intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang được thực hiện nhằm xác định lượng phân N, P phù hợp kết hợp với phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) chứa nấm Trichoderma spp. phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. đối kháng nấm Fusarium spp. để cải thiện sinh trưởng và năng suất khóm trồng trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

  1. Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi: 10.15625/vap.2022.0145 ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM Trichoderma spp. ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT KHÓM TRÊN ĐẤT PHÈN TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG Nguyễn Quốc Khương1, Trần Thị Hương Lan2, Lê Thị Mỹ Thu1, Trần Ngọc Hữu1, Lý Ngọc Thanh Xuân3, Lê Vĩnh Thúc1, Đỗ Thị Xuân4* 1 Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ 2 Sinh viên Ngành Khoa học cây trồng Khóa 43, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ 3 Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 4 Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ *Email: dtxuan@ctu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định lượng phân N, P phù hợp kết hợp với phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) chứa nấm Trichoderma spp. phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. đối kháng nấm Fusarium spp. để cải thiện sinh trưởng và năng suất khóm trồng trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, với 4 lần lặp lại. Các nghiệm thức gồm (i) đối chứng, bón phân theo nông dân với liều lượng 100 % N, P như khuyến cáo, không bón phân hữu cơ vi sinh chứa nấm Trichoderma và không phun nấm Trichoderma, (ii) Bón 100 % N, P và bổ sung nấm Trichoderma Đại học Cần Thơ (Trichoderma ĐHCT) dưới dạng PHCVS và phun qua lá theo khuyến cáo, (iii) Bón 100 % N, P và bổ sung PHCVS có trên thị trường, (iv) Bón 50 % N, P kết hợp phân hữu cơ vi sinh chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. TF3 đối kháng nấm Fusarium spp. (NPB), (v) Bón 75 % N, P kết hợp PHCVS và phun NPB và (vi) Bón 100 % N, P kết hợp PHCVS và phun NPB. Kết quả cho thấy nghiệm thức bổ sung 3 tấn/ha PHCVS và phun NPB kết hợp bón 50 % N, P đạt số lá, đường kính trái và năng suất khóm tương đương nghiệm thức đối chứng dương và cao hơn nghiệm thức đối chứng âm. Năng suất khóm cao nhất là 28,8 tấn/ha ở nghiệm thức bổ sung 3 tấn/ha PHCVS và phun NPB ở mức bón 100 % N, P theo khuyến cáo, cao hơn 7,68 tấn/ha so với nghiệm thức bón phân theo nông dân. Từ khóa: Đất phèn, nấm Trichoderma spp., năng suất khóm, phân hữu cơ vi sinh. 1. MỞ ĐẦU Khóm (Ananas comosus (L.) Merr.) là loại cây ăn trái nhiệt đới có giá trị kinh tế cao [1], có tiềm năng phát triển trên thị trường nội địa và xuất khẩu [2]. Ở Việt Nam, tổng diện tích canh tác khóm năm 2019 là 39,1 nghìn hecta, với tổng sản lượng 707,8 nghìn tấn và năng suất khóm trung bình khoảng 18 tấn/ha [3]. Tuy nhiên, canh tác khóm vẫn còn gặp nhiều khó khăn như bón phân không cân đối dẫn đến nhiều rủi ro về bệnh hại. Một số bệnh hại phổ biến như thối trái, thối rễ, thối thân và khô đầu lá [4]. Trong đó, bệnh thối trái và bệnh đốm lá trên khóm do nấm Fusarium proteratum, F. fujikuroi, F. verticillioides, F. sacchari và Fusarium sp. gây hại [5]. Ngoài ra, F. ananatum cũng là tác nhân gây thối thịt trái trên khóm [6]. 155
  2. Nguyễn Quốc Khương và cs. Trong nông nghiệp, Trichoderma spp. là các loài cộng sinh trong cây giúp cây trồng tăng khả năng kháng lại mầm bệnh như nấm, tuyến trùng và vi khuẩn. Song song, Trichoderma spp. cũng có khả năng phân hủy cellulose từ dư thừa thực vật và cây trồng sử dụng chất dinh dưỡng từ chất hữu cơ đã phân hủy. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma góp phần cải thiện quá trình phát triển, tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy sự hấp thu dưỡng chất và tăng hiệu quả sử dụng phân bón [7, 8, 9]. Do đó, nấm Trichoderma spp. có thể được sử dụng làm phân bón sinh học và đối kháng sinh học để thay thế phân bón hóa học cũng như thuốc trừ bệnh. Chính vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra lượng phân hóa học phù hợp kết hợp nấm Trichoderma spp. để cải thiện sinh trưởng và năng suất khóm trồng trên đất phèn tại Hậu Giang. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu Địa điểm và thời gian: Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021 tại vườn của ông Trần Trung Trọng, ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Giống khóm: Chồi cuống của khóm Queen Cầu Đúc có nguồn gốc tại địa phương. Nấm: Nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 có khả năng phân hủy cellulose và nấm Trichoderma sp. TF3 có khả năng đối kháng nấm Fusarium spp. được tuyển chọn từ đất trồng khóm tại Hậu Giang (Số liệu chưa công bố). Nấm Trichoderma Đại học Cần Thơ (ĐHCT) và phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) thị trường được sử dụng phổ biến. Phân hữu cơ được ủ theo quy trình của Dương Minh Viễn và cs. [10], với mật số nấm vào thời điểm sử dụng là 1 x 108 bào tử/g. Đất thí nghiệm: Đất phèn tiềm tàng. Thuốc kích thích ra hoa: Acetylene (C2H2). Phân bón: Urê (46 % N), supe lân (16 % P2O5, 15 % CaO) và kali clorua (60 % K2O). 2.2. Phương pháp Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 6 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với diện tích 25 m2. Trong đó, nghiệm thức (i) đối chứng, bón theo nông dân với liều lượng N, P theo khuyến cáo, không bón PHCVS chứa nấm Trichoderma và không phun nấm Trichoderma, (ii) bón 100 % phân hóa học theo khuyến cáo và bổ sung PHCVS chứa nấm Trichoderma sp. ĐHCT phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. ĐHCT để phòng bệnh, (iii) bón 100 % phân hóa học theo khuyến cáo và bổ sung PHCVS có trên thị trường, (iv) bón 50 % N, P theo khuyến cáo kết hợp bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 có khả năng phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. TF3 có khả năng đối kháng nấm Fusarium spp., (v) bón 75 % N, P theo khuyến cáo kết hợp bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm TC1, TC2, TC3 và phun TF3, (vi) Bón 100 % N, P theo khuyến cáo kết hợp bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm TC1, TC2, TC3 và phun nấm TF3. Mật độ bào tử nấm trong Trichoderma sp. ĐHCT (Tricô-ĐHCT) là 1 x 108 bào tử/g) và trong Trichoderma sp. TF3 là 1 x 109 bào tử/mL và nấm Trichoderma sp. trong PHCVS là 1 x 109 bào tử/g. Nấm được phun 3 lần vào 1, 2 và 4 tháng sau khi trồng. Nghiệm thức đối chứng là phun nước. Nấm Trichoderma sp. ĐHCT được dùng với liều lượng 100 g và PHCVS thị trường với liều lượng 300 g theo hướng dẫn nhà sản xuất, tương ứng với nghiệm thức 2 và 3. Nghiệm thức 4, 5 và 6 được phun nấm 156
  3. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn… Trichoderma sp. TF3 qua lá với thể tích 1 L nấm/18 L nước. Dùng bình xịt máy phun lên bề mặt lá cho 4 lô thí nghiệm. Các nghiệm thức bón phân hữu cơ có liều lượng 3 tấn/ha, với mật số 1 x 108 bào tử/g. Khóm được trồng theo hàng đơn, với khoảng cách cây cách cây 45 cm và hàng cách hàng 55 cm. Bón phân: Phân bón được chia làm 5 lần vào các thời điểm 1, 2, 3, 5 và 10 tháng sau khi trồng, ngưng bón phân 1 tháng trước xử lý ra hoa. Bón phân theo công thức 12 g N - 9 g P2O5 - 8 g K2O/cây [11]. Tuy nhiên, lượng phân ở các nghiệm thức i, iv, v và vi được điều chỉnh như đã thiết kế. Kích thích ra hoa: Tưới acetylene từ canxi cacbua (CaC2), với liều lượng 850 g/1.000 cây. Pha 850 g CaC2 vào 10 L nước, tưới mỗi cây 10 mL vào thời điểm 10 tháng sau trồng. Thu hoạch vào 04 tháng sau xử lý ra hoa. Chỉ tiêu theo dõi: Chọn ngẫu nhiên 20 cây để xác định các chỉ tiêu nông học và thành phần năng suất vào giai đoạn thu hoạch: Chỉ tiêu nông học Chiều cao cây (cm): Đo chiều cao cây khóm tính từ mặt đất đến chóp lá cao nhất. Số lá/cây (lá): Đếm tổng số lá trên cây. Chiều dài lá D (cm): Đo chiều dài lá khóm tính từ cổ lá đến chóp lá D. Chiều rộng lá D (cm): Đo chiều rộng lá D ở vị trí có đường kính lớn nhất. Chiều dài cuống trái (cm): Đo từ thân chính đến điểm tiếp giáp với trái. Đường kính cuống trái cm): Đo ở 3 vị trí đầu, giữa và cuối cuống. Chiều dài chồi ngọn (cm): Đo từ đáy đến đỉnh chóp ngọn. Chiều rộng chồi ngọn (cm): Đo chiều rộng chồi ngọn ở hai vị trí lá tạo ra đường kính lớn nhất. Chỉ tiêu thành phần năng suất và năng suất trái khóm Chiều dài trái (cm): Đo từ cuống trái đến đầu trái. Đường kính trái (cm): Đo ở 3 vị trí đỉnh, giữa và đáy trái để tính giá trị trung bình. Năng suất trái khóm (tấn/ha): Cân khối lượng trái khóm của 5 m2. Sau đó, quy đổi ra năng suất tấn/ha. 2.3. Xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được phân tích ANOVA bằng phần mềm SPSS 16.0. Các giá trị trung bình được so sánh qua phép thử Duncan. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. phân hủy cellulose từ PHCVS và nấm Trichoderma sp. đối kháng nấm Fusarium spp. đến sinh trưởng cây khóm trồng trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 3.1.1. Chiều cao cây Chiều cao cây khóm vào thời điểm thu hoạch của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Bảng 1). Các nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma 157
  4. Nguyễn Quốc Khương và cs. spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 ở ba mức bón 50, 75 và 100 % N, P theo khuyến cáo, với chiều cao cây 76,1 - 77,9 cm, đều cao tương đương với nghiệm thức bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT (78,8 cm). Tất cả các nghiệm thức này có chiều cao cây cao hơn so với nghiệm thức bón phân của nông dân (71,5 cm), nhưng chỉ có nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm TC1, TC2, TC3 và TF3 kết hợp bón 100 % N, P theo khuyến cáo, cao hơn nghiệm thức bổ sung PHCVS có trên thị trường (73,7 cm). Theo Rosmaina và cs. (2019) [12] trên đất than bùn nước ngọt, đất than bùn nước lợ và đất phù sa có chiều cao cây khóm dao động 82,48 - 110 cm tại thời điểm thu hoạch. Bên cạnh đó, nấm Trichoderma có hiệu quả cao trong tăng hấp thu chất dinh dưỡng [13], kháng nấm bệnh, thúc đẩy cây trồng tăng trưởng [14] và khả năng tạo ra các cơ chế bảo vệ cây trồng [15]. Sánchez- Montesinos và cs. (2020) [16] cũng báo cáo rằng bổ sung nấm T. aggressivum với mật số 105, 106 và 107 bào tử/mL trên cây cà chua đã có chiều cao cây lần lượt là 101,40 ± 15,06, 102,80 ± 9,47 và 92,00 ± 9,82 cm so với đối chứng (77,96 ± 7,29 cm). Canh tác khóm trên đất phèn gặp các trở ngại do pH thường thấp (< 4,0) [17]. Như vậy, chiều cao cây khóm của vùng nghiên cứu thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, các nghiệm thức có bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. đã giúp tăng chiều cao cây so với đối chứng. 3.1.2. Số lá trên cây Số lá trên cây khóm giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp bón 100 % N, P theo khuyến cáo có số lá nhiều nhất 38,1 lá. Nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm TC1, TC2, TC3 và TF3 kết hợp bón 75 % N, P hoặc 50 % N, P, với số lá lần lượt là 28,9 và 30,8 lá, tương đương với nghiệm thức bổ sung PHCVS có trên thị trường và nghiệm thức bón phân của nông dân, với số lá trên cây tương ứng 29,1 và 29,9 lá. Tuy nhiên, chỉ có nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm TF3 kết hợp bón 50 % N, P theo khuyến cáo có số lá nhiều hơn nghiệm thức bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT, với 27,0 lá vào thời điểm thu hoạch (Bảng 1). Số lá khóm trên cây dao động 27,0 - 38,1 lá tại thời điểm thu hoạch, trong đó nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm TC1, TC2, TC3 và phun nấm TF3 kết hợp bón 100 % N, P theo khuyến cáo đạt số lá cao nhất, với 38,1 lá (Bảng 1). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Krishan và cs. (2017) [18], sử dụng kết hợp 2 loại phân sinh học Biomix-1 (5 kg/ha) và Biomix-5 (5 kg/ha) có thành phần nấm Trichoderma đã giúp gia tăng số lá khóm Queen từ thời điểm 8 đến 16 tháng sau khi trồng và giảm nhẹ ở thời điểm 20 tháng sau khi trồng. Số lá khóm trung bình vào thời điểm 8, 16 và 20 tháng sau khi trồng lần lượt là 13,3; 38,1 và 38,0 lá. Hơn nữa, Rosmaina và cs. [12] cũng cho thấy số lá khóm trên cây dao động trong khoảng 36,0 - 61,9 lá, đối với khóm trồng trên 3 loại đất gồm đất than bùn nước ngọt, đất than bùn nước lợ và đất phù sa sau 12 tháng trồng. 3.1.3. Chiều dài lá D Kết quả Bảng 1 cho thấy chiều dài lá D của các nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp các mức bón 50, 75 và 100 % N, P theo khuyến cáo đạt 44,6 - 49,0 cm, dài hơn so với nghiệm thức bón phân của nông dân (40,1 cm). Ngoài ra, nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm TC1, TC2, TC3 và phun TF3 kết hợp với bón 100 % N, P hay 50 % N, P theo khuyến cáo có chiều dài lá tương đương với nghiệm thức bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT (48,3 cm). Cả hai nghiệm thức 158
  5. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn… này có chiều dài lá D cao hơn nghiệm thức bổ sung PHCVS có trên thị trường (42,6 cm). Tuy nhiên, nghiệm thức bổ sung hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm TF3 kết hợp bón 75 % N, P theo khuyến cáo khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bổ sung PHCVS có trên thị trường. Điều này cho thấy chiều dài lá trong trường hợp bổ sung nấm Trichoderma spp. cao hơn nghiệm thức đối chứng âm và tương đương đến cao hơn nghiệm thức đối chứng dương. Kết quả nghiên cứu của Omotoso & Akinrinde [19] cho biết chiều dài lá D đạt 79,5 - 95,6 cm đối với khóm được bổ sung 0 - 200 kg N/ha. Hơn nữa, Rosmaina và cs. (2019) [12] cũng cho biết chiều dài lá D trong khoảng 66,0 - 87,5cm. Nấm Trichoderma sp. RW309 được khuyến cáo để sử dụng như phân hữu cơ vi sinh [20] và trường hợp có bón phân hữu cơ vi sinh dẫn đến chiều dài lá dài hơn 24 cm [21]. 3.1.4. Chiều rộng lá D Các nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp các mức bón 50, 75 và 100 % N, P theo khuyến cáo, với chiều rộng lá dao động 4,52 - 4,73 cm, tương đương với nghiệm thức bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT (4,73 cm). Tất cả các nghiệm thức này có chiều rộng lá D lớn hơn so với nghiệm thức bón phân của nông dân (4,14 cm). Tương tự, các nghiệm thức này cũng có chiều rộng lá D lớn hơn so với nghiệm thức bổ sung PHCVS có trên thị trường (4,30 cm), ngoại trừ nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm TC1, TC2, TC3 và phun nấm TF3 kết hợp bón 50 % N, P theo khuyến cáo (Bảng 1). Chiều rộng lá D được ghi nhận rất biến động, với 4,84 - 5,27 cm trên các loại đất khác nhau tại Riau Indonesia [12]. Bên cạnh đó, Fernando và cs. [22] đã thực hiện nghiên cứu trên dưa lưới (Cucumis melo) cho thấy tưới chế phẩm chứa nấm T. saturnisporum vào thời điểm 2 ngày sau khi gieo đã tăng diện tích lá 13,8 % so với đối chứng. Sự gia tăng diện tích lá gắn liền với tăng chiều dài và chiều rộng lá D. Như vậy, nấm Trichoderma spp. đã giúp tăng chiều dài và chiều rộng lá D trên khóm so với đối chứng. 3.1.5. Chiều dài cuống trái Chiều dài cuống trái cây khóm vào thời điểm thu hoạch của tất cả các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Cụ thể, chiều dài cuống trái trung bình của các nghiệm thức dao động 15,5 - 16,8 cm (Bảng 1). 3.1.6. Đường kính cuống trái Đường kính cuống trái của nghiệm thức bổ sung PHCVS có trên thị trường, bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm TF3 kết hợp các mức bón 50, 75, 100 % N, P theo khuyến cáo dao động 20,5 - 21,4 mm cao khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức đối chứng và bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT (18,4 - 18,8 mm) (Bảng 1). 3.1.7. Chiều dài chồi ngọn Vào thời điểm thu hoạch chiều dài chồi ngọn cây khóm của các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), với chiều dài chồi ngọn trung bình của các nghiệm thức đạt 18,0 - 18,4 cm (Bảng 1). 3.1.8. Chiều rộng chồi ngọn Vào thời điểm thu hoạch, chiều rộng chồi ngọn cây khóm giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Cụ thể, chiều rộng chồi ngọn trung bình của các nghiệm thức 159
  6. Nguyễn Quốc Khương và cs. bón phân của nông dân, nghiệm thức bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT, nghiệm thức bổ sung PHCVS có trên thị trường, nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm TC1, TC2, TC3 và phun nấm TF3 kết hợp các mức bón 50, 75, 100 % N, P theo khuyến cáo, với chiều rộng chồi ngọn tương ứng 14,0; 13,7; 14,0; 14,4; 14,1 và 14,3 cm (Bảng 1). Bảng 1. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. phân hủy cellulose từ PHCVS và nấm Trichoderma sp. đối kháng nấm Fusarium spp. đến sinh trưởng cây khóm trồng trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Chiều Đường Số lá Chiều Chiều Chiều Chiều Chiều dài kính trên dài lá rộng lá dài chồi rộng chồi Nghiệm thức cao cây cuống cuống cây D D ngọn ngọn trái trái cm lá cm cm cm mm cm cm ĐC 71,5 c 29,9 b 40,1 e 4,14 c 16,8 18,8 b 18,3 14,0 ĐHCT 78,8a 27,0c 48,3ab 4,73a 16,5 18,4b 18,3 13,7 HCVS 73,7bc 29,1bc 42,6de 4,30bc 16,0 21,0a 18,3 14,0 TC1, TC2, TC3 + TF3 76,1ab 28,9bc 49,0a 4,73a 16,7 18,0 14,4 + 50% N, P 20,5a TC1, TC2, TC3 + TF3 76,9ab 30,8b 44,6cd 4,52ab 15,5 18,3 14,1 + 75% N, P 21,1a TC1, TC2, TC3 + TF3 77,9a 38,1a 45,6bc 4,67a 16,0 18,4 14,3 + 100% N, P 21,4a Trung bình 75,8 30,6 45,0 4,51 16,2 20,2 18,3 14,1 Mức ý nghĩa * * * * ns * ns ns CV (%) 3,10 4,63 4,08 4,08 6,68 22,3 5,63 4,67 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số theo sau có chữ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa thống kê 5 %, ns: Khác biệt không ý nghĩa thống kê. ĐC: Đối chứng, bón phân theo nông dân, không bón PHCVS và không phun nấm Trichoderma; ĐHCT: Bón 100 % phân hóa học theo khuyến cáo và bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. ĐHCT để phòng bệnh; HCVS: Bón 100 % phân hóa học theo khuyến cáo và bổ sung PHCVS có trên thị trường; TC1, TC2, TC3 + TF3 + 50 % N, P: bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp bón 50% N, P theo khuyến cáo; TC1, TC2, TC3 + TF3 + 75 % N, P: bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp bón 75 % N, P theo khuyến cáo; TC1, TC2, TC3 + TF3 + 100 % N, P: Bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp bón 100 % N, P theo khuyến cáo. 3.2. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. phân hủy cellulose từ PHCVS và nấm Trichoderma sp. đối kháng nấm Fusarium spp. đến thành phần năng suất cây khóm trồng trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 3.2.1. Chiều dài trái khóm Các nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp các mức bón 50, 75, 100 % N, P theo khuyến cáo có chiều dài trái lần lượt là 16,3; 16,2 và 16,4 cm. Chiều dài trái của tất cả các nghiệm thức này cao hơn so với nghiệm thức bón phân của nông dân, nghiệm thức bổ sung PHCVS có trên thị trường và nghiệm thức bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT, với chiều dài trái tương ứng 15,4; 15,1 và 160
  7. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn… 15,2 cm. Bên cạnh đó, nghiệm thức bổ sung PHCVS có trên thị trường và nghiệm thức bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT có chiều dài trái tương đương với nghiệm thức bón phân của nông dân vào thời điểm thu hoạch (Bảng 2). Bảng 2. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. phân hủy cellulose từ PHCVS và nấm Trichoderma sp. đối kháng nấm Fusarium spp. đến thành phần năng suất cây khóm trồng trên đất phèn tại ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Chiều dài trái Đường kính trái Nghiệm thức cm cm ĐC 15,4b 11,3bc ĐHCT 15,2b 10,5c HCVS 15,1b 10,8bc TC1, TC2, TC3 + TF3 + 50 % N, P 16,4a 11,2bc TC1, TC2, TC3 + TF3 + 75 % N, P 16,2a 11,6ab TC1, TC2, TC3 + TF3 + 100 % N, P 16,3a 12,2a Trung bình 15,8 11,3 Mức ý nghĩa * * CV (%) 2,99 4,69 Ghi chú: Như Bảng 1. Đường kính trái của các nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp các mức bón 50, 75, 100 % N, P theo khuyến cáo dao động 11,6 - 12,2 cm, rộng hơn so với nghiệm thức bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT, với đường kính trái 10,5 cm. Tuy nhiên, nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm TC1, TC2, TC3 và phun nấm TF3 kết hợp mức bón 50 % N, P theo khuyến cáo có đường kính trái tương đương với nghiệm thức bón phân của nông dân và nghiệm thức bổ sung PHCVS có trên thị trường, với đường kính trái tương ứng 11,3 và 10,8 cm (Bảng 2). Theo kết quả nghiên cứu của Omotoso & Akinrinde (2013) [19], bổ sung phân chỉ 0 - 200 kg N/ha, đường kính và chiều dài trái khóm dao động trong khoảng 9,53 - 14,5 cm và 13,33 - 24,60 cm, theo thứ tự. Mahmud và cs. (2020) [23] cũng cho biết đường kính và chiều dài trái khóm MD2 đối với nghiệm thức bón phân trùn quế đạt lần lượt là 11,6 ± 0,2 và 14,5 ± 0,7 cm, cao hơn so với đối chứng (10,9 ± 0,2 và 10,5 ± 0,3 cm, theo cùng thứ tự). Bên cạnh đó, theo Rosmaina và cs. (2019) [12] đường kính và chiều dài trái khóm được trồng trên 3 loại đất gồm đất than bùn nước ngọt, đất than bùn nước lợ và đất phù sa đạt 8,95 - 9,97 cm và 16,3 - 19,8 cm trong trường hợp không sử dụng nấm Trichoderma. Hơn nữa, Barua và cs. (2018) [24] đã thực hiện nghiên cứu trên cây bầu (Lagenaria spp.), kết quả cho thấy nghiệm thức bón 3 kg phân hữu cơ sinh học có chứa T. harzianum T22 kết hợp giảm 75 % đạm cho mỗi gốc đã gia tăng đường kính và chiều dài trái so với nghiệm thức bón 100 % đạm không bổ sung phân hữu cơ sinh học trong cả 2 mùa vụ. Trong đó, đường kính trái và chiều dài trái đạt 18,33; 16,33 và 44,00; 46,66 cao hơn so với 13,00; 13,00 và 41,66; 40,33 cm, theo cùng thứ tự. Vì vậy, nấm Trichoderma spp. giúp tăng chiều dài và đường kính trái khóm vào thời điểm thu hoạch. 161
  8. Nguyễn Quốc Khương và cs. 3.3. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. phân hủy cellulose từ PHCVS và nấm Trichoderma sp. đối kháng nấm Fusarium spp. đến năng suất cây khóm trồng trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Các nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp các mức bón 50, 75, 100 % N, P theo khuyến cáo đạt năng suất 23,7 - 28,8 tấn/ha, cao hơn so với nghiệm thức bón phân của nông dân và nghiệm thức bổ sung PHCVS có trên thị trường, với năng suất lần lượt là 21,1 và 22,1 tấn/ha. Tuy nhiên, nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm TC1, TC2, TC3 và phun nấm TF3 kết hợp mức bón 50 % N, P theo khuyến cáo đạt năng suất tương đương với nghiệm thức bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT, với 22,5 tấn/ha (Hình 1). 30.0 a b Năng suất trái khóm (tấn/ha) c cd de e 20.0 10.0 0.0 ĐC ĐHCT HCVS 50% N, P 75% N, P 100% N, P + HHN + HHN + HHN Nghiệm thức Hình 1. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. phân hủy cellulose từ PHCVS và nấm Trichoderma sp. đối kháng nấm Fusarium spp. đến năng suất cây khóm trồng trên đất phèn tại ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ĐC: Đối chứng, bón phân theo nông dân, không bón PHCVS và không phun nấm Trichoderma; ĐHCT: Bón phân hóa học và bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. ĐHCT để phòng bệnh; HCVS: Bón phân hóa học theo khuyến cáo và bổ sung PHCVS có trên thị trường; TC1, TC2, TC3 + TF3 + 50 % N, P: Bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp bón 50 % N, P theo khuyến cáo; TC1, TC2, TC3 + TF3 + 75 % N, P: Bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp bón 75 % N, P theo khuyến cáo; TC1, TC2, TC3 + TF3 + 100 % N, P: Bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp bón 100 % N, P theo khuyến cáo. HHN: Hỗn hợp nấm TC1, TC2, TC3 + TF3. Theo kết quả nghiên cứu của Krishan và cs. (2017) [18], khóm queen được bổ sung hỗn hợp 2 loại phân sinh học Biomix-1 (5 kg/ha) và Biomix-5 (5 kg/ha) chứa nấm Trichoderma đạt năng suất khóm 20,14 tấn/ha. Omotoso & Akinrinde (2013) [19] cũng cho biết năng suất khóm 23,0 tấn/ha đối với nghiệm thức được bổ sung 150 kg N/ha. Kết quả này cho thấy việc tác động dinh dưỡng góp phần tăng năng suất, nên dinh dưỡng từ các nguồn sinh học có tiềm năng giúp canh tác khóm đạt năng suất tối đa. Bên cạnh đó, theo Chen và cs. (2021) [25] chứng minh rằng nấm T. reesei có khả năng phân hủy cellulose. Hơn nữa, Salem & Abdelrahman (2021) [26] cũng đã sử dụng dòng 162
  9. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn… nấm T. reesei trên cây cà chua giúp tăng sinh trưởng và năng suất. Trong đó, nghiệm thức được chủng nấm Pythium debaryanum và T. reesei đạt năng suất cao hơn so với nghiệm thức chỉ chủng nấm bệnh P. debaryanum và đối chứng, với 1,32 ± 0,09 cao hơn 0,38 ± 0,13 và 0,80 ± 0,07 kg/cây. Điều này cho thấy tiềm năng sử dụng kết hợp nấm Trichoderma trong nông nghiệp để cung cấp dinh dưỡng cây trồng và phòng bệnh hại. Sudantha và cs. (2020) [27] cũng cho biết hành tím được chủng nấm Fusarium oxysporum và xử lý thuốc diệt nấm chứa Trichoderma spp. 2,5 mL/L cho năng suất (7,79 kg/8 m2) cao hơn so với nghiệm thức chỉ chủng nấm F. oxysporum (4,48 kg/8 m2). Thuốc diệt nấm sinh học có chứa nấm Trichoderma spp. đã kiểm soát bệnh héo do Fusarium và dẫn đến tăng năng suất hành tím trên đồng ruộng. Do đó, nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp bón 100 % N, P theo khuyến cáo tăng năng suất khóm so với đối chứng bón phân của nông dân thêm 7,68 tấn/ha. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Nghiệm thức bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 có khả năng phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. TF3 có khả năng đối kháng nấm Fusarium spp. kết hợp bón 100 % N, P theo khuyến cáo đạt số lá trên cây và năng suất khóm cao nhất (28,8 tấn/ha), cao hơn 7,68 tấn/ha so với nghiệm thức bón phân theo nông dân. Năng suất khóm ở nghiệm thức bổ sung 3 tấn/ha PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp bón 50 % N, P theo khuyến cáo cao tương đương nghiệm thức bón và phun nấm Trichoderma sp. ĐHCT và cao hơn nghiệm thức bón phân theo nông dân. Bón 50, 75 hay 100 % N, P theo khuyến cáo kết hợp bổ sung hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và Trichoderma sp. TF3 đều đạt năng suất cao hơn so với bón 100 % N, P. 4.2. Đề nghị Nghiên cứu hiệu quả của PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 và phun nấm Trichoderma sp. TF3 kết hợp bón 50 - 100 % N, P theo khuyến cáo ở quy mô lớn trong canh tác khóm ở ĐBSCL. Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã tài trợ kinh phí để nghiên cứu này được thực hiện thông qua đề tài “Xây dựng biện pháp tổng hợp để chẩn đoán, quản lý dưỡng chất và bệnh hại có nguồn gốc từ đất bằng phương pháp s inh học cho cây khóm Hậu Giang”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Huang, Y., Liu, Y., Zhang, M., Chai, M., He, Q., Jakada, B. H., Chen, F., Chen, H., Jin, X., Cai, H. & Qin, Y. (2020). Genome-wide identification and expression analysis of the ERF transcription factor family in pineapple (Ananas comosus (L.) Merr.). Peer J, 8, e10014. [2]. Jalil, N. S. A., Adam, S., Awal, A., Shamsuri, S., Yusuf, N. A. & Ibrahim, N. (2021). Sustainable pineapple growth performance on mineral soil. In IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, 685(1), 012025. 163
  10. Nguyễn Quốc Khương và cs. [3]. Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAOSTAT). Available online: http://www.fao.org/faostat (accessed on 7 August 2021). [4]. Wijesinghe, C. J., Wijeratnam, R. W., Samarasekara, J. K. R. R. & Wijesundera, R. L. C. (2011). Development of a formulation of Trichoderma asperellum to control black rot disease on pineapple caused by (Thielaviopsis paradoxa). Crop Protection, 30(3), 300-306. [5]. Ibrahim, N. F., Mohd, M. H., Mohamed Nor, N. M. I. & Zakaria, L. (2020). Mycotoxigenic potential of Fusarium species associated with pineapple diseases. Archives of Phytopathology and Plant Protection, 53(5-6), 217-229. [6]. Yamashiro, M., Arasaki, C., Takushi, T., Ooshiro, A., Ajitomi, A., Takeuchi, M., ; Moromizato, C. & Aoki, T. (2019). Fruitlet core rot of pineapple (Ananas comosus) caused by Fusarium ananatum in Japan. Japanese Journal of Phytopathology, 85(1), 25-29. [7]. Bhandari, S., Pandey, K. R., Joshi, Y. R. & Lamichhane, S. K. (2021). An overview of multifaceted role of Trichoderma spp. for sustainable agriculture. Archives of Agriculture and Environmental Science, 6(1), 72-79. [8]. Sood, M., Kapoor, D., Kumar, V., Sheteiwy, M. S., Ramakrishnan, M., Landi, M., Araniti, F. & Sharma, A. (2020). Trichoderma: the “secrets” of a multitalented biocontrol agent. Plants, 9(6), 762. [9]. Zin, N. A. & Badaluddin, N. A. (2020). Biological functions of Trichoderma spp. for agriculture applications. Annals of Agricultural Sciences, 65(2), 168-178. [10]. Dương Minh Viễn, Trần Kim Tính & Võ Thị Gương (2011). Ủ phân hữu cơ và hiệu quả cải thiện chất lượng đất và năng suất cây trồng. NXB Nông nghiệp, TP. HCM, tr. 136. [11]. Lê Văn Bé & Lê Văn Hòa (2011). Quy trình phục tráng và kỹ thuật trồng khóm Queen cấy mô sạch bệnh héo khô đầu lá. NXB Nông nghiệp, tr. 104. [12]. Rosmaina, Almaktsur, M. A., Elfianis, R., Oksana & Zulfahmi. (2019). Morphology and fruit quality characters of pineapple (Ananas comosus L. Merr) cv. Queen on three sites planting: freshwater peat, brackish peat and alluvial soil. In IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, 391(1), 012064. [13]. Halifu, S., Deng, X., Song, X. & Song, R. (2019). Effects of two Trichoderma strains on plant growth, rhizosphere soil nutrients, and fungal community of Pinus sylvestris var. mongolica annual seedlings. Forests, 10(9) 758. [14]. Bononi, L., Chiaramonte, J. B., Pansa, C. C., Moitinho, M. A. & Melo, I. S. (2020). Phosphorus-solubilizing Trichoderma spp. from Amazon soils improve soybean plant growth. Scientific Reports, 10(1), 1-13. [15]. Yuan, M., Huang, Y., Ge, W., Jia, Z., Song, S., Zhang, L. & Huang, Y. (2019). Involvement of jasmonic acid, ethylene and salicylic acid signaling pathways behind the systemic resistance induced by Trichoderma longibrachiatum H9 in cucumber. BMC Genomics, 20(1), 1-13. [16]. Sánchez-Montesinos, B., Diánez, F., Moreno-Gavíra, A., Gea, F. J. & Santos, M. (2020). Role of Trichoderma aggressivum f. europaeum as Plant-Growth Promoter in Horticulture. Agronomy, 10(7), 1004. 164
  11. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn… [17]. Dương Minh, Lê Phước Thạnh & Đào Thị Hồng Xuyến (2010). Một số sản phẩm nghiên cứu từ nấm Trichoderma có triển vọng của Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 16b, 173-179. [18]. Krishan, H., Singh, R. D. & Langpoklakpam, B. (2017). Effect of variety and bio-fertilizer on growth and yield of pineapple (Ananas comosus (L.) Merr.). Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry, 6(6), 2568-2571. [19]. Omotoso, S. O. & Akinrinde, E. A. (2013). Effect of nitrogen fertilizer on some growth, yield and fruit quality parameters in pineapple (Ananas comosus L. Merr.) plant at Ado-Ekiti Southwestern, Nigeria. International Research Journal of Agricultural Science and Soil Science, 3(1), 11-16. [20]. Asghar, W. & Kataoka, R. (2021). Effect of co-application of Trichoderma spp. with organic composts on plant growth enhancement, soil enzymes and fungal community in soil. Archives of Microbiology, 203(7), 4281-4291. [21]. Liu, C. H., Liu, Y., Fan, C. & Kuang, S. Z. (2013). The effects of composted pineapple residue return on soil properties and the growth and yield of pineapple. Journal of Soil Science and Plant Nutrition, 13(2), 433-444. [22]. Fernando, D., Milagrosa, S., Francisco, C. & Francisco, M. (2018). Biostimulant activity of Trichoderma saturnisporum in melon (Cucumis melo). Hort Science, 53(6), 810-815. [23]. Mahmud, M., Abdullah, R. & Yaacob, J. S. (2020). Effect of vermicompost on growth, plant nutrient uptake and bioactivity of ex vitro pineapple (Ananas comosus var. MD2). Agronomy, 10(9), 1333. [24]. Barua, S., Molla, A. H., Haque, M. M. & Alam, M. S. (2018). Performance of Trichoderma- enriched bio-organic fertilizer in N supplementation and bottle gourd production in field condition. Horticulture International Journal, 2, 106-114. [25]. Chen, Y., Lin, A., Liu, P., Fan, X., Wu, C., Li, N., Wei, L., Wei, W. & Wei, D. (2021). ACE4, a novel transcriptional activator involved in the regulation of cellulase genes on cellulose in Trichoderma reesei. Applied and Environmental Microbiology, AEM-00593. [26]. Salem, A. A. & Abdelrahman, H. M. (2021). Cellulolytic activity of Trichoderma reesei and Bacillus subtilis against the plant pathogen Pythium debaryanum. Environment, Biodiversity and Soil Security, 5, 105-119. [27]. Sudantha, I. M., Suwardji, S., Aryana, I. G. P. M., Pramadya, I. M. A. & Jayadi, I. (2020). The effect of liquid bio fungicides dosage Trichoderma spp. against Fusarium wilt diseases, growth and yield of onion. In Journal of Physics: Conference Series. IOP Publishing, 1594(1), 012013. 165
  12. Nguyễn Quốc Khương và cs. ABSTRACT EFFECTS OF Trichoderma spp. ON GROWTH AND YIELD OF PINEAPPLE ON ACID SULFATE SOIL IN VI THANH CITY, HAU GIANG PROVINCE Nguyen Quoc Khuong1, Tran Thi Huong Lan2, Le Thi My Thu1, Tran Ngoc Huu1, Ly Ngoc Thanh Xuan3, Le Vinh Thuc1, Do Thi Xuan4* 1 Department of Crop Science, College of Agriculture, Can Tho University 2 Student at the Department of Crop Science, College of Agriculture, Can Tho University 3 Faculty of Agriculture and Natural Resources, An Giang University, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam 4 Biotechnology Development and Research Institute, Can Tho University *Email: dtxuan@ctu.edu.vn The objective of this study was to determine the suitable level of N, P combined biocompost containing Trichoderma spp. for improving pineapple growth and yield on acid sulfate soil in Vi Thanh city, Hau Giang province. The experiment was arranged in a randomized complete block design with six treatments and four replications with 25 m2 for each plot of replication. The treatments were (i) control, farmers’ fertilizer practice as recommended fertilizers formula (RFF), without biocompost and Trichoderma spp. (ii) application of 100 % N, P of RFF plus Trichoderma sp. DHCT by biocompost and folia spay, (iii) application of 100 % N, P of RFF plus bio-compost fertilizer from commercial production, (iv) application of 50 % N, P of RFF combined biocompost containing Trichoderma spp. with cellulose degradation TC1, TC2, TC3 (PHCVS), and spay Trichoderma spp. fungus against Fusarium spp. TF3 (NPB), (v) application of 75 % N, P of RFF combined PHCVS, and spay NPB (vi) application of 100 % N, P of RFF combined PHCVS and spay NPB. The results showed that plant height, number of leaves, fruit diameter and yield of treatment 3 tons ha-1 of PHCVS and spay NPB combined 50 % N, P of RFF, was equal to positive treatment and higher than negative treatment. The highest yield was recorded in 3 tons ha -1 of PHCVS and spay NPB combined 100 % N, P of RFF, which was 7.68 tons ha-1 higher than farmers’ fertilizer practice. Keywords: Acid sulfate soil, biocompost, Trichoderma spp., yield. 166
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2