường văn hoá quốc gia có thể tác động đến hành vi đạo đức của các cá nhân. Mỗi quốc gia muốn phát triển kinh tế - xã hội cần phải có các nguồn lực gồm: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ, con người; trong đó nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất. Đối với các nước thuộc khu vực châu Á, văn hóa dân tộc và đạo đức nghề nghiệp trong nguồn nhân lực là một trong các nguồn vốn của tổ chức kinh doanh, là nguồn lực cho sự phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Trong đó, kinh nghiệm nhiều nước cho thấy tác động của yếu tố văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các kế toán viên, kiểm toán viên. Mối quan hệ này tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành kế toán- kiểm toán nói riêng và tất cả các ngành nói chung. Đoàn Thanh Nga và cộng sự (2021) xem xét hướng chính xác và tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa như giáo dục, giới tính, khoảng cách quyền lực, và khả năng chấp nhận rủi ro trong việc ra quyết định có đạo đức. Dữ liệu được thu thập từ 194 người được phỏng vấn trong ba nhóm: sinh viên kinh doanh nói chung, sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp tại Việt Nam. Phân tích con đường được sử dụng để kiểm tra tác động của các yếu tố văn hóa đối với đạo đức nhận thức, phán đoán đạo đức và ý định đạo đức trong các tình huống đáng ngờ khác nhau ở cấp độ cá nhân như các biến độc lập, trung gian biến và kiểm duyệt biến. Chỉ số này là tỷ lệ phần trăm người trả lời tin rằng một hành vi cụ thể là phi đạo đức dựa trên một tập hợp các nguyên tắc đạo đức. Kết quả cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm sinh viên và chuyên gia về các biện pháp, cho thấy rằng cả bốn yếu tố đều có ảnh hưởng đến việc ra quyết định có đạo đức. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất liên quan đến 4 yếu tố nhằm nâng cao đạo đức của thế hệ kiểm toán viên tương lai tại Việt Nam. Nghiên cứu này cũng góp phần vào lý thuyết về văn hóa nói riêng và sự giao thoa văn hóa nói chung trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Có thể thấy, các nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu ở một số một phận nhỏ, chưa mở rộng được ra nhiều thành phần có liên quan đến hai lĩnh vực này, các đối tượng nghiên cứu trên vị trí địa lí quá rộng nên các ý kiến chỉ mang tính chất tổng quan mà chưa xoáy sâu vào nghiên cứu cụ thể. Vì thế, điểm mới của bài viết này là nhóm tác giả muốn nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố văn hóa, truyền thống ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 470 3. Cơ sở lí thuyết 3.1. Khái quát về đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Đạo đức nghề nghiệp là “những tiêu chuẩn, phẩm chất của một cá nhân trong quá trình làm việc, công tác, một hoạt động nào đó, phẩm chất đạo đức, nguyên tắc, thước đo hành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực cụ thể” (Nguyễn Văn Phi, 2021). Những phẩm chất đạo đức trong quá trình làm việc, công tác được nhà nước và xã hội thừa nhận và phát huy. Đạo đức nghề nghiệp cũng có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân, được thể hiện một phần thông qua đạo đức cá nhân. Ở mọi giai đoạn lịch sử hay bất kỳ ngành nghề nào thì đạo đức nghề nghiệp đều là tài sản vô giá đối với mỗi người và được xã hội công nhận và tôn trọng. Trong một tổ chức nhà nước, bất kỳ tổ chức xã hội nào, hay ngay cả tại các doanh nghiệp thì đạo đức nghề nghiệp cũng là phẩm chất cực kỳ quan trọng vì nó thể hiện được trình độ văn hóa và uy tín của tổ chức, doanh nghiệp đó. Đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là hệ thống những nguyên tắc đạo đức áp dụng cho các cá nhân và tổ chức hành nghề trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Đó là một trong những yêu cầu quan trọng nhất với người hành nghề trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin kế toán tài chính của các doanh nghiệp. Vì vậy, trách nhiệm của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đơn lẻ hoặc doanh nghiệp nơi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc mà còn phải nắm được và tuân thủ các các chuẩn mực riêng (Bộ Tài chính, 2015). Ngoài ra, các kế toán viên chuyên nghiệp phải đảm bảo tuân thủ năm nguyên tắc đạo đức cơ bản: Tính chính trực; Tính khách quan; Năng lực chuyên môn và tính thận trọng; Tính bảo mật; Tư cách nghề nghiệp. 3.2. Khái quát về văn hóa truyền thống dân tộc Văn hóa truyền thống dân tộc là khái niệm được tạo thành từ ba khái niệm là văn hóa, truyền thống và dân tộc. + Văn hóa là những sản phẩm (vật chất và tinh thần) mà con người tạo ra. + Truyền thống là những thứ không hiện đại hay những thứ có từ trong quá khứ. + Dân tộc được nói ở đây chính là các sắc tộc khác nhau cùng hội tụ trên một lãnh thổ. Văn hóa truyền thống dân tộc là toàn bộ những sản phẩm về vật chất và tinh thần của 54 anh em dân tộc Việt Nam sáng tạo ra hay là tiếp thu tinh túy từ những dân tộc khác được hình thành từ quá khứ và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Chính vì thế, văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Việt Nam trong các doanh nghiệp nói riêng đều được thể hiện rất rõ nét qua các đặc đính sau: Tính cộng đồng và tính tự trị; Tinh thần đoàn kết, tính tập thể; Tính bình đẳng, công bằng; Tính hài hòa trong quan hệ; Tính ổn định và phát triển; Tính dung hợp; Đạo đức cá nhân; Tính vinh danh. 4. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là: - Phương pháp định tính: Thông qua việc thu thập, thông tin, phân tích, tổng hợp để hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung đề tài, nhóm đã đưa ra một số câu hỏi sơ bộ. Nhóm đã tiến hành chỉnh sửa bằng cách (phỏng vấn) online 4 chuyên gia về kế toán viên, kiểm toán để hiệu chỉnh bảng hỏi và từ đó có thể đưa ra một bảng hỏi chính xác và phù hợp. Nhóm nghiên cứu đã có bảng hỏi hoàn thiện và phổ biến rộng rãi, thu thập câu trả lời từ người tham gia khảo sát. @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 471 - Phương pháp định lượng: Nhóm nghiên cứu đã phân tích số liệu thu thập được trên các phần mềm: SPSS, Stata, Eview để đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khá phá EPA; phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Sau đây, nhóm nghiên cứu sẽ mô tả chi tiết từng giai đoạn cụ thể:  Giai đoạn 1: Thiết lập bảng hỏi Dựa vào các tiền đề cơ sở lý thuyết, các khái niệm về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp kế toán- kiểm toán, các đặc trưng về văn hóa truyền thống dân tộc và mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống dân tộc và đạo đức nghề nghiệp, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng hỏi về ảnh hưởng của yếu tố văn hoá, truyền thống đến đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 2 chuyên gia về kế toán, 1 chuyên gia về thuế, 1 chuyên gia về kiểm toán để đánh giá hợp lý, khách quan về mức độ phù hợp của các biến đưa vào trong bảng hỏi. Từ đó hiệu chỉnh bảng hỏi, bổ sung các câu hỏi cần thiết, và lược bỏ các câu hỏi không đúng trọng tâm và nhóm đã đưa ra một bảng hỏi chính thức. Bảng hỏi được thiết kế thông qua việc sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Trung lập; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý.  Giai đoạn 2: Khảo sát bảng hỏi và thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu đã xác định các thông tin cần thiết cho công cụ nghiên cứu bao gồm các tiền đề cơ sở lý thuyết, các khái niệm, đặc trưng, biểu hiện đã được trình bày trong phần nêu trên. - Dữ liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu đã thu thập số liệu chủ yếu qua bảng hỏi. Đây là một phương pháp cần thiết và khả thi, bao gồm 3 câu hỏi về nhân khẩu học: Giới tính, Nơi làm việc, Vị trí công việc và 27 câu hỏi với 7 biến độc lập: Bình đẳng và công bằng; Ổn định và phát triển; Vinh danh; Đoàn kết và tập thể; Hài hòa trong quan hệ; Đạo đức cá nhân; Học hỏi thăng tiến. Nhóm nghiên cứu thực hiện qua các cách để thu thập dữ liệu gồm: Gửi bảng hỏi trên Google doc vào các nhóm về kế toán- kiểm toán trên các trang mạng xã hội; khảo sát trực tiếp qua các bảng hỏi đã được in ra giấy.  Giai đoạn 3: Thiết kế mẫu Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger và cộng sự, 2006). n=5*m, trong đó: m là số lượng câu hỏi trong bài. Trong bài gồm 27 biến quan sát nên số kích thước mẫu tối thiểu là: 5*27=135 Với 135 kích thước mẫu tối thiểu ở trên, nhưng để đảm bảo tính chính xác, sai số sao cho nhỏ nhất, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy 213 mẫu khảo sát. Nhóm cũng sẽ lựa chọn khảo sát trên nhiều yếu tốc đặc điểm theo nhiều độ tuổi, chức vụ, giới tính khác nhau để số liệu được khái quát. Nhóm tiến hành khảo sát trong thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 1/2022.  Giai đoạn 4: Xử lý, phân tích số liệu Dự trên dữ liệu đã thu thập, nhóm tiến hành xử lý số liệu: - Loại bỏ các khảo sát không đạt tiêu chuẩn như: Không điền đầy đủ thông tin... - Dữ liệu thu thập được sẽ được trình bày trong một file Excel để có thể dễ dàng tra cứu, tính toán số liệu. @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 472 Và sau khi xử lý dữ liệu, nhóm tiến hành phân tích dữ liệu qua phần mềm SPSS. 4.2. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu 4.2.1. Khung nghiên cứu Dựa trên cơ sở lí thuyết về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán, các văn hóa truyền thống Việt Nam cùng với sự thảo luận nhóm chuyên gia, nhóm tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu như sau: 4.2.2. Nội dung mô tả các biến, cách thức đo lường và giả thuyết nghiên cứu a. Biến độc lập  Yếu tố bình đẳng và công bằng (VCB) Trong lịch sử Việt Nam, thuộc tính này của cá nhân nhưng thường phát triển thành sức bật tập thể của cả dân tộc nhằm giành lấy sự công bằng, bình đẳng về chính quyền. Hofstede (1991), Phan Đình Quyền (2008) đã có cùng nhận xét: Người Việt Nam thuộc nền văn hóa Neutral (giấu, kìm nén xúc cảm). Đối với nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, sự bình đẳng về giới tính, chức vụ, quyền hạn của các kế toán viên, kiểm toán viên cũng được đặt lên hàng đầu. Giả thuyết H1: Tính bình đẳng và công bằng thuộc yếu tố văn hóa Việt Nam có ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán- kiểm toán.  Yếu tố ổn định và phát triển (VOD) Phan Ngọc Minh (2006) cho rằng con người Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích bản thân, không bao giờ bằng lòng với điểu kiện khách quan đã có, mà luôn tạo ra những điều kiện khách quan mới. Drucker (2008) cũng cho rằng người lao động làm việc trong doanh nghiệp cần được chia sẻ các giá trị mục tiêu dài hạn, các sứ mệnh hay triết lý của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự ổn định công việc và cuộc sống gia đình nhân viên. Đối với các kế toán viên, kiểm toán viên Việt Nam, được bảo đảm ổn định trong công việc và gia đình khiến họ tập trung và nỗ lực hết mình. Giải thuyết H2: Tính ổn định và phát triển thuộc yếu tố văn hóa Việt Nam có ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán.  Yếu tố vinh danh (VVD) Theo Nguyễn Hồng Phong (2000), sự tôn trọng và mong được tôn trọng là thực thể tinh thần tồn tại tự thân. Tôn trọng là một trong những yếu tố chính của hệ giá trị người Việt Nam. Nguyễn @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 473 Hải Sản (2007) đã phân tích vinh danh trong một tổ chức: Sự khen thưởng thành tích đóng góp của nhân viên, phản ánh hành vi, nhu cầu và sự thảo mãn của con người trong tổ chức. Đối với kế toán viên, kiểm toán viên Việt Nam cũng vậy, sự mong muốn được đề cao là điều tất yếu. Giả thuyết H3: Tính vinh danh thuộc yếu tố văn hóa của Việt Nam ảnh hưởng hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán.  Yếu tố đoàn kết, tập thể (VDK) Theo Trần Ngọc Thêm (1999), tinh thần cộng đồng, gắn kết Cá nhân - Gia đình - Làng xã - Tổ chức là những mặt ưu trong giá trị tinh thần truyền thống của người Việt Nam. Giải thích cho sự cộng hưởng sức mạnh từ yếu tố đoàn kết, Hofstede (1991) xác định rằng trong nền văn hóa coi trọng chủ nghĩa tập thể thì tổ chức đó chăm lo lợi ích thành viên, các thành viên phải hoạt động, ứng xử theo lợi ích tổ chức. Hướng tới các kế toán viên, kiểm toán viên Việt Nam, tính đồng đội, đoàn kết thường xuyên và luôn luôn được đề cao. Giả thuyết H4: Tính đoàn kết và tập thể thuộc yếu tố văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến đạo đức kế toán - kiểm toán.  Yếu tố hài hòa trong quan hệ (VQD) Theo Trần Ngọc Thêm (1999), tính tự trị của làng xã là đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống Việt Nam tạo ra óc gia trưởng và tôn ti. Trần Đình Hượu (1996) cho rằng cho quá trình lịch sử, tâm thức người Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử tiếp thu sâu hơn đường lối nhân trị, cai trị bằng tình và coi trọng tính dân chủ. Văn hóa truyền thống Việt Nam gắn kết các cặp giá trị tôn ti và dân chủ, gia trưởng và tôn trọng luôn cùng đồng hành và phát triển. Đặc điểm: “Hài hóa trong quan hệ” rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, là sự hài hòa trong quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, mỗi quan hệ giữa quyết định và thực thi quyết định. Vì vậy, hài hòa trong quan hệ không chỉ ảnh hưởng chung đến đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán nói riêng. Giả thuyết H5: Tính hài hòa trong quan hệ thuộc yếu tố văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán.  Yếu tố đạo đức cá nhân (DDCN) Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các quyết định có đạo đức bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về mỗi cá nhân. Các yếu tố cá nhân được xác định là các giá trị cá nhân (bao gồm: kiến thức, thái độ và ý định) là các kinh nghiệm của cá nhân, và các giá trị này có ảnh hưởng quan trọng đến thái độ và hành vi ra quyết định của các cá nhân trong nghề nghiệp (Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự, 2015). Liên hệ với nghề kế toán - kiểm toán, đạo đức cá nhân biểu hiện qua tính trung thực, tính khách quan, tính thận trọng, tính bảo mật và tư cách nghề nghiệp của kế toán - kiểm toán. Từ đó, có thể thấy rằng đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ. Giả thuyết H6: Đạo đức cá nhân thuộc yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán.  Yếu tố tính học hỏi, thăng tiến (VHH) Trần Ngọc Thêm (1999) cho rằng trong lòng xã hội truyền thống Việt Nam, người có học được coi trọng, đứng đầu danh mục các nghề. Nhà nghiên cứu văn hóa Lewis (1999) đã nhận xét giá trị tâm thức người Việt là học hỏi và trình độ cao. Đối với nghề kế toán - kiểm toán, kế toán viên và kiểm toán viên luôn phải trau dồi kiến thức nghề nghiệp, học hỏi kiến thức từ đồng nghiệp, các tài liệu nghiên cứu trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ cũng như nâng cao vị thế. @ Trường Đại học Đà Lạt
  8. 474 Giả thuyết H7: Tính học hỏi và thăng tiến thuộc yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán. Các biến độc lập trên được đo lường thông qua việc áp dụng thang đo Likert, người khảo sát sẽ trả lời các câu hỏi với 5 mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý. Các biến độc lập trên được đo lường bằng các tiêu chí sau: Bảng 1: Các tiêu chí cụ thể đo lường các biến phụ thuộc Yếu tố Ký hiệu Tiêu chí Nguồn Thu nhập của kế toán viên, kiểm toán viên là phù hợp VCB1 với công việc của họ. Đinh Phi Hổ, Chính sách thăng tiến và khen thưởng cho kế toán viên, Hoàng Trọng Bình đẳng VCB2 kiểm toán viên là công bằng. Tân (2012); Lê và công Anh Linh và bằng Không có sự thiên vị trong việc xét nâng lương, thăng VCB3 cộng sự (2020) chức cho kế toán viên, kiểm toán viên. Cấp trên luôn nhất quán thực thi chính sách liên quan VCB4 đến kế toán viên, kiểm toán viên Kế toán viên, kiểm toán viên được công ty đầu tư, Drucker VOD1 khuyến khích học tập và phát triển kĩ năng. (2008); Đinh Kế toán viên, kiểm toán viên được chia sẻ và hiểu rõ các Phi Hổ, Hoàng Ổn định VOD2 Trọng Tân và phát mục tiêu của công ty. (2012); Lê Anh triển Công ty của kế toán viên, kiểm toán viên có chiến lược Linh và cộng VOD3 phát triển rõ ràng. sự (2020) Kế toán viên, kiểm toán viên luôn nhận được sự khen ngợi, VVD1 Nguyễn Hải sự công nhận của cấp trên khi thực hiện công việc tốt. Sản (2007); Kế toán viên, kiểm toán viên nhận được phần thưởng VVD2 tương ứng với kết quả đóng góp. Đinh Phi Hổ, Vinh danh Hoàng Trọng Kế toán viên, kiểm toán viên luôn biết rõ ràng các mức Tân (2012); Lê VVD3 thưởng, phúc lợi của công ty. Anh Linh và Kế toán viên, kiểm toán viên được tham gia vào việc ra cộng sự (2020) VVD4 quyết định. Kế toán viên, kiểm toán viên ưa thích làm việc nhóm (tổ, VDK1 bộ phận) hơn là làm việc theo cá nhân. Hofstede (1991); Đinh Kế toán viên, kiểm toán viên sẵn sàng hợp tác với nhau VDK2 Phi Hổ, Hoàng Đoàn kết, để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất Trọng Tân tập thể Kế toán viên, kiểm toán viên luôn nhận được sự giúp đỡ, (2012); Lê Anh VDK3 hợp tác của các phòng ban khác trong công ty. Linh và cộng Công ty luôn khuyến khích kế toán viên, kiểm toán viên sự (2020) VDK4 hợp tác để thực hiện công tác. Quyết định từ cấp trên luôn được các kế toán viên, kiểm VQD1 Đinh Phi Hổ, toán viên ủng hộ. Hài hòa Hoàng Trọng trong Kế toán viên, kiểm toán viên được tham gia trong việc VQD2 Tân (2012); Lê ra quyết định kinh doanh. quan hệ Anh Linh và Kế toán viên, kiểm toán viên có đầy đủ thông tin và phân cộng sự (2020) VQD3 tích kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. @ Trường Đại học Đà Lạt
  9. 475 Vì lợi ích của cá nhân, kế toán viên, kiểm toán viên DDCN1 không nên làm sai các quy định của công ty. DDCN2 Kế toán viên, kiểm toán viên không nên gây hại về nhân phẩm và danh dự cho người khác. Đạo đức Lê Thị Thanh DDCN3 Kế toán viên, kiểm toán viên không nên gây hại đến Xuân và cộng cá nhân phúc lợi của người khác. sự (2017) DDCN4 Kế toán viên, kiểm toán viên không nên gây hại đến thể chất của người khác. DDCN5 Kế toán viên, kiểm toán viên không nên làm ảnh hưởng xấu đến tâm lí người khác. VHH1 Công ty luôn tổ chức các chương trình đào tạo cho kế toán viên, kiểm toán viên được trau dồi kiến thức Kế toán viên, kiểm toán viên luôn được tập huấn kỹ năng VHH2 làm việc cũng như nâng cao trình độ qua các buổi thảo Đinh Phi Hổ, Học hỏi, luận với các chuyên gia Hoàng Trọng thăng tiên VHH3 Kế toán viên, kiểm toán viên luôn tận dụng cơ hội thăng Tân (2012) tiến trong công việc. VHH4 Kế toán viên, kiểm toán viên luôn luôn có cơ hội được phát triển hết kỹ năng của mình trong công việc. b. Biến phụ thuộc Đạo đức nghề nghiệp (DDNN). Biến phụ thuộc được xây dựng dựa vào 5 yêu cầu đối với kế toán viên, kiểm toán viên trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Yếu tố này được đo lường thông qua các thang đo sau: Bảng 2: Các tiêu chí cụ thể thể hiện Đạo đức nghề nghiệp Ký hiệu Tiêu chí Nguồn DDNN1 Kế toán viên, kiểm toán viên thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Kế toán viên, kiểm toán viên không để sự thiên vị, xung đột lợi ích DDNN 2 hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh. Đinh Phi Hổ, DDNN 3 Kế toán viên, kiểm toán viên luôn duy trì năng lực chuyên môn và Hoàng Trọng Tân tính thận trọng trong công việc. (2012) DDNN 4 Kế toán viên, kiểm toán viên luôn tuân thủ quy định về bảo mật thông tin của công ty và không sử dụng thông tin vì mục đích cá nhân. DDNN 5 Kế toán viên, kiểm toán viên luôn tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp. Mô hình nghiên cứu định lượng được xác định là: DDNN = β0 + β1VCB + β2VOD + β3VVD + β4VDK + β5VQD + β6DDCN + β7VHH+ ei Với βk: là hệ số hồi quy ei: là số dư (Residual) 5. Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu 5.1. Phân tích thống kê mô tả các biến Dựa theo kết quả thống kê của mẫu nghiên cứu cho thấy: Về giới tính, có sự chênh lệch giữa nam và nữ, trong đó 49 là nam, 164 là nữ tương ứng với 23% và 77%. @ Trường Đại học Đà Lạt
  10. 476 Về nơi công tác, doanh nghiệp nhà nước có 54 người tham gia khảo sát, ứng với 25,4%; doanh nghiệp tư nhân có 26 người tham gia khảo sát, ứng với 12,2%; công ty TNHH có 12 người, ứng với 5.6%; công ty TNHH 1 thành viên có 7 người ứng với 3,3%; công ty cổ phần có 24 người ứng với 11,3%; doanh nghiệp liên doanh có 4 người ứng với 1.9%; công ty 100% vốn nước ngoài chiếm 6 người ứng với 2.8%, còn lại là các loại hình doanh nghiệp khác có 80 người, ứng với 37.6% Về vị trí công việc, có 11 người tham gia khảo sát là trợ lý kiểm toán, chiếm 5.2%; có 76 người là kế toán viên ứng với 35.7%; có 10 người là kiểm toán viên ứng với 4.7%. Từ cuộc khảo sát còn có 15 người là kế toán trưởng, chiếm 7.0%; có 15 người giữ chức vụ trưởng phòng/phó phòng ứng với 7.0%; có 19 người giữ chức vụ giám đốc/phó giám đốc ứng với 8.9% và có 67 người còn lại nắm giữ các chức vụ khác, tương ứng với 31.5%. 5.2. Phân tích mô hình hồi quy 5.2.1. Phân tích tương quan giữa các biến Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy tương quan Correlation (Nguồn: Kết quả chạy SPSS) Hệ số tương quan của biến VCB, VVD, VDK, VQD, DDCN VÀ VHH với biến DDNN lần lượt là 0.617, 0.589, 0.539, 0.608 ở mức ý nghĩa 1% cho thấy sự tương quan đồng biến cực kì chặt chẽ giữa các biến độc lập này với biến DDNN. Với biến VOD có hệ số tương quan thấp hơn một chút 0.440 nhưng đây cũng là con số thể hiện sự tương quan đồng biến rất chặt chẽ với biến phụ thuộc. 5.2.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Trong nghiên cứu này có tổng cộng 8 thang đo (1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập) và mỗi thang đo đều có số biến đo lường >3, do đó, các thang đo đều đánh giá được độ tin cậy của Cronbach’s Alpha. @ Trường Đại học Đà Lạt
  11. 477 Bảng 4: Đánh giá độ tin cậy các thang đo Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted Cronbach’s Alpha của thang đo Bình đẳng và công bằng: 0.79 VCB1 11.83 5.613 .615 .731 VCB2 11.76 5.636 .579 .749 VCB3 11.79 5.262 .619 .729 VCB4 11.77 5.666 .585 .746 Cronbach’s Alpha của thang đo Ổn định và phát triển: 0.751 VOD1 8.03 2.721 .598 .646 VOD2 7.99 2.769 .563 .686 VOD3 7.92 2.776 .576 .671 Cronbach’s Alpha của thang đo Vinh danh: 0.81 VVD1 11.68 5.965 .675 .739 VVD2 11.63 6.263 .693 .735 VVD3 11.70 6.277 .546 .801 VVD4 11.81 5.927 .611 .771 Cronbach’s Alpha của thang đo Đoàn kết, tập thể: 0.82 VDK1 12.15 4.999 .644 .772 VDK2 12.04 5.310 .582 .800 VDK3 12.20 5.152 .633 .777 VDK4 12.13 4.932 .710 .741 Cronbach’s Alpha của thang đo Hài hòa trong quan hệ: 0.754 VQD1 7.62 3.001 .584 .670 VQD2 7.69 2.685 .586 .672 VQD3 7.45 3.031 .583 .672 Cronbach’s Alpha của thang đo Đạo đức cá nhân: 0.83 DDCN1 16.85 8.100 .705 .772 DDCN2 16.66 8.594 .628 .795 DDCN3 16.67 8.799 .602 .803 DDCN4 16.64 8.834 .582 .808 DDCN5 16.68 8.786 .618 .798 Cronbach’s Alpha của thang đo Học hỏi, thăng tiến: 0.814 VHH1 11.92 5.578 .657 .756 VHH2 11.99 5.641 .558 .805 VHH3 11.89 5.723 .621 .773 VHH4 11.91 5.450 .708 .732 (Nguồn: Kết quả chạy SPSS) Kết quả Bảng 4 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha chung của các biến độc lập đều tốt (từ VCB thấp nhất là 0.751 đến DDCN cao nhất là 0.83) và lớn hơn so với tiêu chuẩn (0.6) nên các thang đo về các biến độc lập chấp nhận được về độ tin cậy. Tất cả các thang đo cụ thể của các biến đều có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đạt giá trị từ 0.646 trở lên, thể hiện mức độ đo lường của các biến là rất tốt. 5.2.3. Phân tích nhân tố khám phá Nhóm nghiên cứu đưa 7 nhân tố vào phân tích EFA, để phân tích giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các nhân tố này. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng phép xoay ma trận nhằm xác định nhân tố trích và từ đó tìm ra nhân tố mới. Theo tác giả Meyers (2006), phương thức phổ biến @ Trường Đại học Đà Lạt
  12. 478 nhất là kết hợp phương pháp trích Pricipal Components Analysis và phép xoay Varimax. Vì vậy, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp này để phân tích các nhân tố. ● Kiểm định KMO và Bartlerrs Bảng 5: KMO and Bartlett’s Test của 7 nhân tố ban đầu KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .862 Approx. Chi-Square 1733.865 Bartlett's Test of Df 253 Sphericity Sig. .000 (Nguồn: Kết quả chạy SPSS) Theo số liệu của bảng trên, giá trị KMO (Kasier-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy) của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến Đạo đức nghề nghiệp Kế toán- Kiểm toán tại Việt Nam bằng 0.862 (thoả mãn điều kiện 0.5< KMO< 1). Mô hình mới phù hợp chứng tỏ các biến đưa vào phân tích có ý nghĩa và phù hợp với các nhân tố đã đề ra. Ngoài ra, kiểm định Barlett’s Test of Sphericity có Sig= 0.000< 0.05 chứng tỏ các thang đo của 7 nhân tố đủ điều kiện để phân tích EFA. Bảng 6: Ma trận xoay của nhân tố Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 7 VCB4 .747 VCB3 .731 VCB1 .711 VCB2 .706 DDCN2 .754 DDCN4 .720 DDCN5 .712 DDCN3 .676 VQD1 .788 VQD3 .747 VQD2 .716 VDK1 .756 VDK2 .743 VDK3 .736 VHH1 .808 VHH3 .734 VHH2 .660 VVD3 .768 VVD4 .753 VVD1 .689 VOD1 .811 VOD2 .758 VOD3 .691 (Nguồn: Kết quả chạy SPSS) @ Trường Đại học Đà Lạt
  13. 479 Kích thước mẫu là 213 nên hệ số tải nhân tố Factor Loading là 0.5. Từ bảng kết quả, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 và không có trường hợp nào cùng lúc tải lên cả 2 nhân tố với hệ số tải gần nhau. Như vậy, các biểu thoả mãn điều kiện trên và sau khi phân tích nhân tố thì các nhân tố độc lập này được giữ nguyên, không bị tăng thêm hoặc giảm đi. Bảng 7: Tổng hợp phương sai trích các nhân tố khám phá Total Variance Explained Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Component % of Cumulative % of Cumulative Total Total Variance % Variance % 1 7.057 30.682 30.682 7.057 30.682 30.682 2 1.581 6.873 37.555 1.581 6.873 37.555 3 1.501 6.527 44.082 1.501 6.527 44.082 4 1.357 5.899 49.982 1.357 5.899 49.982 5 1.314 5.712 55.694 1.314 5.712 55.694 6 1.191 5.178 60.872 1.191 5.178 60.872 7 1.160 5.043 65.915 1.160 5.043 65.915 8 .795 3.458 69.373 9 .776 3.376 72.749 10 .641 2.785 75.534 11 .589 2.562 78.096 12 .574 2.494 80.590 13 .552 2.399 82.989 14 .518 2.251 85.240 15 .504 2.191 87.431 16 .472 2.051 89.482 17 .436 1.895 91.377 18 .394 1.714 93.091 19 .372 1.618 94.709 20 .342 1.486 96.195 21 .333 1.447 97.642 22 .289 1.256 98.898 23 .253 1.102 100.000 (Nguồn: Kết quả chạy SPSS) Bảy nhân tố trích sau khi thực hiện phép xoay ma trận đã thể hiện đạt giá trị hội tụ và phân biệt cao (các trọng số nhân tố của tất cả các biến đều lớn hơn 0.5). Hệ sô KMO đạt 0.862 đã chứng tỏ các biến đưa vào phân tích nhân tố là có ý nghĩa và mô hình phân tích phù hợp với nhân tố đề ra. Mặt khác, kiểm định Barlett’s Test of Sphericity có Sig = 0.000 < 0.05. Điều này chứng tỏ giả thiết Ho: “Các biến không có tương quan với nhau” bị bác bỏ, tức các biến có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Ngoài ra, tổng phương sai trích của 7 nhân tố trích có giá trị 1.16 > 1 và đạt 65.915%, điều này có nghĩa 65.915% thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát (thành phần của Factor) và số lượng nhân tố xác định là hoàn toàn đạt yêu cầu. Với những giá trị đạt được trên, có thể kết luận mô hình EFA của các nhân tố của văn hoá truyền thống ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của kế toán - kiểm toán tại Việt Nam là phù hợp. @ Trường Đại học Đà Lạt
  14. 480 5.2.4. Phân tích hồi quy Bảng 8: Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy Model Summaryb Adjusted R Std. Error of the Model R R Square Durbin-Watson Square Estimate 1 .833a .694 .684 .47181 1.879 a. Predictors: (Constant), VHH, VDK, VOD, VVD, DDCN, VCB, VQD b. Dependent Variable: DDNN (Nguồn: Kết quả chạy SPSS) Phân tích mô hình hồi quy bội với 7 biến độc lập được đưa vào bằng phương pháp Entered, mô hình hồi quy với R2 = 0,694; R2 hiệu chỉnh = 0,684. Ta nhận thấy R2 hiệu chỉnh nhỏ hơn R2 nên ta dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thồi phồng mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). R2 hiệu chỉnh = 0,684 cho biết khoảng 68,4% sự biến thiên của các yếu tố văn hóa, truyền thống ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán có thể giải thích được và các biến độc lập trong mô hình đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) = 1,879 < 2 cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư. Điều này có nghĩa là mô hình không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số. Bảng 9: Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể mô hình ANOVAa Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Regression 103.656 7 1 Residual 45.635 205 14.808 66.520 .000b Total 149.291 212 .223 a. Dependent Variable: DDNN b. Predictors: (Constant), VHH, VDK, VOD, VVD, DDCN, VCB, VQD (Nguồn: Kết quả chạy SPSS) Nhìn vào bảng có thể thấy trị số F = 66,520 và có mức ý nghĩa với Sig. = 0,000 < (0,05) có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính cho mẫu này có thể suy rộng và áp dụng được cho tổng thể. Việc xem xét các yếu tố yếu tố nào thật sự tác động đến đạo đức nghề nghiệp một cách trực tiếp sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến: Bảng 10: Kiểm định giả thuyết Hệ số hồi quy chưa Hệ số Mức ý Thống kê cộng tuyến chuẩn hóa hồi quy Giá trị Model nghĩa Sai số chuẩn t B Sig. Tolerance VIF chuẩn hóa hóa (Constant) -.974 .249 Beta -3.908 .000 VCB .268 .052 .243 5.124 .000 .666 1.502 VOD -.009 .049 -.008 -.176 .860 .711 1.406 VVD .223 .046 .222 4.822 .000 .704 1.420 VDK .156 .052 .137 2.974 .003 .700 1.428 VQD .227 .050 .218 4.591 .000 .662 1.512 DDCN .195 .055 .166 3.573 .000 .694 1.441 VHH .217 .050 .201 4.304 .000 .682 1.465 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS) @ Trường Đại học Đà Lạt
  15. 481 Bảng 10 chỉ ra rằng Sig. của 5 biến giải thích VCB, VVD, VQD, DDCN, VHH là 0,000 và biến giải thích VDK là 0,003 nhỏ hơn 0,05, nghĩa là 6 biến này có ý nghĩa thống kế với mức độ tin cậy là 95% vì thế chúng phù hợp và có ý nghĩa với mô hình. Loại biến VOD vì Sig.=0,86> 0,05, nên không có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc. 5.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Sau khi phân tích hồi quy ta thu được mô hình sau: DDNN = -0.974 + 0,268*VCB + 0,223*VVD + 0,156*VDK + 0,227*VQD + 0,195*DDCN + 0,217*VHH Bảng 10 chỉ ra rằng Sig. của 5 biến giải thích VCB, VVD, VQD, DDCN, VHH là 0,000 và biến giải thích VDK là 0,003 đề nhỏ hơn 0,05, nghĩa là 6 biến này có ý nghĩa thống kế với mức độ tin cậy là 95% vì thế chúng phù hợp và có ý nghĩa với mô hình. Ngược lại, biến VOD có Sig. là 0,860 > 0,05, tuy nhiên chưa có minh chứng về mối quan hệ giữa biến độc lập VOD và biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, hệ số Beta của 6 biến VCB, VVD, VDK, VQD, DDCN, VHH lần lượt là 0,243; 0,222; 0,137; 0,218; 0,166; 0,201 đều lớn hơn 0 cho thấy ảnh hưởng dương của 6 biến này với đạo đức nghề nghiệp kế Toán – kiểm Toán. Trong đó, biến VCB có hệ số hồi quy lớn nhất là 0,268, do đó biến VCB (sự tin cậy) có tác động cùng chiều lớn nhất tới đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán, tiếp theo lần lượt là VQD, VVD, VHH, DDCN, VDK và cuối cùng là VOD. Dựa trên việc phát triển mô hình nghiên cứu của Đinh Phi Hổ, Hoàng Trọng Tân (2012) kết hợp với việc tham khảo những nghiên cứu trước đó, nhóm đã xây dựng được mô hình ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá truyền thống đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán tại Việt Nam, sử dụng kết hợp phương pháp so sánh và tổng hợp thông tin thứ cấp từ các tài liệu sẵn có và phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết quả thu được như sau: Chấp nhận các giả thuyết H1, H3, H4, H5, H6, H7 nhưng giả thuyết H2: “Tính ổn định và phát triển thuộc yếu tố văn hoá Việt Nam có ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán”, với sig= 0.86>0.05 bị bác bỏ. Tóm lại, có 6 nhân tố thuộc các yếu tố văn hoá, truyền thống Việt Nam có ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp Kế toán- Kiểm toán tại các doanh nghiệp Việt Nam đó là: (1) Tính bình đẳng- công bằng, (2) Vinh danh, (3) Đoàn kết, tập thể; (4) Tính hài hoà trong quan hệ; (5) Đạo đức cá nhân; (6) Tính học hỏi và thăng tiến. Tất cả các nhân tố đều phù hợp với dữ liệu thị trường. Mức độ tác động của các nhân tố là khác nhau nhưng đều tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc. Trong đó nhân tố “Bình đẳng và công bằng” có tác động mạnh nhất, tiếp đến là nhân tố “Hài hoà trong quan hệ”, tiếp đến là “Vinh danh” và cuối cùng nhân tố có tác động nhỏ nhất là nhân tố “Đoàn kết tập thể”. 6. Đề xuất các khuyến nghị Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, các tác giả đề xuất một số các kiến nghị nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của các kế toán viên, kiểm toán viên tại các doanh nghiệp Việt Nam như sau: 6.1. Đối với kế toán viên, kiểm toán viên:  Tính độc lập: kế toán viên, kiểm toán viên cần có sự trung thực và khách quan, không được thực hiện kiểm toán cho những khách hàng có quan hệ gia đình, họ hàng hay quyền lợi về mặt kinh tế, cần vạch rõ ranh giới giữa kiểm toán và tư vấn để kế toán viên, kiểm toán viên không bị vướng vào những xung đột lợi ích. @ Trường Đại học Đà Lạt
  16. 482  Mức độ chuyên sâu về ngành nghề và thăng tiến trong tương lai: Trong quá trình làm việc tại các công ty, kế toán viên, kiểm toán viên phải luôn học hỏi không ngừng, thường xuyên trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm với những người làm cùng lĩnh vực.  Thời gian kiểm toán: Để giảm áp lực về thời gian kiểm toán, đặc biệt là cuối năm tài chính thì kế toán viên, kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán sơ bộ trong năm.  Kỹ năng nghề nghiệp: kế toán viên, kiểm toán viên cần thực hiện nghiêm các chuẩn mực đạo đức đối với người làm công tác kế toán - kiểm toán, trong đó cần nắm rõ và thực hiện các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau: Tính chính trực, Tính khách quan, Năng lực chuyên môn và tính thận trọng, Tính bảo mật, Tư cách nghề nghiệp. 6.2. Đối với các Doanh nghiệp:  Bình đẳng công bằng: Các doanh nghiệp nên áp dụng các chính sách bình đẳng công bằng cho nhân viên, có mức thưởng phạt thích ứng với biểu hiện của nhân viên.  Vinh danh: Có các hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên từ đó thúc đẩy tiến độ làm việc cũng như khen thưởng khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.  Đoàn kết, tập thể: Cần xây dựng cơ chế hợp tác giữa các bộ phận, đơn vị trong công ty, khuyến khích nhân viện làm việc theo nhóm để hoàn thành công việc tốt hơn, thường xuyên tổ chức các buổi tiệc, buổi tụ họp công ty.  Hài hòa trong quan hệ: Các quyết định của lãnh đạo công ty cần được sự ủng hộ của nhân viên cũng như lãnh đạo nên tạo điều kiện cho các nhân viên được tham gia nêu ý kiến và phản bác.  Học hỏi và thăng tiến: Cần thường xuyên tổ chức các chương trình đạo tạo, tập huấn kỹ năng với các chuyên gia. 7. Kết luận Nghiên cứu trên đã cung cấp góc nhìn thực tế là đạo đức nghề nghiệp của ngành kế toán - kiểm toán tại Việt Nam và chỉ ra những yếu tố có thể tác động đến đạo đức nghề nghiệp của những người làm viêc trong khối ngành này. Từ đó kết hợp giữa thông tin thực tế với kết quả, nhóm nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong doanh nghiệp. Tuy còn có nhiều hạn chế nhưng đây cũng đồng thời là khoảng trống để các nghiên cứu trong tương lai có thể đi sâu hơn, mở rộng phạm vi hơn để có thể kiểm định lại kết luận. Đồng thời phát hiện thêm các yếu tố khác đưa vào mô hình nghiên cứu để phản ánh đầy đủ và chính xác hơn về mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa truyền thống Việt Nam với đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên, kiểm toán viên tại Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 70/2015/BTC quy định chung về Chuẩn mực đạo đức Kế toán- Kiểm toán, ban hành ngày 08 tháng 5 năm 2015. 2. Comrey, A. L. (1973) A First Course in Factors Analysis, New York: Academic Press. 3. Drucker, P.F. (2008), Nhà quản trị thành công, NXB Trẻ. 4. Đinh Phi Hổ và Hoàng Trọng Tân (2012), Tác động của yếu tố văn hóa truyền thống Việt Nam đến đạo đức nghề nghiệp trong các doanh nghiệp. Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam, truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2019 từ < http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tinSu-kien- Thanh-tuu-KH-CN/Tac-dongcua-yeu-to-van-hoa-truyen-thong-VietNam-den-dao-duc-nghe- nghiep-trongcac-doanh-nghiep-42443.html > @ Trường Đại học Đà Lạt
  17. 483 5. Đoàn Thanh Nga và cộng sự (2020), Cultural Factors Affecting Tendency of Ethical Decision - Making by Accounting Students: An Empirical Study in Vietnam, Journal of Asian Finance, Economics and Business, Vol.9, No.2, 159-168. 6. Hair J.F., Tatham R.L., Anderson R.E. and Black W. (1998). Multivariate Data Analysis, 5th Edition, New Jersey: Prentice-Hall, Inc. 7. Hofstede, G. (1991), Cultures and organizations -Software of the mind, McGraw-Hill. 8. Jeffrey R. Cohen, Laurie W. Pant & David J. Sharp (1992), Cultural and socioeconomic constraints on international codes of ethics: Lessons from accounting, Journal of Business Ethics, volume 11, pages 687–700. 9. Lewis, D. Richard (1999), When Culture collide. Nicholas Brealey Publishing-London 10. Lê Anh Linh và công sự (2020), Yếu tố văn hóa truyền thống Việt Nam ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp trong các doanh nghiệp: Nghiên cứu điển hình ở TP. Phan Thiết, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, Số 10, 158-177. 11. Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Huyền Trâm và Mai Thị Quỳnh Như (2021), Factors Affecting the Awareness of Accounting Ethics of Accounting Students at Universities in Da Nang city, Vietnam, Academic Journal of Interdisciplinary Studies, Vol.10. No.6, 70-81. 12. Lê Thị Thanh Xuân, Võ Thị Thanh Nhàn, & Hà Văn Hiệp (2015), Đạo đức nghề nghiệp và ảnh hưởng từ các yếu tố giá trị cá nhân và giá trị tổ chức– một nghiên cứu trong lực lượng lao động trẻ tại TP. HCM, Tạp Chí Phát Triển Khoa Học và Công Nghệ, 18(Q4), 07– 15. 13. Lê Thị Thu Hà (2021), Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp Kế toán- Kiểm toán, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, 227, 54-64 14. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Hà Nội. 15. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị học. NXB Thống Kê 16. Nguyễn Hồng Phong (2000), Văn hóa chính trị Việt Nam - Truyền thống và hiện đại, Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KXO6.. 17. Nguyễn Thị Bích Trâm & Lê Thị Thanh Xuân (2015), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động mới, Tạp Chí Khoa Học - Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, Số 5 (44), 01–15. 18. Nguyễn Văn Phi (2021), Đạo đức nghề nghiệp là gì?, Luật Hoàng Phi, truy cập lần cuối ngày 15 tháng 12 năm 2021, từ < https://luathoangphi.vn/dao-duc-nghe-nghiep-la-gi/ > 19. Olga Volkova (2016), Do Visual Culture Revolutions Affect Accounting Practices?, Journal of the New Economic Association, New Economic Association, vol. 29(1), pages 54-82. 20. Phan Đình Quyền (2008), Những ảnh hưởng của lịch sử, giáo dục và kinh tế-xã hội Việt Nam truyền thống đối với văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nhân, 02/2009.. 21. Phan Ngọc Minh (2006), Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, NXB Giáo dục 22. Rebecca LeFebvre (2011), Cross-Cultural Comparison of Business Ethics in the U.S. and India: A Study of Business Codes of Conduct, Journal of Emerging Knowledge on Emerging Markets, Volume 3, pages 391-409. @ Trường Đại học Đà Lạt
  18. 484 23. Roger L. Worthington & Tiffanny A.Whittaker (2006) Scale Development Research: A Content Analysis and Recommendations for Best Practices, Published by SAGE. 24. Trần Đình Hượu (1996), Đến hiện đại từ truyền thống Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội. @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2