intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại - Giáo án Công nghệ 11 - GV:N.N.Viên

Chia sẻ: Nguyễn Như Viên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

934
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là bài soạn giáo án Công nghệ cắt gọt kim loại giáo viên giúp học sinh biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt, biết được nguyên lí cắt và dao cắt. Bộ phận cắt của dao được chế tạo từ các loại vật liệu có độ cứng, khả năng chống mài mòn và khả năng bền nhiệt cao như thép gió, hợp kim cứng, hợp kim gốm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại - Giáo án Công nghệ 11 - GV:N.N.Viên

  1. Chương IV: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ Bài 17: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Qua bài giảng, HS cần biết: - Bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt. - Nguyên lý cắt bằng dao cắt. - Các chuyển động tịnh tiến. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được cấu tạo của dao. - Các chuyển động của dao. B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1. Nội dung: - Nghiên cứu kĩ bài 17 SGK. - Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh về các loại m ắy cắt gọt mẫu vật liên quan đến công nghệ gia công kim loại bằng cắt gọt dao tiện, sản phẩm gia công. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a, Giáo viên: - Chuẩn bị mẫu vật hoặc vật thật. - Đọc nội dung có liên quan ở SGK Công nghệ 8. - Xem lại những kiến thức Vật lí liên quan, là những khái ni ệm v ề chuyển động tịnh tiến, tròn. - Bài dạy này GV có thể soạn bài giảng bằng máy tính đi ện t ử, s ử dụng phần mềm Power Point. b, Học sinh: - Ôn lại kiến thức bài 15 và 16. - Sưu tầm các loịa phôi của các máy cắt gọt kim loại khác nhau. C. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI DẠY:
  2. I. Phân bố bài giảng: Bài giảng được thực hiện trong 2 tiết: - Tiết 1: Nguyên lí cắt và dao cắt. - Tiết 2: Gia công trên máy tiện. II. Các hoạt động dạy học: Tiết 1: I. NGUYÊN LÍ CẮT VÀ DAO CẮT 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra kiến thức liên quan của HS: - GV hỏi: Em hãy cho biết các tính chất của vật liệu cơ khí? (Tính cơ học, tính chất Vật lí, tính chất Hoá chọ và tính Công nghệ) Chú ý: Hỏi kĩ hơn về tính cơ học và tính công nghệ. - HS trả lời, GV bổ sung và khắc sâu h ơn tính cơ khí và tính công ngh ệ c ủa vật liệu cơ khí. - GV nhắc lại các kiến thức HS đã học ở lớp 8 về khoan, dũa, đ ục kim loại… để đặt vấn đề vào bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: Ở lớp 8 các em đã được học về các tính chất của vật liệu cơ khí, một số phương pháp gia công cơ khí như khoan, dũa đục kim loại; trong bài trước các em đã được biết đến các phương pháp gia công chế tạo phôi. Em hãy cho biết có những phương pháp nào và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp đó? - HS trả lời, GV kết luận. - GV hỏi: Kể tên các sản phẩm được chế tạo từ phương pháp gia công đó? - GV kết luận: Các phương pháp gia công trên tạo ra sản ph ẩm không có độ chính xác cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế tạo máy. Trong thực tế một số sản phẩm có yêu cầu về độ chính xác, độ bóng như trục động cơ, bánh răng… Vì vậy, cần phải có phương pháp gia công khác sử dụng máy có
  3. nhiều tính năng và hiện đại để đáp ứng được các yêu c ầu trong th ực t ế s ản xuất. Nội Hoạt động của GV Hoạt động của HS dung bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất và đặc điểm của gia công kim loại b ằng c ắt gọt I. Nguyên lí căt và dao cắt 1. Bản - GV đưa ra phôi trục giữa xe đạp và - HS quan sát phôi trục xe chất của đặt câu hỏi: Từ phôi trục xe đạp làm đạp, suy nghĩ và trả lời câu gia công thế nào để tạo ra sản phẩm trục xe hỏi. (Lấy đi một phần kim kim loại đạp? loại dư của phôi). bằng cắt gọt - Hỏi: Lấy đi bằng cách nào? - Trả lời (dùng máy cắt và dao cắt). - GV giải thích: Sau khi cắt, gọt đi - HS ghi lời giải thích của phần kim loại dư của phôi dưới GV. dạng phoi, người ta thu được sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. - Hỏi: Hãy so sánh phương pháp gia - HS trả lời. công bằng cắt gọt và phương pháp gia công khác đã học? Bảng so sánh (để HS tham khảo): Đặc điểm, yêu cầu kĩ PP gia công bằng cắt gọt PP gia công khác thuật Đặc điểm Độ chính xác Độ nhẵn bóng bề mặt
  4. Kết luận: - Phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt là ph ương pháp gia công ph ổ biến trong ngành chế tạo cơ khí. - Phương pháp này tạo ra sản phẩm có độ chính xác cao, độ bóng bề mặt cao. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí cắt gọt 1. Quá - Sử dụng băng hình máy tiện đang hoạt động - Quan sát băng trình (nếu có) cho HS quan sát và đặt câu hỏi hình hoặc tranh hình hoặcdùng tranh vẽ (hình 17.1) cho HS quan sát để trả lời câu hỏi. thành và hỏi: Phoi kim loại được hình thành như thế phoi nào? - HS nghe và ghi - GV giảng, giải thích: dưới tác dụng của lực chép. (do máy tạo ra) dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao bị dịch chuyển theo các - HS nhớ lại kiến mặt trượt tạo thành phoi. thức đã học ở lớp - Hỏi: Dao cắt được kim loại phải có độ cứng 8 để trả lời. như thế nào so với phôi? (Độ cứng dao > Độ cứng phôi). 2. - GV cho HS quan sát hình 17.2 và hỏi: Để dao - HS quan sát để Chuyển cắt được vật liệu phải có điều kiện gì? thấy rõ chuyển động (Chuyển động tương đối với nhau) động giữa dao và cắt - Ví dụ: GV đặt câu hỏi chung cho cả 3 ví dụ: phôi và trả lời. Chuyển động của phôi là chuyển động gì? - HS quan sát từng Chuyển động của dao là chuyển động gì? trường hợp và trả *Tiện trục xe đạp: lời câu hỏi. - Phôi quay tròn. - Dao chuyển động tịnh tiến. (Phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt) *Bào kim loại:
  5. - Phôi cố định ngang. - Dao tịnh tiến dọc. (Dao chuyển động tịnh tiến tạo ra chuyển động cắt) * Khoan: - Phôi cố định. - Mũi khoan vừa chuyển động quay vừa chuyển động tịnh tiến. (Mũi khoan chuyển động với tốc độ lớn so với phôi tạo ra chuyển động cắt) Hoạt động 3: Tìm hiểu các mặt của dao tiện GV: Để đơn giản chỉ xét cấu tạo của dao tiện cắt đứt 1. Các - GV yêu cầu HS quan sát hình 17.2a kết hợp HS quan sát hình mặt của với băng hình (nếu có) để đặt câu hỏi và giảng 17.2a, suy nghĩ để dao giải. trả lời. Hình 17.2 a – Dao tiện cắt đứt - Hỏi: Em hãy chỉ đâu là mặt trước của dao - HS trả lời. tiện? Có tác dụng gì khi tiện? - Hỏi: Em hãy chỉ đâu là mặt sau của dao tiện? - HS trả lời. Có tác dụng gì khi tiện? - Hỏi: Em hãy chỉ đâu là lưỡi cắt chính của dao - HS trả lời. tiện? Được tạo ra nhờ các mặt nào? Có tác dụng gì khi tiện? - HS ghi giải thích (Giao tuyến của mặt trước và mặt sau của dao của GV tiện; để cắt kim loại khi tiện). Hoạt động 4: Tìm hiểu các góc của dao tiện
  6. 2. Các - GV yêu cầu HS quan sát hình 17.2b và hỏi: - HS quan sát hình góc của + Góc trước được tạo ra như thế nào? Vai trò 17.2b trả lời. dao tiện của góc trước khi tiện? - Đọc SGK để hiểu câu hỏi và trả lời. Hình 17.2 b – Các góc của dao +Góc sau được tạo ra như thế nào?Vai trò của - Đọc SGK để góc sau khi tiện? hiểu câu hỏi và + Góc sắc được tạo ra như thế nào? Ý nghĩa trả lời. của góc sắc khi tiện? - Đọc SGK để (Nếu có thời gian GV giải thích để HS hiểu về hiểu câu hỏi và các mặt của phoi). trả lời. Hoạt động 5: Tìm hiểu vật liệu làm dao tiện 3. Vật + Thân dao có hình dạng như thế nào? Tại sao? - HS quan sát và liệu (Hình hộp chữ nhật hoặc vuông, để gá được đặt trả lời. a, Thân trên bàn xe dao). dao - GV giảng: vật liệu làm thân dao là thép CT45 (giải thích kí hiệu để HS biết). b, Bộ + Bộ phận cắt làm việc trong điều kiện như - HS trả lời. phận cắt thế nào? - HS ghi kết luận - GV kết luận: Điều kiện làm việc của bộ phận của GV. cắt là: Chịu ma sát, mài mòn,nhiệt độ cao, áp lực cắt lớn. + Em hãy nêu tên một vật liệu để chế tạo vật - HS ghi chú ý. liệu cắt? (Thép gió, thép hợp kim cứng).
  7. Chú ý: Vật liệu chế tạo bộ phận cắt phải có độ cứng lớn hơn độ cứng của phôi. Hoạt động 6: Tổng kết, đánh giá - Câu hỏi: Cho HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS. - Đánh giá mức độ hiểu bài của HS. BÀI TẬP (GV có thể cho làm tại lớp, thu bài chấm điểm hoặc giao về nhà) Hãy khoanh tròn vào các chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng trong các câu sau: Bài 1: Thế nào là cắt gọt kim loại? A. Gia công kim loại bằng cắt gọt là lấy đi một phần d ư c ủa phôi d ưới d ạng phoi để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. B. Gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công có phoi. C. Gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công không có phoi. Bài 2: Để cắt gọt được kim loại dao phải đảm bảo yêu cầu gì? A. Độ cứng của bộ phận cắt phải thấp hơn độ cứng của phôi. B. Độ cứng của bộ phận cắt phải lớn hơn độ cứng của phôi. C. Độ cứng của bộ phận cắt phải bằng độ cứng của phôi. Bài 3: Khi gia công cắt gọt kim loại, các mặt phải tiếp xúc như th ế nào với phôi? A. Mặt trước của dao là mặt tiếp xúc với phôi trong quá trình cắt. B. Mặt sau của dao là mặt tiếp xúc với phôi trong quá trình cắt. C. Mặt trước phải tì sát với phôi. D. Mặt sau phải tì sát với phôi. Bài 4: Những định nghĩa sau, định nghĩa nào đúng? A. Mặt đáy của dao là mặt phẳng tì vào phôi. B. Mặt đáy của dao là mặt phẳng tì vào phoi. C.Mặt đáy của dao là mặt phẳng tì trên đài gá dao. Bài 5: Những định nghĩa sau, định nghĩa nào đúng?
  8. A. Lưỡi cắt chính của dao là giao tuyến của mặt sau với mặt trước. B. Lưỡi cắt chính của dao là giao tuyến của mặt sau với mặt đáy. C. Lưỡi cắt chính của dao là giao tuyến của mặt sau với m ặt đã gia công c ủa phôi. D. Lưỡi cắt chính của dao là giao tuyến của mặt sau v ới m ặt đang gia công c ủa phôi. Tiết 2: II. GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV treo sẵn 5 bài tập đã giao về nhà, gọi 5 em lên bảng chữa. - GV cho các bạn nhận xét và kết luận từng bài tập đã làm. - GV đánh giá cho điểm từng trường hợp. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của máy tiện 1. Máy - GV treo tranh 17.3 hoặc cho HS xem băng hình - HS quan sát tiện: để nhận biết các bộ phận chính của máy tiện. tranh hoặc băng Yêu cầu HS kết hợp quan sát hình trong SGK. hình kết hợp với quan sát hình trong SGK trả lời các câu hỏi của GV. Các bộ + Hãy chỉ ụ trước và hộp trục chính của máy - HS trả lời. phận tiện? Nêu tác dụng? chính của (để gá các trục chính, bàn xe dao của máy - HS ghi công máy tiện: tiện). dụng. + Hãy chỉ đài gá dao của máy tiện?Nêu tác - HS trả lời. dụng? - HS ghi công
  9. (để gá dao, điều chỉnh dao khi tiện). dụng. + Hãy chỉ bàn dao dọc trên của máy tiện? Nêu - HS trả lời. tác dụng? (để tịnh tiến dọc trục chính khi tiện). - HS ghi công + Hãy chỉ ụ động của máy tiện? Nêu tác dụng? dụng. (cùng với mâm cặp để cố định phôi khi tiện - HS trả lời. mặt ngoài phôi). + Hãy chỉ bàn dao ngang của máy tiện? Nêu tác - HS ghi công dụng? dụng. (để tịnh tiến ngang khi tiện mặt đầu của - HS trả lời. phôi). - HS ghi công + Hãy chỉ bàn xe dao của máy tiện? Nêu tác dụng. dụng? - HS trả lời. (để kết hợp tạo ra tịnh tiến ngang của bàn - HS ghi công dao ngang và tịnh tiến dọc của bàn dao dọc khi dụng. tiện). + Hãy chỉ thân máy của máy tiện? Nêu tác - HS trả lời. dụng? - HS ghi công (để gá lắp các bộ phận trên và động cơ điện dụng. của máy tiện). + Hãy chỉ hộp bước tiến dao của máy tiện? - HS trả lời. Nêu tác dụng? (để gá lắp các công tắc điều khiển, hộp tốc - HS ghi công độ, bộ phận điều chỉnh các chế độ làm việc của dụng. máy tiện). Hoạt động 2: Tìm hiểu các chuyển động của máy tiện 2. Các GV treo tranh 17.4 hoặc cho HS xem băng hình HS quan sát tranh chuyển để nhận biết các chuyển động chính của máy hoặc băng hình động khi tiện. (Yêu cầu HS kết hợp quan sát hình trong kết hợp với quan tiện SGK) sát hình trong SGK trả lời các
  10. câu hỏi của GV. Máy tiện hoạt động được là nhờ có động cơ điện không đồng bộ ba pha (hoặc1 pha) nối với trục chính của máy tiện qua h ệ thống dây đai, Puli và b ộ đi ều khiển tốc độ là hệ thống bánh răng số. Hình 17.4 a – Chuyển động tiến dao ngang Sng a. GV yêu cầu HS quan sát tranh hoặc băng hình. HS quan sát Chuyển + Quan sát hình17.4 a em hãy cho biết trong tranh. động chuyển động cắt phôi và dao chuyển động như HS trả lời câu cắt: thế nào? hỏi. - Phôi quay tròn. - Dao tịnh tiến ngang nhờ bàn dao ngang. b. + Có mấy chuyển động tịnh tiến khi tiện? HS quan sát Chuyển - Chuyển động tịnh tiến dao ngang. tranh. động tịnh - Chuyển động tịnh tiến dao dọc. HS trả lời câu tiến hỏi. Hình 17.4 b – Chuyển động tịnh tiến dao ngang Sd
  11. Chuyển + Quan sát hình 17.4 b, em hãy cho biết trong HS quan sát tranh động tịnh chuyển động tịnh tiến dao ngang, phôi và dao tiến dao chuyển động như thế nào? ngang Sng - Phôi quay tròn. HS trả lời câu - Dao tịnh tiến ngang nhờ bàn dao ngang. hỏi. Chuyển động tịnh + Quan sát hình 17.4 c em hãy cho biết trong tiến dao chuyển động tịnh tiến dao dọc, phôi và dao HS quan sát tranh dọc Sd chuyển động như thế nào? - Phôi quay tròn. - Dao tịnh tiến ngang nhờ bàn dao dọc. HS trả lời câu hỏi. c, GV giảng: Để tạo ra các mặt phôi có dạng côn Chuyển thường kết hợp đồng thời hai chuyển động dao động dao ngang và dọc. phối hợp Hình 17.4 c – Chuyển động tiến dao phối hợp Schéo Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng gia công của máy tiện + Em hãy cho biết công dụng của các phương pháp gia công kim loại đã học?(GV có thể làm phiếu giao việc phát cho HS). GV yêu cầu HS trả lời. HS suy nghĩ trả - Cưa: Cắt đứt phôi. lời các câu hỏi.
  12. - Dũa: Làm nhẵn bề mặt phôi. - Khoan: Khoan lỗ trên phôi. - Mài: Mài nhẵn bề mặt phôi. + Tiện có thể gia công được những loại gì? HS trả lời. Cho HS thực hiện điền vào phiếu giao việc, sau đó GV cho HS hoặc đ ại diện nhóm HS báo cáo kết quả đã làm được trước lớp. GV cho HS nh ận xét, t ự đánh giá, các bạn khác nhóm đánh giá, GV kết luận và đánh giá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2