intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 3: Quản lý môi trường

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

73
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu cung cấp cho người học các kiến thức về quản lý môi trường, mục tiêu, đối tượng và nguyên tắc chung của công tác quản lý môi trường,... Tham khảo nội dung tài liệu hiểu rõ hơn về các vấn đề trên của quản lý môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 3: Quản lý môi trường

  1. Bài 3: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Một số khái niệm: 1. Môi trường bao gồm các yếu tố  tự  nhiên và vật chất nhân tạo bao   quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển  của con người và sinh vật. 5. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất   lượng môi trường xung quanh, về  hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong   chất thải được cơ  quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ  để  quản lý và bảo vệ môi trường. 6. Ô nhiễm môi trường là sự  biến đổi của các thành phần môi trường   không   phù   hợp   với   tiêu   chuẩn   môi   trường,   gây   ảnh   hưởng   xấu   đến   con  người, sinh vật. 9. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi  trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.  10. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất,   kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.  11. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ  cháy, dễ  nổ, dễ  ăn mòn, dễ  lây nhiễm, gây ngộ  độc hoặc đặc tính nguy hại  khác. 12.  Quản lý chất thải  là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển,  giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. 13. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc   tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. 17.  Quan trắc môi trường  là quá trình theo dõi có hệ  thống về  môi  trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ  đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu   đối với môi trường. 18.  Thông tin về  môi trường  bao gồm số  liệu, dữ  liệu về  các thành  phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn  tài nguyên thiên nhiên; về  các tác động đối với môi trường; về  chất thải; về  ­1­
  2. mức độ  môi trường bị  ô nhiễm, suy thoái và thông tin về  các vấn đề  môi  trường khác. 19.  Đánh giá môi trường chiến lược  là việc phân tích, dự  báo các tác  động đến môi trường của dự  án chiến lược, quy hoạch, kế  hoạch phát triển  trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững. 20. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động  đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi  trường khi triển khai dự án đó. 2. Mục tiêu, đối tượng và nguyên tắc chung của công tác quản lý môi   trường 2.1. Mục tiêu của công tác quản lý môi trường Mục tiêu của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ  cho được   sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Hay nói một  cách khác, phát triển kinh tế, xã hội tạo ra tiềm năng tự nhiên và xã hội mới  cho công cuộc phát triển kinh tế  xã hội trong tương lai. Tùy thuộc vào điều  kiện tự  nhiên, kinh tế  xã hội, hệ  thống pháp lý, mục tiêu phát triển  ưu tiên  của từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian   và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia. Mục tiêu cơ  bản của công tác bảo vệ  môi trường  ở  nước ta trong giai   đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là: ­ Ngăn ngừa, hạn chế  mức độ  gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự  cố  môi   trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng   bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. ­ Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết là những nơi bị  ô nhiễm  nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, từng bước nâng cao chất   lượng môi trường. ­ Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa   giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi  trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi  trường.  * Về nhiệm vụ Đối với vùng nông thôn  ­2­
  3. Hạn chế sử dụng hoá chất trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ  sản; thu gom và xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hoá chất   sau khi sử dụng.   Bảo vệ  nghiêm ngặt rừng tự  nhiên, đặc biệt là đối với các khu rừng   nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn; hạn chế  đến mức thấp nhất  việc mở đường giao thông và các hoạt động gây tổn hại đến tài nguyên rừng;   đẩy mạnh trồng rừng, phủ  xanh đất trống, đồi trọc và khôi phục rừng ngập  mặn; phát triển kỹ thuật canh tác trên đất dốc có lợi cho bảo vệ độ  màu mỡ  của đất, ngăn chặn tình trạng thoái hoá đất đặc biệt là sa mạc hoá đất đai.  Nghiêm cấm triệt để việc săn bắt chim, thú trong danh mục cần bảo vệ;  ngăn chặn nạn sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính huỷ diệt nguồn lợi  thuỷ, hải sản; quy hoạch phát triển các khu bảo tồn biển và bảo tồn đất ngập   nước.   Phát triển các hình thức cung cấp nước sạch nhằm giải quyết cơ  bản   nước sạch sinh hoạt cho nhân dân ở tất cả các vùng nông thôn trong cả nước;  bảo vệ chất lượng các nguồn nước, đặc biệt chú ý khắc phục tình trạng khai   thác, sử dụng bừa bãi, gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước ngầm.  Khắc phục cơ bản nạn ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, các cơ  sở  công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp  bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường; chủ động có kế hoạch thu gom  và xử lý khối lượng rác thải đang ngày càng tăng lên.  Hình thành nếp sống hợp vệ sinh của từng hộ gia đình phù hợp với tình  hình thực tế; chú ý khắc phục tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng đang diễn   ra tại nhiều vùng ven biển.  Trong quá trình đô thị hoá nông thôn, quy hoạch xây dựng các cụm, điểm  dân cư  nông thôn phải hết sức coi trọng ngay từ  đầu yêu cầu bảo vệ  môi  trường. 2.2. Đối tượng của công tác quản lý môi trường * Theo phạm vi quản lý có thể chia ra các loại: ­ Quản lý môi trường khu vực; ­ Quản lý môi trường theo ngành kinh tế; ­ Quản lý tài nguyên. * Theo tính chất của công tác quản lý môi trường có thể phân loại: ­3­
  4. ­ Quản lý chất lượng môi trường: ban hành và kiểm tra các tiêu chuẩn,   quy chuẩn về  chất lượng không khí, chất lượng nước, môi trường đất, khí  thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại. ­ Quản lý kỹ  thuật môi trường: quản lý hệ  thống quan trắc, giám định,   đánh giá chất lượng các thành phần môi trường, các trạm phân tích và các   phòng thí nghiệm phân tích chất lượng môi trường, thẩm định chất lượng của   máy và thiết bị, lưu trữ và cung cấp các dịch vụ thông tin dữ liệu môi trường. ­ Quản lý kế  hoạch môi trường: quản lý việc xây dựng và thực thi các   kế hoạch bảo vệ môi trường, hình thành và quản lý quỹ môi trường ở Trung   ương, các ngành, các cấp địa phương. ­ Trong quá trình thực hiện, các nội dung quản lý trên sẽ  tạo thành một   hệ thống đan xen với nhau phục vụ công tác bảo vệ môi trường  Mặt khác có thể  hiểu đối tượng của quản lý môi trường bao gồm các  lĩnh vực quản lý Nhà nước về  môi trường  ở  các ngành và địa phương hiện   nay bao gồm:  ­ Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; ­ Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp;  ­ Quản lý môi trường đất ngập nước ven biển; ­ Quản lý môi trường các điểm du lịch; ­ Kiểm soát ô nhiễm; ­ Quản lý rác thải; ­ Quản lý chất thải nguy hại; ­ Quản lý hoá chất bảo vệ thực vật; ­ Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm; ­ Bảo vệ đa dạng sinh học; ­ Quản lý môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi; ­ Thanh tra và xử phạt vi phạm môi trường; ­ Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi trường; ­ Giáo dục môi trường; ­ Truyền thông môi trường; ­ Quản lý xung đột môi trường; ­ Quản lý môi trường các dự án di dân nội bộ. ­4­
  5. 2.3. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường Tiêu chí chung của công tác quan lý môi trường là đảm bảo quyền được   sống trong môi trường trong lành, phục vụ  sự  phát triển bền vững của đất  nước, góp phần gìn giữ  môi trường chung của loài người trên Trái đất. Các   nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:  ­ Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững  kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.  ­ Kết hợp các mục tiêu quốc tế ­ quốc gia ­ vùng lãnh thổ và cộng đồng  dân cư trong việc quản lý môi trường.  ­ Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công   cụ tổng hợp thích hợp.  ­ Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu   tiên hơn việc phải xử  lý, hồi phục môi trường nếu để  gây ra ô nhiễm môi  trường.  ­ Người gây ô nhiễm phải trả  tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi  trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử  dụng các thành phần môi trường phải trả  tiền cho việc sử  dụng gây ra ô  nhiễm đó.  3. Các nội dung, chức năng của quản lý Nhà nước về môi trường ­ Ban hành và tổ  chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về  bảo vệ  môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.  ­   Xây   dựng,   chỉ   đạo   thực   hiện   chiến   lược,   chính   sách   bảo   vệ   môi  trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi  trường, sự cố môi trường.  ­ Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có   liên quan đến bảo vệ môi trường.  ­ Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ  thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện   trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.  ­ Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự  án và  các cơ sở sản xuất kinh doanh.  ­ Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.  ­5­
  6. ­ Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về  bảo vệ môi   trường, giải quyết các khiếu nại, tố  cáo, tranh chấp về  bảo vệ  môi trường,  xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.  ­ Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.  ­ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực   bảo vệ môi trường.  ­ Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong Luật Bảo vệ môi trường 2005, nội dung quản lý Nhà nước về môi  trường thể hiện cụ thể trong từng vấn đề môi trường: chính sách môi trường;  tiêu chuẩn môi trường; đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ  môi  trường, đánh giá môi trường chiến lược; bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên  nhiên, bảo vệ  môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ  môi  trường đô thị  và khu dân cư, bảo vệ  môi trường biển, bảo vệ  môi trường  nước sông, quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, khắc  phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; thuế  và phí môi trường, ký quỹ  môi   trường; xử  lý vi phạm và giải quyết khiếu nại về  môi trường, bồi thường  thiệt  hại  về  môi  trường.   Trách  nhiệm quản  lý  nhà  nước   về  bảo  vệ  môi  trường của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ  quan thuộc Chính phủ; Uỷ  ban nhân dân các cấp; Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về  bảo vệ môi   trường. 4. Tổ chức công tác quản lý nhà nước về môi trường Theo nhiệm vụ  và quyền hạn của mình, Chính phủ  thống nhất quản lý   Nhà   nước   về   bảo   vệ   môi   trường   trong   cả   nước.   Bộ   Tài   nguyên   và   Môi  trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ  thực hiện chức năng quản lý Nhà   nước về  bảo vệ  môi trường. Các Bộ, cơ  quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc   Chính phủ  theo chức năng, nhiệm vụ  và quyền hạn của mình phối hợp với   Bộ  Tài nguyên và Môi trường thực hiện bảo vệ  môi trường trong ngành và   các cơ sở trực thuộc quản lý trực tiếp. Uỷ  ban nhân dân tỉnh, thành phố  trực   thuộc trung  ường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về  bảo vệ  môi   trường tại địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước  Uỷ  ban nhân dân tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung  ương trong việc bảo vệ  môi trường ở địa phương. Hệ   thống   cơ   quan   quản   lý   môi   trường   từ   trung   ương   đến   địa  phương gồm: ­6­
  7.       Tài nguyên và Môi trường;    ­ Bộ ­ Tổng cục Môi trường; ­ Cơ quan quản lý môi trường của các Bộ; ­ Các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh;       Chi cục Bảo vệ    Môi trường các tỉnh, thành phố ; ­ Các ­ Các Phòng Tài nguyên và Môi trường của các thành phố trực thuộc tỉnh,  quận, huyện, thị xã. 5. Một số  văn bản quy phạm pháp luật về  quản lý Nhà nước về  tài   nguyên và môi trường liên quan đến cấp xã ­ Luật bảo vệ  môi trường được Quốc hội nước  Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và chủ tịch nước ký lệnh công bố  ngày 12 tháng 12 năm 2005; ­ Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ  họp thứ  tư, thông qua ngày 13 tháng 11 năm   2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. ­ Nghị  định số  80/2006/NĐ­CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ  về  việc  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số  điều của Luật bảo vệ  môi  trường; ­ Nghị  định số  21/2008/NĐ­CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính  phủ  về  sửa đổi, bổ  sung một số  điều của Nghị  định số  80/2006/NĐ­CP của  Chính phủ về  việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số  điều của  luật bảo vệ môi trường; ­ Nghị định số 29/2011/NĐ­CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ  quy định về  đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,  cam kết bảo vệ môi trường; ­ Nghị định số 81/2007/NĐ­CP ngày 23/5/2007 quy định tổ chức, bộ phận  chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà   nước;  ­ Nghị định 59/2007/NĐ­CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về quản lý chất   thải rắn;  ­  Nghị  định số  117/2009/NĐ­CP ngày 31/12/2009 về  xử  phạt vi phạm  pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; ­7­
  8. ­ Nghị định 65/2010/NĐ­CP của Chính phủ  ngày 11/6/2010 về  Quy đinh  chi tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.  ­ Nghị định 113/2010/NĐ­CP ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ  quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.  ­ Thông tư số 26/2011/TT­BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và  Môi trường Quy định chi tiết một số  điều của Nghị  định số  29/2011/NĐ­CP  ngày 18/4/2011 của Chính phủ  về  đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá  tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; ­ Thông tư  số  12/2006/TT­BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ  Tài nguyên  và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng   ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. ­ Thông tư  số  46/2011/TT­BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ  Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.   II. CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẤP XÃ ­ Xây dựng, ban hành quy định, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn  quản lý; ­  Tổ  chức   thực  hiện  nhiệm vụ, quy  định, kế   hoạch về  bảo vệ  môi   trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý; ­ Vận động các cộng đồng dân cư, người dân xây dựng hương  ước về  bảo vệ  môi trường  hoặc  đưa nội dung bảo vệ  môi trường  vào trong các  hương ước của thôn, làng, bản, dòng họ…; ­ Hướng dẫn tiêu chí bảo vệ  môi trường trong việc đánh giá, xem xét   thôn, làng, xã, gia đình văn hoá; ­ Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về  bảo vệ  môi trường của các hộ  gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý; ­ Xử  lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ  môi  trường theo thẩm quyền hoặc báo cáo lên Uỷ  ban nhân dân cấp huyện nếu   không thuộc thẩm quyền của mình; ­ Hoà giải các tranh chấp về môi trường hoặc liên quan đến môi trường  giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; ­ Quản lý các hoạt động bảo vệ  môi trường và giữ  gìn vệ  sinh môi   trường của thôn, làng, bản, tổ dân phố và tổ chức tự quản trên địa bàn. ­8­
  9. ­ Ban hành quy định về  hoạt động của các tổ  chức tự  quản về  bảo vệ  môi trường trên địa bàn và tạo điều kiện để  các tổ  chức này hoạt động có  hiệu quả; ­ Tổ chức tiếp nhận, đăng ký và cấp giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ  môi trường theo ủy quyền của UBND cấp huyện. ­ Có ý kiến bằng văn bản đối với các dự  án được xây dựng, triển khai  thực hiện trên địa bàn khi được chủ dự án hỏi ý kiến (đồng ý hay không đồng  ý việc đặt dự án và giải pháp bảo vệ môi trường); ­ Có quyền yêu cầu, khiếu nại, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến các  cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các dự án, hoạt động trên địa bàn; ­ Bố trí khu vực để tập kết chất thải rắn từ các tổ chức, hộ gia đình, cá  nhân trên địa bàn; ­ Thống kê, lữu giữ  số  liệu về  môi trường của địa phương mình và có  quyền yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải  có bản cam kết bảo vệ môi trường cung cấp thông tin về môi trường của các  cơ sở đó; ­ Yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa  bàn đối thoại về  môi trường hoặc chủ  trì đối thoại về  môi trường theo yêu  cầu của tổ  chức, cộng đồng dân cư, hộ  gia đình và cá nhân liên quan hoặc  theo đơn thư khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan; ­ Công khai với nhân dân các thông tin sau: hiện trạng môi trường, bản  cam kết đã được đăng ký, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, khu vực   có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, nơi tập kết chất thải rắn; ­ Huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để  ứng phó kịp   thời khi sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn; Trường hợp vượt quá khả năng  ứng phó, Uỷ  ban nhân dân cấp xã thì phải kịp thời báo cáo cho Uỷ  ban nhân  dân cấp huyện để  kịp thời huy động địa phương, tổ  chức khác tham gia  ứng   phó. III.   THẨM   QUYỀN   VÀ   TRÁCH   NHIỆM   CỦA   CHÍNH   QUYỀN   ĐỊA  PHƯƠNG: Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường quy định trách nhiệm quản lý Nhà   nước về  bảo vệ  môi trường. Uỷ  ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực  hiện quản lý nhà nước về  bảo vệ  môi trường tại địa phương theo quy định  sau đây: ­9­
  10. ­ Chỉ  đạo, xây dựng kế  hoạch và tổ  chức thực hiện nhiệm vụ  bảo vệ  môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư  thuộc phạm   vi quản lý của mình; tổ  chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ  môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu  chí về  bảo vệ  môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng,  ấp, bản, buôn,  phum, sóc và gia đình văn hóa; ­ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về  bảo vệ  môi trường của hộ  gia   đình, cá nhân; ­ Phát hiện và xử  lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về  bảo vệ  môi trường hoặc báo cáo cơ  quan quản lý nhà nước về  bảo vệ  môi trường  cấp trên trực tiếp;  ­ Hoà giải các tranh chấp về  môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy  định của pháp luật về hoà giải; ­ Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố  và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa   bàn. Khoản 3 Điều 12 quy định cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về   bảo vệ môi trường Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường. Điều 40 Nghị định số 117/2009/NĐ­CP quy định thẩm quyền xử phạt   vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:  ­ Phạt cảnh cáo; ­ Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;  ­ Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành  chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; ­ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị  thay đổi do vi phạm hành   chính gây ra; ­ Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình  trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính  gây ra;  ­ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; ­ Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung  ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề  án bảo vệ  môi trường có tính   ­10­
  11. chất  và quy mô  tương   ứng  với  đối tượng  phải lập cam kết bảo vệ  môi  trường đã được xác nhận; ­ Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường; ­ Buộc di dời cây trồng gây  ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ  thuật   của công trình bảo vệ môi trường. IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CAM KẾT BẢO VỆ  MÔI TRƯỜNG Các dự án hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ  trước khi thực hiện   đầu tư  sản xuất kinh doanh phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường   hoặc Cam kết bảo vệ môi trường. Đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ  môi trường quy định  tại:  ­ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.  ­ Nghị  định số  29/2011/NĐ­CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định của  Chính phủ về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi   trường, cam kết bảo vệ môi trường. ­ Thông tư  26/2011/TT­BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi   tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ­CP  ngày 18 tháng 4 năm 2011  của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động  môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 1. Đánh giá tác động môi trường  Điều 12 Nghị  định số  29/2011/NĐ­CP  quy định  đối tượng phải lập   báo cáo đánh giá tác động môi trường và trách nhiệm của chủ dự án trong   việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại  Phụ lục II Nghị định này. 2. Chủ dự án có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức có đủ  điều kiện quy   định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị  định này lập báo cáo đánh giá tác động môi  trường cho dự án đầu tư của mình. 3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lập lại trong các trường  hợp sau đây: a) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án; ­11­
  12. b) Không triển khai thực hiện dự  án trong thời gian ba mươi sáu (36)  tháng, kể  từ  thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác   động môi trường; c) Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ  làm gia tăng mức độ  tác   động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này  gây ra. Khoản 1 Điều 15 Nghị  định số  29/2011/NĐ­CP quy định cách thức   tiến hành và yêu cầu về việc thể hiện kết quả tham vấn ý kiến trong báo   cáo đánh giá tác động môi trường Việc tham vấn ý kiến của  Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng  dân cư, tổ  chức chịu tác động trực tiếp của dự  án được thực hiện theo cách  thức sau đây: a) Chủ  dự  án gửi văn bản đến  Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng   đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án kèm theo tài liệu tóm   tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo  vệ môi trường của dự án xin ý kiến tham vấn; b) Trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập đại diện  của tổ  chức, cộng đồng dân cư  bị   ảnh hưởng trực tiếp bởi dự  án, thông tin   cho chủ  dự  án biết về  thời gian,  địa điểm, thành phần tham gia buổi  đối  thoại, cùng chủ  dự  án chủ  trì tổ  chức buổi đối thoại trong thời hạn chậm   nhất là mười (10) ngày làm việc, kể  từ  khi nhận được văn bản xin ý kiến  tham vấn của chủ dự án; c) Kết quả đối thoại giữa chủ dự án, cơ quan được tham vấn và các bên  có liên quan được ghi thành biên bản, trong đó có danh sách đại biểu tham gia   và phản  ảnh đầy đủ  những ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp thu hoặc không   tiếp thu của chủ  dự  án; biên bản có chữ  ký (ghi họ  tên, chức danh) của đại  diện chủ dự án và đại diện các bên liên quan tham dự đối thoại; d) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể  từ  ngày nhận được   văn bản xin ý kiến tham vấn,  Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả  lời  chủ dự án bằng văn bản và công bố công khai để nhân dân biết. Quá thời hạn   này, nếu cơ  quan được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ  dự  án thì được xem là cơ  quan được tham vấn đã nhất trí với kế  hoạch đầu tư  của chủ dự án; ­12­
  13. đ) Ý kiến tán thành, không tán thành của tổ chức, cá nhân được tham vấn  phải được tổng hợp và thể  hiện trung thực trong nội dung báo cáo đánh giá   tác động môi trường. 2. Cam kết bảo vệ môi trường Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định đăng ký bản   cam kết bảo vệ môi trường Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết  bảo vệ môi trường; trường hợp cần thiết, có thể  ủy quyền cho Uỷ ban nhân  dân cấp xã tổ chức đăng ký.  Khoản 2 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định trách nhiệm   thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chỉ  đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra  việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Điều 2  Nghị  định số  29/2011/NĐ­CP  quy định đối tượng phải lập,   đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường  1. Dự  án đầu tư  có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục  hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định này. 2. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng   phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất. Khoản  2  Điều 32  Nghị  định số  29/2011/NĐ­CP  quy định Tổ  chức   đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường Trong các trường hợp sau đây,  Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể   ủy   quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ  môi trường: a) Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một (01) xã,  không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi); b) Dự án đầu tư nằm trên địa bàn một (01) xã, không phát sinh chất thải  trong quá trình triển khai thực hiện. 3. Đề án bảo vệ môi trường Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ­CP quy định Điều khoản   chuyển tiếp  Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ  tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh   doanh, dịch vụ  đến ngày Nghị  định  số  29/2011/NĐ­CP  có hiệu lực nhưng  ­13­
  14. không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết  định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ  sung, giấy đăng ký  đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt  hoặc giấy xác nhận đề  án bảo vệ  môi trường, ngoài việc bị  xử  lý vi phạm   theo quy định của pháp luật, trong thời hạn không quá hai (02) năm, kể  từ  ngày Nghị  định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện một trong hai biện   pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau: a) Lập đề  án bảo vệ  môi trường chi tiết đối với các cơ  sở  có quy mô,  tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi  trường quy định tại Nghị  định này gửi cơ  quan có thẩm quyền quy định tại   Khoản 2 Điều 18 Nghị định này để thẩm định, phê duyệt; b) Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô,   tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ  môi  trường quy định tại Nghị  định này gửi cơ  quan có thẩm quyền quy định tại   Điều 32 Nghị định này để đăng ký. V. THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG 1. Thông tin môi trường Thông tin môi trường đối với UBND cấp xã được quy định trong Luật  bảo vệ môi trường như sau: Điều 102 Khoản 2c:  Uỷ  ban nhân dân các cấp thống kê, lưu trữ  số  liệu về  môi  trường tại địa phương;  Khoản 2d: Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ  hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm thống kê, lưu  trữ  số  liệu về  các tác động đối với môi trường, về  các nguồn thải, về  chất  thải từ hoạt động của mình. Điều 103 Khoản 2:  Cơ  sở  sản xuất, kinh doanh, dịch vụ  không thuộc đối tượng   quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin về  môi  trường liên quan đến hoạt động của mình cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ  môi trường cấp huyện hoặc cán bộ  phụ  trách về  bảo vệ  môi trường cấp xã   nơi cơ sở hoạt động và công bố thông tin về môi trường để cộng đồng dân cư  được biết.  ­14­
  15. Khoản 3: Cơ  quan chuyên môn về  bảo vệ  môi trường các cấp có trách  nhiệm báo cáo các thông tin về  môi trường trên địa bàn cho cơ  quan cấp trên  trực tiếp và công bố  các thông tin chủ yếu về  môi trường theo định kỳ  hoặc   theo yêu cầu. Điều 104. Công khai thông tin, dữ liệu về môi trường 1) Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh  mục bí mật nhà nước, phải được công khai: a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo  đánh giá tác động môi trường và kế  hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết  định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;  b) Cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký;  c) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ  gây hại tới sức khoẻ con người và môi trường; d) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc   biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;  đ) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải;  e) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động  môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia. 2) Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có  liên quan tiếp nhận thông tin. 3) Cơ  quan công khai thông tin về  môi trường chịu trách nhiệm trước   pháp luật về  tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công  khai. Điều 105. Thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường 1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;   chủ  cơ  sở  sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ  quan chuyên môn, cán bộ  phụ  trách về bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân, người lao  động tại cơ  sở  sản xuất, kinh doanh, dịch vụ  về  tình hình môi trường, các  biện pháp phòng ngừa, hạn chế  tác động xấu đối với môi trường và biện   pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái bằng một trong các hình thức sau đây: a) Tổ chức họp để phổ biến cho nhân dân, người lao động; b) Thông báo, phổ  biến bằng văn bản cho nhân dân, người lao động  được biết. ­15­
  16. 2.   Trong   các   trường   hợp   sau   đây   thì   phải   tổ   chức   đối   thoại   về   môi  trường: a) Theo yêu cầu của bên có nhu cầu đối thoại;  b) Theo yêu cầu của cơ  quan quản lý nhà nước về  bảo vệ  môi trường   các cấp; c) Theo đơn thư  khiếu nại, tố  cáo, khởi kiện của tổ  chức, cá nhân liên  quan. 3. Trách nhiệm giải trình, đối thoại về  môi trường được quy định như  sau: a) Bên yêu cầu đối thoại phải gửi cho bên được yêu cầu đối thoại các  vấn đề cần giải thích hoặc đối thoại; b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc kể  từ ngày nhận được   yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chuẩn bị các nội dung trả lời, giải thích, đối  thoại; c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu   tổ chức đối thoại thì các bên có liên quan thực hiện theo quy định của cơ quan  đó yêu cầu. 4. Việc đối thoại về môi trường được thực hiện trên cơ sở quy định của  pháp luật và dưới sự chủ trì của Uỷ  ban nhân dân hoặc cơ  quan chuyên môn  về bảo vệ môi trường.  5. Kết quả đối thoại phải được ghi thành biên bản ghi nhận các ý kiến,  thỏa thuận, làm căn cứ để các bên có trách nhiệm liên quan thực hiện hoặc để  xem xét xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại   về môi trường.  2. Truyền thông môi trường Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều  nhằm giúp những người có liên quan hiểu được các yếu tố  môi trường then   chốt, mối quan hệ  phụ  thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các  vấn đề  có liên quan một cách thích hợp để  giải quyết các vấn đề  về  môi  trường.  Trong việc bảo vệ môi trường ở cơ sở, công tác truyền thông môi trường  đóng vai trò quan trọng giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của môi  trường đối với cuộc sống của cộng đồng dân cư.  a/ Các cách tiếp cận và phương pháp truyền thông môi trường ­16­
  17. ­ Các cách tiếp cận truyền thông môi trường + Tiếp cận cá nhân + Tiếp cận nhóm + Tiếp cận truyền thông đại chúng ́ ̣ ̀ ống dân gian + Tiêp cân truyên th ­ Một số phương phap truyên thông môi tr ́ ̀ ương ̀ + Phương phap truyên thông môt chiêu  ́ ̀ ̣ ̀ + Phương phap truyên thông hai chiêu  ́ ̀ ̀ + Phương phap truyên thông đa chiêu ́ ̀ ̀ b/ Kỹ năng và công cụ thường sử dụng khi làm việc với cộng đồng ­  Kỹ năng thuyết trình  ­  Kỹ năng thúc đẩy  ­  Kỹ năng thuyết phục ­ Công cụ  làm việc nhóm: PRA (Participatory/ Rapid Rural Appraisal –   ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ương phap khuyên khich, lôi cuôn ng PRA/RRA) la qua trinh liên tuc, la ph ́ ́ ́ ́ ười  ̣ ̉ ̉ ̣ ́ ức cuả   dân trong công đông cung tham gia chia se, thao luân va phân tich kiên th ̀ ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ời sông va điêu kiên th ho vê đ ́ ̀ ̀ ̣ ực tê cua ho đê ho lâp kê hoach hanh đông va ́ ̉ ̣ ̉ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̀  thực hiên. ̣ VI. HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc  xử  sự  chung do cộng đồng dân cư  cùng thoả  thuận đặt ra để  điều chỉnh các  quan hệ  xã hội mang tính tự  quản của nhân dân nhằm giữ  gìn và phát huy   những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng,  bản, thôn,  ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ  trợ  tích cực cho việc quản lý nhà   nước bằng pháp luật. Hương ước bảo vệ môi trường là một dạng cam kết của cộng đồng về  bảo vệ  môi trường. Ý nghĩa của hương  ước bảo vệ môi trường là góp phần  thúc đẩy nhân dân địa phương tích cực xây dựng thôn, xóm, khối phố  ngày  càng khang trang, xanh ­ sạch ­ đẹp; khuyến khích những việc làm tốt, có lợi   đối với môi trường, ngăn chặn, xóa bỏ những việc làm xấu, những hủ tục lạc  hậu mất vệ sinh, ảnh hưởng không tốt đối với môi trường... Hương ước bảo   vệ  môi trường được các địa phương xây dựng trên cơ  sở  các hoạt động bảo  ­17­
  18. vệ  môi trường phù hợp với điều kiện tự  nhiên, kinh tế, xã hội và phong tục  tập quán của từng nơi. Hương ước bảo vệ môi trường gồm những quy định cụ thể về vệ sinh  nơi ở và những khu vực chung, quản lý chất thải, sử dụng các sản phẩm dùng  cho vật nuôi và cây trồng, bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, khai thác,  sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đồng thời quy định về sản  xuất và tiêu dùng bền vững. * Các bước xây dựng và triển khai hương ước môi trường Bước 1: Điều tra, nghiên cứu Điều tra, nghiên cứu nhằm nắm bắt tình hình môi trường và những việc  cần làm cũng như  nguyện vọng của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ  môi  trường tại địa phương.  Bước 2: Họp với xã/ phường, thôn Tổ  chức cuộc họp với sự  tham gia của lãnh đạo cấp xã/ phường, các  trưởng   thôn, làng,  ấp, bản, cụm dân cư  nhằm giới thiệu mục tiêu, sự  cần  thiết, ý nghĩa và nội dung của chương trình xây dựng hương ước bảo vệ môi  trường. Bước 3: Thành lập nhóm soạn thảo và tiến hành soạn thảo hương  ước 3.1. Thành lập nhóm soạn thảo Trưởng thôn chủ trì cùng Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận   thống nhất các nội dung cơ bản cần soạn thảo, đồng thời thảo luận và quyết  định các thành viên nhóm soạn thảo.  Thành viên Nhóm soạn thảo là những người có uy tín và kinh nghiệm  sống, có trình độ văn hoá, hiểu biết về pháp luật và phong tục, tập quán ở địa  phương, có phẩm chất đạo đức tốt.  Nhóm soạn thảo cần có sự  tham gia của đại diện một số  cơ  quan, tổ  chức và đại diện của các thành phần trong cộng đồng dân cư như cán bộ hưu   trí, cựu chiến binh, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng tộc và   những người khác có uy tín, trình độ trong cộng đồng. Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận, dưới sự lãnh  đạo của chi bộ Đảng ở cơ sở chỉ đạo Nhóm soạn thảo xây dựng hương ước. 3.2. Hội thảo về chương trình xây dựng hương ước ­18­
  19. Hội thảo/tập huấn cho lãnh đạo xã/ phường và các trưởng thôn, nhóm  soạn thảo về  bảo vệ  môi trường tại địa phương. Buổi hội thảo/tập huấn   nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi tiến hành xây dựng và  triển khai hương ước bảo vệ môi trường tại địa phương.   Nội dung của buổi hội thảo/ tập huấn gồm: * Các vấn đề môi trường quan trọng nhất của địa phương (rác thải sinh   hoạt, rác thải nguy hại, nước uống, nước thải, tiết kiệm nước, vệ  sinh, đa  dạng sinh học, nông nghiệp, làm vườn…). Nên sử  dụng phương pháp cùng  tham gia để  tất cả các thành viên tham dự có thể nhận diện và hiểu biết về  thực trạng môi trường địa phương, xác định các vấn đề  môi trường cần  ưu  tiên giải quyết và các nội dung dự kiến sẽ đưa vào hương ước. 3.3. Thu thập thông tin Nhóm soạn thảo cần thu thập ý kiến của người dân và xây dựng dự  thảo hương ước trên cơ sở các ý kiến và ưu tiên của địa phương.   Một số câu hỏi quan trọng khi phân tích môi trường địa phương: Có những vấn đề môi trường nào là chính? Ai bị ảnh hưởng bởi những vấn đề này? Nguyên nhân chính của những vấn đề môi trường này là gì? Ai chịu trách nhiệm? Vấn đề có thể được giải quyết như thế nào? Cần có những hành động nào để giải quyết vấn đề? Lợi ích của việc thay đổi hành vi là gì? Có những cản trở nào? Chi phí? 3.4. Soạn thảo dự thảo hương ước Trên cơ  sở  ý kiến thu thập được, nhóm soạn thảo đưa ra bản dự  thảo  hương  ước bảo vệ môi trường. Việc dự  thảo hương  ước cần tập trung vào  các vấn đề môi trường của địa phương, xác định các ưu tiên và nguồn lực địa  phương giải quyết các vấn đề   ở  địa phương. Việc dự  thảo cần tham khảo   nội dung các hương  ước cũ (nếu có) cũng như  nội dung của các hương  ước   của địa phương khác để lựa chọn, kế thừa được những nội dung tích cực, phù   hợp đã trở  thành phong tục, tập quán tốt đẹp.  Ở  những nơi phong tục, tập   quán của đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện bằng luật tục thì chọn lọc  ­19­
  20. đưa vào hương  ước những quy định của luật tục phù hợp với pháp luật và  thuần phong mỹ tục. Một bản hương ước tốt cần phải đáp ứng các tiêu chí sau: Mang tính hành động Đề xuất được 1­2 hoạt động phong trào có tính định kỳ Đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ.  Bước 4. Tổ  chức lấy ý kiến của các cơ  quan, tổ  chức và cộng đồng   dân cư vào dự thảo hương ước Dự thảo hương ước được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp uỷ, lãnh đạo   các tổ  chức chính trị  ­ xã hội  ở  cấp xã; nếu điều kiện cho phép thì gửi đến  từng hộ gia đình để lấy ý kiến đóng góp. Việc thảo luận đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự  thảo hương  ước có  thể được tổ  chức bằng các hình thức thích hợp như  họp thảo luận  ở tổ, đội  sản xuất, tổ dân phố, ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình, họp thảo luận ở các tổ  chức đoàn thể   ở  thôn, làng,  ấp, bản, cụm dân cư; niêm yết, phát trên đài  truyền thanh, mở hộp thư để thu thập ý kiến đóng góp. Dự thảo hương ước có thể được Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân   dân cấp xã thảo luận, tham gia ý kiến. Bước 5. Thảo luận thông qua và phê duyệt hương ước 5.1. Thảo luận và thông qua hương ước Trên cơ sở những ý kiến đóng góp trên, Nhóm soạn thảo chỉnh lý, hoàn  thiện dự thảo và gửi các thành viên sẽ  được dự  kiến mời tham gia Hội nghị  để thảo luận và thông qua hương ước. Cần phải tạo mọi điều kiện thích hợp  để  mọi người đọc, góp ý, thảo luận. Quá trình thảo luận cũng là quá trình   nâng cao nhận thức cộng đồng. Nhóm soạn thảo cần đưa những thông tin rõ  ràng cho mọi người về  mục đich, yêu cầu, lợi ích, nội dung của việc xây  dựng hương  ước cũng như  nội dung của các quy định trong bản hương  ước   bảo vệ môi trường. 5.2. Phê duyệt hương ước Các nhóm cần sửa đổi dự thảo hương ước theo những ý kiến phản hồi  từ buổi họp dân. Sau khi có bản dự thảo thống nhất:  a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo ngay với   Uỷ ban nhân dân cấp xã kết quả xây dựng bản dự thảo này. ­20­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2