intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Áp dụng hiệu quả kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng trong phiên tòa giả định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết, nhóm tác giả giới thiệu tổng quan về phiên tòa giả định và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng đối với sinh viên Luật. Phân tích và đánh giá việc áp dụng hai kỹ năng này tại Việt Nam dưới góc độ so sánh thực tiễn với Khoa Luật - Trường Đại học Quốc Gia Singapore.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Áp dụng hiệu quả kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng trong phiên tòa giả định

  1. ÁP DỤNG HIỆU QUẢ KỸ NĂNG VIẾT BÀI BIỆN HỘ VÀ TRANH TỤNG TRONG PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH Hồ Phúc Nguyên Nguyễn Anh Thư TÓM TẮT Hiện nay, tại các cơ sở đào tạo ngành Luật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang khuyến khích sinh viên tham gia vào các mô hình phiên tòa giả định. Mục tiêu của việc xây dựng phiên tòa giả định là nhằm tạo điều kiện cho sinh viên Luật vận dụng kiến thức pháp lý và cải thiện hai kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng. Trong bài viết, nhóm tác giả giới thiệu tổng quan về phiên tòa giả định và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng đối với sinh viên Luật. Phân tích và đánh giá việc áp dụng hai kỹ năng này tại Việt Nam dưới góc độ so sánh thực tiễn với Khoa Luật - Trường Đại học Quốc Gia Singapore. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm đào tạo và đề xuất một số giải pháp áp dụng hiệu quả hai kỹ năng này tại phiên tòa giả định tại Việt Nam. Từ khóa: phiên tòa giả định, kỹ năng viết bài biện hộ, kỹ năng tranh tụng, áp dụng hiệu quả. 1. Đặt vấn đề Với vai trò quan trọng trong việc áp dụng những kiến thức Luật thực định vào thực tiễn và cải thiện kỹ năng viết biện hộ và tranh tụng trong phiên tòa giả định, thông qua mô hình dạy học đang được các cơ sở đào ngành Luật trên thế giới khuyến khích đưa vào giảng dạy, sinh viên chuyên ngành Luật có cơ hội được rèn luyện bản thân, phát triển trong môi trường học thuật và môi trường làm việc sau khi ra trường. Hiện nay, khi việc đào tạo kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng tại phiên tòa giả định đang phát triển tại các cơ sở đào tạo Luật trên thế giới, mô hình phiên tòa giả định và hai kỹ năng này vẫn còn khá mới tại Việt Nam. Vậy làm thế nào để định hướng sinh viên áp dụng hiệu quả hai kỹ năng này trong một phiên tòa giả định đang  Lớp Luật Tài chính - Ngân hàng chất lượng cao, Khóa 18, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM), SĐT: 0921202335, gmail: nguyenhp18504c@st.uel.edu.vn.  Lớp Luật Tài chính - Ngân hàng chất lượng cao, Khóa 18, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM), SĐT: 0859531198, gmail: anhthu2140@gmail.com. 23
  2. là câu hỏi lớn đặt ra cho không chỉ với sinh viên mà còn đối với các cơ sở đào tạo Luật trong việc đào tạo các kỹ năng này. 2. Kỹ năng viết bài biện hộ và kỹ năng tranh tụng trong phiên tòa giả định Mô hình phiên tòa giả định là phương thức dạy học được các cơ sở đào tạo Luật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vận động sinh viên tham gia nhằm tạo điều kiện thực hành những kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Mô hình giả định có thể xem là một hình thức đào tạo định hướng nghề nghiệp tương lai cho sinh viên khi ra trường,10 như: Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên,... Khác với một buổi ngoại khóa diễn tòa, sinh viên tham gia mô hình giả định được tạo điều kiện đóng vai Luật sư tham gia nghiên cứu, đưa ra lập luận, viết bài biện hộ và tranh tụng trong phiên tòa giả định đó.11 Do đó, để thực hành tốt phiên tòa giả định, việc rèn luyện hai kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng cho sinh viên chuyên ngành Luật là vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc rèn luyện và áp dụng hiệu quả kỹ năng viết bài biện hộ và kỹ năng tranh tụng còn đồng thời mở rộng những kỹ năng khác, bao gồm tổng hợp của nghe, nói, đọc, viết - những kỹ năng mà một sinh viên ngành Luật cần được trang bị bên cạnh những kiến thức pháp lý được đào tạo. Cuối cùng, việc rèn luyện này sẽ giúp hình thành một hệ thống kỹ năng chặt chẽ, tư duy pháp lý logic và vững chắc cho sinh viên ngay từ môi trường học tập và môi trường làm việc sau này. Thứ nhất, kỹ năng viết bài biện hộ trong phiên tòa giả định. Trong một phiên giả định, bài biện hộ cho thân chủ của Luật sư được xem là “bảo bối” của Luật sư khi tham gia vào phiên tòa. Bài biện hộ này sẽ được gửi đến hội đồng xét xử của phiên tòa giả định để thuyết phục hội đồng xét xử. Đây cũng là một trong các phần quan trọng của một phiên tòa giả định khi Luật sư trong các phiên tòa phải chuẩn bị thật tốt các chứng cứ và xây dựng lập luận vững chắc cho quan điểm của mình như một 10 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), ““Phiên tòa giả định” - cách làm sáng tạo trong tuyên truyền pháp Luật”. https://dangcongsan.vn/phap-Luật/phien-toa-gia-dinh-cach-lam-sang-tao-trong-tuyen- truyen-phap-Luật-570231.html, truy cập ngày 15/10/2021. 11 Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam (2014). Trần Việt Dũng, Nguyễn Chí Hằng Hải “Áp dụng mô hình phiên tòa giả định trong giảng dạy kiến thức và kỹ năng pháp lý cho sinh viên Luật”, https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=23b1f2e8-ac01-43cb-964f- 5278ddf062a4, xem ngày 15/10/2021, . 24
  3. phiên tòa thực sự.12 Vì vậy, kỹ năng viết bài biện hộ là một kỹ năng mềm vô cùng cần thiết cần được chú trọng rèn luyện. Bài biện hộ được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các kỹ năng phân tích, nghiên cứu và viết. Cách thức trình bày một vấn đề pháp lý sẽ được tiến hành với các trình tự như sau:13 Trước hết sinh viên cần xác định những yếu tố của một nguyên tắc pháp lý, tức các quy phạm pháp luật được áp dụng trong lập luận của phía Luật sư. Sau khi liên kết các sự kiện với các yếu tố của các quy phạm pháp luật, cần xác định vị trí của các sự kiện quan trọng để có thể đưa ra kết luận liệu có hay không các yếu tố tội phạm hoặc các lý thuyết pháp lý. Cuối cùng, sinh viên tiến hành viết ra câu hỏi mà bài biện hộ sẽ trả lời trong một câu ngắn gọn. Qua việc đặt ra các câu hỏi pháp lý, các quy tắc pháp luật sẽ được vận dụng để giải thích cho từng vấn đề. Việc xác định vấn đề pháp lý trong nội dung vụ việc vô cùng quan trọng, cùng với đó, việc đặt câu hỏi pháp lý và tìm trả lời cũng phải thể hiện được sự liên kết trong mối quan hệ này. Tiếp theo đó, sử dụng các sự kiện quan trọng để viện dẫn quy định pháp luật hiện hành liên quan đến sự kiện đó. Trong viết bài biện hộ, sinh viên sẽ tiến hành phương pháp phân tích một vấn đề pháp lý thông qua xác định vấn đề pháp lý, quy định pháp luật và phân tích, sau đó đưa ra kết luận cho toàn bộ vụ việc. Trong đó, vấn đề pháp lý là nội dung quan trọng nhất, quyết định đến việc giải quyết vấn đề pháp lý. Việc xác định vấn đề pháp lý cần nêu ra được những vấn đề cụ thể của vụ việc. Từ đó, sinh viên sẽ xác định tiếp đến những cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Sinh viên sẽ thể hiện khả năng thuyết phục của mình trong bài biện hộ bằng việc phân tích việc vận dụng các quy tắc pháp luật vào giải quyết từng vấn đề. Cuối cùng, sinh viên đưa ra câu trả lời cho từng vấn đề trước khi đưa ra kết luận tổng thể cho việc giải quyết toàn bộ vụ việc. Một bài biện hộ sẽ được đánh giá với các tiêu chí cụ thể sau:14 (i) Mức độ hiểu biết về quy định của pháp luật và các dữ kiện của đề bài; (ii) Khả năng phân tích và 12 Kiều Anh Vũ, “Hướng dẫn kỹ năng nghề luật cho sinh viên Luật UEF”, xem ngày 15/10/2021, . 13 “Kỹ năng & yêu cầu đối với phần viết Memorandum”, 2017, xem ngày 15/10/2021, . 14 “Kỹ năng & yêu cầu đối với phần viết Memorandum”, 2017, xem ngày 15/10/2021, . 25
  4. lập luận; (iii) Mức độ và cách thức nghiên cứu, tìm tài liệu; (iv) Bố cục của bài biện hộ; (v) Cách sử dụng chú thích và văn phong. Thứ hai, kỹ năng tranh tụng trong phiên tòa giả định. Trong phiên tòa giả định, sinh viên đóng vai Luật sư sẽ được bố trí một khoảng thời gian nhất định để trình bày các lập luận của mình liên quan đến vụ án, vụ việc trước hội đồng xét xử. Sau đó, Luật sư của bên nguyên đơn và bị đơn sẽ tiến hành phản biện đối phương. Kỹ năng tranh tụng là kỹ năng pháp lý mà sinh viên sẽ thực hành kỹ năng giao tiếp trong việc trình bày quan điểm của mình trước hội đồng xét xử. Trước khi bắt đầu phần tranh tụng của mình với vai trò là Luật sư tham gia trong phiên tòa giả định, sinh viên trước hết phải giới thiệu vai trò của mình với sự rõ ràng, tự tin và chậm rãi. Khác với phần lập luận bằng văn bản được thể hiện trong bài biện hộ, sinh viên cần chuẩn bị phần tóm tắt sự kiện các vấn đề pháp lý của vụ việc sẽ được sử dụng trong phần phân tích quy định pháp luật áp dụng.15 Sau đó, sinh viên đưa ra các câu hỏi pháp lý về vấn đề có liên quan đến tranh chấp, trình bày các quan điểm, lập luận của mình và đưa ra kết luận. Cùng với việc làm rõ số lượng các vấn đề đề cập đến trong lập luận như đã trình bày, sinh viên cũng cần sắp xếp trật tự các vấn đề theo một trình tự khoa học trước hội đồng xét xử để giúp quá trình thuyết phục trở nên hiệu quả nhất. Sau mỗi phần lập luận cho từng vấn đề pháp lý được đề cập đến trong phần trình bày của mình, sinh viên cần nêu lên kết luận của từng vấn đề nhỏ và kết thúc phần trình bày bằng việc đưa ra kết luận của toàn bộ phần trình bày. Trong phần trình bày trước hội đồng xét xử, sinh viên sẽ nhận được câu hỏi từ hội đồng xét xử về vấn đề mà sinh viên đã lập luận và trình bày - đây là một trong những giai đoạn Luật sư tham gia phiên tòa tiếp cận được suy nghĩ của hội đồng xét xử đối với quan điểm của Luật sư.16 Tại đây, phải chú ý lắng nghe các câu hỏi mà hội 15 “Kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa dành cho luật sư” Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, xem ngày 15/10/2021. 16 "Kỹ năng & yêu cầu đối với phần tranh biện (Oral Presentation), 2017, xem ngày 15/10/2021. 26
  5. đồng xét xử đặt ra cho các bên để nắm rõ vấn đề hội đồng quan tâm và muốn làm rõ. Việc trả lời đúng trọng tâm câu hỏi cũng là một trong các kỹ thuật mà sinh viên nên có trong việc rèn luyện kỹ năng tranh tụng. Tránh để tình trạng trả lời rất nhiều lập luận nhưng không đúng trọng tâm câu hỏi. Ngoài các lập luận, quan điểm từ phía sinh viên đang đóng vai Luật sư đưa ra thì hình thức, ngôn ngữ và phong thái trình bày lập luận trước Tòa cũng là một trong các tiêu chí sinh viên cần rèn luyện để được đánh giá cao trong kỹ năng tranh tụng. 3. Áp dụng kỹ năng viết bài biện hộ và kỹ năng tranh tụng trong phiên tòa giả định dưới góc độ so sánh với Singapore Trên thực tế khi viết bài biện hộ, sinh viên còn mắc phải lỗi viết bài không rõ ràng, việc xác định được vấn đề pháp lý không đúng hoặc không đủ. Đồng thời, chưa thể hiện được sự logic trong việc đặt câu hỏi pháp lý và vận dụng quy định pháp luật để trả lời cho câu hỏi. Ngoài ra, các lỗi thường gặp trong một bài biện hộ thường là lỗi văn phong khi trình bày vấn đề quá dài dòng khiến người đọc khó kết nối được các vấn đề đang muốn đề cập đến. Các lỗi chính tả hay chú thích cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng một bài biện hộ chỉnh chu và chuyên nghiệp. Tương tự, những lỗi cơ bản sinh viên thường mắc phải trong phần tranh tụng tại phiên tòa giả định chính là lỗi trong giao tiếp, bao gồm khả năng trả lời các câu hỏi của hội đồng xét xử và tác phong trả lời. Trong khi đó, hai yếu tố này lại là một trong các tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng của một sinh viên hay một Luật sư trong một phiên tòa giả định. Sinh viên thường thiếu sự tự tin, bình tĩnh và chững chạc trong phần trình bày của mình bởi sự ngại giao tiếp và chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng cho các phản biện của phía Luật sư đối phương hoặc hội đồng xét xử. Do đó, dù sinh viên đưa ra lập luận và quan điểm vững hay chính xác đến đâu cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục hội đồng xét xử tin vào lập luận của mình. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do việc chưa thực sự chú trọng phát triển kỹ năng cho sinh viên. Các chương trình đào tạo ngành Luật tại Việt Nam hầu như tương đồng nhau và đều cung cấp cho sinh viên một lượng kiến thức hàn lâm khá nặng. Hầu hết đều bắt sinh viên học lý thuyết của các môn luật và dành một học kỳ cuối cùng để thực tập nhằm tiếp xúc thực tiễn và rèn luyện kỹ năng pháp lý. Trong khi đó, tại các cơ sở đào tạo Luật tại Singapore, điển hình là khoa Luật - Trường Đại 27
  6. học Quốc Gia Singapore, việc phát triển kỹ năng viết bài biện hộ và kỹ năng tranh tụng luôn được chú trọng và đào tạo. Từ năm 2001 cho đến nay, với mục tiêu rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng quan trọng mà Luật sư cần có, các kỹ năng này đã trở thành học phần bắt buộc trong chương trình cử nhân Luật tại Khoa Luật - Trường Đại học Quốc Gia Singapore.17 Ở năm học đầu tiên, ngoài những kiến thức chung thì nhà trường sẽ cho sinh viên thực hành những kỹ năng cơ bản như viết báo cáo, phân tích, và trình bày. Đối với học phần viết và lập luận pháp lý, sinh viên sẽ được tiếp cận với các kỹ năng như phân tích, nghiên cứu, kỹ năng viết và giao tiếp. 18 Sau đó mức độ khó ở các kỹ năng sẽ tăng dần và cuối cùng sinh viên sẽ được tiếp xúc với học phần về kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định tại các tuần cuối của năm nhất. Tất nhiên, lúc này chỉ dừng lại ở mức độ dễ để sinh viên làm quen với phiên tòa giả định. Lúc này, sinh viên sẽ được giao một đề bài bất kỳ, sau đó áp dụng những kỹ năng đã được học trong năm qua để chuẩn bị bài biện hộ và tranh tụng trước đối thủ tại phiên tòa giả định. Đối với những năm sau đó, một số môn học khác xuất hiện đòi hỏi phải giải quyết những tranh chấp phức tạp hơn, cần tranh luận và giải quyết vấn đề trong thời gian dài. Việc lồng ghép các các phiên tòa vào hầu hết các môn học sẽ giúp sinh viên nắm vững những kiến thức pháp lý, rèn luyện kỹ năng cần có và đồng thời tuân thủ trình tự, thủ tục của phiên tòa như một thói quen. Điều đó nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng cũng như thói quen và dần tuân thủ với sự nghiêm ngặt của quy trình tố tụng. Không chỉ dừng lại ở các lớp bắt buộc, Khoa Luật - Trường Đại học Quốc Gia Singapore còn có những tiết học tự chọn nhằm đào tạo những sinh viên có hứng thú đam mê và có nguyện vọng đi thi các cuộc thi quốc tế về phiên tòa giả định.19 Ở Khoa Luật - Trường Đại học Quốc Gia Singapore, sinh viên phải học cùng một học phần luật cốt 17 Faculty of Law: Asia's Global Law School", NUS Law, xem ngày 15/10/2021. 18 Faculty of Law: Asia's Global Law School", NUS Law, xem ngày 15/10/2021. 19 Law in Singapore: Legal Skill & Research", NUS, xem ngày 15/10/2021. 28
  7. lõi bắt buộc trong suốt hai năm học đầu tiên cũng như một học phần bắt buộc trong năm thứ ba. Còn sinh viên năm ba và năm cuối có thể tự chọn môn học của mình tùy theo nguyện vọng và định hướng tương lai nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên dù chọn lựa môn học yêu thích thì sinh viên luôn được nâng cao kỹ năng đàm phán, hòa giải, vận động chính sách và nghiên cứu pháp lý và viết. 20 Với đặc tính văn hóa cùng tính cách khép kín và sợ sai của sinh viên Châu Á, mô hình lớp học của các cơ sở đào tạo Luật của Việt Nam đã góp phần làm cho sinh viên ngày càng trở nên nhút nhát. Mỗi môn học với hàng trăm sinh viên trong một lớp, việc sinh viên vượt qua “vùng an toàn” để dám trình bày hoặc tranh luận một vấn đề pháp lý là rất khó. Trong khi đó ở Trường Đại học Quốc Gia Singapore, một lớp học sẽ được chia thành các nhóm nhỏ từ 10-15 sinh viên, mỗi nhóm nhỏ sẽ được chia thành nhóm nhỏ khác chỉ từ 2-4 sinh viên. Điều này nhằm giúp sinh viên có thể thoát ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân để mạnh dạn trình bày suy nghĩ. Sau đó, các nhóm sinh viên sẽ được gặp nhau để mở rộng phạm vi lớp đông hơn nhằm giúp sinh viên tự tin bày tỏ quan điểm ngay cả trước các nhóm lớp. Với sự phân chia rõ ràng trong mô hình lớp học và hệ thống chương trình đào tạo lồng ghép các kỹ năng, NUS đã giúp sinh viên mạnh dạn và chủ động trong học tập, thay vì đến lớp và chỉ cần im lặng ngồi nghe giảng kiến thức của sinh viên Việt Nam. So sánh với việc đào tạo kỹ năng viết bài biện hộ và kỹ năng tranh tụng trong chương trình đào tạo của khoa Luật - Trường Đại học Quốc Gia Singapore, nhóm tác giả nhận thấy rằng các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam đã không thực sự chú trọng vào các kỹ năng mềm cho sinh viên mà chỉ đặt nặng việc đào tạo kiến thức hàn lâm. Trong suốt quá trình học tập, sinh viên được giảng dạy và kiểm tra trên các kiến thức lý thuyết được đào tạo mà hiếm khi có cơ hội tiếp xúc với các kiến thức thực tiễn. Việc quá chú trọng đào tạo lý thuyết và chưa có sự phân bổ hợp lý cho đào tạo các kỹ năng cần thiết như kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng là hạn chế cần cải thiện của quy chế đào tạo luật tại Việt Nam hiện nay. Trong khi đó, Trường Đại học Quốc 20 Faculty of Law: Asia's Global Law School", NUS Law, xem ngày 15/10/2021. 29
  8. Gia Singapore đưa hai kỹ năng pháp lý lồng ghép vào các môn học bắt buộc đã cho thấy được vai trò quan trọng của nó trong việc đào tạo sinh viên. Trường Đại học Quốc Gia Singapore đã chú trọng để sinh viên tiếp cận với các phương pháp đào tạo những kỹ năng khác nhau nhằm trang bị vững chắc nhất có thể một hành trang phục vụ cho công việc sau này. Ngược lại, các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam chỉ chú trọng đem đến kiến thức cơ bản cho sinh viên, còn việc thực hành các kỹ năng mềm sinh viên phải tự chủ động tìm hiểu và rèn luyện. Chương trình đào tạo quá chú trọng lý thuyết và nặng nề khiến cho sinh viên ra trường bỡ ngỡ vì không trang bị đủ kỹ năng và kinh nghiệm. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, nếu Việt Nam không có chiến lược đào tạo mới thì những cử nhân luật được đào tạo ra trường sẽ không đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe về kiến thức lý luận lẫn kỹ năng hành nghề. 4. Giải pháp áp dụng hiệu quả kỹ năng viết bài biện hộ và kỹ năng tranh tụng tại Việt Nam Thứ nhất, xây dựng mô hình giảng dạy lồng ghép trong hoạt động phiên tòa giả định cho sinh viên Luật. Mặc dù các cơ sở đào tạo ngành Luật tại Việt Nam đã đưa mô hình giả định vào trong các hoạt động của mình và khuyến khích sinh viên tham gia. Tuy nhiên, để sinh viên chủ động tham gia là điều rất khó và việc làm sao để sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia là một vấn đề rất lớn. Trước hết, nhóm tác giả nhận thấy kỹ năng viết bài biện hộ và kỹ năng tranh tụng tại Việt Nam chưa được đưa vào đào tạo một cách chính thức và chưa thật sự xem đây là một kỹ năng cần đào tạo cho sinh viên. Lý do cho đánh giá này là bởi lẽ khi mô hình phiên tòa giả định dần phổ biến hơn, sinh viên chỉ tham gia vào hoạt động này với sự hiểu biết còn giới hạn về viết bài biện hộ và tranh tụng, trong khi đây là hai kỹ năng quan trọng mà người học luật nào cũng cần có. Sinh viên muốn phát triển và rèn luyện thêm hai kỹ năng này chỉ có thể tự tìm hiểuqua hình thức tự học như tham gia các Talkshow, Workshop hay tìm hiểu các bài viết có liên quan,... Đây có thể xem là một thiệt thòi của sinh viên Việt Nam so với sinh viên quốc tế trong việc phát triển kỹ năng mềm trong môi trường học thuật và môi trường làm việc sau này. 30
  9. Dựa trên giá trị mà phương thức mô hình giả định đem lại và những ý nghĩa quan trọng của kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng như đã đề cập, nhóm tác giả cho rằng các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam nên cải tiến chương trình đào tạo, đưa các kỹ năng này vào trong các môn học bắt buộc để sinh viên ngành Luật tiếp cận hai kỹ năng này ngay từ năm nhất, từ đó làm tiền đề cho sinh viên phát triển và rèn luyện tiếp các kỹ năng khác. Ngoài ra, có thể xây dựng thêm các chương trình ngoại khóa, kiến tập tại các môi trường pháp lý để sinh viên có cơ hội được hiểu rõ hơn về cách thức áp dụng hiệu quả hai kỹ năng này trên thực tế. Sinh viên cần hiểu rõ tầm quan trọng và cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng, và việc học tập và rèn luyện hai kỹ năng này cũng cần được thực hiện chủ động. Thứ hai, khuyến khích sinh viên chuyên ngành Luật tham gia vào các cuộc thi học thuật để nâng cao khả năng áp dụng kỹ năng viết bài biện hộ và kỹ năng tranh tụng. Tiếp nối tinh thần từ các cuộc thi phiên tòa giả định quốc tế như Cuộc thi diễn án Luật Nhân đạo Quốc tế, Cuộc thi Hòa giải Thương mại quốc tế,..., các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam cũng đang tổ chức các cuộc thi phiên tòa giả định nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành kỹ năng viết bài biện hộ và trang tụng dựa trên các kiến thức pháp lý vào cuộc thi, trong đó có thể kể đến V- Moot (do Trường Đại học Luật TPHCM tổ chức), Đấu trường công lý, UEL Moot Court Competition (do Trường Đại học Kinh tế - Luật - ĐHQG TPHCM tổ chức),... Tại các cuộc thi này, sinh viên sẽ được tham dự các buổi chia sẻ kỹ năng viết biện hộ và tranh tụng từ các diễn giả và các đội thi đi trước, tiếp theo đó, sinh viên có cơ hội thử sức mình với các đội thi khác trong việc sử dụng hai kỹ năng này tại phiên tòa giả định. Các cuộc thi phiên tòa giả định không chỉ là một sân chơi học thuật để sinh viên thể hiện mình, mà còn là một hình thức học hỏi kiến thức pháp lý và kỹ năng hiệu quả cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật. Do đó, ngoài đề xuất cải thiện chương trình đào tạo, đưa mô hình giả định vào chương trình học để sinh viên được học tập và rèn luyện kỹ năng, việc tổ chức và khuyến khích sinh viên tham gia các cuộc thi phiên tòa giả định, các hội thảo học thuật nhằm tạo môi trường cho sinh viên nâng cao khả năng áp dụng hai kỹ năng này trên thực tế là điều vô cùng cần thiết. Ngoài những cuộc thi được tổ chức với quy mô 31
  10. lớn như cấp quốc gia, quốc tế, các cơ sở đào tạo Luật cũng có thể xây dựng nhiều thêm các cuộc thi nhỏ cấp Khoa, cấp Trường nhằm giúp sinh viên dần làm quen với các cuộc thi và tạo ra sự hứng thú cho sinh viên trong việc tìm tòi và phát triển kỹ năng của mình. Đây chính là một cơ hội tốt cho sinh viên thực hành kiến thức, kỹ năng đã rèn luyện và thử sức mình ở các các cuộc thi chuyên nghiệp. Từ đó, nâng cao hiệu quả áp dụng kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng tại phiên tòa giả định cho sinh viên chuyên ngành Luật. Thứ ba, khảo cứu kinh nghiệm tổ chức lớp học của Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Singapore nhằm phân chia lớp học thành những nhóm nhỏ để giúp sinh viên thoát ra khỏi “vùng an toàn”. Như đã phân tích ở trên, để giúp sinh viên châu Á có thể thoải mái trình bày được suy nghĩ của mình ở lớp học là một vấn đề rất khó. Để làm được việc này, nên có các mô hình được phân chia cụ thể bao gồm các nhóm nhỏ sinh viên được quy định hợp lý phù hợp với lớp học ở Việt Nam (từ 5 đến 7 sinh viên). Sau khi các nhóm nhỏ được rèn luyện kỹ năng dần dần sẽ được chuyển lên các nhóm lớn hơn (từ 10 đến 15 sinh viên). Việc này không những giúp lớp học trở nên sôi động hơn mà còn giúp nâng cao khả năng của sinh viên trong việc viết bài biện hộ và mạnh dạn, chủ động dám trình bày suy nghĩ trong tranh tụng tại mô hình phiên tòa giả định. 5. Kết luận Thông qua bài viết “Áp dụng hiệu quả kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng trong phiên tòa giả định”, nhóm tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng trong phiên tòa giả định đối với sinh viên chuyên ngành Luật. Từ những phân tích, đánh giá việc áp dụng hai kỹ năng này tại Việt Nam dưới góc độ so sánh thực tiễn với Singapore, nhóm tác giả nhận thấy các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam có thể học hỏi các kinh nghiệm trong việc đào tạo kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng từ Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia Singapore. Nhóm tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc đào tạo chú trọng phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua việc lồng ghép vào các môn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy. Từ đó, bài viết kiến nghị một số giải pháp áp dụng hiệu quả hai kỹ năng này tại phiên tòa giả định cho sinh viên Việt Nam như xây dựng học phần đào tạo hai kỹ năng viết bài biện hộ và kỹ năng tranh 32
  11. tụng cho sinh viên chuyên ngành Luật và khuyến khích sinh viên chuyên ngành Luật tham gia vào các cuộc thi học thuật để nâng cao khả năng áp dụng kỹ năng viết bài biện hộ và kỹ năng tranh tụng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Faculty of Law: Asia's Global Law School", NUS Law, xem ngày 15/10/2021. 2. Law in Singapore: Legal Skill & Research", NUS, xem ngày 15/10/2021. 3. Kiều Anh Vũ (2021), “Hướng dẫn kỹ năng nghề luật cho sinh viên Luật UEF”. https://www.kavlawyers.com/vi/luat-su-kieu-anh-vu-kav-lawyers-huong- dan-ky-nang-nghe-luat-cho-sinh-vien-luat-uef, xem ngày 15/10/2021. 4. “Kỹ năng & yêu cầu đối với phần viết Memorandum”, 2017,
  12. 8. “Phiên tòa giả định” - cách làm sáng tạo trong tuyên truyền pháp Luật”, 2020, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, xem ngày 15/10/2021. 9. Trần Việt Dũng, Nguyễn Chí Hằng Hải, 2014, “Áp dụng mô hình phiên tòa giả định trong giảng dạy kiến thức và kỹ năng pháp lý cho sinh viên Luật”, xem ngày 15/10/2021 34
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2