intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Các nguyên lý và biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm - PGS. TS. Đoàn Huy Hậu

Chia sẻ: Dsfcf Dsfcf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

149
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Các nguyên lý và biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm nhằm trình bày về tác nhân gây bệnh, các đường lây truyền, sự khác nhau giữa khống chế, loại trừ và thanh toán, các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm như tiêm chủng, kiểm soát môi trường và phòng chống vecto.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Các nguyên lý và biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm - PGS. TS. Đoàn Huy Hậu

  1. CÁC NGUYÊN LÝ VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM
  2. CÁC NGUYÊN LÝ KIỂM SOÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM 1. Tác nhân gây bệnh: Tiêu diệt tác nhân gây bệnh bằng biện pháp điều trị đặc hiệu bệnh nhân Nếu tác nhân bên ngoài môi trường dùng biện pháp khử trùng, tiệt khuẩn, đốt, phóng xạ.
  3. CÁC NGUYÊN LÝ KIỂM SOÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM 2. Đường lây truyền: • Kiểm dịch hoặc cách ly: áp dụng đối với động vật cũng như đối với người, nhưng hiệu quả hơn là áp dụng đối với động vật Rất khó kiểm dịch đối với người, nên biện pháp này không rộng rãi trừ khi bệnh lây nhiễm cao • Người tiếp xúc: là người có thể trở thành nhiễm trùng vì tiếp xúc gần với ca bệnh. Những người này có thể cách ly, điều trị dự phòng hoặc dưới sự giám sát. • Sức khỏe môi trường: Biện pháp vệ sinh cá nhân, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường rất có hiệu quả để phòng tất cả các tác nhân lan truyền qua đường phân miệng.
  4. CÁC NGUYÊN LÝ KIỂM SOÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM 2. Đường lây truyền: • Động vật: có thể là ổ chứa hoặc cơ thể cảm thụ trung gian đều có thể kiểm soát bằng tiêu diệt hoặc tiêm chủng (bệnh dại). • Nấu nướng: Đun nấu cẩn thận thực phẩm làm cho thức ăn an toàn. Nhưng cũng có một số độc tố chịu nhiệt. • Vectơ: Kiểm soát vectơ là một trong những biện pháp phát triển nhất để cắt đứt sự lan truyền. Diệt vectơ có thể tác động vào giai đoạn ấu trùng hoặc giai đoạn trưởng thành.
  5. CÁC NGUYÊN LÝ KIỂM SOÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM 3. Cơ thể cảm thụ: Cơ thể cảm thụ có thể bảo vệ bằng các biện pháp tự nhiên (như nằm màn, mặc quần áo, xây nhà v.v.) bằng tiêm chủng phòng các bệnh đặc hiệu, hoặc uống thuốc phòng. 4. Môi trường: Môi trường có thể cải thiện bằng giáo dục, hỗ trợ (tư vấn nông nghiệp, trợ cấp, cho vay...) và tăng cường truyền thông. Đó là những biện pháp hiệu quả nhất phòng sự lây lan của bệnh.
  6. Sự khác nhau giữa khống chế, loại trừ và thanh toán • Khống chế bệnh: Làm giảm sự lưu hành của bệnh đến mức không còn là mối nguy hiểm cho sức khỏe. • Loại trừ bệnh: Làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đến mức tối thiểu (vẫn còn tồn tại tác nhân gây bệnh). Ví dụ: Loại trừ uốn ván sơ sinh có nghĩa là tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh dưới 1/ 1000 trẻ đẻ sống. • Thanh toán bệnh: Loại trừ bệnh hoàn toàn (không còn bệnh và tác nhân gây bệnh). Ví dụ: Thanh toán đậu mùa, thanh toán bại liệt.
  7. Sự khác nhau giữa khống chế và thanh toán bệnh Khống chế Thanh toán Mục đích Tỷ lệ mắc bệnh tối thiểu Loại trừ hoàn toàn Thời gian Không xác định Giới hạn Tiêm chủng Vùng mắc bệnh cao Mọi nơi Phương pháp Hiệu quả Hoàn hảo Ổ chứa Động vật hoặc môi trường Chỉ ở người Tổ chức Tốt Tốt nhất Giá thành Trung bình trong thời gian dài Cao trong thời gian ngắn Biến chứng Chấp nhận được Cực kỳ nghiêm trọng Bệnh xâm nhập Không quan trọng Rất quan trọng Giám sát Vừa phải Rất tốt
  8. Biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm • Tiêm chủng • Kiểm soát môi trường • Phòng chống vectơ
  9. 1. Tiêm chủng 1.1.Vacxin • Là một chất có nguồn gốc sinh học, tạo ra đáp ứng miễn dịch bảo vệ khi tiêm chủng cho cơ thể cảm nhiễm. • Trẻ sơ sinh nhận kháng thể bảo vệ từ mẹ qua rau thai hoặc qua bú sữa mẹ. Hiện quả của các kháng thể này chỉ kéo dài từ 6 tuần đến 6 tháng. • Đứa trẻ tự tạo miễn dịch qua nhiễm trùng tự nhiên hoặc qua tiêm chủng. • Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh có thể sản sinh ra kháng thể bảo vệ. Vacxin BCG (Bacillus Calmette- Guérin), bại liệt, viêm gan B có thể tiêm ngay sau khi sinh.
  10. Có 4 loại vacxin 1. Vacxin sống giảm độc lực: Gây cho cơ thể một nhiễm trùng thực sự và làm sản sinh kháng thể. Là loại vacxin tốt nhất vì nó tạo ra miễn dịch tối đa và lâu dài. Vacxin sống giảm độc lực nguy hiểm vì vi sinh vật có thể quay trở lại chủng độc lực. Ví dụ: Vacxin sởi, bại liệt là những vi rút sống giảm độc lực, BCG là vi khuẩn giảm độc lực. 2. Vacxin chết: được sử dụng khi không thể sản xuất được chủng sống giảm độc lực. Không tạo được miễn dịch tốt, vì thế phải tiêm nhắc lại để nâng cao miễn dịch. Ví dụ: Vacxin ho gà.
  11. Có 4 loại vacxin 3. Thành phần tích cực: có thể tách từ vi sinh vật để làm vacxin, tạo ra miễn dịch tốt, nhưng đắt tiền. Ví dụ: Vacxin VGB, là kháng nguyên của vi rút (HBsAg). 4. Giải độc tố: Là ngoại độc tố vi khuẩn đã được giải độc, có tác dụng tạo kháng thể kháng lại độc tố vi khuẩn, không phòng được nhiễm trùng, nhưng chống lại độc tố. Giống như vacxin chết, vacxin này cũng phải tiêm nhiều liều để tạo miễn dịch tốt, sau đó phải tiêm nhắc lại để duy trì mức độ miễn dịch. Ví dụ: Vacxin bạch hầu, uốn ván.
  12. Đặc điểm của một số bệnh chủ yếu có thể dự phòng bằng vacxin được đưa vào trong TCMR ở các nước đang phát triển • Bạch hầu: Bệnh nguy hiểm ở bất cứ lứa tuổi nào, cần phải tiêm chủng sớm. BH, HG, UV thường được tiêm kết hợp trong 1 vacxin (DPT), tiêm vào lúc 2 tháng tuổi, 3, 4 tháng tuổi. • Bại liệt: Bệnh gây ra bởi 3 típ vi rút khác nhau. Vacxin uống (OPV) chứa cả 3 típ vi rút sống giảm độc lực. ở những nước, VRBLHD còn lưu hành, liều đầu tiên cho uống ngay sau khi sinh, sau đó 3 liều uống cùng với tiêm DPT. Trong CT TTBL toàn cầu, tiêm chủng chiến dịch được thực hiện cho trẻ dưới 5 tuổi, hai liều cách nhau 1 tháng, sau đó uống vét ở những vùng tiêm chủng thấp hoặc còn VRBLHD. Vacxin bại liệt bất hoạt (IPV) đang được sử dụng ở nhiều nước phát triển, nhưng đắt hơn và tạo miễn dịch cộng đồng kém hơn.
  13. Đặc điểm của một số bệnh chủ yếu có thể dự phòng bằng vacxin được đưa vào trong TCMR ở các nước đang phát triển • Sởi: Sởi là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây tử vong và tàn tật ở trẻ em các nước nhiệt đới. Tỷ lệ mắc sởi cao nhất ở trẻ 1- 5 tuổi, nhưng cũng có nhiều trẻ mắc bệnh vào lúc 6 tháng tuổi. Kháng thể truyền từ mẹ sang con chưa giảm hẳn vào 6 tháng tuổi để có thể tiêm vacxin có hiệu quả, vì thế thời gian tối ưu nhất để tiêm vacxin là 9 tháng tuổi. • ThờI kỳ sau tiêm chủng, tỷ lệ mắc cao ở trẻ lớn tuổI hơn 5- 15 tuổi
  14. 1.2. Lịch tiêm chủng • Nhiều loại vacxin khác nhau có thể kết hợp lại như DPT, hoặc tiêm chủng cùng một lúc như DPT và bại liệt. • Giữa các liều cần phải có khoảng cách thời gian đủ để tạo đáp ứng kháng thể. Thường là 1 tháng. • Tất cả những yếu tố này và tùy theo đặc tính của từng quốc gia mà quyết định lịch tiêm chủng.
  15. Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi • Sơ sinh: BCG, VGB1 • 2 tháng: DPT1, OPV1, VGB2 • 3 tháng: DPT2, OPV2 • 4 tháng: DPT3, OPV3, VGB3 • 9-12 tháng: Sởi.
  16. Lịch tiêm cho phụ nữ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) • Hai mũi cách nhau 1 tháng • Tiêm nhắc lại mũi 3 ít nhất sau 6 tháng • Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm • Tiêm nhắc lại mũi 5 sau 1 năm
  17. Lịch tiêm cho phụ nữ có thai • Mũi 1 ngay sau khi mang thai • Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất là 1 tháng và trước khi đẻ 1 tháng
  18. Trẻ được bảo vệ phòng uốn ván sơ sinh Là trẻ sinh ra từ bà mẹ đã được tiêm 3 mũi vacxin uốn ván trong quá khứ hoặc 2 mũi trong thời kỳ mang thai.
  19. Lịch tiêm chủng các loại vacxin khác • Vacxin viêm não Nhật Bản: tiêm cho trẻ em từ 1-5 tuổi: 2 mũi cách nhau 1 tuần, tiêm nhắc lại mũi 3 sau 1 năm. • Vacxin thương hàn: tiêm cho trẻ từ 3-10 tuổi: 1 mũi. • Vacxin tả: cho trẻ 3-10 tuổi: uống 2 liều cách nhau 14 ngày.
  20. Kỹ thuật tiêm • Tiêm trong da: BCG • Tiêm dưới da: Vacxin sởi, viêm não Nhật Bản, thương hàn • Tiêm bắp: DPT, TT, vacxin viêm gan B • Uống: OPV, Tả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2