intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 7. Một số tính chất của đất trồng

Chia sẻ: Tạ Tiến đạt đạt | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

595
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong bài này học sinh phải:. - Nêu được khái niệm keo đất, khả năng hấp phụ của đất. - Trình bày được cấu tạo keo đất. - Nêu được khái niệm độ phì của đất. - Phân biệt được phản ứng chua, phản ứng kiềm của đất. - Phân loại được độ phì của đất.II. Cấu trúc nội dung.1. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.1.1. Keo đất.a. Khái niệm. Keo đất là những phần tử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 7. Một số tính chất của đất trồng

  1. Tiết 8 Bài 7. Một số tính chất của đất trồng I. Mục tiêu dạy học Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Nêu được khái niệm keo đất, khả năng hấp phụ của đất - Trình bày được cấu tạo keo đất - Nêu được khái niệm độ phì của đất - Phân biệt được phản ứng chua, phản ứng kiềm của đất - Phân loại được độ phì của đất II. Cấu trúc nội dung 1. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 1.1. Keo đất a. Khái niệm Keo đất là những phần tử có kích thước khoảng dưới 1µm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù ( trạng thái lơ lửng trong nước). b. Cấu tạo keo đất Cấu tạo chung gồm: + Nhân + Lớp ion quyết định điện, nằm ngoài nhân + Lớp ion bù: gồm 2 lớp ion bất động và khuếch tán, mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện - Keo âm: Là loại keo chủ yếu trong dd đất + Nhân + Lớp ion quyết định điện: mang điện tích âm + Lớp ion bù: mang điện dương - Keo dương
  2. + Nhân + Lớp ion quyết định điện: mang điện dương + Lớp ion bù: mang điện âm Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion c ủa dd đất. Đây là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng. 1.2. Khả năng hấp phụ của đất Là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét…; hạn chế sự rửa trôi chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới. 2. Phản ứng của dd đất - Chỉ tính chua, kiềm hoặc trung tính của đất - Do nồng độ H+ và OH- quyết định + [H+] > [OH-]: đất có phản ứng chua + [H+] < [OH-]: đất có phản ứng kiềm + [H+] = [OH-]: đất có phản ứng trung tính 2.1. Phản ứng chua của đất a. Độ chua hoạt tính - Do H+ trong dung dịch đất gây nên - Biểu thị bằng pHH2O - Trị số pH của đất thường từ 3 – 9 - Độ chua hoạt tính của 1 số loại đất + Đất lâm nghiệp: chua và rất chua, pH < 6.5 + Đất nông nghiệp (trừ đất phù sa trung tính ít chua và đất mặn kiềm) rất chua b. Độ chua tiềm tàng - Do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên
  3. 2.2. Phản ứng kiềm của đất Một số loại đất có chứa muối kiềm Na 2CO3, CaCO3…Khi các muối này thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm đất hóa kiềm 2.3. Ý nghĩa của phản ứng dung dịch đất Dựa vào phản ứng của đất người ta bố trí cây trồng cho phù hợp, bón phân, bón vôi để cải tạo độ phì của đất. 3. Độ phì nhiêu của đất 3.1. Khái niệm Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng th ời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao. 3.2. Phân loại Tùy theo nguồn gốc hình thành chia độ phì của đất thành 2 loại: + Độ phì nhiêu tự nhiên: hình thành dưới thảm mục tự nhiên, không có sự tác động của con người + Độ phì nhiêu nhân tạo: được hình thành do kết qu ả ho ạt đ ộng s ản xuất của con người III. Phương pháp – phương tiện 1. Phương pháp - Vấn đáp – tái hiện - Vấn đáp – tìm tòi - Quan sát thí nghiệm – tìm tòi 2. Phương tiện Sgk, cốc thủy tinh, đường, đất thí nghiệm IV. Tiến trình dạy học
  4. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1. Trình bày cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Câu 2. Trình bày quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng pp nuôi cấy mô tế bào. 3. Dạy bài mới Đặt vấn đề: Cùng với các yếu tố giống, nước, thời tiết, chế độ chăm sóc, đất là 1 trong các yếu tố quan trọng làm nên năng suất cây trồng. V ới m ỗi loại đất khác nhau người ta có kỹ thuật canh tác riêng, phù hợp để đạt hi ệu quả cao nhất. Để có thể canh tác hiệu quả trước tiên ta phải biết được loại đất đó có tính chất như thấ nào. Bài học hôm nay s ẽ cung c ấp cho chúng ta 1 số hiểu biết cơ bản về những tính chất đó. Thời Hoạt động thầy trò Câu trúc nội dung gian Hoạt động 1. Tìm hiểu về keo Bài 7. Một số tính chất của đất đất và khả năng hấp phụ của trồng đất I. Keo đất và khả năng hấp GV tiến hành thí nghiệm: lấy 2 phụ của đất cốc nước, 1 cốc hòa với đường, cốc kia hòa với 1 ít đất, khuấy đều khoảng 30s.Yêu cầu HS quan sát. GV: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì? 1. Keo đất HS: trả lời a. Khái niệm GV tiểu kết: cả cốc nước đường Keo đất là những phần tử có kích
  5. và cốc nước đất đều đục tuy thước khoảng dưới 1µm, không nhiên cốc nước đường, đường sẽ hòa tan trong nước mà ở trạng bị hòa tan còn ở cốc nước đất ta thái huyền phù ( trạng thái lơ thấy những hạt rất nhỏ nằm lơ lửng trong nước). lửng Những hạt lơ lửng đó chính là keo đất.Vậy keo đất là những phần tử có kích thước khoảng dưới 1µm, không hòa tan trong nước mà ở b. Cấu tạo keo đất trạng thái huyền phù ( trạng thái Cấu tạo chung gồm: lơ lửng trong nước). + Nhân GV: Quan sát hình 7 em hãy cho + Lớp ion quyết định điện, nằm biết sự giống và khác nhau giữa ngoài nhân keo âm và keo dương + Lớp ion bù: gồm 2 lớp ion bất HS: trả lời động và khuếch tán, mang điện GV tiểu kết trái dấu với lớp ion quyết định điện - Keo âm: Là loại keo chủ yếu trong dd đất + Nhân + Lớp ion quyết định điện: mang điện tích âm + Lớp ion bù: mang điện dương - Keo dương + Nhân + Lớp ion quyết định điện: mang
  6. điện dương + Lớp ion bù: mang điện âm * Cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng Keo đất có khả năng trao đổi ion GV: Keo đất có 1 có khả năng trao ở lớp ion khuếch tán với các ion đổi ion ở lớp ion khuếch tán với của dd đất. các ion của dd đất. Đây là cơ sở 2. Khả năng hấp phụ của đất của sự trao đổi dinh dưỡng giữa Là khả năng giữ lại các chất dinh đất và cây trồng. dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt GV: Keo đất có 1 đặc tính hết sức limon, hạt sét…; hạn chế sự rửa quan trọng đó là khả năng hấp trôi chúng dưới tác động của phụ. Nghiên cứu SGK em hãy cho nước mưa, nước tưới. biết thế nào là khả năng hấp phụ II. Phản ứng của dung dịch đất của đất? - Chỉ tính chua, kiềm hoặc trung tính của đất GV: Trong thực tế chúng ta - Do nồng độ H+ và OH- quyết thường nghe nói đến các loại đất định chua, đất kiềm, đất trung tính. Vì + [H+] > [OH-]: đất có phản ứng sao lại có tên gọi như vậy? Đó là chua dựa vào phản ứng của dd đất. + [H+] < [OH-]: đất có phản ứng Phản ứng này do nồng độ H+ và kiềm OH- quyết định. Theo em thì đất + [H+] = [OH-]: đất có phản ứng có nồng độ H+ và OH- như thế nào trung tính gọi là đất chua, đất kiềm, đất 1. Phản ứng chua của đất trung tính? a. Độ chua hoạt tính
  7. - Do H+ trong dd đất gây nên - Biểu thị bằng pHH2O GV: Nghiên cứu SGK em hãy cho - Trị số pH của đất thường từ 3 – biết căn cứ để phân loại độ chua 9 của đất? - Độ chua hoạt tính của 1 số loại HS trả lời đất GV:Em hãy cho biết nguyên nhân + Đất lâm nghiệp: chua và rất gây nên độ chua hoạt tính và độ chua, pH < 6.5 chua tiềm tàng? + Đất nông nghiệp (trừ đất phù HS trả lời sa trung tính ít chua và đất mặn kiềm) rất chua b. Độ chua tiềm tàng Do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên 2. Phản ứng kiềm Một số loại đất có chứa muối kiềm Na2CO3, CaCO3…Khi các GV: Em hãy viết PT thủy phân muối này thủy phân tạo thành muối Na2CO3, CaCO3. NaOH và Ca(OH)2 làm đất hóa HS trả lời kiềm GV: do trong đât có chứa nhiều muối Na2CO3, CaCO3…khi các muối này thủy phân sẽ tạo NaOH và Ca(OH)2 nên tạo ra nhiều ion OH- làm đất hóa kiềm Na2CO3 + H2O = 2 NaOH + CO2 3. Ý nghĩa của phản ứng dd đất
  8. Dựa vào phản ứng của đất người GV Dựa vào phản ứng của đất ta bố trí cây trồng cho phù hợp, người ta bố trí cây trồng cho phù bón phân, bón vôi để cải tạo độ hợp, bón phân, bón vôi để cải tạo phì của đất. độ phì của đất. Đó là ý nghĩa của VD: - Bố trí cây trồng phù hợp: phản ứng dd đất trong SX nông đất mặn trồng sú, vẹt, đước..; lâm nghiệp. Em hãy lấy ví dụ có ý đất chua trồng chè; đất trung tính nghĩ thực tế của phản ứng dd đất? trồng rau màu… HS trả lời - Bón vôi cải tạo đất chua, đất mặn, đất phèn…, thau chua rửa mặn… - Bón phân hợp lý: không bón nhiều phân đạm, kali cho đất chua III. Độ phì nhiêu của đất GV: Người ta thường nói loại đất này phì nhiêu màu mỡ, loại đất kia khô cằn. Vậy theo em đất phì nhiêu là đất có đặc điểm gì? HS: trả lời 1. Khái niệm GV: Nghiên cứu SGK em hãy cho Độ phì nhiêu của đất là khả năng biết khái niệm độ phì nhiêu của của đất cung cấp đồng thời và đất không ngừng nước, chất dinh HS trả lời dưỡng, không chứa các chất độc Gv: Từ khái niệm trên em hãy cho hại cho cây, đảm bảo cho cây đạt biết những yếu tố nào quyết định năng suất cao.
  9. độ phì nhiêu của đất? Muốn làm tăng độ phì nhiêu của đất phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật nào? HS trả lời GV bổ sung - Yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất là nước và chất dinh dưỡng - Muốn làm tăng độ phì nhiêu của đất cần tăng cường bổ sung phân 2. Phân loại hữu cơ, phân hóa học; tưới tiêu + Độ phì nhiêu tự nhiên: hình hợp lý; cày sâu, phơi ải… thành dưới thảm mục tự nhiên, GV: Em hãy cho biết thế nào là độ không có sự tác động của con phì nhiêu tự nhiên, độ phì nhiêu người nhân tạo? + Độ phì nhiêu nhân tạo: được HS trả lời hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người GV: Em hãy nêu 1 số ví dụ về ảnh hưởng tích cực của hoạt động SX đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất? HS trả lời
  10. IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá Câu 1. Phân biệt keo âm, keo dương Câu 2. Lấy ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất Câu 3. Nêu các biện pháp làm tăng độ phì nhiêu đất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2