intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ cần làm gì khi mắc lao?

Chia sẻ: Vove Giacmo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

112
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lao phổi ngày nay không còn là bệnh “nan y” như trước. Người phụ nữ có thai bị mắc lao hoặc đang bị bệnh lao có thai không phải đính chính thai nghén để điều trị như trước. Tuy nhiên ai cũng biết lao là một bệnh nhiễm trùng, có khả năng lây lan dễ dàng từ người bệnh sang người lành và như vậy bà mẹ có thai hoặc nuôi con nhỏ nếu bị lao phổi nên biết các điều sau đây: * Người phụ nữ đang bị lao phổi thì tốt nhất là không nên có thai....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ cần làm gì khi mắc lao?

  1. Bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ cần làm gì khi mắc lao? Lao phổi ngày nay không còn là bệnh “nan y” như trước. Người phụ nữ có thai bị mắc lao hoặc đang bị bệnh lao có thai không phải đính chính thai nghén để điều trị như trước. Tuy nhiên ai cũng biết lao là một bệnh nhiễm trùng, có khả năng lây lan dễ dàng từ người bệnh sang người lành và như vậy bà mẹ có thai hoặc nuôi con nhỏ nếu bị lao phổi nên biết các điều sau đây: * Người phụ nữ đang bị lao phổi thì tốt nhất là không nên có thai. Người mắc bệnh lao vẫn có thể thụ thai như mọi phụ nữ khác vì bệnh không có ảnh hưởng đến thụ tinh. Do đó người bệnh cần áp dụng các biện pháp tránh thai cho đến khi điều trị khỏi dứt bệnh rồi hãy nên có thai. * Trường hợp bị lao phổi nhưng không được phát hiện nên đã có thai, hoặc bị nhiễm lao trong thời gian đang thai
  2. nghén thì tùy hoàn cảnh có thể lựa chọn một trong các cách xử lý sau đây: - Nếu bà mẹ có thêm một lý do nào không muốn để thai nữa thì nên đình chỉ thai nghén để tập trung sức chữa bệnh. - Nếu bà mẹ và gia đình muốn giữ thai để đẻ thì ngoài việc phải được các thầy thuốc chuyên khoa sản theo dõi thai nghén họ còn cần được các thầy thuốc chuyên khoa lao theo dõi bệnh và điều trị. Cần lưu ý một số thuốc chữa lao có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi ví dụ như streptomyxin có thể gây tổn hại dây thần kinh thính giác làm cho thai bị điếc bẩm sinh (và khi đã bị điếc thì trẻ đẻ ra sau này sẽ bị câm); rifampixin mặc dầu chưa thấy có hậu quả gây dị tật cho thai nhưng vì trên thực nghiệm người ta thấy có khả năng gây dị dạng trên con vật thí nghiệm nên đã được khuyên chỉ dùng thuốc này cho bà mẹ bị lao có thai đã trên 3 tháng. Như vậy, người bệnh không bao giờ tự động dùng thuốc mà không có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Với bà mẹ bị lao phổi, tuy bệnh không làm tăng tỷ lệ sảy thai hay đẻ non nhưng do sức khỏe của mẹ giảm sút vì bệnh tật, do chức năng hô hấp ít nhiều bị suy giảm nên thai nhi
  3. rất dễ bị thiếu ôxy mạn tính (thai suy) và chậm phát triển (suy dinh dưỡng). Vì vậy bà mẹ cần được chăm sóc, khám thai nhiều lần, cần được các thầy thuốc chuyên khoa sản hướng dẫn đầy đủ về chế độ vệ sinh, dinh dưỡng trong suốt thời kỳ thai nghén. - Trường hợp bệnh lao tiến triển xấu, mỗi ngày một nặng thêm thì cần phải phá thai để tập trung cứu chữa cho người mẹ. * Sau khi đẻ, bà mẹ cần được tiếp tục theo dõi và điều trị ở chuyên khoa lao. Ở giai đoạn này bệnh lao phổi dễ “bùng phát”. Vì lao không phải là bệnh di truyền và vi trùng lao cũng không có khả năng xâm nhập thai khi còn nằm trong tử cung người mẹ nên trẻ đẻ ra hoàn toàn không có bệnh. Nếu được nuôi dưỡng ở môi trường không lây nhiễm thì cháu bé lớn lên hoàn toàn khỏe mạnh. Do đó, bà mẹ bị lao sau khi sinh không nên trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con để tránh lây nhiễm lao sang con. Dĩ nhiên cháu bé mới sinh cần được tiêm phòng lao ngay sau khi đẻ càng sớm càng tốt.
  4. Tóm lại, việc chăm sóc bà mẹ bị lao phổi khi có thai và nuôi con nhỏ cần được tiến hành chu đáo bởi các thầy thuốc thuộc hai chuyên khoa lao và sản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2