intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bà bầu tập thể dục – Khi nào nên dừng?

Chia sẻ: Lulu Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

140
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Chúng ta đều biết rằng tập thể dục khi mang thai là điều cần thiết nhưng có những khi tập thể dục lại là nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi. Nếu bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh, việc tập luyện thể thao là rất cần thiết. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh như đi bộ, yoga, bơi lội…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bà bầu tập thể dục – Khi nào nên dừng?

  1. Nếu thai kỳ yếu, bạn không nên tự ý tập luyện thể thao. (Ảnh minh họa) Bà bầu tập thể dục – Khi nào nên dừng? - Chúng ta đều biết rằng tập thể dục khi mang thai là điều cần thiết nhưng có những khi tập thể dục lại là nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi.
  2. Nếu bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh, việc tập luyện thể thao là rất cần thiết. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh như đi bộ, yoga, bơi lội… Trong trường hợp thai kỳ của bạn có bất cứ vấn đề gì hoặc muốn thay đổi môn tập luyện, bạn cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản. Theo các giáo sư trường Cao đẳng Sản khoa Mỹ, những mẹ bầu có các vấn đề về sức khỏe dưới đây cần phải chú ý khi luyện tập thể thao: - Bệnh tim - Bệnh phổi - Có vấn đề về cổ tử cung - Mang song thai, đa thai - Chảy máu trong suốt thời gian mang thai - Có vấn đề về nhau thai - Có dấu hiệu sinh non - Rò rỉ nước ối sớm - Tiền sản giật - Tăng huyết áp mãn tính - Thiếu máu trầm trọng
  3. Bà bầu cần lưu ý khi tập thể thao nếu bị chảy máu âm đạo thường xuyên. (Ảnh minh họa) Tuy nhiên, trong những trường hợp trên bạn vẫn có thể tiếp tục tập luyện thể thao nhưng cần chọn lựa những hoạt động nhẹ nhàng. Bạn cũng cần tham khảo bác sĩ để giảm cường độ tập luyện nếu cần thiết và biết được những hoạt động nào cần cấm. Khi nào bà bầu cần dừng tập luyện thể thao? Nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau trong quá trình tập luyện khi mang bầu, bạn cần dừng lại và tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa: - Chảy máu âm đạo khi tập luyện thể thao - Chóng mặt, giảm tầm nhìn - Khó thở - Đau đầu
  4. - Đau ngực - Cơ bắp đau, yếu - Bắp chân sưng, phù - Đau mạnh vùng chậu - Có dấu hiệu sinh non - Thai nhi chuyển động chậm, giảm dấu hiệu chuyển động của thai nhi. - Rò rỉ nước ối - Nhịp tim đập quá nhanh (ngay cả khi đã dừng tập luyện).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2