intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của tia X trên thai nhi

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

117
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều thai phụ rất lo lắng khi lỡ chụp X-quang mà không biết mình đang mang thai. Tia X tác hại trên thai nhi là chuyện đã rõ, tuy nhiên mức độ thế nào là tùy tuổi thai và liều lượng của tia. Tia X có thể kèm theo nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp và một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Theo Ủy ban Kiểm soát về vấn đề hạt nhân của Mỹ, thai nhi có nguy cơ mắc bệnh ung thư về sau nếu nhiễm liều bức xạ từ 2- 6 rad. Với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của tia X trên thai nhi

  1. Ảnh hưởng của tia X trên thai nhi Nhiều thai phụ rất lo lắng khi lỡ chụp X-quang mà không biết mình đang mang thai. Tia X tác hại trên thai nhi là chuyện đã rõ, tuy nhiên mức độ thế nào là tùy tuổi thai và liều lượng của tia. Tia X có thể kèm theo nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp và một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Theo Ủy ban Kiểm soát về vấn đề hạt nhân của Mỹ, thai nhi có nguy cơ mắc bệnh ung thư về sau nếu nhiễm liều bức xạ từ 2- 6 rad. Với liều bức xạ > 5 rad thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Tùy vào mức độ phơi nhiễm, tia X có thể gây sẩy thai, chậm phát triển thai nhi hoặc một vài loại ung thư ở giai đoạn sau này. Ở cùng liều bức xạ, mức độ nguy hiểm nặng, nhẹ tùy giai đoạn tuổi thai (xem bảng 1). Hạn chế sự phơi nhiễm tia X Liều bức xạ của tia X được dùng trong chẩn đoán rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với liều gây hại cho thai. Tia X dùng trong chẩn đoán hầu như không làm gia tăng tỉ lệ dị tật bẩm sinh thai nhi. Tuy nhiên, trong thai kỳ tốt nhất là hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X. Các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của tia X khi chỉ định dùng cho thai phụ. Trong trường hợp chẳng đặng đừng nếu phải chụp X-quang (ở những vùng khác), nên che chắn bụng thai phụ bằng một áo chì để hạn chế phơi nhiễm tia X cho thai nhi. Thai phụ nên thông báo với bác sĩ về thai kỳ của mình nếu có chỉ định chụp X- quang. Ngày nay có thể dùng siêu âm chẩn đoán thay X-quang. Cộng hưởng từ (MRI) dùng an toàn cho thai nhi sau 12 tuần.
  2. Bảng 1: Mức độ ảnh hưởng của các loại X-quang Hai loại tia X có năng lượng bức xạ cao là CT (Computed Tomography) bụng chậu và chụp huỳnh quang. Nếu không thể trì hoãn đến sau khi kết thúc thai kỳ thì bác sĩ nên chọn loại kỹ thuật có mức bức xạ thấp nhất, chùm tia X thu hẹp để vùng phơi nhiễm nhỏ, và nếu chụp huỳnh quang thì thời gian càng ngắn càng tốt. Bảng 2 tính liều bức xạ trung bình trên thai nhi trong chẩn đoán bằng tia X thông thường. Đơn vị tính là milligray (mGy) [1 gray = 100 rad = 1.000 milligray] Tại Canada, ước tính liều bức xạ mỗi thai nhi nhiễm khoảng 0,5mGy trong suốt thai kỳ từ đất, chất liệu xây dựng, không khí, thức ăn và ngay cả trong không gian. Mức độ có thể cao hơn tùy vào nơi thai phụ sống và có thể tăng nếu đi máy bay, vì mức độ bức xạ khi bay sẽ cao hơn ở dưới mặt đất. Ngay cả khi không tiếp xúc với tia X vẫn có một tỉ lệ nhỏ thai nhi (4- 6%) bị bất thường, vì vậy thai phụ cần phải khám thai định kỳ để được tầm soát và chẩn đoán sớm những bất thường nếu có. Thức ăn của trẻ thường là sữa, bột, cháo, bún, nui… và các thức ăn lỏng, loãng, ít năng lượng, mau tiêu, mau đói… nên phải ăn nhiều bữa trong ngày mới đạt đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Với trẻ nhỏ thì cần cả những cữ bú mẹ ban đêm. Bữa ăn sáng bé cần được nạp năng lượng đầy đủ (chiếm 25-35% tổng năng lượng trong ngày). Bữa ăn sáng, trưa, tối phải có đủ bốn nhóm thực phẩm: bột đường (cơm, cháo, bún, mì, nui, phở, khoai…); đạm (thịt, cá, tôm, trứng, đậu hũ…); béo (dầu, mỡ); rau củ và trái cây. Ngoài những bữa ăn chính cần có các bữa ăn phụ xen kẽ (có thể là hộp sữa tươi, hũ sữa chua, bánh bông lan, củ khoai, trái bắp, rau
  3. câu, ly kem, trái cây…) để hỗ trợ kịp thời khi các bữa chính cách xa 4-5 giờ. Bữa phụ nên có vào khoảng 9g sáng, 3-4 giờ chiều và trước khi đi ngủ tối. Hãy cẩn thận khi chọn mua đồ hộp, sản phẩm ăn liền đóng gói sẵn. Cần lưu ý đọc nhãn hiệu bao bì (nơi sản xuất, thành phần nguyên liệu, giá trị dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản). Chọn hàng mới sản xuất và còn hạn sử dụng lâu, cách bảo quản ở nơi bày bán đúng chuẩn (khô ráo, thoáng mát, không bị chiếu nắng). Khi mở bao bì hoặc ăn vào nếu thấy khác lạ, thay đổi màu, mùi vị thì không nên sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2