intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến khả năng sản xuất cellulase của chủng nấm sò pleurotus saijor – caju trong điều kiện lên men xốp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả ảnh hƣởng của một số điều kiện nuôi cấy đến khả năng sản xuất cellulase của chủng nấm sò Pleurotus saijor – caju bằng lên men xốp: ảnh hưởng của nguồn cơ chất, tỷ lệ lõi ngô/bột đậu tương, hàm lượng nước, thời gian nuôi cấy, nhiệt độ nuôi cấy, pH ban đầu của môi trường. Tỷ lệ lõi ngô/bột đậu tương (4/1), độ ẩm ban đầu là 70% (v/w cơ chất), thời gian nuôi cấy 7 ngày, nhiệt độ nuôi cấy 30°C, pH ban đầu 5,0 là tối ưu cho sản xuất cellulase của chủng Pleurotus saijor – caju.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến khả năng sản xuất cellulase của chủng nấm sò pleurotus saijor – caju trong điều kiện lên men xốp

Trịnh Đình Khá và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 90(02): 31 - 35<br /> <br /> ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT<br /> CELLULASE CỦA CHỦNG NẤM SÕ Pleurotus saijor – caju TRONG ĐIỀU KIỆN<br /> LÊN MEN XỐP<br /> Trịnh Đình Khá*, Nguyễn Thị Huyền<br /> Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Cellulase là enzyme xúc tác thủy phân liên kết β-1,4-glycoside trong phân tử cellulose. Cellulase<br /> có nhiều ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, bột giấy, công<br /> nghiệp chất tẩy rửa, công nghiệp diệt may, nhiên liệu, công nghiệp hóa chất, trong quản lý chất<br /> thải và xử lý ô nhiễm. Hiện nay, cellulase đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp lên men lỏng (LSF) và<br /> lên men xốp (SSF).<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả ảnh hƣởng của một số điều kiện nuôi cấy đến khả năng sản<br /> xuất cellulase của chủng nấm sò Pleurotus saijor – caju bằng lên men xốp: ảnh hƣởng của nguồn<br /> cơ chất, tỷ lệ lõi ngô/bột đậu tƣơng, hàm lƣợng nƣớc, thời gian nuôi cấy, nhiệt độ nuôi cấy, pH ban<br /> đầu của môi trƣờng. Tỷ lệ lõi ngô/bột đậu tƣơng (4/1), độ ẩm ban đầu là 70% (v/w cơ chất), thời<br /> gian nuôi cấy 7 ngày, nhiệt độ nuôi cấy 30°C, pH ban đầu 5,0 là tối ƣu cho sản xuất cellulase của<br /> chủng Pleurotus saijor – caju.<br /> Từ khóa: Cellulase, lên men xốp, nấm sò, Pleurotus saijor – caju, tối ưu.<br /> <br /> MỞ ĐẦU*<br /> Cellulase thủy phân liên kết β-1,4-glycoside<br /> trong chuỗi cellulose tạo thành các<br /> polysaccharide mạch ngắn, dextrin và<br /> glucose. Do đó, cellulase có ý nghĩa lớn trong<br /> việc chuyển hóa sinh học nguyên liệu sinh<br /> khối một cách thân thiện với môi trƣờng.<br /> Cellulase có nhiều ứng dụng khác nhau nhƣ:<br /> sản xuất bột giặt, sản xuất thức ăn gia súc [6],<br /> trong ngành công nghiệp dệt, bột giấy và<br /> công nghiệp giấy, chế biến tinh bột, lên men<br /> rƣợu ngũ cốc, mạch nha và sản xuất bia, chế<br /> biến các loại nƣớc trái cây và nƣớc rau ép [1],<br /> sản xuất dung môi hữu cơ [5]. Cellulase đƣợc<br /> sản xuất bởi nhiều loại vi sinh vật nhƣ vi<br /> khuẩn, xạ khuẩn và nấm mốc bằng phƣơng<br /> pháp lên men lỏng và lên men xốp [7, 9].<br /> Trên thế giới, một số chủng nấm đảm nhƣ:<br /> Volvariella volvacea [4], Fomitosis sp. [2],<br /> Lentinus edodes [8], Irpex lacteus [3] đã<br /> đƣợc nghiên cứu để sản xuất cellulase. Tuy<br /> nhiên, những nghiên cứu về lên men xốp<br /> sản xuất cellulase bởi nấm đảm ở Việt Nam<br /> thì chƣa nhiều.<br /> **<br /> <br /> Tel: 0983 034876<br /> <br /> Trong bài báo này, chúng tôi xác định ảnh<br /> hƣởng của một số điều kiện nuôi cấy đến khả<br /> năng sản xuất cellulase của chủng nấm sò<br /> bằng lên men xốp trên nguồn nguyên liệu sẵn<br /> có ở Việt Nam.<br /> VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> Vật liệu<br /> Chủng nấm sò đƣợc cung cấp bởi Viện Di<br /> truyền Nông nghiệp Việt Nam. Một số<br /> nguyên liệu nhƣ bã mía, mùn cƣa, vỏ trấu, lõi<br /> ngô, bột đậu tƣơng đƣợc thu thập tại Thái<br /> Nguyên.<br /> Phƣơng pháp<br /> - Xác định nguồn cơ chất lên men và tỷ lệ bột<br /> đậu tương/cơ chất cellulose thích hợp<br /> Nguồn cơ chất thích hợp đƣợc tối ƣu bằng<br /> cách lên men với 85% từng loại cơ chất<br /> cellulose trộn với 15% bột đậu tƣơng. Tỷ lệ<br /> bột đậu tƣơng/ lõi ngô thay đổi (0,5:9,5; 1:9;<br /> 1,5:8,5; 2:8; 2,5:7,5; 3:7; 3,5:6,5) để xác định<br /> tỷ lệ thích hợp. Tổng lƣợng cơ chất lên men<br /> 10 g/bình tam giác 250 ml; độ ẩm 80%; pH<br /> ban đầu 6,0; nhiệt độ lên men 30°C. Sau 5<br /> ngày lên men, enzyme đƣợc trích ly và xác<br /> định hoạt tính.<br /> - Xác định độ ẩm ban đầu thích hợp<br /> 31<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trịnh Đình Khá và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Độ ẩm ban đầu đƣợc tối ƣu bằng cách lên<br /> men với 80% lõi ngô và 20% bột đậu tƣơng<br /> trong điều kiện hàm lƣợng nƣớc thay đổi từ<br /> 40-100% (v/w), pH ban đầu 6,0; nhiệt độ lên<br /> men 30C. Sau 5 ngày lên men, enzyme đƣợc<br /> trích ly và xác định hoạt tính.<br /> - Xác định thời gian lên men<br /> Chủng nấm sò đƣợc nuôi cấy trong điều kiện<br /> 80% lõi ngô và 20% bột đậu tƣơng trong điều<br /> kiện hàm lƣợng nƣớc ban đầu 70% (v/w), pH<br /> ban đầu 6,0; nhiệt độ lên men 30C. Sau<br /> những khoảng thời gian khác nhau từ 4-12<br /> ngày lên men, enzyme đƣợc trích ly và xác<br /> định hoạt tính.<br /> - Xác định nhiệt độ nuôi cấy<br /> Chủng nấm sò đƣợc nuôi cấy trong điều kiện<br /> 80% lõi ngô và 20% bột đậu tƣơng trong điều<br /> kiện hàm lƣợng nƣớc ban đầu 70% (v/w), pH<br /> ban đầu 6,0 và nhiệt độ nuôi cấy thay đổi từ<br /> 25-37C. Sau 7 ngày lên men, enzyme đƣợc<br /> trích ly và xác định hoạt tính.<br /> - Xác định pH ban đầu của môi trường<br /> Chủng nấm sò đƣợc nuôi cấy trong điều kiện<br /> 80% lõi ngô và 20% bột đậu tƣơng trong điều<br /> kiện hàm lƣợng nƣớc ban đầu 70% (v/w),<br /> nhiệt độ nuôi cấy 30C và pH ban đầu của môi<br /> trƣờng thay đổi từ 3-9. Sau 7 ngày lên men,<br /> enzyme đƣợc trích ly và xác định hoạt tính.<br /> - Xác định hoạt tính cellulase<br /> Sau quá trình lên men, bổ sung 10 lần thể tích<br /> (so với tổng lƣợng cơ chất lên men) nƣớc cất<br /> khử trùng vào sinh khối lên men, khuấy đều<br /> và lắc 200 vòng/phút trong 60 phút ở nhiệt độ<br /> phòng. Thu dịch enzyme bằng cách lọc qua<br /> máy hút chân không và ly tâm 10.000<br /> vòng/phút trong 10 phút loại bỏ sinh khối lên<br /> men, xác định hoạt tính.<br /> Hoạt tính cellulase đƣợc xác định bằng phƣơng<br /> pháp quang phổ theo Miller (1959) [11].<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Nguồn cơ chất cellulose thích hợp<br /> Hiệu suất sinh tổng hợp cellulase đạt từ 5,0<br /> đến 28,3 U/g cơ chất trên các nguồn cơ chất<br /> cellulose khác nhau. Trong đó, lõi ngô<br /> <br /> 90(02): 31 - 35<br /> <br /> cảmứng sinh tổng hợp cellulase mạnh nhất,<br /> thấp nhất là mùn cƣa (hình 1).<br /> Những nghiên cứu trƣớc đây cho thấy, chủng<br /> Trichoderma reesei sinh tổng hợp cellulase<br /> tốt nhất trên môi trƣờng bã mía kết hợp với<br /> cám mì [14]; chủng T. koningii AS3.4262<br /> sinh tổng hợp enzyme tối ƣu trên môi trƣờng<br /> cám mì kết hợp chất thải nhà máy giấm đạt<br /> 23,76 U/g cơ chất [10]; chủng nấm hƣơng<br /> Lentinus edodes sinh tổng hợp cellulase tối ƣu<br /> trên môi trƣờng kết hợp cám gạo và cám mì<br /> [8]; chủng nấm đảm Fomitopsis sp. RCK2010<br /> sinh tổng hợp cellulase đạt 76,5 U/g trên môi<br /> trƣờng cám mì [2]. Nhƣ vậy, cơ chất cellulose<br /> cảm ứng sinh tổng hợp cellulase thích hợp đối<br /> với chủng nấm sò khác với những nghiên cứu<br /> đã công bố. Ở nƣớc ta, lõi ngô là một nguyên<br /> liệu dễ kiếm, đây là điểm thuận lợi để sản<br /> xuất cellulase lƣợng lớn.<br /> <br /> Hình 1. Ảnh hưởng của nguồn cơ chất cellulose<br /> đến khả năng sinh tổng hợp cellulase của chủng<br /> nấm sò<br /> BM: bã mía; MC: mùn cưa; VT: vỏ trấu; CR:<br /> cám gạo; CEL: cellulose; LN: lõi ngô<br /> <br /> Ảnh hƣởng của tỷ lệ bột đậu tƣơng/lõi ngô<br /> Khi tỷ lệ bột đậu tƣơng/lõi ngô trong thành<br /> phần lên men thay đổi thì khả năng sinh tổng<br /> hợp cellulase của chủng nấm sò thay đổi và<br /> đạt cực đại 30,7 U/g cơ chất ở tỷ lệ 2:8 (hình<br /> 2). Công bố trƣớc đây cho thấy, chủng T.<br /> reesei sinh tổng hợp cellulase tốt nhất trên<br /> môi trƣờng bã mía kết hợp với cám mì với tỷ<br /> lệ 3:7 [14]; chủng T. viride trên môi trƣờng<br /> chứa vỏ trấu và cám mì với tỷ lệ 4:1[13];<br /> chủng nấm hƣơng L. edodes sinh tổng hợp<br /> <br /> 32<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trịnh Đình Khá và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> cellulase tối ƣu với tỷ lệ 10% cám gạo và<br /> 20% cám mì [8]; chủng nấm đảm Fomitopsis<br /> sp. RCK2010 sinh tổng hợp cellulase mạnh<br /> trên môi trƣờng 5% cám mì [2]. Nhƣ vậy, tùy<br /> thuộc vào đặc điểm di truyền của chủng giống<br /> mà tỷ lệ cơ chất cảm ứng thích hợp nhất sinh<br /> tổng hợp cellulase khác nhau.<br /> <br /> 90(02): 31 - 35<br /> <br /> Tối ưu thời gian lên men<br /> Thời gian lên men là một trong những yếu tố<br /> quan trọng ảnh hƣởng đến sinh tổng hợp<br /> enzyme của nấm. Khi tăng thời gian lên men<br /> từ 2-7 ngày thì sinh tổng hợp cellulase của<br /> chủng nấm sò tăng lên, đạt cực đại 45,6 U/g<br /> cơ chất sau 7 ngày lên men. Khi thời gian lên<br /> men tiếp tục tăng thì sinh tổng hợp enzyme lại<br /> giảm (hình 4).<br /> Những nghiên cứu đã công bố chỉ ra rằng,<br /> chủng nấm hƣơng L. edodes sau 30 ngày [8];<br /> chủng nấm đảm Fomitopsis sp. RCK2010 sau<br /> 11 ngày [2]. Nhƣ vậy để đạt đƣợc hàm lƣợng<br /> enzyme sản xuất tối đa (U/g) chủng nấm sò<br /> cần thời gian lên men ngắn hơn so với các<br /> chủng nấm đảm khác đã công bố.<br /> <br /> Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột đậu tương/lõi<br /> ngô đến khả năng sinh tổng hợp cellulase của<br /> chủng nấm sò<br /> <br /> Độ ẩm cơ chất ban đầu tối ưu<br /> Độ ẩm ban đầu 70 (v/w) thích hợp cho lên<br /> men sinh tổng hợp cellulase của chủng nấm<br /> sò (hình 3). Những nghiên cứu trƣớc đây cho<br /> thấy, độ ẩm ban đầu thích hợp để lên men<br /> cellulase của chủng T. viride là 75% [13];<br /> chủng nấm hƣơng L. edodes là 70% [8];<br /> chủng nấm đảm Fomitopsis sp. RCK2010<br /> sinh tổng hợp cellulase tối ƣu ở độ ẩm 77,8%<br /> [2]. Nhƣ vậy, chủng nấm sò sinh tổng hợp<br /> cellulase thích hợp trong điều kiện độ ẩm cơ<br /> chất ban đầu tƣơng đƣơng so với các nghiên<br /> cứu đã công bố trên các đối tƣợng khác.<br /> <br /> Nhiệt độ lên men tối ưu<br /> Mỗi chủng vi sinh vật chỉ có một khoảng<br /> nhiệt độ thích hợp cho sinh trƣởng và sinh<br /> tổng hợp enzyme. Chủng nấm đảm nấm sò<br /> sinh tổng hợp cellulase cao nhất 44,4 U/g cơ<br /> chất ở 30°C khi khảo sát nhiệt độ lên men từ<br /> 25-37°C (hình 5).<br /> <br /> Hình 3. Ảnh hưởng của độ ẩm môi trường ban<br /> đầu đến sinh tổng hợp cellulase của chủng nấm sò<br /> <br /> Hình 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến khả<br /> năng sinh tổng hợp cellulase của chủng nấm sò<br /> <br /> Hình 4. Ảnh hưởng của thời gian lên men đến khả<br /> năng sinh tổng hợp cellulase của chủng nấm sò<br /> <br /> 33<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trịnh Đình Khá và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Cơ chất cảm ứng, nồng độ cơ chất cảm ứng<br /> và một số điều kiện lên men xốp sinh tổng<br /> hợp Cellulase của chủng nấm sò đã đƣợc<br /> nghiên cứu tối ƣu. Chủng nấm sò sinh tổng<br /> enzyme thích hợp trên nguồn cơ chất lõi ngô :<br /> bột đậu tƣơng (4:1); độ ẩm ban đầu 80%;<br /> nhiệt độ lên men 30°C; pH môi trƣờng ban<br /> đầu 5,0, thời gian lên men 7 ngày. Hiệu suất<br /> sinh tổng hợp cellulase trên nững điều kiện đã<br /> tối ƣu đạt 47,1 U/g cơ chất.<br /> <br /> Những nghiên cứu trƣớc đây cho thấy, nhiệt<br /> độ thích hợp cho sinh tổng hợp cellulase của<br /> chủng T. reesei [13] và chủng T. koningii<br /> AS3.4262 [10] là 30°C; chủng nấm hƣơng L.<br /> edodes là 25°C [8]; chủng nấm đảm<br /> Fomitopsis sp. RCK2010 là 30°C [2]. Nhƣ<br /> vậy, chủng nấm sò sinh tổng hợp cellulase ở<br /> nhiệt độ tƣơng đƣơng so với một số chủng<br /> Trichoderma và nấm đảm Fomitopsis sp.<br /> RCK2010 nhƣng lại cao hơn chủng nấm<br /> hƣơng L. edodes.<br /> pH môi trường ban đầu tối ưu<br /> pH là một trong những yếu tố quan trọng ảnh<br /> hƣởng đến sinh tổng hợp enzyme của các<br /> chủng nấm. Khi tăng pH môi trƣờng ban đầu<br /> từ 3 đến 5, sinh tổng hợp cellulase của chủng<br /> nấm sò tăng lên và đạt cực đại 47,1 U/g cơ<br /> chất. Ở pH kiềm (pH 9), sinh tổng hợp<br /> enzyme của chủng nấm sò giảm còn 44,4% so<br /> với ở pH tối ƣu (pH 5) (hình 6).<br /> <br /> Hình 6. Ảnh hưởng của pH môi trường ban đầu<br /> đến khả năng sinh tổng hợp cellulase của chủng<br /> nấm sò<br /> <br /> Những nghiên cứu trƣớc đây cho thấy, pH<br /> môi trƣờng ban đầu thích hợp cho sinh tổng<br /> hợp cellulase của chủng T. koningii AS3.4262<br /> là 5 [10]; chủng T. reesei là 6 [13]; chủng<br /> Aspergillus terreus ASKU 10 là 4 [12]; chủng<br /> nấm đảm Fomitopsis sp. RCK2010 là 5,5 [2].<br /> Nhƣ vậy, pH môi trƣờng ban đầu thích hợp<br /> cho sinh tổng hợp cellulase của chủng nấm<br /> sò tƣơng đƣơng so với pH môi trƣờng ban<br /> đầu thích hợp của một số chủng nấm khác<br /> đã công bố.<br /> <br /> 90(02): 31 - 35<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1<br /> <br /> [1]. Bhat M.K., (2000), "Cellulase and related<br /> enzymes in biotechnology", Biotechnol. Adv., 18,<br /> 355-383.<br /> [2]. Deswal D., Khasa Y.P., and Kuhad R.C.,<br /> (2011), "Optimization of cellulase production by a<br /> brown rot fungus Fomitopsis sp. RCK2010 under<br /> solid state fermentation", Bioresour. Technol.,<br /> 102, 6065-6072.<br /> [3]. Dias A.A., Freitas G.S., Marques G.S.,<br /> Sampaio A., Fraga I.S., Rodrigues M.A., Evtuguin<br /> D.V., and Bezerra R.M., (2010), "Enzymatic<br /> saccharification of biologically pre-treated wheat<br /> straw with white-rot fungi", Bioresour. Technol.,<br /> 101, 6045-6050.<br /> [4]. Ding S.J., Wei G., and Buswel J.A., (2001),<br /> "Endoglucanase I from the edible straw<br /> mushroom, Volvariella volvacea purification,<br /> characterization, cloning and expression", Eur. J.<br /> Biochem., 268, 5687–5695.<br /> [5]. Dürre P., (1998), "New insights and novel<br /> developments<br /> in<br /> clostridial<br /> acetone/butanol/isopropanol fermentation", Appl.<br /> Microbiol. Biotechnol., 49, 639-648.<br /> [6]. Han W. and He M., (2010), "The application<br /> of exogenous cellulase to improve soil fertility and<br /> plant growth due to acceleration of straw<br /> composition", Bioresour. Technol., 101, 37243731.<br /> [7]. Kalogeris E., Christakopoulos P., Katapodis<br /> P., Alexiou A., Vlachou S., Kekos D., and Macris<br /> B.J., (2003), "Production and characterization of<br /> cellulolytic enzymes from the thermophilic fungus<br /> Thermoascus aurantiacus under solid state<br /> cultivation of agricultural wastes", Process<br /> Biochem., 38, 1099-1104.<br /> [8]. Kapoor S., Khanna P.K., and Katyal P.,<br /> (2009), "Effect of supplementation of Wheat straw<br /> on growth and lignocellulolytic enzyme potential<br /> of Lentinus edodes", WJAS, 5, 328-331.<br /> <br /> 34<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trịnh Đình Khá và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> [9]. Kuhad R.C., Singh A., and Eriksson K.E.L.,<br /> (1997), "Microorganisms and enzymes involved in<br /> the degradation of plant fiber cell walls", Adv.<br /> Biochem. Eng. Biotechnol., 57, 46–125.<br /> [10]. Liu J. and Yang J., (2007), "Cellulase<br /> production by Trichoderma koningii AS3.4262 in<br /> solid-state fermentation using lignocellulosic<br /> waste from the vinegar industry", Food Technol.<br /> Biotechnol., 45, 420-425.<br /> [11]. Miller G.L., (1959), "Use of dinitrosalicyclic<br /> acid reagent for determination of reducing sugars",<br /> Anal. Chem., 31, 426–428.<br /> [12]. Prajanban J., Thongkhib C., and<br /> Kitpreechavanich V., (2008), "Selection of high βglucanase produced Aspergillus strain and factors<br /> affecting the enzyme production in solid state<br /> <br /> 90(02): 31 - 35<br /> <br /> fermentation", Kasetsart J. (Nat. Sci.), 42, 294 299.<br /> [13]. Qui B., Yao R., Yu Y., and Chen Y., (2008),<br /> "Influence of different ratios of rice straw to wheat<br /> bran on production of cellulolytic enzymes by<br /> Trichoderma viride ZY-01 in solid state<br /> fermentation", EJEAFChe, 7, 3239-3247.<br /> [14]. Trần Thạnh Phong, Hoàng Quốc Khánh, Võ<br /> Thị Hạnh, Lê Bích Phƣợng, Nguyễn Duy Long,<br /> Lê Tấn Hƣng và Trƣơng Thị Hồng Vân, (2007),<br /> "Thu nhận enzyme cellulase của Trichoderma<br /> reesei trên môi trƣờng bán rắn", Tạp chí phát triển<br /> KH&CN, 10, 17-24.<br /> <br /> SUMMARY<br /> EFFECT OF CONDITION CULTURE FOR PRODUCTION CELLULASE BY<br /> MUSHROOM Pleurotus saijor-caju UNDER SOLID STATE FERMENTATION<br /> Trinh Dinh Kha*, Nguyen Thi Huyen<br /> College of Sciences - TNU<br /> <br /> Cellulase is an enzyme catalyzing hydrolysis of 1,4-β-glycoside bonds in molecule cellulose.<br /> cellulase have a broad variety of applications in food, animal feeds, brewing, paper pulp, detergent<br /> industries, textile industry, fuel, chemical industries, waste management and pollution treatment.<br /> Cellulase has been produced by liquid state fermentation (LSF) and solid state fermentation (SSF).<br /> In this study, we described optimal conditions and medium components for cellulase production<br /> by the Mushroom strain Pleurotus saijor-caju under solid state fermentation: the influence of<br /> substrates, the ratio corncob/soybean, water amount, culture time, culture temperature, initial pH<br /> value in solid substrate. Corncob/soybean ratio (4/1), initial moisture content of 70% (v/w<br /> substrate), culture time of 7 days, culture temperature of 30°C, intial pH of 5,0 were optimum for<br /> cellulase production by Pleurotus saijor-caju.<br /> Key words: Cellulase, mushroom, optimization, Pleurotus saijor-caju, solid state fermentation<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0983 034876<br /> <br /> 35<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2