intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bài 4: Quy phạm pháp luật

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:25

170
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bài 4: Quy phạm pháp luật được biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những kiến thức về khái niệm và đặc điểm; cơ cấu của quy phạm pháp luật; phân loại các quy phạm pháp luật; phương thức thể hiện quy phạm trong văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bài 4: Quy phạm pháp luật

  1. Bài 4: Quy phạm pháp luật  Thời lượng: 3 tiết  Mục tiêu bài học Hiểu, phân tích cơ cấu quy phạm pháp luật Biết các cách thức xây dựng một quy phạm  Phương pháp Thuyết giảng Tình huống
  2. NỘI DUNG 1. Khái niệm và đặc điểm 2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật 3. Phân loại các quy phạm pháp luật 4. Phương thức thể hiện quy phạm trong văn bản quy phạm pháp luật
  3. 1. Khái niệm và đặc điểm Khái niệm: Quy phạm pháp luật XHCN là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Đặc điểm: - Quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung - Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận - Được nhà nước bảo đảm thực hiện
  4. 2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật CÁC BỘ PHẬN NỘI DUNG PHÂN TÍCH  Giả định Khái niệm Vai trò  Quy định Yêu cầu Cách xác định  Chế tài Phân loại
  5. Giả định  Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật nêu những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra và cá nhân hay tổ chức trong những điều kiện đó, chịu sự tác động của quy phạm pháp luật  Vai trò: xác định phạm vi tác động của pháp luật  Yêu cầu: hoàn cảnh, điều kiện rõ ràng, sát với thực tế  Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào?  Phân loại: căn cứ vào số lượng, mối quan hệ giữa các điều kiện, chia thành giả định giản đơn và giả định phức tạp
  6. Quy định  Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật, chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước, nêu cách thức xử sự của chủ thể trong hoàn cảnh đã nêu tại bộ phận giả định  Vai trò: mô hình hoá ý chí nhà nước, cụ thể hoá cách thức xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật.  Yêu cầu: chính xác, rõ ràng, chặt chẽ.  Xác định: trả lời câu hỏi chủ thể sẽ làm gì và như thế nào?  Phân loại: Dựa vào mệnh lệnh được, quy định chia thành hai loại, dứt khoát (một cách thức xử sự, không lựa chọn) và không dứt khoát (nhiều cách thức xử sự, có lựa chọn)
  7. Chế tài  Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng nội dung phần quy định  Vai trò: bảo đảm cho quy phạm pháp luật được thực hiện  Yêu cầu: biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của sự vi phạm  Xác định: trả lời câu hỏi hậu quả phải chịu là gì nếu chủ thể không thực hiện đúng nội dung bộ phận quy định  Dựa vào biện pháp, mức áp dụng, chế tài chia thành hai loại, cố định và không cố định hoặc chia theo lĩnh vực pháp luật (hình sự, dân sự hành chính, kỷ luật).
  8. 3. Phân loại các quy phạm pháp luật  Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh Quy phạm cấm: cấm thực hiện hành vi Quy phạm bắt buộc: buộc thực hiện hành vi Quy phạm trao quyền: quyền lựa chọn xử sự  Căn cứ vào nội dung của quy phạm Quy phạm định nghĩa: giải thích, nêu khái niệm pháp lý Quy phạm điều chỉnh: thiết lập quyền và nghĩa vụ pháp lý Quy phạm bảo vệ: xác định biện pháp cưỡng chế nhà nước  Căn cứ vào tác dụng của quy phạm Quy phạm nội dung: xác định quyền và nghĩa vụ Quy phạm hình thức: xác định trình tự, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ
  9. 4. Phương thức thể hiện quy phạm pháp luật Phương thức thể hiện cơ cấu Phương thức thể hiện trong điều luật Phương thức thể hiện nội dung
  10. 4.1 Thể hiện cơ cấu theo ba bộ phận  Sự thể hiện quy phạm theo cơ cấu ba bộ phận có đặc điểm: Quy phạm cụ thể có thể không có đủ ba bộ phận giả định, quy định, chế tài Trật tự các bộ phận có thể thay đổi Các bộ phận có sự liên hệ chặt chẽ về nội dung  Lý do bởi sự đa dạng về: Mục đích điều chỉnh (chủ quan); Tính chất quan hệ xã hội (khách quan)
  11. 4.2 Thể hiện trong điều luật • Một quy phạm có thể trình bày trong một điều luật • Trong một điều luật có thể có nhiều quy phạm. • Lý do: tùy thuộc vào cách sắp xếp các quy phạm trong văn bản quy phạm pháp luật để văn bản có tính hệ thống, gọn, dễ hiểu, dễ xác định
  12. 4.3 Thể hiện theo nội dung • Trực tiếp: thể hiện đầy đủ các thành phần quy phạm • Viện dẫn: dẫn nội dung điều luật khác. • Mẫu: cần tham khảo ở những văn bản khác. • Lý do: đảm bảo tính hệ thống của pháp luật, sự liên kết giữa các quan hệ xã hội, tránh trùng lặp,.
  13. Bài tập  Xây dựng quy phạm xử phạt hành vi trộm, cắp tài sản của công ty.  Hãy xây dựng một quy tắc để chấm dứt tình trạng đi làm trễ phổ biến trong công ty.  Hãy thiết kế quy phạm để khuyến khích công nhân tiết kiệm năng lượng cho công ty.  Xây dựng quy định về cách thức xử lý kỷ luật khi đi làm trễ.  Lưu ý: những số liệu cụ thể, sinh viên tự thiết kế sao cho phù hợp ( ví dụ: mức thưởng, phạt, cách thức thực hiện…)
  14. Ví dụ 1 Giả định giản đơn • Điều 103. Tội đe dọa giết người (Bộ luật hình sự 1999) • 1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. • 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: • a) Đối với nhiều người; • b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; • c) Đối với trẻ em; • d) Để che dấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
  15. Ví dụ 2 Giả định phức tạp • Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Bộ luật hình sự 1999) • 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. • 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: • a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; • b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
  16. Ví dụ 3: Quy định dứt khoát • Điều 46. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan (luật sở hữu trí tuệ 2005) • 1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
  17. Ví dụ 4: Quy định không dứt khoát • Điều 50. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan(luật sở hữu trí tuệ 2005) 1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
  18. Ví dụ 5: Chế tài cố định Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau: a) Tự ý thay đổi chủng loại, số lượng, chất lượng, trọng lượng hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan; b) Tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan. 4. Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp tang vật vi phạm không còn thì buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
  19. Ví dụ 6: Chế tài không cố định Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Bộ luật hình sự 1999) Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
  20. Ví dụ 7: Phân loại theo tính chất mệnh lệnh Quy phạm cấm: (Điều 100. Tội bức tử, Bộ luật hình sự 1999, khoản1) Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Quy phạm bắt buộc:(Bộ Luật Dân sự 1995, Điều 274 Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa) Chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề Quy phạm trao quyền: (Bộ Luật Dân sự 1995, Điều 26, Quyền đối với họ, tên): 1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2