intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài đọc Kinh tế vĩ mô - Bài đọc 5: Tính phi hiệu quả của quà tặng Giáng sinh

Chia sẻ: Fff Fff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

51
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài đọc này, Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng chỉ ra rằng khách hàng cá nhân hiểu rõ về sở thích của họ hơn bất kỳ ai khác. Do vậy, một câu hỏi được đặt ra ở đây là người khác chọn quà cho mình có phi hiệu quả không. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài đọc Kinh tế vĩ mô - Bài đọc 5: Tính phi hiệu quả của quà tặng Giáng sinh

  1. ĐH Công nghiệp Tp.HCM Microeconomics Khoa Thương mại – Du lịch Bài đọc 5 (Chapter 3 - Microeconomics) Tính phi hiệu quả của quà tặng Giáng sinh Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng chỉ ra rằng khách hàng cá nhân hiểu rõ về sở thích của họ hơn bất kỳ ai khác. Do vậy, một câu hỏi được đặt ra ở đây là người khác chọn quà cho mình có phi hiệu quả không. Nghiên cứu gần đây của Yale’s Joel Waldfoge chỉ ra rằng việc tặng quà Giáng sinh không mang lại hiệu quả xét ở một góc độ nào đó vì khoảng 1/10 đến 1/3 giá trị quà Giáng sinh bị mất đi vì nó không phù hợp với sở thích người nhận. Giáo sư Waldfogel đã khảo sát hai nhóm sinh viên bằng cách đề nghị họ so sánh giá trị ước tính của mỗi món quà Giáng sinh với giá mà họ sẽ sẵn sàng trả cho món quà đó. Ví dụ như Aunt Flo đã trả 13 đô la để mua một đĩa CD Barry Manilow tặng bạn nhưng bạn sẽ chỉ mua nó với giá 6,5 đô la mà thôi. Do đó, 6,5 đô la hay nói cách khác là 50% giá trị của món quà đã bị mất đi. Một trong số những nghiên cứu cho thấy sinh viên ước tính rằng trong khi gia đình và bạn bè phải trả trung bình là 438 đô la cho việc mua quà tặng thì người nhận những món quà đó chỉ sẵn sàng trả 313 đô la cho những món quà họ nhận được, giá trị tổn thất ở đây là 125 đô la. Kết luận: tặng quà giáng sinh đã làm mất đi hơn ¼ giá trị của quà tặng. Hai câu hỏi khác được đặt ra. Một là phần giá trị bị hao hụt đó có làm thay đổi khoảng cách xã hội giữa người tặng và người nhận? Câu hỏi thứ hai, người như thế nào thích tặng tiền mặt? Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là những món quà của họ hàng xa như ông bà, cô chú sẽ bị giảm giá trị nhiều hơn là khi nhận được từ bạn bè, anh chị em ruột, bố mẹ hay “người đặc biệt nào đó”. Hơn thế nữa, những món quà ông bà, cô chú tặng thường sẽ bị đem đi đổi lại. Giải thích hợp lý nhất cho vấn đề này là họ hàng càng xa thì dường như càng ít hiểu về sở thích tiêu dùng của nhau. Câu trả lời cho câu hỏi thứ hai đòi hỏi phải xem xét tới vấn đề bù đắp - offsetting. Rất nhiều ông bà, cô chú biết rằng bản thân họ không hiểu về sở thích của lớp con cháu, do đó họ hay có khuynh hướng cho tiền hơn. Cuộc khảo sát cho thấy 42% ông bà cho tiền con cháu trong khi chỉ khoảng 10% bậc cha mẹ và những người khác làm vậy. Tặng quà bằng tiền mặt, tất nhiên người nhận có thể tiêu dùng theo đúng ý của họ và do đó sẽ không bị tổn thất về tính hiệu quả. Ước tính trên toàn quốc trong năm 1992 số tiền chi để mua quà tặng nhân dịp lễ hội là 38 tỉ đô la, giáo sư Waldfogel ước tính tổn thất của việc chi tiêu không hiệu quả là khoảng từ 4 – 13 tỷ đô la. * Joel Waldfogel, “Tổn thất của của Giáng sinh”, Thời báo Kinh tế Mỹ, tháng 12/1993, tr. 1328-1336. Hiệu đính: Hồ Văn Dũng 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2