intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bài 1: Học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản - ThS. Phạm Văn Khuynh

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:42

373
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Bài 1: Học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản" do ThS. Phạm Văn Khuynh biên soạn cung cấp cho người học các kiến thức: Khái quát quá trình ra đời, phát triển học thuyết Mác-Lênin về Đảng Cộng sản; tư tưởng cơ bản của C, Mác và Ph. Ăngghen về chính đảng độc lập của giai cấp vô sản; những nguyên lý của V. I. Lê nin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bài 1: Học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản - ThS. Phạm Văn Khuynh

  1. Bài 1. HỌC THUYẾT MÁC ­ LÊNIN VỀ  ĐẢNG CỘNG SẢN.   Ths. Phạm Văn Khuynh      phamvankhuynh@gmail.com.
  2. MỤC TIÊU: ­ Hiểu được sự ra đời của Đảng Cộng sản là  tất yếu khách quan.  ­ Nắm vững những nguyên tắc cơ bản về xây  dựng một chính Đảng cách mạng của giai cấp  công nhân ­ Nắm được ý nghĩa của học thuyết trong xem  xét, đánh giá các Đảng Cộng sản hiện nay  trên thế giới. ­ Trên cơ sở đó góp phần vào sự nghiệp đổi  mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
  3. NỘI DUNG: I.  Khái  quát  quá  trình  ra  đời,  phát  triển  học  thuyết Mác­Lênin về Đảng Cộng sản.  II.  Tư  tưởng  cơ  bản  của  C,  Mác  và  Ph.  Ăngghen  về  chính  đảng  độc  lập  của  giai  cấp  vô sản. III. Những nguyên lý của V. I. Lê nin về Đảng  kiểu mới của giai cấp công nhân. IV.  Ý  nghĩa  của  học  thuyết  Mác­Lênin  về  Đảng Cộng sản.
  4. I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH RA ĐỜI,  PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT  MÁC­LÊNIN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN.
  5. 1. C. Mác và Ph. Ăngghen người đầu tiên xây dựng những tư  tưởng về Đảng Cộng sản và trực tiếp áp dụng vào công tác  xây dựng Đảng. a.  Tư  tưởng  về  Đảng  Cộng  sản  được  hình  thành  cùng  với  quá  trình  phát  triển,  hoàn  thiện  tư  tưởng,    quan  điểm  duy  vật  về  lịch  sử,  về  chủ nghĩa cộng sản và về sứ mệnh  lịch sử của giai cấp công nhân. Hoàn cảnh lịch sử:  ­ Giữa thế kỷ XIX, phương thức sản xuất TBCN đã thống trị các nước Tây Âu. Giai  cấp tư sản đang đóng vai trò là giai cấp trung tân của thời đại.   ­ Mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản càng trở lên gay gắt, phong trào đấu  tranh  của  giai  cấp  công  nhân  phát  triển  mạnh  mẽ,  tổ  chức  ngày  càng  rộng  lớn  và  chặt chẽ, nhiều phong trào đã mang tính quốc tế. ­ Do chưa có lý luận dẫn đường, nên phong trào công nhân chịu  ảnh hưởng phong  trào của giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản và chủ nghĩa xã hội không tưởng.    
  6.  Tư tưởng của Mác, Ăng ghen: ­ Từ quan điểm duy tâm, chuyển hẳn sang lập trường duy  vật về lịch sử, Mác, Ăng ghen đã chứng minh một cách  khoa học về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản  và sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản.   “Sư  sụp  đổ  của  chủ  nghĩa  tư  bản  và  sự  thắng  lợi  của  giai cấp vô sản là tất yếu như nhau” (Tuyên ngôn của  ĐCS). ­ Các ông đã phát hiện và chứng minh một cách khoa học  về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, là  người  “đào  huyệt”  chôn  CNTB,  xây  dựng  chế  độ  xã  hội mới­chủ nghĩa cộng sản. ­ Các ông còn khẳng định: giai cấp công nhân muốn thực  hiện được sứ mệnh lịch sử  ấy,  điều kiện tiên quyết  là 
  7. b. C.Mác và Ph.Ăngghen trực tiếp áp dụng và phát  triển những tư tưởng về Đảng Cộng sản vào thực  tiễn. Mác, Ăngghen là người sáng lập, lãnh đạo và trực tiếp  áp  dụng  tư  tưởng  về  ĐCS  vào  ba  tổ  chức  cộng  sản  quốc tế:  ­ Liên Đoàn những người cộng sản (1848­1852).  ­ Hội Liên hiệp công nhân quốc tế ­ Quốc tế I  (1864­ 1872).  ­ Quốc tế II (1889­1914).  Sau năm 1895 Ăngghen qua đời, các lãnh tụ Quốc tế II  là Becxtanh và Cauxki đã phản bội giai cấp công nhân,  biến QT.II thành đảng cơ hội. Phong trào công nhân đã  đi vào thoái trào, khủng hoảng vế lý luận.
  8. 2. V.I. Lênin kế thừa, phát triển những tư tưởng của  Mác, Ăngghen về đảng cộng sản trong điều kiện mới.   a. Lê nin phê phán kịch liệt các đảng của                        Quốc tế II, sau Ăngghen qua đời.                    ­ Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB đã         chuyển thành CNĐQ, thời cơ của cách mạng vô  sản  đang  đến  gần,  nhưng  các  đảng  của  QT  II  đi  theo  con  đường  cơ  hội  chủ  nghĩa,  đòi  xét  lại  chủ  nghĩa  Mác,  đấu  tranh cải lương, từ bỏ các nguyên tắc cơ bản về đảng cộng  sản.  ­ Nhiệm vụ cấp bách lúc này là phải bảo vệ và phát triển  học thuyết của Mác, trong đó có học thuyết về Đảng Cộng  sản. Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, nhằm xây dựng một  chính  đảng  thật  sự  cách  mạng  và  khoa  học  theo  tư  tưởng  của Mác.
  9. b. Lênin kế thừa, phát triển những tư tưởng của Mác,  Ăngghen, xây dựng học thuyết về đảng kiểu mới của  giai cấp công nhân. - Lê  nin  kế  thừa,  phát  triển  sáng  tạo  những  nguyên  lý  của  Mác,  Ăngghen  về  ĐCS,  xây  dựng  nên  học  thuyết  về  đảng  kiểu  mới  của  giai cấp công nhân.   ­  Lê  nin  đã  áp  dụng  vào  xây  dựng  Đảng  Công  nhân  dân  chủ­xã  hôi  Nga,  một  đảng  kiểu  mới  của  giai  cấp  công  nhân.  Đảng  đã  lãnh  đạo  nhân  dân  Nga  làm  nên  Cách  mạng  Tháng  Mười  vĩ  đại,  xây  dựng  nhà  nước Xô viết đầu tiên trên thế giới.
  10. 3. Các Đảng Cộng sản tiếp tục áp dụng, phát triển  học thuyết Mác­Lênin về ĐCS trong điều kiện  đảng cầm quyền. a. Đảng Cộng sản (b) Nga và ĐCS Liên Xô trước và trong  Chiến tranh thế giới lần II. - Sau khi giành chính quyền, Lê nin tiếp tục phát triển học  thuyết  trong  điều  kiện  Đảng  cầm  quyền. Những  tư  tương  của Lê nin về đảng cầm quyền là chỉ dẫn quan trọng trong  xây  dựng  Đảng  Cộng  sản  Liên  Xô,  mà  tiền  thân  là  Đảng  Cộng sản (b) Nga, sau khi Lê nin qua đời.   ­  Đảng  Cộng  sản  Liên  Xô  đã  trở  thành  một  Đảng  vững  mạnh, lãnh đạo nhân dân Liên Xô đạt được những kỳ tích vĩ  đại trong xây dựng CNXH và chiến thắng chủ nghĩa phát xít  trong Đại chiến thế giới II, mở đường cho hệ thống XHCN 
  11. b. Đảng Cộng sản Liên Xô và ĐCS các nước  XHCN sau Đại chiến thế giới thứ II.   ­  Quốc tế Cộng sản (QT III), do Lê nin sáng lập, đã có vai  trò  to  lớn  trong  sự  ra  đời  của  Đảng  Cộng  sản  ở  các  nước,  đặc  biệt  sau  Đại  chiến  thế  giới  lần  II.  Dưới  sự  lãnh  đạo  của Đảng Cộng sản, mà trụ cột là Liên Xô, các nước XHCN  đã  đạt  được  những  kỳ  tích  rực  rỡ  trên  các  lĩnh  vực  trong  suốt gần bốn thập niên.   ­  Đầu  những  năm  80  của  thế  kỷ  XX,  các  nước  XHCN  ở  Liên Xô và Đông Âu tiến hành cải cách, cải tổ. Quá trình đó  đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, Đảng mất vai trò  lãnh đạo, dẫn đên sự sụp đổ của của CNXH ở các nước.  ­ Hiện nay, cách mạng thế giới đang  ở giai đoạn thoái trào,  nhưng  đi  lên  chủ  nghĩa  xã  hội  là  một  tất  yếu  lịch  sử  của  cách mạng thế giới, không thể đảo ngược. 
  12. II. II. T TƯƯ T ƯỞNG C  TƯỞ Ơ B NG CƠ ẢN C  BẢ N CỦỦA C.MÁC VÀ PH A C.MÁC VÀ P ĂNGGHEN V ĂNGGHEN VỀ Ề CHÍNH Đ  CHÍNH ĐẢ ẢNG Đ NG ĐỘỘC L C LẬẬPP C CỦỦA GIAI C ẤP  A GIAI CẤ P  CÔNG NHÂN. CÔNG NHÂN.
  13. Anh (chị) hãy cho biết: - “Chính đảng” là gì? - Chính đảng mang bản chất của mọi giai cấp hay của một giai cấp? - Một giai cấp chỉ có một đảng hay có nhiều đảng?
  14. 1. Giai cấp, đấu tranh giai cấp và chính đảng.  a. Đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô  sản và tư sản.  ­ Xã hội loài người từ khi phân chia giai cấp, do mâu thuẫn về  lợi  ích  mà  sinh  ra  các  cuộc  đấu  tranh  giữa  các  giai  cấp  với  nhau. “Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chi là lịch sử đấu  tranh giai cấp” (Tuyên ngôn…)    ­  Đấu  tranh  giai  cấp  diễn  ra  từ  thấp  đến  cao,  từ  đấu  tranh  kinh tế đến đấu tranh chính trị, đỉnh cao  là cuộc cách mạng xã  hội, giành quyền lực về tay một giai cấp.   ­ Đấu tranh chính trị phát triển đến trình độ nhất định dẫn tới  sự  ra  đời  của  các  chính  đảng.  Vì  vậy,  mỗi  chính  đảng  đều  mang bản chất của một giai cấp nhất định ­ giai cấp tổ chức 
  15. b. Bản chất của Đảng Cộng sản.   ­  Đảng  Cộng  sản  ra  đời  là  một  tất  yếu  trong  cuộc  đấu  tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư  sản.   ­ Mục đích của Đảng Cộng sản là lãnh đạo thực hiện sứ  mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Do đó, Đảng mang  bản chất của giai cấp công nhân.   ­ Bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện, Đảng  luôn  đứng  trên  lập  trường  giai  cấp  công  nhân,  mọi  chủ  trương chiến lược, sách lược của đảng luôn xuát phát từ  lợi ích của gia cấp công nhân. Nhưng đảng không chỉ đại  biểu  cho  quyền  lợi  của  giai  cấp  công  nhân,  mà  còn  đại  biểu cho quyền lợi của nhân dân lao động và dân tộc.
  16. 2. Đảng Cộng sản ra đời, tồn tại và phát triển là để  thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. a. Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. ­  Mác,  Ăng  ghen  đã  luận  giải  một  cách  khoa  học  về  sứ  mệnh  lịch  sử  của  giai  cấp  vô  sản:  “Trong  tất  cả  các  giai  cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp  vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều  suy  tàn  và  tiêu  vong  cùng  với  sự  phát  triển  của  đại  công  nghiệp;  giai  cấp  vô  sản  trái  lại,  là  sản  phẩm  của  nền  đại  công nghiệp” (Tuyên ngôn…)  ­ Cùng qúa trình phát triển sản xuất tư bản, giai cấp tư sản  mất  dần  vai  trò  cách  mạng;  ngược  lại  giai  cấp  vô  sản  đại  biểu  cho  phương  thức  sản  xuất  tiên  tiến,  cộng  sản  chủ  nghĩa,  ngày  càng  nắm  trong  tay  vai  trò  cách  mạng,  quyết  định sự phát triển của thời đại mới.
  17.   ­ Mục tiêu chiến đấu của giai cấp vô sản là lật đổ chế độ  TBCN, xây dựng xã hội mới, CSCN, xã hội không còn chế  độ áp bức, bóc lột. “Mục  đích  trước  mắt  của  những  người  cộng  sản  cũng  là  mục  đích  trước  mắt  của  tất  cả  các  đảng  vô  sản  khác:  tổ  chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị  của giai cấp tư sản, giai cáp vô sản giành lấy chính quyền” ( Tuyên ngôn của ĐCS)  ­ Do thúc đẩy bởi lợi nhuận, giai cấp tư sản mở rộng đầu  tư khắp toàn cầu, giai cấp vô sản các nước ra đời cùng với  sự mở rộng sản xuất  ấy, họ đều có mục tiêu đấu tranh và  kẻ thù chung. ­ PTSX TBCN là chế độ bóc lột cuối cùng trong xã hội, vì  vậy giai cấp công nhân muốn tự giải phóng mình thì đồng  thời phải giải phóng toàn thể những người lao động khác.
  18.  ­ Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới, vì  giải phóng lao động không phải là của một quốc gia dân  tộc. Khái niệm về giai cấp tư sản và vô sản  (theo Ăng ghen  viết  năm1888  trong  lần  tái  bản  Tuyên  ngôn  của  Đảng  Cộng sản bằng tiếng Đức): Giai  cấp  tư  sản  là  những  nhà  tư  bản  hiện  đại,  những  người sở hữu TLSX xã hội và sử dụng lao động làm thuê. Giai cấp vô sản là những công nhân làm thuê hiện đại vì  mất  các  TLSX  của  bản  thân  nên  buộc  phải  bán  sức  lao  động của mình để sống.
  19. Anh (chị) hãy cho biết: - Bản chất (đặc điểm) của giai cấp công nhân?
  20. b. Giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh  lịch sử của mình khi tổ chức ra một chính đảng độc lập.  ­ Chỉ khi nào giai cấp công nhân tổ chức ra được một chính  đảng độc lập thì mới hành động với tư cách là một giai cấp  độc lập.  ­ Đảng của giai cấp công nhân, vạch ra cương lĩnh, đường  lối đúng đắn, tạo cơ sở thống nhất ý chí và hành động, làm  cho  phong  trào  đấu  tranh  của  công  nhân  chuyển  từ  tự  phát  lên tự giác.  ­ Có chính đảng độc lập, giai cấp công nhân mới thoát khỏi  sự lệ thuộc vào  hệ tư tưởng tư sản, tư tương tiểu tư sản,  chủ  nghĩa  xã  hội  không  tưởng  và  các  trào  lưu  phi  vô  sản  khác.  ­ Chính đảng độc lập của giai cấp công nhân phải: độc lập 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2