intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chính sách dân số - xây dựng kế hoạch tuyên truyền

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

159
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chính sách dân số - xây dựng kế hoạch tuyên truyền trình bày về tình hình dân số nước ta; biện pháp thực hiện kế hoạch dân số. Mời các bạn tham khảo bài giảng để nắm bắt nội dung chi tiết, với các bạn quan tâm tới lĩnh vực dân số thì đây là tài liệu bổ ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chính sách dân số - xây dựng kế hoạch tuyên truyền

  1. Chính sách dân số - xây dựng kế hoạch tuyên truyền
  2. Tìm hiểu tình hình dân số nước ta • Dân số nước ta hiện nay là 84,238,230 • Tỷ lệ gia tăng dân số năm 2007 là 1,24% Tổng hợp báo cáo các địa phương trong cả nước, quý I/2008, số trẻ sinh ra tăng gần 18 nghìn (tăng 7,2%) so với cùng kỳ năm 2007.
  3. • Trình độ hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản còn chưa cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc, trẻ vị thành niên. • Việt nam là 1 trong 3 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (trong đó số ca của trẻ vị thành niên chiếm 20%). • Tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao. => Nhà nước cần có kế hoạch tuyên truyền chính sách dân số.
  4. Kết quả thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) 5 năm qua là khá khả quan, giảm tỉ suất sinh thô từ 18,72% năm 2001 xuống còn 16,62% năm 2006, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,45% năm 2001 xuống còn 1,23% năm 2006, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên từ 12,96% năm 2001 xuống còn 9% năm2006, tăng tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại từ 65% năm 2001 lên 71% năm 2006
  5. Bao gồm những kế hoạch cơ bản sau: Cơ quan chủ trì và phối hợp: Bộ y tế là cơ quan chủ trì ở Trung uơng và các cơ quan y tế ở địa phương phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác các cơ quan phát thanh, báo, đài, các Ban ngành đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các tổ dân cư…
  6. • Năm 2008 Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn liên ngành và tiến hành kiểm tra đối với 11 tỉnh, thành phố trọng điểm, nhằm đôn đốc các địa phương triển khai công tác DS-KHHGÐ có hiệu quả. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 13, 14 và Công điện khẩn của Thủ tướng đôn đốc các địa phương tích cực triển khai, ổn định bộ máy hoạt động nhằm thực hiện có kết quả công tác DS- KHHGÐ, đạt bằng được các chỉ tiêu về DS- KHHGÐ mà Quốc hội đề ra cho năm 2008
  7. • Chủ thể thực hiện: Đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong lĩnh vực dân số, đội ngũ công tác viên. – Công tác huấn luyện, đào tạo (mở lớp miễn phí …) – Chế độ, chính sách hỗ trợ (tiền, phương tiện…) – Cơ chế trách nhiệm (phân công rõ nhiệm vụ của từng đối tượng và xác định rõ hình thức trách nhiệm tương ứng).
  8. – Cơ chế tác động thực thi chính sách: sự liên hệ, phối hợp thực hiện giữa các chủ thể thực hiện với những người thuộc các cơ quan, tổ chức khác để đảm bảo cho việc thực thi chính sách. Ví dụ: phối hợp với cơ quan truyền thanh để đẩy mạnh tuyên truyền, với các tổ chức công đoàn trong các công ty phổ biến nội dung cần tuyên truyền,hoặc phối hợp thành lập các câu lạc bộ không sinh con thứ 3 tại các cụm dân cư…
  9. • Đối tượng tuyên truyền: những đối tượng ở tuổi vị thành niên, trong độ tuổi sinh đẻ. • Hình thức, cách thức tuyên truyền: – Tổ chức các cuộc thảo luận, nói chuyện tại các doanh nghiệp, khu phố, nhà trường, cơ quan …
  10. Cán bộ y tế hướng dẫn các biện pháp tránh thai
  11. • Tại Bệnh viện Từ Dũ năm ngoái trong 29.679 trường hợp nạo hút thai có 546 ca tuổi vị thành niên, trong đó có 167 ca phải nhập viện sinh non (phá thai từ 18 đến 24 tuần tuổi). • Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ: Hiện ở Việt Nam có 5% các em gái sinh con trước 18 tuổi, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm tới 20% các ca nạo phá thai.
  12. Biện pháp thực hiện kế hoạch • Phát động phong trào thi đua, khen thưởng cho những cá nhân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách KHHGĐ. • Giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông.
  13. • Hỗ trợ thực hiện KHHGĐ: - Phát BCS - OK, thuốc tránh thai miễn phí… – Phối hợp với các trung tâm truyền thông, báo chí để đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao khả năng nhận thức và thay đổi hành vi về ý nghĩa của chính sách dân số.
  14. – Phối hợp với các trung tâm, cơ sở y tế trong công tác bảo đảm sức khỏe sinh sản, KHHGĐ (giảm tình trạng nạo, phá thai ở tuổi vị thành niên, góp phần nâng cao chất lượng dân số…)
  15. • Thực hiện thật tốt việc tuyên truyền rộng rãi chính sách, phổ biến đầy đủ thông tin, thực hiện giáo dục toàn dân về dân số - kế hoạch hóa gia đình bằng nhiều loại hình với nội dung phong phú, trong đó chú trọng tuyên truyền trực tiếp, chuyển mạnh công tác tuyên truyền, vận động về nông thôn, vùng kinh tế - xã hội kém phát triển, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.
  16. • Ngành giáo dục cần tổ chức thực hiện việc giáo dục dân số ở trường học; Ngành y tế tổ chức thực hiện tốt hơn nữa công tác dịch vụ KHHGD đáp ứng nhu cầu của người dân. Ngành Văn hóa thông tin và Đài Phát thanh- truyền hình có nhiệm vụ tổ chức thông tin, giáo dục, tuyên truyền về dân số; Các đoàn thể, các tổ chức xã hội có kế hoạch tổ chức vận động đoàn viên, hội viên của tổ chức mình tự giác thực hiện chính sách dân số- KHHGD...
  17. • Gắn việc tuyên truyền, giáo dục, vận động với việc thực hiện các biện pháp KHHGÐ, với công tác nâng cao chất lượng dân số (chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng, chống suy dinh dưỡng, các bệnh xã hội, sàng lọc sơ sinh...); Phối hợp các chương trình, dự án về y tế với dân số, tạo nên sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả đầu tư...; Tăng cường đầu tư kinh phí hơn nữa cho công tác DS-KHHGÐ.
  18. • Các nguồn vật lực cần cung cấp: các văn bản pháp luật, tài liệu tuyên truyền, phương tiện đi lại, tài chính, các cơ sở hạ tầng (trung tâm văn hóa, cơ sở y tế …), thiết bị kỹ thuật y tế, thiết bị truyền thông (loa, micro …) • Thời gian thực hiện: đây là chính sách lâu dài, cần thường xuyên thực hiện.
  19. • Kế hoạch kiểm tra đôn đốc thực thi và xử lý vi phạm, khen thưởng. – Tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tuyên truyền một cách thường xuyên. – Xử lý kỷ luật hoặc hành chính những đối tượng vi phạm (như phạt tiền, hạ thi đua …) – Khen thưởng những đối tượng tích cực thực hiện và tham gia vào công tác tuyên truyền chính sách dân số.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2