intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng: CHỬA NGOÀI TỬ CUNG

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:13

231
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thai không làm tổ trong buồng tử cung. Như vậy CNTC có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng có tới 95% ở vòi trứng, còn lại có thể gặp chửa trong ổ bụng, chửa ở ống cổ tử cung.Chẩn đoán sớm và điều trị đúng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng thai phụ, khả năng bảo tồn vòi trứng, giữ gìn khả năng sinh đẻ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng: CHỬA NGOÀI TỬ CUNG

  1. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG Định nghĩa Thai không làm tổ trong buồng tử cung. Như vậy CNTC có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng có tới 95% ở vòi trứng, còn lại có thể gặp chửa trong ổ bụng, chửa ở ống cổ tử cung
  2. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG Tình hìnhchung: •Hiện tượng này gặp ở khắp thế giới •Tăng lên trong những thập niên gần đây •Tỷ lệ chiếm khoảng 1,3% tổng số thai nghén •Tại bệnh viện PSTƯ: Tỷ lệ năm 2004 là 39,1% tổng số đẻ thường •Thời gian gần đây trung bình mỗi ngày mổ 5- 6 trường hợp CNTC
  3. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG • Nguy cơ: – Tử vong mẹ cao gấp 10 lần so với đẻ thường, – Tử vong mẹ cao gấp 50 lần so với nạo hút thai – 50%trường hợp CNTC dẫn đến vô sinh – 7%-15%trường hợp CNTC bị tái phát
  4. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG • Chẩn đoán sớm và điều trị đúng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng thai phụ, khả năng bảo tồn vòi trứng, giữ gìn khả năng sinh đẻ
  5. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG Nguyên nhân: Hiện tượng thụ tinh, di chuyển và làm tổ của trứng: • Di chuyển của tinh trùng: Từ âm đạo qua cổ TC vào buồng TC, tiếp tục di chuyển vào tới 2/3 vòi trứng • Di chuyển của noãn: Sau khi nang noãn vỡ ( rụng trứng ) noãn được loa vòi trứng đón lấy và di chuyển về phía TC, thường gặp tinh trùng ở vị trí 1/3 ngoài của vòi trứng và xẩy ra hiện tượng thụ tinh ở đó. • Di chuyển của trứng: Sau khi được thụ tinh trứng tiếp tục di chuyển về phía TC • Khi vào tới buồng TC trứng mới bám vào niêm mạc TC và làm tổ ở đó. Vì lý do nào đó trứng không di chuyển được vào buồng TC gây nên hiện tượng CNTC
  6. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG Các yếu tố làm trứng di chuyển chậm hoặc tắc lại: – Các yếu tố cơ học: • Hẹp lòng vòi trứng, dầy cứng thành vòi trứng do viêm dính • Vòi trứng bị gấp khúc, bị chèn ép do khối u,do dính vùng xung quanh TC • Những bất thường về cấu tạo vòi trứng – Các yếu tố chức năng: • Rối loạn nhu động vòi trứng • Dịch trong lòng vòi trứng bị đặc • Trứng phân chia bất thừờng
  7. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG Cách phát hiện: Các dấu hiệu chính: 1.Chậm kinh ở những người KN đều, KN không đều thì khó phát hiện 2.Ra máu AĐ: máu đen, ít một 3.Đau bụng:  Mức độ rất khác nhau  Lúc đầu đau âm ỉ , sau tăng dần lên, đôi khi kèm theo mót rặn  Đau đột ngột, dữ dội (nhầm với cảm, rối loạn tiêu hoá) 4. Dấu hiệu toàn thân: Choáng, nghất vì đau do vòi trứng bị nứt, vỡ và bị chảy máu nhiều trong ổ bụng.
  8. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: • Sẩy thai • Viêm phần phụ • Viêm ruột thừa • Vỡ hoàng thể, nang noãn • Khối u buồng trứng
  9. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG Các yếu tố liên quan: • Tỷ lệ viêm vòi trứng tăng lên do: – Các bệnh lây truyền qua đường tình dục tăng – Quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến nạo hút thai tăng • Dụng cụ TC sử dụng rộng rãi: • Những người mang DCTC có nguy cơ CNTC tăng gấp đôi • Điều trị vô sinh: • Kích thích phóng noãn • Thụ tinh trong ống nghiệm • Phẫu thuật vòi trứng
  10. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG ĐIỀU TRỊ Tuỳ thuộc vào thể lâm sàng của bệnh • CNTC thể vỡ lụt máu trong ổ bụng: • Phải tiến hành đồng thời hồi sức tích cực, mổ để nhanh chóng cầm máu, lưu ý thắt vòi trứng còn lại nếu đã đủ con • CNTC thể chưa vỡ hay rỉ máu: – Có hai hình thức phẫu thuật: mổ mở hoặc nội soi – Có thể bảo tồn hoặc cắt vòi trứng tuỳ theo từng trường hợp • CNTC thể huyết tụ thành nang: Mổ lấy khối máu tụ để tránh vỡ thứ phát hay nhiễm khuẩn
  11. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG 4. Các thể CNTC hiếm gặp: • Chửa trong ổ bụng: là một biến chứng khủng khiếp của sản khoa – < 32 tuần: dù thai còn sống vẫn mổ lấy thai ra – 32 tuần: nếu thai còn sống có thể theo dõi thêm để khi mổ thai có thể nuôi được – Khi thai đã chết cũng phải mổ, nhưng không nên vội vàng – Khó khăn trong mổ là việc xử lý bánh rau • Chửa ở ống CTC: Thường không chẩn đoán được trước, nên khi sẩy thai hoặc nạo, hút bị chảy máu, buộc phải mổ cắt TC hoàn toàn mới cầm máu được
  12. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG 5. Điều trị nội khoa: • Phải được tiến hành ở bệnh viện có đầy đủ phương tiện theo dõi và có kinh nghiệm
  13. CHỬA NGOÀI TỬ CUNG PHÒNG BỆNH Tránh nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ • Thực hiện tốt chế độ vệ sinh KN, vệ sinh phụ khoa, vệ sinh tình dục để tránh viêm nhiễm hoặc lây nhiễm đường sinh dục • Áp dụng thích hợp các biện pháp tránh thai • Hạn chế nạo hút thai nhiều lần • Khám chữa bệnh phụ khoa trước khi có ý định sinh đẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2