intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Trieu | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:82

3.813
lượt xem
498
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CNDVLS là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, là sự vận dụng CNDVBC vào việc nghiên cứu lĩnh vực đời sống xã hội, vạch ra cấu trúc và quy luật phát triển của xã hội. CNDVLS là một trong những phát minh vĩ đại của C. Mác. Để hiểu rõ hơn về CNDVLS mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử

  1. CHƯƠNG III CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ CNDVLS là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, là sự vận dụng CNDVBC vào việc nghiên cứu lĩnh vực đời sống xã hội, vạch ra cấu trúc và quy luật phát triển của xã hội. CNDVLS là một trong những phát minh vĩ đại của C. Mác. Với CNDVLS, triết học Mác là một hệ thống hoàn chỉnh, cân đối và duy vật triệt để. Chú thích: Lênin về CNDVLS :
  2. Nội dung I. Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất II. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng III. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội IV. Hình thái kinh tế - xã hội và quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội V. Vai trò của đấu tranh giai cấp, nhà nước và cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng VI. Quan điểm DVBC về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân
  3. I. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó a) Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất Sản xuất Sản xuất ra bản Sản xuất vật chất Sản xuất tinh thần thân con người
  4. Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người, trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động, biến đổi các đối tượng tự nhiên tạo ra của cải vật chất theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người.
  5. Mỗi thời kỳ lịch sử, người ta sản xuất theo một cách thức cụ thể, tức là có một phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là sự sản xuất xã hội theo một cách thức cụ thể của nó trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Phương thức sản xuất gồm 2 mặt:  Quan hệ giữa người với tự nhiên biểu hiện ở lực lượng sản xuất.  Quan hệ giữa người với người
  6. Loài người đã biết đến 5 phương thức sản xuất (PTSX) cơ bản:  PTSX cộng đồng nguyên thủy  PTSX chiếm hữu nô lệ  PTSX phong kiến  PTSX tư bản chủ nghĩa  PTSX xã hội chủ nghĩa
  7. b) Vai trò của sản xuất vật chất và của PTSX - Sản xuất vật chất là yêu cầu tất yếu khách quan của sự sinh tồn xã hội. - Sản xuất vật chất là cơ sở của toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Sản xuất phát triển thì đời sống vật chất của xã hội ngày càng được nâng cao và đời sống tinh thần của xã hội cũng ngày càng trở nên phong phú.
  8.         - Quan hệ sản xuất (QHSX) là quan hệ cơ bản của xã hội, là cơ sở hình thành và phát triển của tất cả quan hệ xã hội khác. - PTSX quyết định tính chất, kết cấu của một hình thái kinh tế - xã hội     - Sự phát triển và sự thay thế các PTSX theo hướng ngày càng tiến bộ hơn là nguyên nhân sâu xa của sự phát triển của xã hội qua các chế độ xã hội
  9. 2. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX a) Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất LLSX là sự kết hợp giữa người lao động với TLSX.  Người lao động là những người với một trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, tri thức nhất định, chế tạo và sử dụng công cụ lao động để sản xuất ra của cải vật chất.
  10.  Tư liệu sản xuất (TLSX) gồm đối tượng lao động (ĐTLĐ) và công cụ lao động (CCLĐ). ĐTLĐ là những vật được người lao động sử dụng như là những nguyên, vật liệu để chế tạo ra sản phẩm. CCLĐ là những vật (công cụ, máy móc, dây chuyền tự động …) được người lao động sử dụng để tác động vào đối tượng lao động.
  11. Trong LLSX, người lao động là yếu     tố hàng đầu. Trong TLSX, công cụ lao động là yếu tố năng động nhất, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người và quyết định năng suất lao động. Ngày nay, khoa học và công nghệ đã trở thành LLSX trực tiếp. Khoa học đã được vật chất hoá trong tất cả các yếu tố của LLSX.
  12. b) Quan hệ sản xuất (QHSX) QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. QHSX có 3 mặt:  Quan hệ về chiếm hữu tư liệu sản xuất  Quan hệ về quản lý và phân công lao động  Quan hệ về phân phối sản phẩm
  13. Trong 3 mặt trên thì quan hệ về sở hữu TLSX giữ vai trò quyết định bản chất của QHSX và các mặt khác của QHSX. Giai cấp nào nắm TLSX thì nắm quyền quản lý và phân công lao động, nắm quyền phân phối.
  14. 2. Quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX a) LLSX quyết định QHSX:  Trình độ của LLSX thể hiện ở trình độ của người lao động và trình độ của công cụ lao động.  LLSX ở trình độ như thế nào thì QHSX như thế ấy. QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
  15.  Sự phát triển của LLSX dẫn đến sự thay đổi QHSX. Khi LLSX phát triển lên một trình độ mới thì QHSX cũ trở thành lỗi thời, mâu thuẫn với LLSX mới, đòi hỏi phải thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới cho phù hợp với LLSX mới.
  16.     b) QHSX tác động trở lại LLSX. Theo hai hướng:  Thúc đẩy sự phát triển của LLSX, nếu QHSX phù hợp với trình độ LLSX  Kìm hãm sự phát triển của LLSX, nếu QHSX không phù hợp với trình độ LLSX Chú thích: Mác về biện chứng giữa LLSX và QHSX
  17.      ụng kìm hãm không chỉ trong Tác d trường hợp QHSX lạc hậu so với trình độ LLSX, mà cả trong trường hợp có những yếu tố của QHSX vượt trước một cách giả tạo trình độ phát triển của LLSX.
  18. II. BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 1. Khái niệm cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng (KTTT) ♦ Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội.
  19. CSHT bao gồm nhiều kiểu QHSX:  Quan hệ sản xuất thống trị  Quan hệ sản xuất tàn dư  Quan hệ sản xuất mầm mống Trong đó QHSX thống trị giữ vai trò quyết định.
  20.     ♦ Kiến trúc thượng tầng là tất cả những hiện tượng xã hội hình thành và phát triển bên trên CSHT, bao gồm:  Những tư tưởng xã hội về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo.  Những thiết chế tương ứng với những tư tưởng đó (nhà nước, tổ chức chính trị, tòa án, tổ chức văn hóa, tôn giáo, các quan hệ thượng tầng, v.v.).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2