intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài báo cáo Cây thuốc lá

Chia sẻ: Pham Viet Hoang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

817
lượt xem
220
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây thuốc lá hoang dại dã có cách nay khoảng 4.000 năm, trùng với văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/11/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos. Hàng ngàn năm trước Công nguyên, người da đỏ đã trồng thuốc lá trên vùng đất mênh mông ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, quần đảo Antil và một số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài báo cáo Cây thuốc lá

  1.  Bài báo cáo Cây thuốc lá
  2. MỤC LỤC Cây thuốc lá ( Nicotiana) .................................................................................................3 I. Lịch sử phát triển và giá trị kinh tế của thuốc lá ......................................................3 1. Lịch sử phát triển .................................................................................................3 2. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất ....................................................................5 II. Quy trình sản xuất thuốc lá .....................................................................................7 1 Quy trình công nghệ: ............................................................................................7 2. Thuyết minh quy trình: ........................................................................................8 2.1 Nguyên liệu: ......................................................................................................8 2.2 Phối chế: ............................................................................................................9 2.5 Tách cuộng: .....................................................................................................10 5. Tác hại của thuốc lá đến con người: ..................................................................19 6. Biểu hiện ở da do thuốc lá: ...................................................................................24 7. Thuốc lá liên quan đến sự co mạch và gây thuyên tắc trên hệ thống mạch máu ngoại vi: .................................................................................................................25 IV. Kết luận: ..................................................................................................................29 V. Tài liệu tham khảo: ...................................................................................................30
  3. Cây thuốc lá ( Nicotiana) I. Lịch sử phát triển và giá trị kinh tế của thuốc lá 1. Lịch sử phát triển Cây thuốc lá hoang dại dã có cách nay khoảng 4.000 năm, trùng với văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/11/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos. Hàng ngàn năm trước Công nguyên, người da đỏ đã trồng thuốc lá trên vùng đất mênh mông ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, quần đảo Antil và một số nơi khác. Thuốc lá được đưa vào châu Âu khoảng năm 1496-1498 do Romam Pano (nhà truyền đạo Tây Ban Nha) sau khi đi châu Mỹ về. Năm 1556, Andre Teve cũng lấy hạt thuốc lá từ Brazil đem về trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Jean Nicot, Đại sứ Pháp ở Lisbon đã dâng lên nữ hoàng Pháp Featerina Mechssi những cây thuốc lá đầu tiên. Theo ông thuốc lá có thể xua đuổi bệnh đau đâu, bằng cách cho người bệnh ngửi bột thuốc. Thuốc lá được trồng tại Nga vào năm 1697 do Petro Valeski sau cuộc viếng thăm Anh và một số quốc gia khác đem về. Vua Sulemam cho trồng thuốc lá ở Bungari vào khoảng năm 1687. Tại Đức từ năm 1964 đã có nhà máy sản xuất thuốc lá điếu ở Hình 1: xì gà Nordeburg và vào năm 1788 đã có xưởng sản xuất xì gà tại Hamburg.Tại các nước châu Á, Thái Bình Dương, thuốc lá được trồng vào thế kỷ 18. Ngành kỹ thuật trồng trọt, công nghệ sinh học đã phát triển nhanh chóng để sản xuất đa dạng các loại nguyên liệu thuốc lá đáp ứng cho công nghiệp chế biến, nhu cầu thị hiếu đa dạng về thuốc điếu và đặc biệt để xuất khẩu. Trong thời gian dài, thuốclá được gọi rất nhiều tên như La Herba Sanema (cây làm thuốc), Herba Panacea (cây thuốc trị mọi bệnh), L’Herba etrange (cây làm thuốc dị thường), L’Herba d’Ambassadeur (cây kỷ niệm tên Đại sứ ở Lisbon). Sau đó các tên
  4. mất dần chỉ còn lại tên gọi Nicotiana để kỷ niệm tên Jean Nicot, người có công truyền bá trồng thuốc lá ở châu Âu. Ngày nay nhiều nước có tên gọi thuốc lá giống nhau là Tabacco (Anh, Mỹ), Tabak (Đức, Nga), Trutrun (Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari), Tutun (Rumamia)… Còn tên khoa học của cây thuốc lá vàng là Nicotiana Tabacum. Thuốc lá được trồng rộng rãi ở các điều kiện tự nhiên khác nhau, tiêu chí khác hẳn thời nguyên thủy. Phạm vi phân bố vùng trồng từ 40 vĩ độ Nam đến 60 vĩ độ Bắc, nhưng tập trung nhiều ở vĩ độ Bắc. Thuốc lá có tính di truyền phong phú, tính thích ứng rộng rãi, dưới sự tác động trự tiếp của con người, ngày nay thuốc lá có nhiều đặc trưng phẩm chất, ngoại hình khác nhau. Có thể kể đến loại hình thuốc lá vàng sấy có hương vị độc đáo và Virgina (Mỹ, Zimbabwe,…), thuốc lá Oriental – đặc sản của vùng Địa Trung Hải, xì gà nổi tiếng của Cuba và Sumatra (Indonesia).Việc hút thuốc lá lan nhanh sang các nước châu Âu, Năm 1561, Jean Nicot, đại sứ Pháp ở Lisbon đã giới thiệu bột thuốc lá với bà hoàng Catherine de Medici, người bị chứng đau nửa đầu. Bột thuốc lá gây ra hắt hơi, cơn đau của bà hoàng dịu đi. Điều đó làm cho giới quý tộc Pháp ngạc nhiên, nhưng lại khởi đầu cho việc dùng thuốc lá như một cách sống hợp thời trang thú vị trong giới quý tộc. Để tỏ lòng ngưỡng mộ Nicot, thuốc lá còn được gọi là Nicotine. Người Tây Ban Nhà, và Bồ Đào Nha đã mở đường cho cuộc “Phát kiến địa lý”, dẫn đến sự mở rộng phạm vi buôn bán thế giới và sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và công nghiệp. Các nước Hà Lan, Anhm Pháp, Bỉ cũng đua nhau đi tìm kiếm thị trường buôn bán trên thế giới. Thuốc lá là một trong những hàng hoá quan trọng được các nước châu Âu mang tới châu Á, châu Phi. Đến năm 1592, một thế kỷ sau khi Colombus phát hiện ra châu Mỹ, thuốc lá đã được trồng ở Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh. Sau đó lan ra Philipine, An Độ, Java, Nhật, Tây Phi, Trung Quốc và các lái buôn đã mang thuốc lá đến tận Mông Cổ và Sibêri.Bước sang thế kỷ XVII, thuốc lá đã gây ra tranh cãi ở châu Âu. Thuốc lá đã phân chia quan điểm xã hội, nhưng chính phủ các nước châu Âu không thể ngăn cấm vì những khoản tiền khổng lồ thu được từ thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia. Đến thế kỷ XVIII, XIX các nước Âu-Mỹ hoàn thành cách mạng công nghiệp. Các phát minh khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Ngành công nghiệp thuốc lá ra đời và thu được lợi nhuận to lớn hơn trước Năm 1881, James Bonsack, một người Virginia (Mỹ), phát minh ra chiếc máy có thể sản xuất 120.000 điếu thuốc/ngày.
  5. James “Buck” Duke, người mà 21 năm sau trở thành chủ tịch đầu tiên của công ty B.A.T (Công ty thuốc lá Anh – Mỹ), đã mua 2 máy và công ty sản xuất thuốc lá sợi của gia đình ông đã chuyển sang sản xuất thuốc lá điếu. Thuốc lá Hình 3: Máy sx thuốc lá điếu dần dần thay thế cho các loại thuốc lá dùng tẩu, loại nhai và thuốc lá bột để hít. Cuối thế kỷ XIX, suốt thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Các công ty nhỏ lần lượt phá sản hoặc bị hút vào các công ty lớn – các tập đoàn sản xuất độc quyền – có nhiều vốn, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến, năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao, để dần dần chiếm lĩnh thị trường thế giới. Ngành công nghiệp thuốc lá diễn ra quá trình tập trung hoá như các ngành sản xuất khác. Các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia như B.A.T, Philip Morris (Mỹ), Japan Tobacco International (Nhật), Imperial và Gallaher (Anh), Tập đoàn Altadis Franco – Spanish (Pháp – Tây Ban Nha)… hiện đang chi phối thị trường thế giới về trồng thuốc lá, phối chế, sản xuất thuốc sợi, thuốc điếu, các máy móc chuyên dùng và tất cả các phụ liệu cho sản xuất thuốc lá. Sau chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia dành được độc lập cũng chú ý phát triển ngành công nghiệp thuốc lá như Trung Quốc, Indonesia, Triều Tiên, Ấn Độ, Philippines, Ai Cập, Pakistan, Việt Nam… 2. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất a. Giá trị kinh tế: - Cây thuốc lá có nguồn gốc Nam Mỹ và có lịch sử trồng trọt cách đây khoảng 4000 năm, từ Nam Mỹ cây thuốc lá được đem đi trồng khắp nơi trên thế giới thuộc châu Á, châu Âu, châu Phi.. - Ý nghĩa kinh tế: + Thuốc lá là một mặt hàng xa xỉ nhưng có nhu cầu sử dụng trên thị trường thế giới rất lớn + Trồng thuốc lá có hiệu quả cao hơn nhiều so với cây trồng khác (1000-1200 USD/1tấn lá khô) + Trong thuốc lá có thể chiết suất một số chất hóa học có thể sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật.
  6. + Trong y học người ta chiết suất từ thuốc lá chất Hemoglobin được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. b. Tình hình sản xuất * Tình hình sản xuất trên thế giới: - Diện tích thuốc lá tập trung chủ yếu ở Châu Á 2.500.000 ha, Châu Mỹ 1.600.000 ha, Châu Phi 326.000 ha với nhiều loại thuốc khác nhau trong đó chủ yếu là giống thuốc lá sợi vàng - Chất lượng thuốc lá tốt tập trung ở một số bang của nước Mỹ, CuBa và Ấn Độ * Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam - Thực dân pháp đã đưa cây thuốc lá vào trồng ở Việt nam năm 1935 ở Bình Thuận, 1940 thuốc lá mới được trồng ở miền Bắc - Ở miền Bắc thuốc lá sợi vàng được trồng từ năm 1940 ở Cao Bằng, Lạng Sơn với giống thuốc lá sợi vàng - Nhìn chung năng suất thuốc lá của Việt Nam còn thấp do: + Chưa có giống thuốc lá cho năng suất cao mà chủ yếu là giống cũ + Do kỹ thuật thâm canh còn nhiều hạn chế: mật độ, phân bón, thời vụ - Phân bố các vùng sản xuất thuốc lá ở nước ta (ở các vùng đất bạc màu) Các tỉnh miền núi: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá là vùng có diện tích thuốc lá lớn của cả nước đất đai có thể mở rộng diện tích, đất hơi chua, dinh dưỡng trung bình + Vùng thuốc lá Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Tây Ninh…) có khí hậu nhiệt độ cao, đất đai tốt, có thể mở rộng được diện tích
  7. II. Quy trình sản xuất thuốc lá 1 Quy trình công nghệ:
  8. Hình 4: Quy trình sản xuất thuốc lá Hình 5: Cây thuốc lá 2. Thuyết minh quy trình: 2.1 Nguyên liệu: Nguyên liệu để sản xuất thuốc lá điếu là thuốc lá sau khi đã qua sấy sơ chế và lên men * Yêu cầu kỉ thuật: - W (thủy phân) = 11-15%
  9. - Thu thập nguyên liệu theo các vùng, cấp khác nhau theo các nhãn gắn ở bao bì. Chất lượng các vùng như nhau: Vùng A Vùng B Vùng C Vùng D Hương Thơm mạnh Thơm tương Vừa Yếu đối mạnh Vị Đậm Rất đậm Ít đậm Nhạt Màu tàn Trắng(bó tàn) Trắng Trắng Xám xám Độ cháy Tốt Tốt Kém Kém Màu sắc Vàng Vàng bóng Vàng nâu Vàng nâu xanh Thứ tự chất lượng các vùng từ A > B > C >D * Yêu cầu bảo quản kho: - Nhà kho nhiều tầng - Cách li tốt nhất môi trường xung quanh - Xếp thuốc theo từng lô xấu, tốt, riêng và đặt trên các bục kê cách đất 30 cm. - Có lịch kiêm r tra thường xuyên để phất hiện kịp thời sâu, mốc… 15 ngày/lần 2.2 Phối chế: a. Mục đích: Định ra các loại nguyên liệu thích hợp cho 1 loại sản phẩm nào đó nhằm đảm bảo giá thành của mặt hàng và cân đối việc sử dụng nguyên liệu. b. Phương pháp phối chế: - Dùng phương pháp cảm quan về hương vị, màu sắc của sâu bệnh và mọi cảm giác khi hút - Sau đó đi đến kết luận chất lượng mẻ thuốc đó phù hợp mác nào hoặc tương đương cho mác thuốc nào? Cách tiến hành: - Nắm vững phẩm chất của từng loại thuốc - Đảo trộn theo một tỉ lệ nhất định - Lập đơn phối chế - Cảm quan Sau khi cảm quan kết hợp thêm các số liệu phân tích hóa học theo các chỉ số nicotin, đường , đạm, chất thơm…để kết luận cho chính xác 2.3 Làm ẩm
  10. * Mục đích: Làm tăng độ ẩm (W) lá thuốc đến giá trị tương đối với đọ bền lá thuốc là lớn nhất thuận lợi cho quá trình gia công chế biến tiếp theo, nhằm tăng sợi dài giảm vụn bụi Wlá thuốc = 15.8% + 16% là tương ứng với độ bền lá là lớn nhất. Các phương pháp làm ẩm: -Làm ẩm thủ công: Trải thuốc lá trên nền nhà, tuối trực tiếp bằng odoa, hoa sen → trộn đều→ ủ từ 18-24h. Phương pháp này dùng trong dân gian hoặc cơ sở sản xuất nhỏ. - Làm ẩm công nghiệp: Làm ẩm thuốc trong thiết bị chân không bằng không khí điều tiết. 2.4 Làm ẩm lại (dịu) * Mục đích: Bù lại lượng ẩm mất mát trong quá trình gia công trước để thuốc lá đạt được độ ẩm 16%. Thuốc lá được làm ẩm trong thiết bị thùng quay, thuốc lá đi ngược chiều tác nhân ẩm T0tác nhân = 28-330C kk = 100% (Phương pháp này tùy từng nước và áp dụng phương pháp làm ẩm cho phù hợp với điều kiện khí hậu) Tại đây phun thêm các chất để cải thiện vị cho thuốc 2.5 Tách cuộng: a. Mục đích: Nhằm bứt phần mềm của lá thuốc ra khỏi xương chính của lá thuốc nhờ sự va đập giữa lá thuốc và thành thiết bị Sau khi tách cuộng: - 2/3 lá thuốc (từ ngọn trở về phần cuống) được tách ra → đưa đi thái sợi - 1/3 lá thuốc (phía cuộng) đưa đi dập cuộng → đưa qua bộ phân li để tách riêng. + Lá → đưa đi thái sợi + Cuộng → ép cuộng → thái cuộng → sấy sợi cuộng → phối trộn vào sợi lá theo tỉ lệ 20% → phun hương → cuốn điếu. Quá trình phân li, đập cuống được sử dụng với thuốc lá lá to vì lá này tỉ lệ cuộn trong lá chiếm 19-33.5%. Nếu không tách thì quá trình thái sợi lẫn cuộn to vào phần mềm làm cho thuốc lá khi hút Dễ tắt lửa
  11. Tính chất hút bị thay đổi Độ Thẩm mĩ kém Tách đập cuộng làm: Tăng lượng sợi dài Giảm lượng vụn bụi b. Các phương pháp tách cuộng: * Tách cuộng thủ công: Áp dụng đối với thuốc lá cấp cao( từ cấp 1→ 2) vì nó ít gây vụn nát so với tách bằng máy. (có trường hợp tách cuộng bằng tay) - Công nhân thao tác ngồi đưa thuốc lá vào băng tải có cắm các hàng đinh cài kiểu răng lược. Băng tải chuyển động và tự bứt phần lá ra khỏi xương lá * Tách cuộng bằng máy: Lá thuốc được đưa qua máy. - Trước tiên lá thuốc được cắt ra 2/3 lá kể từ ngọn trở về phần cuống → được đưa đi làm ẩm và thái sợi luôn 1/3 cuộng còn lại → qua bộ phận đập cuộng để bứt phần mềm lá ra khỏi cuộng . Sau khi đập rối, cả hỗn hợp này được đưa qua bộ phận phân li. Tai đây các lá được phân tách riêng ra → đi làm ẩm → thái sợi Phần cuống thu được → Bộ phận ép cuống. tại đây cuộng được được ép đưa đến độ ẩm Wcuộng = 28-30% và độ mỏng 0.6-0.7 mm. Sau đó → thái cuộng → sấy cuộng (dạng sợi cuộng). Phần sợi này sẽ được phối trộn vào sợi của lá thái ra. Tỉ lệ bao nhiêu là tùy thuộc vào mác thuốc. Toàn bộ máy cắt lá, tước đập cuộng, bộ phân li đều thuộc 1 hệ thống tước đập cuộng. 2.6 Thái sợi a. Mục đích: tạo ra các cở sợi khác nhau phù hợp vơi đặc điểm của từng sản phẩm Wlá thuốc đưa vào thái = 16% b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thái sợi. (có liên quan đến tỉ lệ sợi dài, vụn, bụi). 1) Tính chất nguyên liệu: Lá có kích thước to, độ bền, độ đàn hồi cao → cho nhiều sợi dài + Thuốc tốt (thuốc cấp cao, từ cấp 1→3 cho tỉ lệ sợi dài cao, ít bụi, vụn)
  12. + Thuốc xấu (thuốc cấp thấp, từ cấp 4→7 cho ít sợi dài, vụn, bụi tăng) 2) Cách sắp xếp thuốc vào thùng máy: Xếp thuốc theo từng lớp tốt hơn xếp lộn xộn 3) Vị trí lá trong thùng chứa lá của máy thái - Lá nằm  trục máy → cho ít sợi dài - Lá nằm // trục máy → cho nhiều sợi dài 4) Độ lành lặn của lá thuốc Lá thuốc ít rách nát → nhiều sợi dài 5) Góc mài của dao thái Góc mài của dao = 12-150 → cho sợi dài 6) Tốc độ quay của đầu dao: Tốc độ quay càng tăng → sợi dài giảm, vụn bụi tăng 7) Quỹ đạo chuyển động của dao thái. Dao chuyển động thẳng (lên – xuống) → nhiều sợi dài Dao chuyển động quay tròn → sợi dài giảm 8) Kích thước sợi thuốc: Kích thước càng nhỏ → sợi dài càng ít Kích thước tốt nhất 0.5-0.6 mm Các loại máy thái thường dùng là máy Tiệp, Trung Quốc, Tây Đức c. Tính chất sợi thuốc: - Thuốc sợi có W = 15.8-16% được đưa qua sàng dây (loại sàng chuyên dùng) và được sàng với số vòng quay n = 120-180 v/phút và sàng = 1’30” + Lớp sợi được giữ lại trên lưới sàng có lỗ = 3mm → được coi là sợi dài. + Lớp sợi lọt qua mắt sàng trên và được giữ lại trên lưới sàng có kichs thước mắt lưới lỗ = 0.33 mm → được coi la sợi vụn + Lớp sợi qua sàng có lỗ = 0.33 mm → coi là vụn thuốc 2.7 Sấy sợi và phun hương a) Mục đích sấy sợi: - Đưa Wthuốc đến = 11-12% để thích hợp với quá trình hấp phụ hương tiếp theo và quá trình quấn điếu Khử mốc và côn trùng. Wsợi đưa vào sấy: 16-17%
  13. Wcuộng : 27- 29% Wsợi sau sấy: 11-13% Wcuộng : 21-23% Dùng phương pháp này sấy gián tiếp hoặc trực tiếp trong máy sấy thùng quay. - Sấy trực tiếp: Thùng quay được chuyển động dưới tác nhân đốt nóng trực tiếp là than, củi đun ở phía dưới. (ít dùng vì nó ảnh hưởng đến mùi hương của sợi thuốc) - Sấy gián tiếp: Máy sấy thùng quay được quay tròn với tác nhân sấy gián tiếp nằm ngay phía trong thùng. Sấy bằng hơi nước. Tác nhân sây có t0 = 95-980C sấy : 5 phút – 7 phút 10 Tốc độ quay của thùng quay n (v/phút) 12 14 Nhiệt độ khi đi ra khỏi thùng sấy sợi: t0 =500C  50C Cuộng: t0 =590C  20C b) Mục đích phun hương: Làm tăng phẩm chất thuốc sợi về mặt hương liệu. - Quy cách mang sợi đến: W = 12%  1% t0 = 400C  500C Nồng độ hương pha thường 80/00 - Sợi ra khỏi máy được đưa qua. 2.8 Trữ sợi * Mục đích: - Để độ ẩm và hương khuyết tán đều khói thuốc - Làm nguội thuốc sợi đến nhiệt độ phân xưởng cuốn điếu * Yêu cầu kỉ thuật:  trử sợi 8 – 10h
  14. t0 phòng trữ sợi 20 – 250C kk : 50 + 60% Trọng lượng khay trữ sợi: 10- 15 kg 2.9 Cuốn điếu: Thuốc sau khi qua hết công đoạn 1 (từ nguyên liệu → trữ sợi) gọi là công đoạn chuẩn bị thuốc sợi → vào cuốn điếu. Đây là quá trình gia công cơ học đơn thuần nhằm tạo hình cho điếu thuốc. Tùy từng loại máy mà yêu cầu kỉ thuật của nó có khác nhau (theo quy cách sợi mang vào như độ ẩm, nhiệt độ, trọng lượng 20 điếu, vị trí chữ, Mác, số, chiều dài diếu thuốc, đường kính điếu, màu mực in, hồ gián…) 2.10 Sấy điếu: Mục đích: Giảm W điếu sau khi cuốn từ 12.5% + 135 đến 11.5% + 12% đảm bảo cho quá trình đóng bao và bảo quản sau này. Quá trình sấy được thực hiện trong quá phòng sấy chuyên dùng có máy điều tiết riêng: t0un sấy = 40-450C kk = 55-60% Tsấy = 2- 4h 2.11 Nghi điếu: Làm cho điếu thuốc không có quá trình biến dạng đột ngột như, cong, vênh… Phòng này có t0 kk  t0 và kk ngoài phân xưởng Qua nghi điếu: Wđiếu thích hợp = 11.5 – 12% 2.12 Ghép đầu lọc- đóng bao. Đóng tút Sau khi nghi điếu → thuốc được đưa qua máy ghép đầu lọc → đóng tút → thùng. Đây là một chuổi liền nhau Công đoạn này cũng chỉ là công đoạn gia công đơn thuần, tạo hình thức cho điếu thuốc và bao 2.13 Kho bảo quản: Sau khi đóng tút, đóng thùng xong, thuốc được nhập kho để lưu hành - Kho bảo quản phải ở tầng cao ( từ tầng 2 trở lên)
  15. - Cách li tốt với môi trường bên ngoài (cách ẩm và nhiệt) - Cách xa các phân xưởng phụ (tránh gây mùi vị lạ) - Bảo quản ở nhiệt độ, độ ẩm không khí bình thường III. Thành phần hóa học và tác hại của thuốc lá 1. Thành phần hóa học của thuốc lá Trong lá có nhiều acid hữu cơ, quan trọng nhất là acid L-malic, và một acid riêng là acid nicotinic. Còn có asparagin, betain, isoamylamin, một pectin, một tanin, một chất gồm, caroten, các chất nhựa, một hỗn hợp parafin, tinh dầu, các chất thơm. Tro của lá khô giàu K và Ca. Alkaloid chính trong thuốc lá là nicotin. - Các hợp chất có Nitơ (NICOTINE, PROTEINE) - Glucid - Tro (các hợp chất khoáng) - Nhựa và tinh dầu - Acid hữu cơ NICOTINE là một loại alkaloid bay hơi mạnh,khi tiếp xúc với HCl tạo khói trắng có công thức là: C10H14N2. Nicotine là một chất lỏng, sánh như dầu, không màu, có mùi hắc, vị cay nóng, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. Khói thuốc cấu tạo từ một hỗn hợp khí và bụi. Theo Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO), trong khói thuốc có khoảng 4000 chất hóa học, trong đó có 40 được xếp vào loại gây [1] ung thư . gồm những chất như nicotin, oxide carbon, hắc ín và benzene, formaldehyde, ammonia, acetone, arsenic, hydrogen cyanide ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư. Con đường xâm nhập - Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Ngoài ra con xâm nhập qua mắt. 2. Tác hại của thuốc lá a. Tác hại của thuốc lá đối với người tiếp xúc với thuốc lá: Một nghiên cứu tiến hành tại 4 nhà máy sản suất thuốc lá Việt Nam chỉ ra rằng tỷ lệ công nhân bị các bệnh liên quan đến thuốc lá ở 4 nhà máy này cao hơn so với nhóm chứng (công nhân của nhà máy dệt may). Những bệnh đó bao gồm: Những
  16. bệnh về hệ thống hô hấp, tim mạch, đau dạ dày, đau mắt, và các ảnh hưởng về thần kinh. - Những người làm trong ngành thuốc lá cũng phải chịu những tác hại rất lớn về sức khoẻ. - Người công nhân sản xuất thuốc lá có khả năng chịu ảnh hưởng của các chất hoá học trong quá trình trồng thuốc lá gây ảnh hưởng cho mắt, các bộ phận bên trong cơ thể đặc biệt là nguy cơ mắc ung thư. - Với những người hái thuốc chịu hậu quả của hội chứng thuốc lá xanh (GTS) do nhiễm độc nicotin tiếp xúc qua da gây buồn nôn, khó thở… - Với những người trực tiếp sản xuất thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ngoài da cao với biểu hiện ngứa chân tay, lở loét… b. Những tác động gián tiếp của thuốc lá hoặc từ khói thuốc bao gồm: Rát mắt, đau đầu, ho, đau họng, chóng mặt, buồn nôn 3. Cơ chế gây độc: Ảnh hưởng của thuốc lá trên da a. Tác hại của nicotine: Nicotin là một chất rất độc, có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng hoặc gây tử vong. - Liều độc:liều chết cho người lớn 0,06 gram nicotin. - Nhiễm độc cấp tính: + Triệu chứng: cảm giác cháy bỏng ở thực quản, dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, ứa nước bọt, mồ hôi lạnh, run tay, nhức đầu dữ dội, rối loạn thị giác,tim đập mạnh... - Nhiễm độc mãn tính: + Triệu chứng: cảm giác cháy bỏng đương thực quản,dạ dày ,buồn nôn,chóng mặt, vã mồ hôi, run tay, đau bụng ,rối loạn thị giác, tim đập mạnh, huyết áp tăng, suy nhược cơ thể, rối loạn cục bộ. - Ngoài ra nicotin còn có tác hại khác như: - Tăng tác dụng của tuyến thượng thận trong thời gian đầu. - Giảm sự sản xuất histamine. - Thay đổi sự tổng hợp proteine và dự trữ serotonine. - Giảm sự sản xuất kích thích tố nữ (oestrogene). - Gia tăng sự tập hợp tiểu cầu, gây hư hại tế bào biểu mô, gây biến đổi ở chuyển hóa prostacyclin và thromboxane.
  17. - Gây co mạch và gây thuyên tắc trên hệ thống mạch máu ngoại vi. - Ức chế phản ứng viêm thông qua tác động của hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi và thông qua tác động trực tiếp trên các tế bào miễn dịch. - Nicotine tăng sự dính tế bào sừng, sự biệt hóa và di chuyển của tế bào sừng. - Nicotine kích thích dòng chảy calcium và gia tăng sự biệt hóa tế bào. Tương tự như hệ thống thần kinh, dòng chảy calcium vào tế bào sừng của thượng bì thông qua các receptor hướng điện giải sẽ là yếu tố quyết định trong thăng bằng nội mô của da. -Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamin là một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể nicôtin sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu. b. Tác động của NICOTIN đối với một số bệnh da: Mụn trứng cá Mối liên hệ giữa thuốc lá và mụn thì vẫn còn bàn cãi do những kết quả trái ngược nhau. * Mills và cộng sự tường trình 165 trường hợp bệnh nhân mụn: 19.7% nam và 12.1% nữ có hút thuốc, thấp hơn thống kê quốc gia một cách có ý nghĩa. * Schafer và cộng sự báo cáo trên 896 bệnh nhân thì 40.8% người hút thuốc có mụn, tương phản với 25.2% người không hút thuốc có mụn. * Jemec và cộng sự đã nhận xét 186 trường hợp tuổi từ 15-22 và thấy rằng việc hút thuốc kết hợp một cách vô nghĩa với bệnh mụn. * A.A.T. Chuh, V Zawar, W.C,W.Wong và A.Lee đã thực hiện hồi cứu từ 1.1998 đến 12..2002 tại Hồng Kông và Ấn Độ. Chẩn đoán mụn được thực hiện bởi những bác sĩ được học về da liễu hoặc các bác sĩ gia đình. Trong 1264 bệnh nhân có 632 bệnh nhân có mụn và 632 người chứng. Trong số 232 bệnh nhân có mụn tại Hồng Kông có 104 nam (tuổi trung bình 32.8 tuổi) và 128 nữ (tuổi trung bình là 31.3 tuổi). Trong số đó có 13 nam và 4 nữ hút thuốc. Ở nhóm
  18. nghiên cứu tại Ấn Độ, trong 400 bệnh nhân thì 275 là nam (tuổi trung bình 26 tuổi) và 125 nữ (tuổi trung bình 36 tuổi). Có 40 nam và 2 nữ sử dụng thuốc lá. Ở nghiên cứu trên, các tác giả nhận thấy thuốc lá có ảnh hưởng đối với mụn trên các bệnh nhân nam và họ còn đưa ra gợi ý quan trọng rằng việc cai thuốc lá làm giảm nguy cơ mụn. Những giải thích về sinh bệnh học trong mối quan hệ giữa mụn và thuốc lá đều chưa rõ ràng lắm. Mặt khác, stress cũng làm ảnh hưởng đến mụn mà đa phần các bệnh nhân nam sẽ hút thuốc nhiều thêm khi gặp stress. Cũng có ghi nhận rằng những bệnh có viêm của da như trứng cá đỏ và mụn nặng được gặp nhiều hơn ở người không hút thuốc. Nicotine làm chậm lành vết thương Do làm giảm lượng máu đến da, gây thiếu máu mô và làm chậm sự lành các mô bị chấn thương. Ngoài ra, còn do cơ chế nicotine làm ức chế sự di chuyển và biệt hóa của lớp sừng. Miếng dán chứa Nicotine có thể điều trị vẩy nến: Vì nó có thể làm giảm sự biệt hóa của tế bào sừng nhưng khái niệm này cần sự phê chuẩn qua các nghiên cứu lâm sàng. Bài thuốc dân tộc để điều trị chàm tại Bangladesh chứa lượng lớn nicotine. * Một số bệnh khác: Cũng được cải thiện phần nào bằng cách hút thuốc qua tác động trực tiếp của nicotine như pemphigus, aphte… cũng được ghi nhận qua một vài y văn. 4. Tác hại của những thành phần khác trong thuốc lá: - Chất Oxyde de Carbone: Làm rối loạn sự chuyên chở Oxy từ hồng cầu đến các mô và tế bào. - Các chất kích thích có aldehydes và phenol: làm xáo trộn hoạt động luân chuyển của bộ máy hô hấp. - Các chất than: Gây ung thư. a. Monoxit carbon (khí CO) Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy
  19. chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch. b. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc. 5. Tác hại của thuốc lá đến con người: Hình 6: Những bệnh do thuốc lá mang lại Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá. a. Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi
  20. Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17- 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản đó sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, nó giống như là chùm nho. ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 sau đó sẽ mang O2 đến các tổ chức của cơ thể. Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, trong một số vùng tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút. Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2