intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L14

Chia sẻ: ViBoruto2711 ViBoruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các chế phẩm qua lá kích thích cây sinh trưởng tốt hơn so với đối chứng (phun nước lá) như làm tăng chiều cao thân chính, tăng số lá/thân chính, tăng chỉ số diện tích lá và tăng khả năng tích lũy chất khô. Chế phẩm qua lá cũng làm tăng khả năng hình thành nốt sần, tăng hiệu suất quang hợp thuần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L14

TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 149 - 159<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM PHUN QUA LÁ<br /> ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LẠC L14<br /> <br /> Vũ Ngọc Thắng, Nguyễn Hữu Hiếu, Trần Anh Tuấn, Lê Thị Tuyết Châm<br /> Khoa Nông Học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam<br /> <br /> <br /> Tóm tắt: Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm phun qua lá PS960, PN-22R,<br /> Sông Gianh Bionic 301, K- Humat, Chistosan đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L14 trồng trong điều kiện<br /> vụ thu năm 2011 tại Gia Lâm Hà Nội. Các chế phẩm qua lá kích thích cây sinh trưởng tốt hơn so với đối chứng<br /> (phun nước lá) như làm tăng chiều cao thân chính, tăng số lá/thân chính, tăng chỉ số diện tích lá và tăng khả năng<br /> tích lũy chất khô. Chế phẩm qua lá cũng làm tăng khả năng hình thành nốt sần, tăng hiệu suất quang hợp thuần.<br /> Ngoài ra, các chỉ tiêu sinh lý như cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước, độ nhạy khí khổng và hiệu suất sử<br /> dụng nước của các công thức phun chế phẩm đều cao hơn so với đối chứng (phun nước lã). Các cây được phun chế<br /> phẩm đều có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tăng so với đối chứng. So sánh giữa các công thức phun<br /> chế phẩm, công thức phun Chistosan cho các chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất có<br /> sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 95% so với công thức đối chứng (phun nước lã) như tổng số quả trên<br /> cây đạt 11,20 quả/cây, tỷ lệ quả chắc đạt 88,74%, khối lượng 100 hạt đạt 47,66 g/100 hạt, năng suất cá thể đạt<br /> 6,66 g/cây, năng suất lý thuyết đạt 26,54 tạ/ha, năng suất thực thu đạt 19,84 tạ/ha. Kết quả này cho thấy có thể sử<br /> dụng chế phẩm Chitosan trong canh tác để làm tăng năng suất lạc.<br /> Từ khóa: Phân bón lá, lạc (Arachis hypogaea L.), năng suất, sinh lý, sinh trưởng.<br /> <br /> <br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất<br /> lượng và hiệu quả sản xuất của cây trồng. Phân bón làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng trên rất<br /> nhiều loại cây trồng như chiều cao cây, diện tích lá, hàm lượng diệp lục, các yếu tố cấu thành<br /> năng suất và năng suất [1,7,10]. Ngoài ra phân bón còn làm tăng sự phát triển của hệ thống rễ<br /> cây trồng. Ngoài kỹ thuật sử dụng phân bón qua rễ thì kỹ thuật phun qua lá cũng là một trong<br /> những biện pháp mạng lai nhiều thành công. Phân bón qua lá có nhiều ưu điểm quan trọng như<br /> lượng sử dụng ít, hiệu quả hấp thu nhanh và đặc biệt phân bón qua lá có thể chuyên dụng cho<br /> từng loại cây [2,6]. Phân bón lá ngoài việc cung cấp một số nguyên tố đa lượng còn cung cấp các<br /> nguyên tố trung và vi lượng cần thiết cho cây, do vậy nó có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, năng<br /> suất và chất lượng cây trồng [8].<br /> Trong nhiều năm qua vai trò quan trọng của các nguyên tố đa lượng (N, P, K) đối với cây<br /> trồng nói chung và cây lạc nói riêng ở Việt Nam đã được nghiên cứu nhiều.Tuy nhiên, các<br /> nguyên tố trung và vi lượng mặc dù có vai trò không thể tách rời trong dinh dưỡng cây nhưng ít<br /> được quan tâm nghiên cứu nhiều trên cây lạc. Trong khi đó có rất nhiều công trình nghiên cứu<br /> <br /> Ngày nhận bài: 29/6/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016<br /> Liên lạc: Vũ Ngọc Thắng, e - mail vungocthang@vnua.edu.vn<br /> 149<br /> trên thế giới chỉ ra rằng, ngoài các nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung và vi lượng là những<br /> nguyên tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lạc [2,3,4,5]. Do vậy,<br /> nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến các chỉ tiêu sinh<br /> trưởng, chỉ tiêu sinh lý, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 trồng<br /> trong vụ thu, thông qua đó nhằm xác định chế phẩm thích hợp cho lạc.<br /> 2. Nội dung<br /> 2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> Vật liệu<br /> Vật liệu bao gồm giống lạc L14 và 5 loại chế phẩm phun qua lá.<br /> Giống lạc L14 (Đây là giống chịu thâm canh, năng suất cao, thân đứng, tán gọn, chống đổ<br /> tốt, chống chịu sâu bệnh khá. Giống lạc L14 được chọn lọc từ dòng lạc nhập nội của Trung Quốc<br /> và được công nhận chính thức là giống TBKT năm 2002).<br /> 5 loại chế phẩm phun qua lá bao gồm PS960, PN-22R, Sông Gianh Bionic 301, K- Humat,<br /> Chistosan.<br /> Thành phần 5 loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:<br /> PS960, thành phần bao gồm: Chitosan ≥ 1 ppm, Cu ≥ 0,07%, Zn ≥ 0,05%, N ≥ 6%,<br /> Dextran ≥ 0,002%, Fe ≥ 0,02%, Mn ≥ 0,05%, P2O5 ≥ 4%, Mg ≥ 0,02%, B ≥ 0,03%, Mo ≥<br /> 0,0005%, K2O5 ≥ 2%.<br /> PN-22R, thành phần bao gồm: N: 12%, P2O5: 5,5%, K2O: 4,8%, Cu, Zn, Mg, Bo, Fe, Mn,<br /> Mo, Ca, Ni, và phụ gia.<br /> Sông Gianh Bionic 301, thành phần bao gồm: N-P-K = 25:22:15, Chất kích thích sinh<br /> trưởng, khoáng, vi lượng, trung lượng: Cu, Fe, Mg, Mn…<br /> K- Humate, thành phần bao gồm: K2O ≥ 1,5%, N ≥ 5%, Cu ≥ 500 ppm, Bo ≥ 200 ppm,<br /> Mn ≥ 500 ppm, Zn ≥ 500 ppm, a.amin.<br /> Chistosan, thành phần bao gồm: Chitosan ≥ 0,02%, Bo ≥ 0,003, Cu ≥ 500ppm, a.a ≥<br /> 0,01%, Zn ≥ 0,06%, N ≥ 7%, Dextran ≥ 0,002%, Fe ≥ 0,02%, Mn ≥ 0,05%, P2O5 ≥ 5%, Mg ≥<br /> 0,02%, B ≥ 0,03%, Mo ≥ 0,0005%, K2O ≥ 3%, Ca ≥ 0,01%.<br /> Nội dung nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến một số chỉ tiêu sinh<br /> trưởng của giống lạc L14.<br /> - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến khả năng hình thành nốt<br /> sần.<br /> - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến các chỉ tiêu sinh lý của<br /> giống lạc L14.<br /> - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến các yếu tố cấu thành năng<br /> suất và năng suất của giống lạc L14.<br /> 150<br /> Phương pháp bố trí thí nghiệm<br /> Nghiên cứu được tiến hành tại khu thí nghiệm đồng ruộng khoa Nông học, Học Viện<br /> Nông nghiệp Việt Nam. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc lại<br /> với 6 công thức bao gồm (CT1 phun nước lã (Đối chứng), CT2 phun chế phẩm PS960, CT3<br /> phun chế phẩm PN-22R, CT4 phun chế phẩm Sông Gianh Bionic 301, CT5 phun chế phẩm K-<br /> Humat, CT6 phun chế phẩm Chistosan).<br /> Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 chưa kể dải bảo vệ, với tổng diện tích là 250 m2.<br /> Mật độ 40 cây/m2. Thời gian gieo 20 tháng 8 năm 2011.<br /> Phân bón lá được phun làm 2 lần vào thời kỳ bắt đầu ra hoa và ra hoa rộ. Liều lượng<br /> dung dịch phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất.<br /> Các chỉ tiêu sinh lý được xác định bao gồm: cường độ thoát hơi nước (Itn); cường độ<br /> quang hợp (Iqh). Các chỉ tiêu này được đo bằng máy PPsystem của Mỹ. Thời gian đo từ 11-13<br /> giờ hàng ngày; lá được đo là lá thật thứ 3 và thứ 4 tính từ trên xuống. Trong tất cả các lần đo,<br /> dòng không khí đưa vào máy là không khí của nhà lưới và được chuẩn: nồng độ CO2 là 360<br /> ppm; độ ẩm và nhiệt độ của curvet không được điều chỉnh và phụ thuộc vào không khí trong nhà<br /> lưới.<br /> Các chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng tích lũy chất khô, hiệu suất quang hợp thuần, khả năng<br /> hình thành nốt sần, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được xác định theo phương pháp<br /> thông dụng. Số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý và năng suất được đo đếm trên 5 cây ngẫu<br /> nhiên cho một lần nhắc. Số liệu được xử lý bằng Excel và sử dụng phần mềm IRRISTAT 5 để<br /> phân tích kết quả các chỉ tiêu đánh giá của các công thức thí nghiệm.<br /> 2.2. Kết quả và thảo luận<br /> 2.2.1. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của<br /> giống lạc L14.<br /> Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến động thái tăng trưởng chiều cao thân<br /> chính và số lá trên thân chính của giống lạc L14<br /> Chiều cao thân chính của giống lạc L14 trong điều kiện được phun chế phẩm qua lá cao<br /> hơn so với công thức đối chứng (phun nước lã) (Hình 1-A). So sánh giữa các công thức phun chế<br /> phẩm qua lá, công thức 6 (phun Chistosan) ảnh hưởng rõ nhất đến chiều cao thân chính so với<br /> các công thức còn lại. Tượng tự, các loại chế phẩm qua lá khác nhau cũng làm tăng số lá trên<br /> thân chính của giống lạc L14 so với đối chứng (Hình 1-B). Đặc biệt các công thức 3 (phun PN-<br /> 22R) và công thức 6 (phun Chistosan) có sự ảnh hưởng rõ rệt đến số lá/thân chính so với các<br /> công thức còn lại.<br /> <br /> <br /> <br /> 151<br /> Hình 1. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến động thái tăng trưởng chiều cao thân<br /> chính (A) và số lá/thân chính (B) của giống lạc L14.<br /> Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lạc L14<br /> Phản hồi sinh trưởng với chế phẩm phun qua lá của giống lạc L14 ở các thời kỳ sinh trưởng<br /> khác nhau thông qua chỉ số diện tích lá cho thấy, trong điều kiện phun chế phẩm thì diện tích lá của<br /> giống lạc L14 cao hơn so với các công thức đối chứng (phun nước lã). So sánh giữa các công thức<br /> phun chế phẩm qua lá, công thức 6 (phun Chistosan) ảnh hưởng rõ nhất đến chỉ số diện tích lá so<br /> với các công thức còn lại. Chỉ số diện tích lá tăng dần qua các thời kỳ và đạt cao nhất ở thời kỳ<br /> hình thành quả và hạt. Tuy nhiên đến thời kỳ quả chắc chỉ số diện tích lá có xu hướng giảm ở tất cả<br /> các công thức do dinh dưỡng thời điểm này tập trung chủ yếu vào quả (Bảng 1).<br /> Bảng 1. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến chỉ số diện tích lá (LAI) của<br /> giống lạc L14 (m2 lá/m2 đất)<br /> <br /> Công thức Thời kỳ bắt đầu Thời kỳ sau ra Thời kỳ hình thành Thời kỳ quả<br /> ra hoa hoa rộ quả và hạt chắc<br /> CT1 (Đ/C) 1,78b 3,75b 3,83b 3,62b<br /> CT2 1,80b 4,15ab 4,28ab 4,05ab<br /> CT3 2,14a 4,22ab 4,48ab 4,23ab<br /> CT4 1,93ab 4,40ab 4,24ab 4,02ab<br /> CT5 2,08a 3,94b 4,12ab 3,95ab<br /> CT6 2,16a 4,66a 4,88a 4,62a<br /> LSD5% 0,26 0,63 0,74 0,85<br /> CV% 7,1 8,3 9,4 9,1<br /> <br /> <br /> 152<br /> Các số trung bình trong cùng một giai đoạn gây hạn với các chữ cái khác nhau kèm theo thì<br /> khác biệt có ý nghĩa ở mức 95%.<br /> Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến khả năng tích lũy chất khô của giống<br /> lạc L14<br /> Khả năng tích lũy chất khô tăng dần qua các thời kỳ và đạt cao nhất vào thời kỳ quả chắc.<br /> Các công thức phun chế phẩm qua lá khác nhau làm tăng khả năng tích lũy chất khô so với công<br /> thức đối chứng (phun nước lã). So sánh giữa các công thức phun chế phẩm qua lá cho thấy, công<br /> thức 6 (phun Chistosan) ở tất cả các thời kỳ đều có khối lượng chất khô cao hơn so với các công<br /> thức còn lại (Bảng 2). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của chitosan trên cây trồng như kích<br /> thích sinh trưởng của cây, tăng khả năng phân hoá chồi, mầm hoa... tăng khả năng đề kháng đối<br /> với một số loại nấm và vi sinh vật gây hại cho cây. Nghiên cứu của Trần Anh Tuấn và Phạm Văn<br /> Cường (2008) cho thấy, ở cây lúa, trong điều kiện bón đạm thấp, phun chitosan nồng độ 10, 20<br /> và 30 ppm đã làm tăng diện tích lá, tăng hàm lượng diệp lục, tăng cường độ quang hợp ở giai<br /> đoạn làm đòng, trỗ và sau trỗ 20 ngày [14]. Thí nghiệm của chúng tôi cũng cho kết quả phù hợp<br /> với các nghiên cứu trước, chế phẩm chứa chitosan đã làm tăng số lá, diện tích lá, LAI và tăng số<br /> lượng, khối lượng nốt sần, qua đó đã làm tăng khả năng tích lũy chất khô của cây lạc.<br /> Bảng 2. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phân phun qua lá đến khả năng tích lũy chất khô<br /> của giống lạc L14 (g/cây)<br /> Công thức Thời kỳ bắt đầu Thời kỳ sau ra Thời kỳ hình Thời kỳ quả chắc<br /> ra hoa hoa rộ thành quả và hạt<br /> CT1 (Đ/C) 4,23b 10,94c 16,43c 19,56c<br /> CT2 4,27b 11,83bc 18,33bc 22,06bc<br /> CT3 4,91a 12,83ab 19,63ab 23,73ab<br /> CT4 4,87a 12,65ab 19,63ab 23,51b<br /> CT5 4,88a 12,21abc 18,59bc 22,34b<br /> CT6 5,09a 13,62a 21,46a 26,04a<br /> LSD5% 0,57 1,63 2,75 2,50<br /> CV% 6,7 7,3 8,0 6,0<br /> Các số trung bình trong cùng một giai đoạn gây hạn với các chữ cái khác nhau kèm theo thì<br /> khác biệt có ý nghĩa ở mức 95%.<br /> Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến hiệu suất quang hợp thuần của giống<br /> lạc L14<br /> Hiệu suất quang hợp thuần là chỉ tiêu sinh lý quan trọng phản ánh khả năng tích lũy sinh<br /> khối của cây. Vào thời kỳ bắt đầu ra hoa đến sau khi ra hoa rộ, hiệu suất quang hợp thuần đạt<br /> mức cao nhất, đặc biệt ở công thức 2 đạt 5,09 (g/m2 lá/ngày đêm). Từ thời kỳ ra hoa rộ đến thời<br /> <br /> <br /> 153<br /> kỳ hình thành quả hiệu suất quang hợp thuần có xu hướng giảm và dao động 2,90-3,29 (g/m2<br /> lá/ngày đêm). Bên cạnh đó hiệu suất quang hợp thuần tiếp tục giảm vào thời kỳ hình thành quả<br /> và hạt đến thời kỳ quả chắc dao động từ 1,89-2,14 (g/m2 lá/ngày đêm) và cao nhất ở công thức 6<br /> (2,14 g/m2 lá/ngày đêm) (Bảng 3).<br /> Bảng 3. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến hiệu suất quang hợp thuần của<br /> giống lạc L14 (g/m2 lá/ngày đêm)<br /> <br /> Công thức Hiệu suất quang hợp thuần<br /> Thời kỳ bắt đầu ra Thời kỳ sau ra hoa rộ Thời kỳ hình thành<br /> hoa đến sau ra hoa rộ đến thời kỳ hình quả và hạt đến thời<br /> thành quả và hạt kỳ quả chắc<br /> CT1 (Đ/C) 4,85 b 2,90 c 1,89 c<br /> CT2 5,09 a 3,09 b 1,97 b<br /> CT3 4,98 ab 3,12 ab 2,10 ab<br /> CT4 4,92 ab 3,23 a 2,12 a<br /> CT5 4,87 b 3,17 ab 1,98 b<br /> CT6 5,08 a 3,29 a 2,14 a<br /> Các số trung bình trong cùng một giai đoạn gây hạn với các chữ cái khác nhau kèm theo thì khác<br /> biệt có mức ý nghĩa 0,05.<br /> 2.2.2. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến khả năng hình thành nốt sần<br /> của giống lạc L14<br /> Ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng việc phun các chế phẩm qua lá cho giống lạc L14 cũng làm<br /> ảnh hưởng tới sự hình thành nốt sần. Các công thức phun chế phẩm qua lá làm tăng số lượng và<br /> khối lượng nốt sần so với công thức đối chứng (phun nước lã). Thời kỳ bắt đầu ra hoa do số<br /> lượng nốt sần còn ít nên mức độ sai khác không nhiều giữa các công thức dao động từ (30,30-<br /> 40,42 nốt/cây). Sang thời kỳ ra hoa rộ, các công thức phun chế phẩm có số lượng và khối lượng<br /> nốt sần cao hơn (98,63-125,00 nốt/cây và 0,25-0,33 g/cây). Đến thời kỳ hình thành quả và hạt,<br /> hầu như số lượng nốt sần không tăng nhanh mà một số công thức có xu hướng giảm. Tuy nhiên<br /> khối lượng nốt sần lại tăng rõ rệt ở tất cả các công thức dao động (0,43-0,52 g/cây), cao nhất là<br /> công thức 6 (phun Chistosan) khối lượng nốt sần đạt (0,52 g/cây). Vào thời kỳ quả chắc do số<br /> lượng nốt sần của tất cả các công thức bắt đầu giảm và do đó khối lượng nốt sần của các công<br /> thức tăng không đáng kể (Bảng 4).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 154<br /> Bảng 4. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến khả năng hình thành nốt sần của<br /> giống lạc L14<br /> <br /> Công Thời kỳ bắt đầu ra Thời kỳ sau ra hoa Thời kỳ hình thành Thời kỳ quả chắc<br /> thức hoa rộ quả và hạt<br /> Số Khối Số Khối Số Khối Số Khối<br /> lượng lượng lượng lượng lượng lượng lượng lượng<br /> (nốt/ (g/cây) (nốt/ (g/cây) (nốt/ (g/cây) (nốt/ (g/cây)<br /> cây) cây) cây) cây)<br /> CT1(Đ/C) 30,30b 0,08b 98,63b 0,25b 103,46b 0,43b 98,58b 0,44b<br /> CT2 37,00ab 0,09b 113,71ab 0,28ab 112,32ab 0,47ab 111,62ab 0,49ab<br /> CT3 36,46ab 0,11ab 114,87ab 0,30a 108,63b 0,48ab 106,64ab 0,49ab<br /> CT4 38,92a 0,11ab 117,88ab 0,31a 122,43a 0,51a 117,64a 0,53a<br /> CT5 32,41b 0,10ab 108,87ab 0,27ab 107,21b 0,48ab 103,90ab 0,48ab<br /> CT6 40,28a 0,12a 125,00a 0,33a 130,34a 0,52a 123,69a 0,53a<br /> LSD5% 6,31 0,02 17,97 0,05 16,31 0,06 15,00 0,08<br /> CV% 9,7 8,3 8,7 8,6 7,9 7, 3 7,5 5,8<br /> Các số trung bình trong cùng một giai đoạn gây hạn với các chữ cái khác nhau kèm theo thì khác biệt có mức ý<br /> nghĩa 0,05.<br /> 2.2.3. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến một số chỉ tiêu sinh lý của<br /> giống lạc L14<br /> Cường độ quang hợp của giống lạc L14 ở các công thức phun chế phẩm cao hơn so với<br /> công thức đối chứng (phun nước lã). Thời kỳ hình thành quả và hạt cường độ quang hợp của các<br /> công thức dao động từ 13,12-17,79 (µmol CO2/m2/s) cao hơn so với thời kỳ quả chắc dao động<br /> 7,12-8,92 (µmol CO2/m2/s). Đặc biệt ở công thức 6 (phun Chistosan) ở cả hai thời kỳ cho cường<br /> độ quang hợp cao nhất (17,79 và 8,92 µmol CO2/m2/s).<br /> Cường độ thoát hơi nước của giống lạc L14 ở thời kỳ hình thành quả và hạt của các công<br /> thức phun chế phẩm qua lá cao hơn hẳn so với công thức đối chứng (phun nước lã) biến động từ<br /> 3,16-3,89 (mmol H2O/m2/s). Bước sang thời kỳ quả chắc, cường độ thoát hơi nước dao động từ<br /> 3,70-4,20 (mmol H2O/m2/s). So sánh giữa các công thức phun chế phẩm cho thấy, công thức 6<br /> (phun Chistosan) ở cả hai thời kỳ cho cường độ thoát hơi nước đạt cao nhất biến động (3,89 và<br /> 4,20 (mmol H2O/m2/s)).<br /> Độ nhạy của khí khổng của giống lạc L14 có sự chênh lệch khá lớn giữa các công thức. Ở<br /> giai đoạn hình thành quả chắc độ nhạy của khí khổng khi phun các công thức phun chế phẩm cao<br /> hơn so với thời kỳ hình thành quả và hạt dao động từ 151,44-184,28 (mmol H2O/m2/s).<br /> <br /> <br /> 155<br /> Hiệu suất sử dụng nước của của giống lạc L14 không có sự thay đổi lớn trong cùng một<br /> giai đoạn ở điều kiện phun chế phẩm hoặc phun nước lã. Tuy nhiên, so sánh giữa công thức phun<br /> chế phẩm qua lá và công thức phun nước lã thì hiệu suất sử dụng nước ở công thức 6 (phun<br /> Chistosan) ở cả hai thời kỳ đều cao hơn có ý nghĩa so với công thức phun nước lã. Kết quả thí<br /> nghiệm cho thấy nhìn chung hiệu suất sử dụng nước có xu hướng giảm dần từ thời kỳ hình thành<br /> quả và hạt đến thời kỳ quả chắc. Điều đó chứng tỏ hiệu suất sử dụng nước ở thời kỳ hình thành<br /> quả và hạt cao hơn so thời kỳ quả chắc (Bảng 5).<br /> Bảng 5. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống<br /> lạc L14<br /> Thời Công Iqh (µmol Itn G (mmol Hsdn<br /> 2 2 2<br /> kỳ thức CO2/m /s) (mmol H2O/m /s) H2O/m /s) (gCO2/kg H2O)<br /> CT1<br /> 13,12c 3,16b 115,56c 10,14b<br /> (Đ/C)<br /> CT2 15,27b 3,58ab 131,89b 10,45ab<br /> Hình<br /> CT3 16,57ab 3,83a 141,33ab 10,60ab<br /> thành<br /> CT4 15,40b 3,76a 134,00b 10,00ab<br /> quả và<br /> CT5 14,73bc 3,49ab 132,89b 10,38ab<br /> hạt<br /> CT6 17,79a 3,89a 149,89a 11,18a<br /> LSD5% 1,9 0,58 9,18 0,98<br /> CV% 6,8 8,8 3,8 5,2<br /> CT1<br /> 7,12c 3,67c 151,44c 4,74b<br /> (Đ/C)<br /> CT2 7,73bc 3,72bc 170,11abc 5,09a<br /> CT3 8,08b 3,94ab 154,67bc 5,02ab<br /> Quả<br /> CT4 8,24ab 4,17a 174,56bc 4,83ab<br /> chắc<br /> CT5 8,17b 4,16a 169,67a 4,80ab<br /> CT6 8,92a 4,20a 184,28a 5,19a<br /> LSD5% 0,71 0,26 21,46 0,54<br /> CV% 4,9 3,6 7,0 6,0<br /> Các số trung bình trong cùng một giai đoạn gây hạn với các chữ cái khác nhau kèm theo thì khác biệt có<br /> mức ý nghĩa 0,05.<br /> Iqh : Cường độ quang hợp (µmol CO2/m2/s)<br /> Itn: Cường độ thoát hơi nước (mmol H2O/m2/s)<br /> G : Độ nhạy của khí khổng (mmol H2O/m2/s)<br /> Hsdn : Hiệu suất sử dụng nước (g CO2/kg H2O)<br /> <br /> 156<br /> 2.2.4. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất<br /> và năng suất của giống lạc<br /> Ảnh hưởng của chế phẩm phun qua lá đến sinh trưởng và phát triển của giống lạc L14<br /> thông qua các yếu tố cấu thành năng suất kết quả cho thấy. Các chế phẩm phun qua lá có tác<br /> động tốt đến các yếu tố cấu thành năng suất và từ đó làm tăng năng suất cây lạc (Bảng 6). Nhìn<br /> chung, các công thức phun chế phẩm đều cho kết quả về các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn<br /> công thức đối chứng (phun nước lã) trong đó ở công thức 6 (phun Chistosan) cho các giá trị cao<br /> nhất với số quả/cây đạt 11,20 quả/cây, tỷ lệ quả chắc đạt 88,74%, khối lượng 100 quả đạt 124,81<br /> g, khối lượng 100 hạt đạt 47,66 g, và tỷ lệ nhân đạt 70,14%.<br /> Bảng 6. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất<br /> của giống lạc L14<br /> Công thức Số quả/ cây Tỷ lệ quả Khối lượng Khối lượng Tỷ lệ nhân<br /> (quả) chắc (%) 100 quả (g) 100 hạt (g) (%)<br /> CT1 (Đ/C) 7,60b 78,83b 121,29a 43,66 b 68,22b<br /> CT2 9,93ab 84,66ab 122,04a 46,01 a 68,96b<br /> CT3 10,07ab 85,71ab 122,59a 44,33 ab 69,10ab<br /> CT4 9,53ab 87,65a 124,08a 45,41 ab 69,41ab<br /> CT5 9,07ab 84,28ab 124,49a 46,47a 69,90a<br /> CT6 11,20a 88,74a 124,81a 47,66a 70,14a<br /> LSD5% 1,5 6,6 2,4 2,3 1,7<br /> CV% 4,7 7,0 6,4 6,7 6,2<br /> Các số trung bình trong cùng một giai đoạn gây hạn với các chữ cái khác nhau kèm theo thì khác<br /> biệt có mức ý nghĩa 0,05.<br /> Mặc dù năng suất cá thể, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của giống lạc L14 ở các<br /> công thức 1, 2, 3, 4, 5 đều có xu hướng tăng lên tuy nhiên các công thức trên lại không có sự sai<br /> khác so với công thức đối chứng (phun nước lã) (Bảng 7). So sánh giữa các công thức phun chế<br /> phẩm qua lá công thức 6 (phun Chistosan) cho năng suất cá thể (6,64 g/cây), năng suất lý thuyết<br /> (26,56 tạ/ha) và năng suất thực thu (19,84 tạ/ha) đạt cao nhất.<br /> Bảng 7. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phân phun qua lá đến năng suất của<br /> giống lạc L14<br /> Công thức Năng suất cá thể Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu<br /> (g/cây) (tạ/ha) (tạ/ha)<br /> CT1 (Đ/C) 5,78 b 23,12b 17,25b<br /> CT2 6,34 ab 25,34ab 18,84ab<br /> CT3 6,39 ab 25,57ab 19,13ab<br /> <br /> <br /> 157<br /> CT4 6,43 ab 25,71ab 19,24ab<br /> CT5 6,26 ab 25,02ab 18,59ab<br /> CT6 6,64 a 26,54a 19,84a<br /> LSD5% 0,5 2,6 2,4<br /> CV% 4,3 5,7 7,1<br /> Các số trung bình trong cùng một giai đoạn gây hạn với các chữ cái khác nhau kèm theo thì khác<br /> biệt có mức ý nghĩa 0,05.<br /> 3. Kết luận<br /> Các chế phẩm phun qua lá cho giống lạc L14 đều làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý<br /> và năng suất của giống lạc L14 so với công thức đối chứng (phun nước lã). Bên cạnh đó tác động<br /> của chế phẩm phun qua lá làm tăng rõ rệt đến khả năng hình thành nốt sần và các chỉ tiêu sinh lý<br /> như cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước, độ nhạy khí khổng và hiệu suất sử dụng<br /> nước. So sánh giữa các công thức phun chế phẩm, công thức 6 (phun Chistosan) cho các yếu tố<br /> cấu thành năng suất và năng suất đạt cao nhất và sai khác có ý nghĩa ở mức 95% về mặt thống kê<br /> so với công thức đối chứng (phun nước lã) điển hình như tổng số quả trên cây đạt 11,20 quả/cây,<br /> tỷ lệ quả chắc đạt 88,74%, khối lượng 100 hạt đạt 47,66 g/100 hạt, năng suất cá thể đạt 6,66<br /> g/cây, năng suất lý thuyết đạt 26,54 tạ/ha, năng suất thực thu đạt 19,84 tạ/ha. Từ các kết quả trên<br /> cho thấy, chế phẩm Chitosan là chế phẩm thích hợp cho giống lạc L14.<br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1] Aminifard M.H., Aroiee H., Nemati H., Azizi M and Khayyat M. 2012. Effect of nitrogen<br /> fertilizers on vegetative and reproductive growth of pepper plants underfield conditions.<br /> J. Plant Nutr, 35:235- 242.<br /> [2] Aboelill A.A., Mehanna H.M., Kassab O.M and Abdallah E.F. 2012. The response of<br /> peanut crop to foliar spraying with potassium under water stress conditions. Australian<br /> journal of Basic and Applied Sciences. 6(8): 626-634<br /> [3] Der. H.N., Vaghasia1 P.M and Verma H.P. 2015. Effect of foliar application of potash<br /> and micronutrients on growth and yield attributes of groundnut. Ann. Agric. Res. New<br /> Series. 36(3): 275-278<br /> [4] Habbasha E.l., Magda S.F., Mohamed H., El kramany M.F and Amal G. Ahmed. 2014.<br /> Effect of combination between potassium fertilizer levels and zinc foliar application on<br /> growth, yield and some chemical constituents of groundnut. Global Journal of Advanced<br /> Research. 1(2): 86-92.<br /> [5] Irmak S., Cil A.N., Yucel H and Kaya Z. 2016. Effect of Zinc application on yield and<br /> some yield components in peanut (Arachis hypogaea) in the Esthern Mediterranean<br /> region. Journal of Agricultural sciences. 109-116.<br /> <br /> <br /> <br /> 158<br /> [6] Maral Moraditochaee. 2012. Effect of humic and foliar spraying and nitrogen fertilizer<br /> management on yield of peanut. ARPN Journal of Agricultural and Biological Science.<br /> 7(4): 289-293<br /> [7] Kamara E.G., Olympio N.S and Asibuo J.Y. 2011. Effect of calcium and phosphorus<br /> fertilizer on the growth and yield of groundnut (Arachis hypogaea L.). International<br /> Research Journal of Agricultural Science and Soil Science. 1(8):326-331.<br /> [8] Rusu M., Marghitas M., Balutiu C., Oroian I., Zborovski I., Paulette L and Oltean M.I.<br /> 2001. The effects of several foliar compositions in theagrochemical optimization of the<br /> soil-plant system. Publ. CIEC, Role of Fertilizers in Sustainable Agriculture, p. 415-418.<br /> [9] Trần Anh Tuấn, Phạm Văn Cường. 2008. Ảnh hưởng của chitosan đến sinh trưởng và<br /> năng suất của lúa trồng trong điều kiện bón đạm thấp. Tạp chí Khoa học và Phát triển:<br /> 6(5): 412-417.<br /> [10] Zafar M., Abbasi M.K., Khaliq A and Rehman Z. 2011. Effect of combining organic<br /> materials with inorganic phosphorus sources on growth, yield, energy content and<br /> phosphorus uptake in maize at Rawalakot Azad Jammu and Kashmir, Pakistan. Archives<br /> of Applied Science Research, 3:199-212.<br /> THE IMPACT OF SOME FOLIAR FERTILIZERS ON THE GROWTH AND YIELDS<br /> OF GROUNDNUT (ARACHIS HYPOGAEA L.) cv. L14<br /> <br /> Vu Ngoc Thang, Nguyen Huu Hieu, Tran Anh Tuan, Le Thi Tuyet Cham<br /> Vietnam National University of Agriculture<br /> Abstract: The experiment was conducted to evaluate the effects of some foliar fertilizers on the growth and<br /> yields of groundnut cv. L14. The results showed that groundnut treated plants with foliar fertilizers grew better than<br /> the control (water treated plants) with regard to the main stem height, number of leaves/main stem, leaf area index<br /> and dry matter accumulation. Treatment of foliar fertilizers increased nodules and net photosynthetic efficiency on<br /> groundnut plants. In addition, the physiological indicators such as the photosynthetic rate, transpiration rate,<br /> stomatal sensitivity and water use efficiency in the treated plants with foliar fertilizers were higher than they were in<br /> the control plants (water treatment only). Treatment of foliar fertilizers increased the productive components and<br /> yield of groundnut plants. Among them, the growth characteristics, productive components and yield of groundnut<br /> plants in Chitosan treatment were statistically different from those of the control treatment such as (the pod<br /> number/plant, plump pod number, 100 grain weight, individual production, theoretical and actual yield of<br /> groundnut treated plant with Chitosan were 11.20 pods/plant; 88.74%; 47.66 g/plant; 6.66 g/plant; 26.54<br /> quintals/ha and 19.84 quintals/ha, respectively). This result recomended that Chitosan should be used for increasing<br /> the yield of groundnut.<br /> Keywords: Foliar, growth, groundnut (Arachis hypogaea L.), physiology, yield.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 159<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0