intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của việc thường xuyên sử dụng Facebook đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ảnh hưởng của việc thường xuyên sử dụng Facebook đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối" thực hiện một cuộc khảo sát về tác động của việc sử dụng Facebook đối với sinh viên năm cuối của một trường đại học công lập ở miền Bắc Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của việc thường xuyên sử dụng Facebook đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối

  1. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 58. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG FACEBOOK ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI ThS. Vi Thanh Hà* TS. Trương Đình Đức* TS. Vũ Trọng Nghĩa* ThS. Nguyễn Hoàng Hà* TS. Bùi Trung Hải** Tóm tắt Sinh viên trong các trường đại học hiện nay đang có xu hướng sử dụng Facebook tăng lên qua từng năm. Điều này được phản ánh rõ ràng qua tổng thời gian trong ngày mà một sinh viên sử dụng để vào các trang mạng xã hội, trong đó có Facebook. Sử dụng Facebook một cách quá mức vừa gây lãng phí thời gian vừa ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất cũng như ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Trong bài viết này, chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát về tác động của việc sử dụng Facebook đối với sinh viên năm cuối của một trường đại học công lập ở miền Bắc Việt Nam. Từ khóa: Facebook; thành tích học tập; sinh viên năm cuối; Facebook 1. MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay, sinh viên được coi là các công dân số của thế hệ Net (Net Generation) bởi vì họ là những người được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số và công nghệ kỹ thuật số đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ngay từ khi còn nhỏ (Prensky, 2010; Jones và cộng sự, 2010; Thompson, 2013; Arteaga, Cortijo, Javed, 2014; Laura, Genevieve, Beth và Matthew, 2020; Aiman, Adrienne, Cathy, Nijina, Maria, 2021). Đây là thế hệ được coi là nhóm những người trẻ tuổi sống trong môi trường sử dụng máy tính và các thiết bị thông minh, có kết nối Internet (Abdullah, Darshak, Brandon, 2015). Một trong những cơ chế giao tiếp hiệu quả nhất hiện nay là * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 515
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA thông qua mạng xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội, có khoảng 4,2 tỷ người dùng mạng xã hội một cách tích cực và khoảng 4,66 tỷ người dùng Internet tại thời điểm tháng 01/2021. Con số 4,2 tỷ người dùng mạng xã hội tích cực cho thấy mức độ thâm nhập lớn của mạng xã hội trong đời sống nhân loại. Với hơn 2,6 tỷ người dùng hàng tháng, Facebook là phương tiện truyền thông xã hội phổ biến nhất thế giới (Statista, 2021). Facebook đã trở nên phổ biến chưa từng có trong lịch sử nhân loại đối với sinh viên đại học trong học tập cũng như trong đời sống xã hội. Tỷ lệ người dùng Facebook trong độ tuổi 18 - 24 theo giới tính trên toàn thế giới tính đến tháng 7/2021 lần lượt là 9,4% đối với phụ nữ và 13,8% đối với nam giới (Statista, 2021). Thompson và Lougheed (2012) phát hiện ra rằng, 80,24% sinh viên đại học cho rằng, sử dụng Facebook là một yếu tố quan trọng trong văn hóa, xã hội ở trường đại học. Gần đây, các mạng xã hội, bao gồm cả Facebook, đã được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh học tập. Một số nghiên cứu đã cho thấy, sinh viên dành nhiều thời gian hơn trên Facebook và sử dụng nó cho các mục đích học tập khác nhau (Rasiah và Ratneswary, 2014). Ainin và cộng sự (2015) đã ghi nhận mối liên hệ đáng kể giữa việc sử dụng Facebook và kết quả học tập của người học, vì nó giúp họ cung cấp phản hồi, chia sẻ thông tin và giữ liên lạc với những người khác. Awidi và cộng sự (2019) đã nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng Facebook trong thiết kế học tập của một khóa học giáo dục đại học và nhận thấy rằng, Facebook là một nền tảng học tập lý tưởng để thu hút sinh viên tham gia vào trải nghiệm học tập của họ. Mặc dù Facebook được sinh viên coi như là một công nghệ xã hội (social technology) hơn là một công cụ dạy học chính thức (Madge và cộng sự, 2009; Mazman và Usluel, 2009; Selwyn, 2009), Arteaga và cộng sự (2014) cho rằng, nó có thể có những tác động đáng kể đến hoạt động học tập của sinh viên. Theo Arteaga và cộng sự (2014), Facebook có thể giúp sinh viên ổn định cuộc sống đại học, đưa lòng tự trọng của họ lên tầm cao hơn, giúp họ hòa nhập với xã hội và thích ứng với văn hóa trường đại học. Đây là những nhân tố giúp cải thiện chất lượng học tập của sinh viên (Madge và cộng sự 2009; Wang và Wu, 2008; Yu và cộng sự, 2010). Trong một nghiên cứu nhằm khám phá liệu Facebook có thể cải thiện sự hòa nhập của sinh viên vào văn hóa học thuật hay không, Cuesta và cộng sự (2016) đã quan sát thấy rằng, những sinh viên tham gia vào các nhóm nghiên cứu được tạo trên Facebook hoạt động tốt hơn so với những sinh viên không tham gia. Trong một nghiên cứu liên quan, Lambić (2016) đã thiết lập mối tương quan thuận giữa kết quả học tập của sinh viên và tần suất sử dụng Facebook cho mục đích giáo dục. Bowman và Akcaoglu (2014) báo cáo thêm rằng, điểm cuối năm của những sinh viên tham gia vào Facebook cao hơn đáng kể so với những người không sử dụng Facebook. Như vậy, việc thường xuyên sử dụng Facebook của sinh viên có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập cuối kỳ của sinh viên? Làm thế nào để giảm bớt thời gian sử dụng mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng của sinh viên? Đây là những nội dung quan trọng thu hút sự quan tâm của không chỉ đối với các nhà người lập chính sách giáo dục nói riêng mà còn đối với những nhà giáo nói chung. Trong bài viết này, chúng tôi bước đầu nghiên cứu việc sử dụng Facebook của sinh viên năm thứ 4 và ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đối với kết quả học tập của sinh viên năm thứ 4 ở trường đại học công lập như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 516
  3. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện thông qua google form và khảo sát trực tuyến thông qua các buổi học chính trị cuối khóa. Một số câu hỏi được sử dụng thang đo Likert 5 điểm với phương án “Hoàn toàn không đồng ý” = 1 điểm tới “Hoàn toàn đồng ý” = 5 điểm. Kết quả thu thập được được tải xuống dưới dạng file excel và được xử lý sơ bộ bởi Microsoft Excel. Dữ liệu thu được sau khi xử lý sơ bộ trên Microsoft Excel sẽ được tiếp tục xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu thống kê IBM SPSS 22.0. Hồ sơ nhân khẩu học của những người trả lời khảo sát được tóm tắt trong Bảng 1 bao gồm: giới tính, độ tuổi, kết nối Internet, thời gian sử dụng Facebook trong một ngày. Trong nghiên cứu này có tất cả 5.136 sinh viên tham gia vào khảo sát. Tuy nhiên, đối tượng được khảo sát là sinh viên năm thứ 4, thời điểm khảo sát các sinh viên này đang theo học học kỳ thứ 7 ở nhà trường nên số lượng thực tế của mẫu khảo sát là 5.035 sinh viên, loại 101 mẫu khảo sát là các đối tượng sinh viên khác (các sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp ra trường sớm, sinh viên ra trường muộn quá 8 kỳ, sinh viên các hệ như liên thông và bằng 2 chính quy). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trong 5.035 sinh viên đang theo học học kỳ thứ 7 ở nhà trường, có 1.404 sinh viên nam (chiếm 27,9%) và 3.631 sinh viên nữ (chiếm 72,1%). Độ tuổi của sinh viên là từ 21 đến 29 tuổi, với độ tuổi trung bình là 22,06 tuổi (Độ lệch chuẩn SD = .33). Với độ tuổi là 22 có 4.785 sinh viên (chiếm 95,0%), đây là độ tuổi đi học đúng tuổi cho sinh viên năm thứ 4 ở Việt Nam; có 241 người vì các lý do khác nhau đi học quá tuổi theo quy định (chiếm 4,79%); có 9 người 21 tuổi (chiếm 0,2%), đây là lứa tuổi đi học sớm hơn tuổi ở Việt Nam. Với độ tuổi này, kết quả thu được là rất chính xác với độ tuổi đi học thực tế của sinh viên năm thứ 4 ở Việt Nam hiện nay, với chủ trương chung của ngành Giáo dục là hạn chế các trường hợp đi học sớm (Bảng 1). Theo kết quả khảo sát trong Bảng 1, số lượng sinh viên vào Facebook qua mạng điện thoại 3G - 5G là 545 sinh viên (chiếm 10,9%). Số lượng sinh viên sử dụng wifi để vào Facebook cao nhất là 4.434 sinh viên (chiếm 88,5%). Trong khi đó, chỉ có 28 sinh viên vào Facebook qua mạng Internet có dây (chiếm 0,6%) và 5 sinh viên vào Facebook qua Bluetooth (chiếm 0,1%). Điều này được giải thích là do hiện nay, mạng wifi có tốc độ truyền tải dữ liệu lớn, mặc dù đường truyền không ổn định bằng mạng Internet có dây nhưng mạng wifi rất tiện lợi, dễ dàng kết nối ở mọi nơi, mọi lúc. Mạng Internet có dây tuy có ưu điểm là đường truyền rất ổn định với tốc độ cao, nhưng việc sử dụng các phương tiện kết nối Internet để chỉ truy cập vào Facebook nên việc sử dụng wifilà phù hợp. Ngoài ra, sinh viên có thể sử dụng Internet qua các wifi ở nơi công cộng. Bên cạnh đó, mạng có dây chỉ sử dụng trong một không gian cố định, thường là qua desktop trong khi sinh viên thường vào Facebook qua điện thoại di động. Việc sử dụng mạng điện thoại di động 3G - 5G để truy cập Facebook cũng ít hơn so với wifi do việc sử dụng thuê bao này tương đối đắt tiền, đường truyền không ổn định và dung lượng thấp, chưa phù hợp với điều kiện của đa số sinh viên, những người chưa có nguồn thu nhập cao, ổn định. Việc truy cập Facebook qua Bluetooth rất nhỏ (chỉ chiếm 0,1%) là do sinh viên chỉ truy cập Facebook qua Bluetooth khi không còn các phương tiện khác để kết nối mạng Internet cho việc truy cập 517
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Facebook. Ngoài ra, việc kết nối qua Bluetooth thường gây phiền hà cho người dùng hơn là các phương thức kết nối khác. Bảng 1. Phân bố thống kê của mẫu điều tra Mục Tần số Phần trăm (%) Nam 1404 27.9 Giới tính Nữ 3631 72.1 21 9 .2 22 4.785 95.0 23 197 3.9 24 31 .6 Tuổi 25 7 .1 26 1 .0 27 4 .1 29 1 .0 Khu vực 1 1674 33.25 Khu vực 2 1289 25.60 Hộ khẩu thường trú Khu vực 2 - Nông thôn 1470 29.19 Khu vực 3 602 11.96 Mạng Wifi 4434 88.5 Mạng có dây 28 .6 Kết nối Internet 3G-5G 545 10.9 Bluetooth 5 .1 0.5 h 259 5.2 1h 594 11.9 2h 1332 26.6 Thời gian sử dụng Facebook 3h 1177 23.5 trung bình một ngày 4h 923 18.4 5h 59 1.2 >5h 668 13.3 Nguồn: Điều tra của nhóm tác giả Theo kết quả thu được, thời gian trung bình sử dụng Facebook của sinh viên năm thứ 4 ở trường đại học công lập ở Việt Nam là 2,9 giờ. Theo nghiên cứu của Thompson và Lougheed (2012), nghiên cứu này đưa ra chỉ số về mức độ nghiện Facebook, các tác giả cho thấy, người dùng Facebook có dấu hiệu nghiện Facebook khi sử dụng hơn một giờ mỗi ngày. Như vậy, căn cứ trên nghiên cứu này, có thể thấy rằng, 82,98% sinh viên đại học năm cuối ở trường đại học công lập ở Việt Nam đã vượt đến tiêu chuẩn hành vi cho chứng nghiện Facebook. Tuy nhiên, con số này hơi thấp hơn con số 3,25 giờ sử dụng Facebook mỗi ngày của sinh viên năm thứ nhất đại 518
  5. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ học (Duong Duc Tam cùng cộng sự, 2021). Điều này có thể được giải thích là do sinh viên đang theo học ở học kỳ 7 nên dành thời gian nhiều hơn cho việc học tập, thực tập và làm thêm nên thời gian sử dụng Facebook trong ngày ít hơn sinh viên năm thứ nhất mới vào trường là những người chưa phải đi thực tập và cũng chưa đi làm thêm. Thời lượng trung bình vào Facebook mỗi ngày là 2,9 giờ của sinh viên năm thứ 4 đại học ở Việt Nam cho thấy nó thấp hơn rất nhiều so với tổng thời gian trung bình hơn 4,5 giờ mỗi ngày trên Facebook của sinh viên đại học Đài Loan, theo tác giả Hong và cộng sự (2014). Điều này cho thấy mức độ nghiện Facebook của sinh viên đại học ở Đài Loan cao hơn so với sinh viên năm cuối ở Việt Nam. Khi được hỏi về hoạt động của sinh viên sử dụng Facebook (Bảng 2), đối với câu hỏi thứ 1: “Bạn sử dụng Facebook để nhắn tin cho người thân và bạn bè”, chỉ có 14 sinh viên (chiếm 0,3%) trả lời chưa bao giờ nhắn tin cho bạn bè, người thân, trong khi đó có đến 1.376 sinh viên (chiếm 27.4%) trả lời rất thường xuyên nhắn tin cho người thân và bạn bè. Đối với câu hỏi này, giá trị trung bình là 4.1254 (Độ lệch chuẩn SD = .66718). Đây là giá trị tương đối cao, cho thấy sinh viên năm thứ tư thường xuyên sử dụng Facebook để nhắn tin cho người thân và bạn bè. Đối với câu hỏi thứ 2: “Bạn sử dụng Facebook để đăng ảnh khoe với bạn bè”, có 209 sinh viên (chiếm 4,2%) trả lời chưa bao giờ đăng ảnh khoe với bạn bè trong khi số sinh viên trả lời rất thường xuyên là 154 sinh viên (chiếm 3,1%). Đối với câu hỏi này, giá trị trung bình là 2.9196 (Độ lệch chuẩn SD = .77523). Đối với câu hỏi thứ 3: “Bạn sử dụng Facebook để đọc báo”, có 92 sinh viên (chiếm 1,8%) trả lời chưa bao giờ đọc báo qua Facebook. Số sinh viên trả lời rất thường xuyên đọc báo qua Facebook là 387 sinh viên (chiếm 7,7%). Đối với câu hỏi này, giá trị trung bình là 3.4373 (Độ lệch chuẩn SD = .82418). Giá trị trung bình này cao hơn đối với câu hỏi thứ 2 và thấp hơn câu hỏi thứ 1. Đối với câu hỏi thứ 4: “Bạn sử dụng Facebook để mua hàng online”, có 678 sinh viên (chiếm 13,5%) trả lời chưa bao giờ mua hàng online qua mạng Facebook, trong khi đó có 152 sinh viên (chiếm 3,0%) trả lời rất thường xuyên mua hàng online. Đối với câu hỏi này, giá trị trung bình là 2.6611 (Độ lệch chuẩn SD = .98974). Giá trị trung bình của câu hỏi này là thấp nhất so với ba câu hỏi trước. Điều này cho thấy, mặc dù Facebook là kênh bán hàng online rất nhộn nhịp với doanh số cao, tuy nhiên kênh này vẫn chưa thu hút được sự quan tâm thực sự của đa số sinh viên năm cuối. Có thể sinh viên năm cuối vẫn chưa kiếm được nhiều tiền nên chưa quan tâm nhiều đến việc mua hàng. Đối với câu hỏi thứ 5: “Bạn sử dụng Facebook để thảo luận, học nhóm”, chỉ có 31 sinh viên (chiếm 0,6%) trả lời chưa bao giờ thảo luận, học nhóm qua Facebook, trong khi đó có tới 657 sinh viên (chiếm 13,1%) trả lời rất thường xuyên sử dụng Facebook để thảo luận, học nhóm. Đối với câu hỏi này, giá trị trung bình là 3.7463 (Độ lệch chuẩn SD = .75219). Đối với câu hỏi thứ 6: “Bạn sử dụng Facebook để tìm kiếm thông tin”, chỉ có 23 sinh viên (chiếm 0,5%) trả lời chưa bao giờ tìm kiếm thông tin qua Facebook, trong khi đó có tới 1157 sinh viên (chiếm 23,1%) trả lời rất thường xuyên sử dụng Facebook để tìm kiếm thông tin. Đối với câu hỏi này, giá trị trung bình là 3.9657 (Độ lệch chuẩn SD = .75760). Giá trị trung bình này cao thứ 2 chỉ sau giá trị trung bình của câu hỏi thứ 1 là 4.1254. 519
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Qua kết quả này có thể thấy rằng, nhu cầu tìm kiếm thông tin là một hoạt động rất quan trọng, nó chỉ đứng sau nhu cầu nhắn tin cho bạn bè, người thân qua Facebook. Bảng 2. Các hoạt động của sinh viên khi sử dụng Facebook TT Mục Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn (SD) 1 Nhắn tin cho bạn bè, người thân 4.1254 .66718 2 Đăng ảnh khoe với bạn bè 2.9196 .77523 3 Đọc báo 3.4373 .82418 4 Mua hàng online 2.6611 .98974 5 Thảo luận, học nhóm 3.7463 .75219 6 Tìm kiếm thông tin 3.9657 .75760 Nguồn: Điều tra của nhóm tác giả Đối với câu hỏi thứ 7: “Việc sử dụng Facebook làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập”, có 1.171 sinh viên cho biết kết quả học tập của họ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng Facebook (chiếm tỷ lệ 23,4%). 2.019 sinh viên cho biết việc sử dụng Facebook không ảnh hưởng đến kết quả học tập (chiếm 40,3%). Trong khi chỉ có 283 sinh viên (chiếm 5,7%) và 38 sinh viên (chiếm 0,8%) lần lượt cho rằng, việc sử dụng Facebook có ảnh hưởng và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên. Đối với câu hỏi này, giá trị trung bình là 2.2009 (Độ lệch chuẩn SD = .88706). Bảng 3. Việc sử dụng Facebook làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của bạn như thế nào? Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) cộng dồn Giá trị Hoàn toàn không ảnh hưởng (1) 1171 23.4 23.4 Không ảnh hưởng (2) 2019 40.3 63.7 Ảnh hưởng chút ít (3) 1497 29.9 93.6 Có ảnh hưởng (4) 283 5.7 99.2 Ảnh hưởng rất lớn (5) 38 .8 100.0 Tổng 5008 100.0 Không trả lời 27 Tổng 5035 Nguồn: Điều tra của nhóm tác giả 4. KẾT LUẬN Việc sử dụng Facebook với thời gian dài (thời gian trung bình sử dụng Facebook của sinh viên năm thứ 4 là 2,9 giờ) nhưng ít ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên có thể được giải thích là do sinh viên thường sử dụng Facebook để nhắn tin cho bạn bè, người thân. Đây là hoạt động đơn thuần trao đổi thông tin với người thân và bạn bè và nó không ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên. Ngoài ra, những hoạt động tương tác vui vẻ với người thân và bạn bè có thể làm cho tinh thần của sinh viên được thoải mái, góp phần khuyến khích, động viên sinh viên học tập tốt hơn. 520
  7. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Hoạt động thứ 2 cũng lôi kéo sinh viên trong khi truy cập Facebook là việc tìm kiếm thông tin trên Facebook. Hoạt động này có thể có tác dụng cải thiện kết quả học tập của sinh viên. Tiếp theo đó, sinh viên sử dụng Facebook cho hoạt động thảo luận nhóm. Đây cũng là hoạt động làm cải thiện chất lượng học tập của sinh viên. Trong khi đó, các hoạt động như đọc báo, đăng ảnh khoe với bạn bè và mua hàng online đều không cuốn hút được sinh viên năm cuối. Kết quả này cũng được coi như tương đối phù hợp với công trình của các tác giả Bowman và Akcaoglu (2014) khi các tác giả này cho rằng, điểm cuối năm của các sinh viên sử dụng Facebook cao hơn đáng kể so với những sinh viên không sử dụng Facebook. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdullah A. B., Darshak P., Brandon S. (2015), Engaging students using social media: The students’perspective. International Review of Economics Education, 19, pp. 36 - 50. 2. Aiman, E., Adrienne, K., Cathy, S., Nijina, M. N., Maria, L. (2021), Children’s services for the digital age: A qualitative study into current procedures and online risks among service users. Children and Youth Services Review, 122, 105872. 3. Ainin, S., Naqshbandi, M. M., Moghavvemi, S., & Jaafar, N. I. (2015), Facebook usage, socialization and academic performance. Computers & Education, 83, pp. 64 - 73. 4. Arteaga Sánchez, S., Cortijo, V., Javed, U. (2014), Students’ perceptions of Facebook for academic purposes. Computer & Education, 70, pp. 138 - 149. 5. Awidi, I. T., Paynter, M., & Vujosevic, T. (2019), Facebook group in the learning design of a higher education course: An analysis of factors influencing positive learning experience for students. Computers & Education, 129, pp. 106 - 121. 6. Bowman, N. D., & Akcaoglu, M. (2014), “I see smart people!”: Using Facebook to supplement cognitive and affective learning in the university mass lecture. The Internet and Higher Education, 23, pp. 1 - 8. https://doi.org/10.1016/j.iheduc.2014.05.003. 7. Cuesta, M., Eklund, M., Rydin, I., & Witt, A. -K. (2016), Using Facebook as a co-learning community in higher education. Learning, Media and Technology, 41(1), pp. 55 - 72. https:// doi.org/10.1080/17439884.2015.1064952. 8. Duong Duc Tam, Vu Trong Nghia, Vi Thanh Ha, Truong Dinh Duc, Bui Trung Hai (2021), Evaluating the effectiveness of career selection through college admissions counseling via facebook. Proceeding of 13th International Conference, NEU-KKU conference on Socio- Economic and Environmental Issues in Development, pp. 773 - 788. 9. Hong F. Y., Huang, D. H., Lin, H. Y., Chiu, S. L. (2014), Analysis of the psychological traits, Facebook usage, and Facebook addiction model of Taiwanese university students. Telematics and Informatics, 31, pp. 597 - 606. 10. Jones, C., Ramanau, R., Cross, S., Healing, G., (2010), Net generation or Digital Natives: Is there a distinct new generation entering university? Computers & Education, 54, 3, pp. 722 - 723. https://doi.org/10.1016/j.compedu.2009.09.022. 521
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 11. Lambić, D. (2016), Correlation between Facebook use for educational purposes and academic performance of students. Computers in Human Behavior, 61, pp. 313 - 320. https://doi.org/10.1016/j.chb.2016.03.052. 12. Laura, A., Genevieve, A. D., Beth, O., & Matthew, J. G. (2020), Young adults’ sexual health in the digital age: Perspectives of care providers. Sexual & Reproductive Healthcare, 25, 100534. 13. Madge, C., Meek, J., & Hooley, T. (2009), Facebook, social integration and informal learning at university: it is more for socializing and talking to friends about work than for actually doing work. Learning, Media and Technology, 34(2), pp. 141 - 155. 14. Mazman, S. G., & Usluel, Y. K. (2009), Adoption of web 2.0 tools in distance education. Procedia Social and Behavioral Sciences, 1(1), pp. 818 - 823. 15. Prensky, M. (2010), Teaching digital natives: Partnering for real learning. London: Sage Publishers. 16. Rasiah, V., & Ratneswary, R. (2014), Transformative higher education teaching and learning: Using social media in a team-based learning environment. Procedia -Social and Behavioral Sciences, 123, pp. 369 - 379. https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2014.01.1435. 17. Selwyn, N. (2009). Faceworking: exploring students’ education-related use of Facebook. Learning, Media and Technology, 34(2), pp. 157 - 174. 18. Statista (2021), Global digital population as of January 2021. Retrieved from https://www. statista.com/statistics/617136/digital-population-worldwide/. 19. Statista (2021), Distribution of Facebook users worldwide as of July 2021, by age and gender. Retrieved from https://www.statista.com/statistics/376128/facebook-global-user- age-distribution/. 20. Thompson, P. (2013), The digital natives as learners: Technology use patterns and approaches to learning. Computer & Education, 65(1), pp. 12 - 33. 21. Thompson, S.H., Lougheed, E. (2012), Frazzled by Facebook? An exploratory study of gender differences in social network communication among undergraduate men and women. College Student Jounal, 46 (1), pp. 88 - 99. 22. Wang, S. L., & Wu, P. Y. (2008), The role of feedback and self-efficacy on web-based learning: the social cognitive perspective. Computers & Education, 51(4), pp. 1589 - 1598. 23. Yu, A. Y., Tian, S. W., Vogel, D., & Kwok, R. C. W. (2010), Can learning be virtually boosted? An investigation of online social networking impacts. Computers & Education, 55(4), pp. 1494 - 1503. 522
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1