intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Arthur Miller - nhà viết kịch vĩ đại của Mỹ và thế giới - 2

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

104
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Arthur Miller - nhà viết kịch vĩ đại của Mỹ và thế giới 2 PGS.TS. Lê Đình Cúc Tạp chí KHXH Việt Nam Câu chuyện xảy ra trong chiến tranh, giờ đây sau 3 năm mới được các nhân vật kịch hồi cố lại. Một trong hai đứa con trai của Joe Keller đã bỏ mạng trên chiến trường bởi vì bay trên máy bay lắp ráp động cơ hỏng do cha mình làm ra. Mọi việc tưởng đã qua rồi, không ai nói ra nhưng mọi người cứ âm thầm chịu đựng và hy vọng ở một cái gì đó khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Arthur Miller - nhà viết kịch vĩ đại của Mỹ và thế giới - 2

  1. Arthur Miller - nhà viết kịch vĩ đại của Mỹ và thế giới 2 PGS.TS. Lê Đình Cúc Tạp chí KHXH Việt Nam Câu chuyện xảy ra trong chiến tranh, giờ đây sau 3 năm mới đ ược các nhân vật kịch hồi cố lại. Một trong hai đứa con trai của Joe Keller đ ã bỏ mạng trên chiến tr ường bởi vì bay trên máy bay l ắp ráp động cơ h ỏng do cha mình làm ra. Mọi việc t ưởng đ ã qua r ồi, không ai nói ra nh ưng mọi người cứ âm thầm chịu đựng và hy vọng ở một cái gì đó khi Larry chưa tr ở về dù chiến tranh đ ã hết. B à Kate (vợ ông Joe Keller) vẫn hy vọng con trai mình chưa phải đã ch ết, Larry sẽ trở về. Ông Joe Keller có thể biết rằng con trai m ình đ ã chết vì máy bay rơi bởi động cơ do mình giao cho quân đội l à đ ộng cơ h ỏng. Chỉ có Chris biết em mình đã chết tr ên chiếc máy bay đó nh ưng không dám nói ra. Nói ra là vạch mặt bố, là làm cho mẹ mình đ au đ ớn hơn vì chính ch ồng bà đ ã giết con trai… là dư lu ận xã h ội, là pháp lý và đ ạo đức sẽ xét xử bố m ình. Ai c ũng sống trong lo âu, dối trá rồi đến khi ông đốc công Steve Deveer, bạn thân của ông chủ t ư b ản Joe Keller đang ngồi t ù rũ xương chợt hiểu ra th ì mọi người mới sực tỉnh. A. Miller đã để cho Steve Deveer (bố đẻ của Ann - t rước là người y êu của Larry, và bây giờ biết Larry đã chết lại yêu Chris) chứng kiến tất cả những sự
  2. việc xảy ra tr ước đây 3 nă m, khi ông là đ ốc công nh à máy chế tạo động cơ máy bay của Joe Keller, chuyên s ản xuất hàng cho l ực l ượng không quân Mỹ. Ông đã phát hiện ra lô hàng 120 đầu trục pittong bị rạn nứt do sai sót kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Với trách nhiệm của một đốc c ông, ông đã gọi điện thoại báo cho giám đốc Joe Keller và h ỏi ý kiến giải quyết. Joe Keller đ ã bi ết việc n ày nhưng c ố tính trốn tránh, vì nếu hủy số hàng này, ông ta sẽ mất rất nhiều tiền. Ông ta vờ ốm không đến nh à máy nhưng gọi điện chỉ thị cho đốc công Steve Deveer hàn những vết nứt, che mạ ở b ên ngoài và xuất x ưởng. V à máy bay rơi, con trai ông là Larry b ị chết c ùng với 21 phi công khác. Vụ việc vỡ lở, công ty của Joe Keller bị thanh tra v à ông ta bị truy tố. Tr ước tòa, ông ta trút m ọi tội lỗi lên đầu đ ốc công Steve Deveer v à ch ối bỏ mọi trách nhiệm. Ông ta vô tội, trở lại kinh doanh, tiếp tục l àm giàu. Còn bạn ông, đốc công Steve vào tù, b ị mọi người nguyền rủa, con cái xấu hổ bỏ đi không dám nhìn mặt cha. Thời điểm vở kịch xảy ra l à 3 năm sau ngày nước Mỹ ăn mừng chiến thắng trong cu ộc chiến tranh thế giới II. N ước Mỹ đang hân hoan trong chiến thắng nhưng Arthur Miller đã vạch ra những ung nhọt của chiến thắng đó. Cái giá phải trả l à đ ạo đức x ã h ội bị chà đạp. Đồng tiền là động cơ c ủa không ít người tham gia chiến tranh và cũng không ít người Mỹ trẻ tuổi đ ã chết vì đồng tiền bẩn thỉu của cha anh m ình. Người ra mặt trận đem x ương máu và cuộc sống của mình dâng hi ến cho lý t ưởng và khát vọng của n ước Mỹ “ân huệ cuối cùng của Chúa”. Người Mỹ phải đem sứ mạ ng Chúa giao cho đến khắp nơi
  3. trên trái đ ất, h òa bình hạnh phúc và lối sống của Mỹ. Nh ưng người ở lại hậu phương thì làm giàu, buôn l ậu bằng mọi thủ đoạn và “rúc vào chăn của người yêu, của vợ lính”. Chủ nghĩa hiện thực kiểu Ibsen và sự kết hợp nhuần nhuyễn những thủ pháp chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với sự kết hợp không gian nghệ thuật x ã hội nh ư hồi ức, t ưởng t ượng và ngôn ngữ nhân vật; tác giả nêu lên vấn đề ý thức x ã hội của mỗi con người, ý thức nhân văn của những con ng ười với nhau. “Có phải tâm trí của cha chỉ biết có thế thôi sao? Chỉ mỗi chuyện l àm ăn?” như Chris nói thẳng vào mặt cha. V à “Chúng ta có thể sống tốt hơn ch ứ, nếu nh ư mỗi lần mẹ mở cửa nhìn ra thấy cả thế giới”. Quan hệ giữa Cá nhân - gia đ ình - x ã h ội l à một quan hệ gắn bó chặt chẽ, qu y định nhân cách của mỗi con ng ười. Dù là nh ững con người b ình thường th ì đó cũng l à nền tảng đạo đức cho sự tồn tại của một thế giới văn minh. Là một vở kịch có cấu trúc khép kín, tuân thủ những nguy ên tắc của kịch cổ điển, h ành động kịch đ ược đẩy dần l ên cao theo mức độ diễn biến tâm lý v à hành động của nhân vật. Kết cấu kiểu Racine và Corneill và th ủ pháp của Strinberg: mở đầu, thắt nút- phát tri ển cao trào và k ết thúc. Sự kết hợp của chủ nghĩa biểu hiện và th ủ pháp của hiện thực huyền ảo. Phần mở đầu: g iới thiệu nhân vật, các quan hệ r àng bu ộc với nhau – Joe Keller, ông ch ủ tư b ản, chủ công ty sản xuất phụ kiện máy bay. Ann, ng ười yêu cũ của con trai ông. Bà Kate, vợ ông, người vẫn tin là Larry, con bà sẽ về. Chris, anh của Larry cũng là người ở mặt trận trở về. Anh biết cái chết của em mình là do bay trên
  4. chiếc máy bay có lắp động cơ h ỏng do cha mình sản xuất cho nên không muốn nhận công việc kinh doanh của cha bây giờ giao cho anh thừa kế, bởi anh bi ết công ty của cha là một công ty bẩn thỉu. Ann với Chris yêu nhau và định làm lễ c ưới vì cô biết Larry (em trai Chris) sẽ không bao giờ trở về. Cô nghi oan và căm thù cha mình, là đốc công của ông Keller, đang ngồi tù vì tội che giấu sản phẩm hỏng (động c ơ máy bay) để xuất cho quân đội, gây n ên th ảm họa máy bay rơi hàng lo ạt. George, anh trai c ủa Ann là luật sư ở New York, gọi điện cho Ann, báo tin l à anh cũng sẽ đến nhà Keller vì anh mới phát hiện ra một vấn đề quan trọng. Vợ chồng Keller, lo lắng v ì lâu nay họ vẫn che dấu chuyện ông bố Ann bị tòa án x ử oan. Ông Keller nói chuyện với Ann rằng sẽ nhận Steve về công ty l àm việc sau khi ông mãn h ạn tù. Thắt nút kịch: sự xung đột chính thức bắt đầu: George đến gặp cha trong t ù. Anh hiểu ra sự thật rằng cha anh bị oan, bị ông chủ v à là b ạn thân Keller đổ tội cho vì tr ốn tránh trách nhiệm. Căm th ù Keller làm gia đình anh tan nát, anh cấm em gái Ann không đ ược yêu Chris. Phát triển kịch tính – đ ẩy sự kiện lên cao, xung đ ột kịch phát triển: Chris quyết yêu và xin cưới Ann. Mẹ anh, bà Kate không cho vì nh ư vậy có nghĩa là ai cũng công nhận con trai cả của b à là Larry đã chết và do chính chồng mình gây ra cái chết ấy. Bà là người mẹ không chịu chấp nhận đó l à sự thực. Còn Keller thì lo sợ và an ủi rằng có thể Larry, con trai ông không lái máy bay
  5. P.40 do ôn g cung cấp động cơ. Và thanh minh với Chris rằng chiến tranh n ên phải giao vũ khí cho quân đội. Chris bỏ đi vì anh biết cha anh nói dối. Cao trào kịch – xung đột lên đ ỉnh điểm để chuẩn bị cho phần cởi nút kịch tiếp theo. Joe Keller tự vấn l ương tâm, d ằn vặt trước tội lỗi của mình và tự bào chữa l à vì hoàn cảnh chiến tranh nên ông ph ải làm vậy. Ann đ ưa ra lá thư cuối cùng của Larry trước khi bay ra mặt trận cho b à mẹ Kate, để biết rằng con trai b à không còn n ữa. Chris xấu hổ và dằn vặt. Anh không đủ can đảm để tố cáo bố tr ước công luận, để bỏ t ù cha về những tội lỗi của ông với Đất n ước, với bạn, với con m ình. Anh bỏ đi. Kết thúc kịch – xung đột được giải quyết: lá th ư c ủa Larry viết cho Ann tr ước lúc bay chuyến cuối cùng, mọi người đ ược chứng kiến Larry viết về sự đau đớn, nhục nhã khi đọc báo biết cha mình (ông Joe Keller) và cha Ann (ông Steve bị ông Joe vu oan) l à nh ững kẻ tội phạm lắp động c ơ h ỏng cho máy bay chiến đấu. Larry quyết định bay, không về nữa. Qua lá th ư, Joe Keller phải chấp nhận chính ông gâ y nên tội ác, giết chết con trai mình, cùng 21 viên phi công M ỹ - nh ững người bay trên máy bay l ắp động cơ hỏng do ông sản xuất. Ông vẫn thanh minh “trong cuộc chiến tranh n ày, có đ ứa nào làm không công? Chiến tranh hay hòa bình là vấn đề của đồng đô la… n ếu tao phải vào tù thì nửa cái nước khốn kiếp này cũng phải vào tù”. Nhưng r ồi chính ông phải tự sát. Vở kịch kết thúc.
  6. Hành đ ộng và kịch tính của Tất cả đều l à con tôi phát triển theo hai tuyến: chuy ện hôn nhân của Ann và Chris và chuyện tội lỗi của Joe K eller trong chiến tranh. Tuyến 1 là hiện tại, là hoàn cảnh cho tuyến 2 hoạt động. Tội lỗi của Joe Keller dần dần lộ r õ. Hai tuyến này đan xen với nhau và là h ệ quả của nhau(3). Cũng với chủ đề t ư tưởng n ày, cùng với thủ pháp nghệ thuật cấu trúc khép kín kiểu Ibsen nh ưng có kết hợp kịch và t ự sự kiểu Bectolt Bretch thể hiện r õ ở vở kịch T rên c ầu nhìn xuống ( A view from the bridge). Một gia đình công nhân gốc Italy sống ở khu ổ chuột d ưới gầm cầu Brooklyn của thành phố New York. Eddie nuôi một cô cháu gái của vợ l à Catherine 17 tuổi. Cùng sống trong một mái nh à nghèo nhưng ấ m áp tình cảm. Eddie yêu cô cháu gái t ừ lúc nào không hay. R ồi những người Italy nhập cư đến sống nhờ gia đình Eddie tr ước khi tìm đ ược việc làm. Catherine đem l òng yêu một chàng trai tên l à Rodolfo thì Eddie ghen, nói x ấu Rodolfo rằng anh ta đồng tính, ch ỉ lợi dụng Catherine để có hộ chiếu c ư trú hợp pháp ở Mỹ. Catherine không nghe, Eddie đau kh ổ, bất lực và phản lại lời hứa là che dấu đồng bào nhập c ư đến Mỹ. Anh đã báo cho cảnh sát bắt 2 n gười đồng bào của mình. Khi Marco, bạn của Rodolfo, đến hỏi tội anh th ì anh c ầm dao lao tới một cách điên cuồng và rồi chính lưỡi dao ấy đ ã đ âm vào người anh. Anh chết tr ước sự tủi nhục của vợ con. Chúng ta cũng biết, nước Mỹ là nơi hội tụ của dân cư rất nhiều nước tr ên thế giới. Vấn đề dân nhập cư bao giờ cũng là vấn đề thời sự nóng hổi của đời
  7. sống xã hội Mỹ. Vấn đề văn hóa, vấn đề cộng đồng, vấn đề đạo đức v à s ự ứng xử của chính quyền đối với ng ười dân nhập cư… cũng là một biểu hiện của thái độ nhà c ầm quyền. Trong đó l à tình c ảm yêu thương đùm b ọc lẫn nhau của những người tha hương đến n ước Mỹ đ ã được A. Miller đ ưa lên sâu khấu, thu hút được sự chú ý của hàng triệu người. Với cấu trúc khép kín, kịch tính cao, kết hợp kiểu tự sự đã t ạo n ên phong cách sân kh ấu theo kết cấu kiểu cầu vồng (parabol) của Bectolt Brecht, A. Miller đ ã nhìn sâu vào tâm lý c ủa mỗi con người. Ngay cả những người tốt nhưng trong tiềm ẩn của đạo đức, nếu không c ảnh giác thì có thể xuất hiện cái ác, và nếu không ngăn chặn th ì chưa biết được sẽ đi đến đâu. Bi kịch của Eddie l à ở chỗ: từ l òng t ốt mà trở nên mù quáng… cái ác đã làm nên nh ững tai họa cho cộng đồng, x ã hội và hủy hoại nhân cách con người. Eddie từ chỗ khinh bỉ những ng ười tố cáo người nhập cư r ồi vì ghen tuông mù quáng anh lại phạm tội. Quá tr ình tha hóa nhân cách của Eddie đ ược A. Miller soi rọi d ưới nhiều góc độ tâm lý. Do ghen tuông m ù quáng Eddie gây nên tội ác. Tội ác đó gây tai hại cho cộng đồng nhập c ư n gười Italy. Rồi cộng đồng n ày tước bỏ nhân cách của Eddie. Đó l à phong cách sân kh ấu tự sự biện chứng của B. Brecht.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2