intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ liều thấp kết hợp bao gói đến chất lượng và khả năng bảo quản của chôm chôm java

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

54
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở Việt Nam, chôm chôm được chiếu xạ ở liều lượng 400 Gy theo yêu cầu của một số thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, chưa thấy có các nghiên cứu khảo sát về sự ảnh hưởng của liều lượng chiếu xạ và hình thức bao bì đến.chất lượng của chôm. Do vậy, nghiên cứu thực hiện trong đề tài này nhằm mục tiêu cung cấp các thông tin về chất lượng của chôm chôm khi được chiếu xạ ở các liều lượng thấp hơn trong khoảng liều lượng tối thiểu cho phép của tổ chức kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học giúp cải thiện tốt hơn trong qui trình quản lý sau thu hoạch cho chôm chôm xuất khẩu vào các thị trường có đòi hỏi yêu cầu chiếu xạ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ liều thấp kết hợp bao gói đến chất lượng và khả năng bảo quản của chôm chôm java

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ CHIẾU XẠ LIỀU THẤP KẾT HỢP BAO GÓI ĐẾN<br /> CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG BẢO QUẢN CỦA CHÔM CHÔM JAVA<br /> Nguyễn Văn Phong1, Nguyễn Thụy Khanh2<br /> 1<br /> Viện Cây ăn quả miền Nam - Long Định, Châu Thành, Tiền Giang<br /> 2<br /> Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ-202A, Tp. HCM<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ở Việt Nam, chôm chôm Nephelium<br /> lappaceum L) được trồng phổ biến tại các tỉnh<br /> thuộc lưu vực sông Đồng Nai và Nam Trung<br /> bộ. Hiện nay, Bến Tre, Tiền Giang là hai tỉnh<br /> tiên phong trong việc áp dụng mô hình<br /> GlobalGAP cũng như VietGAP cho loại trái<br /> này (Nguyễn Minh Thủy và Trương Công Hà,<br /> 2012). Chiếu xạ với mức liều hấp thụ tối thiểu<br /> 250 Gy được tổ chức kiểm dịch động thực vật<br /> Hoa Kỳ (USDA – APHIS) chấp nhận cho trái<br /> vải, chôm chôm và nhãn (Federal, 1998).<br /> Nghiên cứu so sánh chất lượng trái chôm chôm<br /> xử lý kiểm dịch bằng hai phương pháp: chiếu<br /> xạ gamma với mức liều 250Gy và xử lý hơi<br /> nước nóng cưỡng bức cho thấy chôm chôm xử<br /> lý chiếu xạ duy trì được chất lượng tốt hơn trên<br /> hai giống R134 và R167 được trồng ở Hawaii.<br /> Chôm chôm xử lý kiểm dịch ở mức liều 250<br /> Gy vẫn duy trì biểu hiện chất lượng chấp nhận<br /> được trong 8 ngày bảo quản ở điều kiện 10oC<br /> với bao bì PE đục lỗ trong khi đó chôm chôm<br /> xử lý bằng hơi nước nóng cưỡng bức ở 47,2oC<br /> trong 20 phút chỉ duy trì chất lượng trong 4<br /> ngày với cùng một điều kiện bảo quản (Follet<br /> và Sanxter, 2000). <br /> Ở Việt Nam, chôm chôm được chiếu xạ<br /> ở liều lượng 400 Gy theo yêu cầu của một số<br /> thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, chưa thấy có<br /> các nghiên cứu khảo sát về sự ảnh hưởng của<br /> liều lượng chiếu xạ và hình thức bao bì đến<br /> chất lượng của chôm. Do vậy, nghiên cứu thực<br /> hiện trong đề tài này nhằm mục tiêu cung cấp<br /> các thông tin về chất lượng của chôm chôm<br /> khi được chiếu xạ ở các liều lượng thấp hơn<br /> trong khoảng liều lượng tối thiểu cho phép của<br /> tổ chức kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ<br /> (USDA – APHIS) chấp nhận cho trái chôm<br /> chôm và cũng đánh giá ảnh hưởng của hình<br /> bao bì đến chất lượng của chôm chôm chiếu xạ.<br /> Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học giúp<br /> cải thiện tốt hơn trong qui trình quản lý sau thu<br /> <br /> hoạch cho chôm chôm xuất khẩu vào các thị<br /> trường có đòi hỏi yêu cầu chiếu xạ.<br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br /> + Trái cây: Chôm chôm Java được thu<br /> hoạch ở độ chín 90 – 95 ngày sau khi đậu quả<br /> từ vườn sản xuất chôm chôm theo mô hình<br /> Global GAP ở xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách,<br /> tỉnh Bến Tre.<br /> + Vật liệu bao bì: Thùng carton có kích<br /> thước 25 × 15 × 5 (cm) và khối lượng tịnh 2 kg,<br /> hiện là thùng đóng gói chôm chôm dùng cho<br /> xuất khẩu.<br /> + Phương tiện chiếu xạ: Máy phát chùm<br /> tia điện tử UERL – 10 – 15S2, năng lượng 10<br /> MeV có chế độ chiếu: 2 mặt, độ rộng quét: 50<br /> cm, tần số quét: 2 Hz, vận tốc băng chuyền:<br /> 1,6 m/ph (do Công ty CORAD, Nga sản xuất)<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> + Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố<br /> trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm hai yếu tố: Yếu<br /> tố liều xử lý chiếu xạ gồm 4 mức: 200, 300,<br /> 400, 500 (Gy) và đối chứng không xử lý và<br /> yếu tố về phương thức bao gói gồm 2 kiểu<br /> đóng gói: bao bì carton và bao bì PE đục lỗ +<br /> thùng carton. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần,<br /> mỗi lần là một thùng (40 trái/thùng).<br /> + Phương pháp tiến hành: Chôm chôm<br /> Java được thu hoạch từ vườn trong mô hình sản<br /> xuất theo GlobalGAP được đưa ngay về phòng<br /> lab của bộ môn công nghệ sau thu hoạch, Viện<br /> Cây ăn quả miền Nam. Ở đây chôm chôm được<br /> cắt tỉa, loại bỏ trái kém chất lượng và đưa vào<br /> đóng gói theo 2 kiểu đóng gói: bao bì carton và<br /> bao bì PE đục lỗ + thùng carton (như mô tả<br /> trong bố trí thí nghiệm). Chôm chôm đóng gói<br /> được chở trong xe duy trì nhiệt độ 20oC đến<br /> phòng thí chiếu xạ của Trung tâm Nghiên cứu<br /> và Triển khai Công nghệ Bức xạ, TPHCM để<br /> chiếu xạ theo các liều lượng như trong bố trí<br /> thí nghiệm. Chiếu xạ xong, chôm chôm được<br /> <br /> 983<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> vận chuyển trong ngày trở về Phòng lab của Bộ<br /> môn công nghệ sau thu hoạch, Viện Cây ăn<br /> quả miền Nam để tồn trữ trong kho lạnh ở<br /> nhiệt độ là 13 ±1oC. Thời điểm đánh giá chất<br /> lượng của chôm chôm tồn trữ được thực hiện<br /> tại các thời điểm là 5, 10 và 13 ngày.<br /> + Chỉ tiêu theo dõi:<br /> − Tỷ lệ hóa nâu và bệnh (%): đếm số<br /> trái bị hóa nâu và bệnh trong tổng số 40<br /> trái theo dõi với 2 lần lặp lại.<br /> − Mức độ hóa nâu và bệnh (0 – 5 điểm):<br /> Đánh giá mức độ hóa nâu và bệnh theo<br /> thang điểm từ 0 đến 5 dựa trên diện tích<br /> vỏ trái bị hóa nâu và bệnh. 0 điểm: 0%;<br /> 1 điểm: 1-5%; 2: 6 – 11%; 3: 11 – 25%;<br /> 4: 25 – 50%; 5: >50% diện tích bề mặt<br /> vỏ trái bị hóa nâu hay bệnh.<br /> − Tỷ lệ rò rỉ ion của màng (%) (Jang và<br /> Chen, 1995): Mức rò rỉ ion trong tế bào<br /> (electrolyte leakage) được xác định<br /> bằng dụng cụ đo độ dẫn điện WTW<br /> Inlab Cond 720 do Đức sản xuất (EC1).<br /> Tổng mức rò rỉ các ion trong tế bào<br /> (electrolyte leakage) (EC2) được xác<br /> định sau khi đun sôi mẫu trên trong 15<br /> phút và làm nguội đến 250C.<br /> % Độ rò rỉ ion của màng=EC1*100/EC2<br /> − Tỷ lệ hao hụt khối lượng (%) Cân<br /> Shimadzu UX8200S-8200g (±0.1g),<br /> Nhật sản xuất. Tỉ lệ hao hụt trọng<br /> lượng được tính theo công thức.<br /> L (%) = (mi – mf) x 100/mi<br /> Trong đó: L(%): Tỉ lệ hao hụt khối lượng<br /> mi: khối lượng trái ban đầu (g)<br /> mf: khối lượng trái sau khi bảo quản (g)<br /> − Màu sắc vỏ trái (L*, a*): đo 20 trái,<br /> mỗi trái đo 3 điểm (đầu, giữa, cuối của<br /> trái). Máy đo màu Minolta-CR400Nhật Bản.<br /> − Độ Brix: đo brix dịch quả được xay<br /> nhuyễn và vắt. Máy Khúc xạ kế<br /> ATAGO – Nhật Bản, thang độ 032oBrix.<br /> − Hàm lượng acid tổng số (%): xác<br /> định bằng phương pháp chuẩn độ với<br /> <br /> 984<br /> <br /> dung dịch NaOH 0,1N, với chất chỉ thị<br /> phenolphthalein 1% (AOAC 942.15).<br /> − Hàm lượng acid ascorbic (mg/100g)<br /> Đ ược xác định bằng phương pháp<br /> chuẩn độ với dung dịch 2,6<br /> diclorophenolindophenol<br /> (AOAC<br /> 967.21).<br /> + Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu<br /> được phân tích thống kê ANOVA và so sánh<br /> theo phép thử LSD ở mức ý nghĩa 5% bằng<br /> phần mền SAS, version 8.1.<br /> III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Tỷ lệ hóa nâu và mức độ hóa nâu<br /> Quá trình hóa nâu vỏ trái chôm chôm<br /> diễn ra nhanh chóng sau khoảng 2-3 ngày sau<br /> khi thu hái khi bảo quản ở điều kiện thường,<br /> bắt đầu ở đỉnh của râu trái, lan đến lan đến<br /> chân râu và ăn dần vào vỏ quả do hệ thống mô<br /> liên kết trên bề mặt trái (Landrigan và ctv,<br /> 1994). Kết quả đánh giá sự hóa nâu của vỏ quả<br /> chôm chôm cho thấy chôm chôm sau khi xử lý,<br /> bảo quản ở điều kiện 130C, RH: 85-90% thời<br /> gian 5 ngày thấy bắt đầu xuất hiện nâu hóa. Tỷ<br /> lệ hóa nâu vào ngày thứ 5 dưới 2,5% ở tất cả<br /> các nghiệm thức tăng 4,17-62,50 (%) vào ngày<br /> 10 và 4,25-100 (%) vào ngày 13. Điểm số đánh<br /> giá mức độ hóa nâu dưới 0,025 điểm vào ngày<br /> thứ 5, tăng đến trong khoảng (0,13-2,59) điểm<br /> vào ngày thứ 10 và trong khoảng (4-0,41) điểm<br /> vào ngày thứ 13 trong thời gian tồn trữ.<br /> Phương thức bao gói và chiếu xạ cũng như<br /> tương tác giữa chúng không khác biệt có ý<br /> nghĩa vào ngày thứ 5 tồn trữ nhưng lại khác<br /> biệt có ý nghĩa từ ngày thứ 10 tồn trữ (bảng 1).<br /> Tỷ lệ và mức độ hóa nâu của các mẫu xử<br /> lý chiếu xạ thấp hơn so với đối chứng qua các<br /> ngày theo dõi và thấp nhất là ở mẫu xử lý chiếu<br /> xạ mức 300 Gy và đóng gói bằng bao bì carton<br /> + PE. Tỷ lệ hóa nâu của nghiệm thức chiếu xạ<br /> thấp hơn mẫu đối chứng được giải thích do tia<br /> bức xạ ở mức liều thấp (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2