intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng An toàn lao động (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

49
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Bài giảng An toàn lao động (Nghề: Khuyến nông lâm) trang bị thêm cho học sinh chuyên ngành Khuyến nông lâm có những kiến thức bổ ích về những vấn đề liên quan đến chế độ bảo hộ lao động, cách sơ cấp cứu tai nạn lao động thường gặp trong sản xuất Nông lâm nghiệp… giúp các em ra trường có thể tham gia công tác ở lĩnh vực Khuyến nông lâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng An toàn lao động (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LÀO CAI KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP BÀI GIẢNG An toàn lao động Số giờ 30 giờ NGHỀ: KHUYẾN NÔNG LÂM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Tác giả: Vũ Thị Hồng Yến Lào Cai, năm 2015 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Môn học “An toàn lao động” là một trong số những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến nông lâm. Môn học này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chế độ bảo hộ lao động, ảnh hưởng của môi trường đối với công nhân ngành nông lâm và biết cách sơ cấp cứu một số tai nạn lao động trong nghề Khuyến nông lâm. Môn học còn trang bị thêm cho học sinh chuyên ngành Khuyến nông lâm có những kiến thức bổ ích về những vấn đề liên quan đến chế độ bảo hộ lao động, cách sơ cấp cứu tai nạn lao động thường gặp trong sản xuất Nông lâm nghiệp… giúp các em ra trường có thể tham gia công tác ở lĩnh vực Khuyến nông lâm. Bố cục của giáo trình gồm có 3 chương, bao gồm những kiến thức về lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo trình, sách tham khảo của các trường đại học và của các tác giả có chuyên môn sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu xót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả 2
  3. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH An toàn lao động là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến nông lâm. Môn học trang bị những kiến thức cần thiết về chế độ bảo hộ lao động, ảnh hưởng của môi trường đối với công nhân ngành nông lâm và biết cách sơ cấp cứu một số tai nạn trong lao động. Trong quá trình học, môn học có liên quan với các môn: Nhân giống cây trồng, Đất phân, Trồng cây ăn quả, Cây công nghiệp, Giáo dục quốc phòng,... Môn học này được bố trí học trước các mô đun, môn học chuyên ngành, giúp cho người học vận dụng kiến thức, kỹ năng trong việc phòng tránh các tai nạn lao động của nghề Nông lâm nghiệp. Giáo trình gồm có 3 chương. Chương 1: Những kiến thức cơ bản về chế độ bảo hộ lao động, chương 2: Ảnh hưởng của môi trường đối với công nhân ngành NL, chương 3: Sơ cứu một số tai nạn lao động thường gặp trong nghề nông lâm. Thời gian giảng dạy 12 giờ lý thuyết, 16 giờ thực hành và 2 bài kiểm tra. Mỗi một bài học đều có bài thực hành. Người học được kiểm tra đánh giá 2 lần theo 2 nội dung chính: Đánh giá kiến thức và kỹ năng. Nội dung tập trung trong các chương 2 và 3. Phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Giảng giải kết hợp làm mẫu và có ví dụ minh họa bằng hình ảnh thực tế, mô hình và rèn luyện kỹ năng thực hành tại phòng học, vườn ươm, trang trại... để củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh. 3
  4. MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu 2 Hướng dẫn sử dụng giáo trình 3 Chương 1: Một số kiến thức cơ bản về chế độ bảo hộ lao động 7 1.1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động ở VN 7 1.1.1. Mục đích 7 1.1.2. Ý nghĩa 7 1.1.3. Tính chất 7 1.2. Luật bảo hộ lao động 9 1.2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 9 1.2.2. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi 9 1.2.3. Chế độ lao động đối với nữ công nhân viên và học sinh 10 1.2.4. Chế độ trang bị phòng hộ lao động 12 1.3. Các nguyên tắc cơ bản và tư thế trong lao động 15 1.3.1. Các nguyên tắc cơ bản về tư thế trong lao động 15 1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản về thao tác, động tác trong lao động 15 1.3.3. Kỹ thuật nâng, vận chuyển vật nặng 16 1.4. Mệt mỏi và các biện pháp phòng tránh mệt mỏi 17 1.4.1. Khái niệm về mệt mỏi 17 1.4.2. Các loại mệt mỏi 17 1.4.3. Nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh mệt mỏi 17 Chương 2: Ảnh hưởng của môi trường đối với công nhân ngành NL 19 2.1. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu 19 2.1.1 Ảnh hưởng của khí hậu nóng tới cơ thể người lao động 19 2.1.2. Ảnh hưởng của khí hậu lạnh tới cơ thể người lao động 20 2.1.3. Biện pháp phòng tránh tác hại của khí hậu xấu 20 2.2. Ảnh hưởng của điều kiện địa hình 21 2.3. Ảnh hưởng của ánh sáng 21 2.4. An toàn lao động trong sử dụng hóa chất và thuốc BVTV 21 2.4.1. Ảnh hưởng dùng hóa chất và thuốc BVTV tới cơ thể người 22 2.4.2. Biện pháp an toàn trong sử dụng hóa chất và thuốc BVTV 22 2.4.3. An toàn lao động trong trồng rừng bằng phương pháp thủ 25 4
  5. công 2.5. An toàn lao động trong chữa cháy rừng 29 2.5.1. Một số chú ý khi chữa cháy rừng 29 2.5.2. Biện pháp an toàn trong chữa cháy rừng 29 Chương 3: Sơ cứu một số tai nạn lao động thường gặp trong nghề 32 nông lâm 3.1. Khái niệm 32 3.2. Mục đích 32 3.3. Các bước tiến hành sơ cấp cứu tai nạn thương tích 32 3.4. Giới thiệu một số biện pháp sơ cấp cứu thông thường 33 3.4.1. Trường hợp sơ cấp cứu vết thương chảy máu 33 3.4.2. Sơ cấp cứu tổn thương phần mềm 36 3.4.3 Sơ cấp cứu bỏng 37 3.4.4. Sơ cấp cứu say nóng 38 3.4.5. Sơ cấp cứu say nắng 38 3.4.6. Dự phòng choáng 39 3.4.7. Sơ cấp cứu thuốc BVTV 39 3.4.8. Sơ cấp cứu động vật cắn, đốt 40 3.4.9. Sơ cấp cứu bất động gãy xương 41 MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG Mã số môn học: MH 07 Thời gian môn học: 30 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 18 giờ) I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 5
  6. - An toàn lao động là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo Trung cấp nghề khuyến nông lâm có liên quan với các môn học và mô đun như: Bảo vệ môi trường; Bảo vệ động thực vật; đất và phân bón; Nông lâm kết hợp, khuyến nông lâm , xây dựng mô hình trình diễn. - Môn học này trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng an toàn lao động cần thiết liên quan đến nghề khuyến nông lâm, giúp cho người lao động tổ chức lao động hợp lý,đảm bảo an toàn và hướng dẫn người dân cùng thực hiện. Môn học được bố trí học trước các môn trên. II. Mục tiêu của môn học: - Trình bày được những quy định về an toàn lao động, chế độ bảo hộ lao động, cơ sở làm việc hiệu quả an toàn. - Nêu được các nguyên tắc làm việc và vận dụng thực hiện để đảm bảo an toàn và có hiệu quả trong lao động. - Hiểu được tác hại, nguyên nhân và cách phòng tránh một số tai nạn lao động thường gặp trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Thực hiện sơ cấp cứu một số tai nạn lao động thường gặp trong sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật. - Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc thực hiện qui phạm an toàn lao động. III. Nội dung của môn học: CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Thời gian: 5 giờ lý thuyết 1.1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động ở Việt Nam 6
  7. 1.1.1. Mục đích của công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) - Là một phương tiện cần thiết nhằm hạn chế và loại trừ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng công nhân, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác. - Giúp người sử dụng lao động có trách nhiệm hơn trong quá trình sử dụng lao động. - Nâng cao được nhận thức của người lao động. - Giúp người lao động yên tâm sản xuất, đảm bảo quá trình lao động được lâu dài, bền vững. 1.1.2. Ý nghĩa của công tác BHLĐ - Đảm bảo điều kiện trong lao động. - Công tác bảo hộ lao động ở nước ta được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm để bảo vệ quyền lợi của người lao động. - Tính ưu việt của công tác bảo hộ lao động. + Khuyến khích người lao động hăng say làm việc. + Nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động. + Bảo vệ được sức khoẻ người lao động. + Góp phần thúc đẩy sản suất của xã hội phát triển. 1.1.3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động 1.1.3.1. Tính pháp luật - Nhà nước đã quy định những nguyên tắc, những nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động thành luật pháp các cấp các ngành, mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành thông qua các quy trình, quy phạm điều lệ và nội quy cụ thể, ai vi phạm mà không chấp hành là vi phạm pháp luật nhà nước. - Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động. Như vậy tính pháp luật thể hiện ở chỗ các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp tổ chức xã hội về bảo hộ lao động được thực hiện phải thể chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn về quy định hướng dẫn buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức cá nhân phải nghiêm túc thực hiện. Đồng thời phải tiến hành kiểm tra, thanh tra một cách thường xuyên, khen thưởng và xử phạt nghiêm minh và kịp thời để công tác bảo hộ lao động mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực. 1.1.3.2. Tính khoa học 7
  8. - Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là do điều kiện kỹ thuật hoặc điều kiện môi trường làm việc không đảm bảo. - Muốn đảm bảo an toàn trong lao động cần phải cải tiến thiết bị, máy móc hoàn chỉnh, quy trình công nghệ khoa học hợp lý. - Khi nền sản suất và khoa học phát triển thì biện pháp đề phòng tai nạn lao động càng được nâng cao. - Công tác kỹ thuật gắn liền với bảo hộ lao động theo các nội dung sau: + Che chắn thiết bị, bộ phận chuyển động để không gây ra tai nạn. + Trang bị thiết bị hút bụi để tránh bệnh nghề nghiệp. +Thực hiện tự động hoá và điều khiển từ xa để tránh nhiễm độc, hơi độc và bụi. + Cải thiện điều kiện môi trường làm việc của người lao động. Bảo hộ lao động (BHLĐ) mang tính chất khoa học kỹ thuật, vì mọi hoạt động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật, các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng các yếu tố nguy hiểm và có hại đến cơ thể người lao động cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường lao động, các giải pháp kỹ thuật an toàn…đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật. 1.1.3.3. Tính quần chúng - Công nhân trực tiếp sản suất là những người hiểu rõ nhất tình trạng thiết bị, máy móc và những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, các loại bệnh tật khác. Vì vậy muốn thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động trước hết phải tuyên truyền cho mọi người lao động thấy rõ lợi ích thiết thực của công tác bảo hộ lao động. Đồng thời tăng cường nghiên cứu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản suất. Nội dung BHLĐ mang tính quần chúng rộng rãi vì tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ, đồng thời họ cũng là chủ thể tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Mọi hoạt động BHLĐ chỉ có kết quả khi mọi cấp, mọi người sử dụng lao động, mọi cán bộ kỹ thuật và người lao động tự giác, tích cực tham gia và thực hiện các luật lệ, quy định, chế độ chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp cải thiện nơi làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và hướng tới tất cả vì con người. 1.2. Luật Bảo hộ lao động 1.2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 8
  9. Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công nhân viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan của nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam. 1.2.2. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi 1.2.2.1. Thời gian làm việc - Thời gian làm việc của công nhân, viên chức bình thường không quá  8 giờ/ ngày hoặc 40 giờ/ tuần. - Đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được rút ngắn từ 1 đến 2 giờ trong ngày so với công việc bình thường. - Đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ 7 được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc (phụ nữ có thai đến tháng thứ 7 hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không được làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm). - Người lao động và người sử dụng lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ nhưng không được quá 4 giờ/ ngày, 200 giờ/ năm. 1.2.2.2. Thời gian nghỉ ngơi - Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ tính vào giờ làm việc. - Người làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. - Người làm ca đêm được nghỉ ít nhất giữa ca 45 phút tính vào giờ làm việc. - Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 2 ngày (48 giờ liên tục ). - Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết. Nếu ngày nghỉ trùng với ngày nghỉ cuối tuần thì được bố trí nghỉ bù vào ngày khác. - Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào thứ 7, chủ nhật hoặc vào ngày cố định khác trong tuần. - Người lao động có 12 tháng làm việc tại doanh nghiệp hoặc với một số người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương theo quy định sau đây. + 12 ngày đối với công nhân làm việc bình thường. + 14 ngày đối với công nhân làm việc nặng nhọc. + 16 ngày đối với công nhân làm việc đặc biệt nặng nhọc. + Từ năm thứ 5 trở đi mỗi năm được nghỉ thêm một ngày. 1.2.3. Chế độ lao động đối với nữ công nhân viên và học sinh 9
  10. 1.2.3.1. Đối với lao động nữ Luật pháp bảo hộ lao động đã nêu rõ: Nghiêm cấm mọi tổ chức cá nhân, sử dụng lao động là phụ nữ và thiếu niên vào các công việc nặng nhọc và độc hại. * Các điều kiện lao động sau không được sử dụng lao động nữ: + Nơi có áp suất lớn hơn áp suất của khí quyển: Trong hầm, lò… + Nơi cheo leo nguy hiểm. + Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý của phụ nữ. + Ngâm mình thường xuyên dưới nước, ngâm mình dưới nước bụi bẩn dễ nhiễm trùng. + Công việc nặng nhọc quá mức: Mức tiêu hao năng lượng TB  5 kcal/ phút, nhịp tim TB  120 lần/ phút. + Tiếp xúc với hoá chất có khả năng gây biến đổi gen. Lao động nữ có những đặc thù so với lao động nam, ngoài lao động còn có chức năng sinh đẻ, nuôi con. Điều 111,112, 113, 114,115,116 của Bộ luật Lao động, quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ. Nội dung chính của các điều như sau: - Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con. - Doanh nghiệp đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời gian làm việc. Ngoài ra còn một số văn bản hướng dẫn nội dung thực hiện chế độ đối với lao động nữ: - Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ. Phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động. - Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng được nghỉ mỗi ngày 60 phút. - Nơi có sử dụng lao động nữ phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ. - Trong thời gian nghỉ việc để đi khám thai, do sẩy thai, nghỉ để chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau, người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. 10
  11. 1.2.3.2. Đối với lao động là học sinh (lao động chưa thành niên) Theo Bộ Luật Lao động 2012, lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. a. Thời giờ làm việc của lao động là người chưa thành niên - Đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: không quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần; được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm nhưng chỉ trong một số nghề công việc. - Dưới 15 tuổi: không quá 4 giờ/ngày và 20 giờ/tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào bên đêm. b. Lao động là người dưới 15 tuổi Người sử dụng lao động khi tuyển dụng lao động là người dưới 15 tuổi cần lưu ý các điều kiện sau: - Chỉ được tuyển dụng vào làm các công việc nhẹ theo danh mục của Bộ LĐTBXH quy định. - Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người lao động. - Khi tuyển dụng phải có giấy khám sức khoẻ của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khoẻ phù hợp công việc; tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần. - Phải thông báo bằng văn bản về Sở LĐTBXH cấp tỉnh nơi cơ sở đặt trụ sở chính trong vòng 30 ngày từ ngày bắt đầu tuyển dụng vào làm việc. - Hằng năm, báo cáo việc sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. * Danh mục công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc: - Diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước). - Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền. *Danh mục công việc được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm việc: - Những công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc. 11
  12. - Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế. - Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he. - Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình. - Nuôi tằm. - Gói kẹo dừa. Lưu ý: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động là người chưa thành niên vào các công việc hay nơi làm việc tại Điều 165 Bộ Luật Lao động 2012 và Danh mục kèm theo Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH. * Cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên trong công việc sau: - Đốn những cây thẳng đứng có đường kính  35cm. - Cưa cắt cành, tỉa cành trên cao - Xuôi bè mảng trên sông có nhiều ghềnh thác. - Nghiêm cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ 1 số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. - Vận hành các loại máy móc, thiết bị, khối lượng mang vác vượt quá: Phân loại Công việc gián đoạn (Kg) Công việc liên tục (Kg) Nam: 15 Nam: 10 Từ 15 đến 16 tuổi Nữ: 12 Nữ: 8 Nam: 30 Nam: 20 Từ 16 đến 18 tuổi Nữ: 25 Nữ: 15 1.2.4. Chế độ trang bị phòng hộ lao động 1.2.4.1. Phương tiện bảo vệ cá nhân Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện mà trong quá trình lao động sản xuất kinh doanh người lao động được trang bị để ngăn ngừa tai nạn lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. 1.2.4.2. Nguyên tắc trang bị Nguyên tắc cấp trang bị phòng hộ lao động cho công nhân viên chức dựa trên các điều kiện sau: - Làm việc trong những nơi có chất độc haị. - Làm việc trong điều kiện không bình thường. 12
  13. - Làm việc trong điều kiện nguy hiểm. - Các trang bị trên không phải trả tiền theo đúng chế độ quy định - Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải được sản xuất, nhập khẩu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước ban hành. Nếu người lao động bị tai nạn lao động do thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc bị truy tố trước pháp luật tùy theo mức độ nghiêm trọng của tai nạn lao động. 1.2.4.3. Nguyên tắc sử dụng - Phải hướng dẫn cho người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi giao cho họ và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng. - Người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân bắt buộc phải sử dụng theo đúng quy định trong khi làm việc. - Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật an toàn cao như: găng tay, ủng, sào cách điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, phao...phải được kiểm tra, nghiệm thu sau thời gian sử dụng, có lập sổ theo dõi. Người lao động trước khi sử dụng phải kiểm tra lại các phương tiện bảo vệ cá nhân đề phòng những trường hợp hư hỏng bất ngờ. - Các phương tiện bảo vệ cá nhân được sử dụng ở những nơi dơ bẩn, nhiễm độc, khử trùng, khử độc bằng các phương pháp thích hợp. Căn cứ vào tính chất công việc, tần số sử dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân mà các tổ chức, bộ phận chức năng quy định thời gian sử dụng cho phù hợp. Hình 1: kính bảo hộ Hình 2: Dây an toàn 1.2.4.4. Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động a. Đối với người lao động 13
  14. * Quyền lợi - Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, cải thiện điều kiện làm việc. - Yêu cầu được trang bị, cấp phát đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, tập huấn, huấn luyện, thực hiện các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động, được bồi thường hiện vật theo quy định của nhà nước. - Từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp. - Khiếu nại hoặc tố cáo với những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện những vi phạm về luật bảo hộ lao động. * Trách nhiệm - Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc và nhiệm vụ được giao. - Phải sử dụng, bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh nơi làm việc. - Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. - Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. b. Đối với người sử dụng lao động * Quyền lợi - Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động. - Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm lao động trong việc thực hiện an toàn lao động. - Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên an toàn lao động nhưng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định đó. * Trách nhiệm - Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động và cải thiện điều kiện lao động. - Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động theo quy định của Nhà nước. - Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động phù hợp với từng loại máy móc thiết bị, quy trình công nghệ theo đúng quy định của Nhà nước. 14
  15. - Tổ chức hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định biện pháp an toàn đối với người lao động. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. 1.3. Các nguyên tắc cơ bản và tư thế trong lao động. 1.3.1. Các nguyên tắc cơ bản về tư thế trong lao động - Tư thế lao động phải tiết kiệm tối đa sức lực của người lao động. - Tư thế lao động phải đạt được sao cho cánh tay đòn có lực cản nhỏ nhất. - Tư thế lao động phải được duy trì ở tư thế cân bằng. - Lựa chọn tư thế và thao tác lao động phù hợp để phát huy tối đa sức lực của cơ thể vào mục đích lao động. - Tư thế lao động phải thoải mái vững chắc. 1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản về thao tác, động tác trong lao động - Vận tốc thao tác tối ưu. - Thao tác trong các vùng tối ưu. Hình 3: Tư thế lao động sai - Khối lượng mang vác tối ưu. + Khối lượng mang vác đối với nữ thanh niên là ≤ 15 kg . + Đối với học sinh phổ thông là ≤ 1/3trọng lượng cơ thể . +Trường hợp cần thiết thì tăng vận tốc lao động sẽ đỡ mệt hơn so với tăng trọng tải. - Sử dụng đồng thời cả hai tay trong lao động - Lợi dụng quán tính đúng lúc trong các thao tác lao động: vung dao, cuốc... 1.3.3. Kỹ thuật nâng, vận chuyển vật nặng 1.3.3.1. Kỹ thuật nâng vật nặng - Kiểm tra vật định nâng và vận chuyển: về hình dáng, kích thước... - Sử dụng công cụ phụ trợ khi cần thiết - Đứng gần vật định nâng, hạ thấp trọng tâm cơ thể giữ lưng thẳng - Hít thật sâu trước khi nâng vật để hỗ trợ tốt cho chống đỡ cột sống - Giữ vật nâng chắc chắn. - Tránh xoay người khi mang vác và vận chuyển vật nặng. 15
  16. Hình 4: Kỹ thuật nâng, vận chuyển Hình 5: Kỹ thuật nâng, vận chuyển vật nặng đúng vật nặng sai 1.3.3.2. Kỹ thuật vận chuyển vật nặng - Dọn chướng ngại vật trên đường vận chuyển (thường đối với vận xuất trong khai thác gỗ và tre nứa, làm đường...) - Khi vật nặng được đặt lên vai phải được phân phối đều cho cả hai bên - Không nghiêng mình hoặc xoay người đột ngột trong quá trình vận chuyển vật nặng. - Khi mang vác vật nặng nên di chuyển với vận tốc lớn hơn vận tốc đi bộ bình thường . 1.4. Mệt mỏi và các biện pháp phòng tránh mệt mỏi 1.4.1. Khái niệm về mệt mỏi - Mệt mỏi là phản ứng bảo vệ cơ thể mà nguyên nhân chủ yếu là do quá trình lao động căng thẳng kéo dài làm giảm khả năng hoạt động của cơ thể. 1.4.2. Các loại mệt mỏi - Mệt mỏi cơ bắp - Mệt mỏi mắt - Mệt mỏi tinh thần hay tâm lý - Mệt mỏi do độ chính xác của công việc - Mệt mỏi do thần kinh 1.4.3. Nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh mệt mỏi 1.4.3.1. Nguyên nhân 16
  17. - Do hoạt động thể lực kéo dài - Do sự căng thẳng tập trung chú ý khi làm việc - Do tính chất công việc đơn điệu - Do tiếp xúc với tiếng ồn, khí độc, rung động - Do quan hệ trong tập thể lao động không tốt - Do tổ chức lao động không hợp lý 1.4.3.2. Biện pháp phòng tránh mệt mỏi - Giảm cường độ lao động quá mức hoặc rút bớt thời gian lao động - Tạo ra môi trường làm việc phù hợp - Tạo ra động cơ làm việc tốt - Xây dựng mối quan hệ tốt trong tập thể những người lao động - Tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học. - Nghỉ ngơi hợp lý trong và sau lao động. - Nghỉ ngơi kết hợp với giải trí như : Đọc sách báo, xem phim, chơi thể thao CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác bảo hộ lao động. Câu 2: Trình bày chế độ lao động đối với nữ công nhân viên và học sinh. Câu 3: Trình bày chế độ lao động đối với lao động là học sinh. Câu 4: Trình bày nguyên tắc trang bị và sử dụng đối với trang bị phòng hộ lao động. Câu 5: Người lao động và người sử dụng lao động có quyền lợi và trách nhiệm gì. Câu 6: Trình bày các nguyên tắc cơ bản về tư thế trong lao động. Câu 7: Trình bày các nguyên tắc cơ bản về thao tác, động tác trong lao động. Câu 8: Trình bày kỹ thuật nâng, vận chuyển vật nặng. Câu 9: Trình bày các loại mệt mỏi. Nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh mệt mỏi. 17
  18. CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN NGÀNH NÔNG LÂM Thời gian: 14 giờ (Trong đó 5 giờ lý thuyết, 8 giờ thực hành, 1 giờ kiểm tra 2.1. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu Khí hậu là các trạng thái về vật lý của không khí bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ và tốc độ chuyển động của không khí có tác động trực tiếp đến người lao động. 2.1.1. Ảnh hưởng của khí hậu nóng tới cơ thể người lao động 2.1.1.1. Gây ra những biến đổi sinh lý Cơ thể con người có nhiệt độ trung bình là 37 0c không thay đổi với nhiệt độ của môi trường do cơ thể con người có cơ chế điều hòa nhiệt (sinh nhiệt và thải nhiệt). Nó đảm bảo cân bằng lượng nhiệt thu vào và lượng nhiệt thải ra. Nhiệt sinh ra để xây dựng cơ thể và phục vụ các hoạt động của con người. * Quá trình thải nhiệt 18
  19. - Nếu làm việc trong điều kiện khí hậu xấu sẽ ảnh hưởng tới quá trình thải nhiệt. Trong điều kiện làm việc ở môi trường bình thường, cơ thể thải nhiệt bằng 3 con đường: Đường đối lưu, đường bức xạ, đường dẫn chuyền). - Lao động trong môi trường nóng, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi để cân bằng nhiệt (có thể lên tới 5-7 lít/ngày làm việc và làm sụt trọng lượng cơ thể từ 0,4-4 kg). - Khi ra mồ hôi cơ thể mất nước, Vitamin, mất một lượng muối ăn đáng kể khoảng 20g/ngày và một số muối khác như: Muối kali, Canxi, Iôt… và một số vitamin C, B1, B2…đây là 3 thành phần quan trọng trong cơ thể con người. + Mất nước: Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, quá trình tuần hoàn máu, gây ra các phản xạ thần kinh giảm, hoa mắt, chóng mặt dễ gây ra tai nạn. + Mất muối: Làm mất sự cân bằng chất kiềm tan trong dịch vị dạ dày, gây ảnh hưởng tới đường ruột, cơ quan tiêu hóa bị tổn thương. + Mất các chất khoáng Vitamin: Làm cơ thể bị suy nhược, mất sức đề kháng. - Làm cho khối lượng máu,tỷ lệ máu, độ nhớt của máu thay đổi - Tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp năng lượng và thải nhiệt - Chức năng của thận bị ảnh hưởng : nước thải qua thận chỉ còn 10-15 % so với lúc bình thường - Chức năng của hệ thần kinh bị ảnh hưởng 2.1.1.2. Gây ra những rối loạn bệnh lý - Chứng say nóng: Bệnh về đường hô hấp, thần kinh, mắt, thận, đường tiêu hóa - Chứng co giật: Suy tim, co cơ, suy nhược cơ thể… 2.1.2. Ảnh hưởng của khí hậu lạnh tới cơ thể người lao động - Nhiệt độ da của cơ thể hạ thấp hơn mức bình thường, da trở nên tái nhợt. - Làm giảm nhịp tim và nhịp thở nhưng nhu cầu ôxi lại tăng do cơ và gan làm việc nhiều để sinh nhiệt chống lại khí hậu lạnh. - Có thể làm các cơ co lại và gây cảm giác tê cóng tay, chân, khó vận động, mất cảm giác dễ gây tai nạn. - Khí hậu lạnh gây ra một số bệnh như: Đau cơ, viêm cơ, viêm dây thần kinh, hen phế quản, viêm mũi, thấp khớp, làm giảm sức đề kháng miễn dịch của cơ thể. 2.1.3. Biện pháp phòng tránh tác hại của khí hậu xấu Nghề lâm sinh thường làm việc ngoài trời nên không có điều kiện cải thiện yếu tố môi trường vì vậy nâng cao năng suất lao động, duy trì lao động lâu dài, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động cần phải thực hiện các biện pháp sau: 2.1.3.1. Biện pháp phòng tránh tác hại của khí hậu nóng 19
  20. - Bố trí thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động từ 11giờ sáng đến 15 giờ chiều vì khoảng thời gian đó lượng bức xạ mặt trời tập trung cao nhất. - Mang theo nón mũ, mũ rộng vành - Mặc quần, áo có màu nhạt để giảm lượng hấp thụ bức xạ nhiệt và dễ thoát mồ hôi - Tổ chức nghỉ ngơi xen kẽ hợp lý trong quá trình làm việc - Mang theo nước uống: Uống làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 0,1 lít. - Mang theo túi thuốc cá nhân - Thực hiện đúng nguyên tắc, quy định, quy trình về an toàn lao động. Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định, có chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh. *Chú ý: Các loại nước uống tốt để chống nóng như nước rau quả có pha 2,5g muối/1lít nước, nước cháo loãng, nước chè xanh … 2.1.3.2. Biện pháp phòng tránh tác hại của khí hậu lạnh - Bố trí thời gian làm việc hợp lý tránh được sương giá lúc sáng sớm hoặc chiều tối - Tổ chức nghỉ ngơi xen kẽ hợp lý trong quá trình làm việc - Cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể khi lao động trong môi trường lạnh - Hạn chế sự mất nhiệt của cơ thể: Trước khi đi làm cần mặc đủ ấm, đảm bảo giữ ấm đầu, cổ, tay, chân. Không để gió lùa vào các khe hở tự nhiên như thắt lưng, cổ tay… - Mùa đông cần có bữa ăn sáng và ăn nóng, đi giầy hoặc ủng tráng bị ẩm ướt - Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân hợp lý, đúng chủng loại, đúng yêu cầu. 2.2. Ảnh hưởng của điều kiện địa hình Đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp là ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Nơi xa khu dân cư, điều kiện đi lại khó khăn. Làm việc ngoài trời luôn chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên (nắng, nóng, mưa, bão…) Do địa hình hoạt động sản xuất của công nhân lâm nghiệp thường ở các vùng rừng núi có độ dốc lớn nên đã ảnh hưởng rất lớn đến thời gian tác nghiệp, tư thế lao động và thao tác kỹ thuật. - Giảm năng suất lao động - Giảm thời gian tác nghiệp - Ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động - Ảnh hưởng đến tư thế lao động và thao tác kỹ thuật 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2