intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chương 3: Thời giá của tiền, tỷ suất sinh lời và rủi ro - ThS. Nguyễn Thanh Huyền

Chia sẻ: Đặng Khánh Nam | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:37

143
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chương 3: Thời giá của tiền, tỷ suất sinh lời và rủi ro do ThS. Nguyễn Thanh Huyền thực hiện. Nội dung trình bày với người học các kiến thức liên quan đến thời giá của tiền, tỷ suất sinh lời và rủi ro. Mời ban đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chương 3: Thời giá của tiền, tỷ suất sinh lời và rủi ro - ThS. Nguyễn Thanh Huyền

  1. Chương 3: THỜI GIÁ CỦA TIỀN, TỶ SUẤT SINH LỜI VÀ RỦI RO 3.1. Thời giá của tiền 3.2. Tỷ suất sinh lời và rủi ro ThS. Nguyễn Thanh Huyền 1
  2. 3.1 Thời giá của tiền 3.1.1 Lãi đơn, lãi kép và lãi suất hiệu dụng 3.1.1.1 Lãi đơn - Khái niệm: Lãi đơn là số tiền lãi được xác định trên một số vốn gốc theo một mức lãi suất nhất định không dựa trên sự ghép lãi của kỳ trước vào gốc để tính lãi kỳ tiếp theo - Công thức: SI = Po x r x n Trong đó: Po: số vốn gốc r: lãi suất n: số kỳ tính lãi ThS. Nguyễn Thanh Huyền 2
  3.  Ví dụ 3.1: Nhà đầu tư Y có 100 trđ dự định sẽ cho vay 3 năm với mức lãi suất 10%/năm. Hỏi số tiền lãi ông Y nhận được là bao nhiêu nếu tiền lãi được trả theo phương pháp lãi đơn? Đáp số: 30 trđ ThS. Nguyễn Thanh Huyền 3
  4. 3.1.1.2 Lãi kép: - Khái niệm: Lãi kép là số tiền lãi được xác định trên cơ sở sự ghép lãi của kỳ trước vào số vốn gốc để tính lãi kỳ tiếp theo - Công thức: CI = Po [(1 + r)n – 1]  Trong đó: CI là lãi kép (Compounded Interest) ThS. Nguyễn Thanh Huyền 4
  5. Ví dụ 3.2: Nhà đầu tư Z có số tiền và phương án cho vay như nhà đầu tư Y ở ví dụ 3.1 nhưng lãi được hưởng tính theo phương pháp lãi kép. Hãy xác định số tiền lãi mà ông Z thu được? Đáp số: 33,1 trđ ThS. Nguyễn Thanh Huyền 5
  6. 3.1.1.3 Lãi suất hiệu dụng - Lãi suất danh nghĩa: là mức lãi suất được công bố, niêm yết trên thị trường hoặc được ghi trong các hợp đồng tín dụng hay các công cụ nợ. - Lãi suất hiệu dụng: là lãi suất thực tế có được sau khi đã điều chỉnh lãi suất danh nghĩa theo số lần ghép lãi trong năm.  Xác định lãi suất hiệu dụng khi lãi suất danh nghĩa được công bố theo năm nhưng kỳ ghép lãi nhỏ hơn 1 năm: r m.n ref = (1 + ) - 1 m Trong đó: ref : lãi suất hiệu dụng; r : lãi suất danh nghĩa tính theo năm; m: số kỳ (lần) ghép lãi trong năm; n: số năm ThS. Nguytích (thông thường n=1) phân ễn Thanh Huyền 6
  7. Ví dụ 3.3: Tính lãi suất hiệu dụng khi lãi suất danh nghĩa là 12%/năm với các kỳ ghép lãi là: năm; nửa năm; quý? Đáp số: - 12%/năm - 12,36%/năm - 12,55%/năm ThS. Nguyễn Thanh Huyền 7
  8.  Xác định lãi suất hiệu dụng của một năm khi lãi suất danh nghĩa được công bố với kỳ hạn trả lãi nhỏ hơn 1 năm: ref = (1 + rk)m - 1 rk : lãi suất danh nghĩa công bố theo kỳ ghép lãi nhỏ hơn 1 năm (theo tháng, quý,…) ThS. Nguyễn Thanh Huyền 8
  9.  Ví dụ 3.4: Một nhà đầu tư đang xem xét 2 phương án đầu tư. Phương án thứ nhất là gửi tiết kiệm tại ANZ Bank với lãi suất 12%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Phương án thứ hai là mua một loại trái phiếu thời hạn 1 năm với kỳ trả lãi 6 tháng 1 lần. Mức lãi suất trái phiếu do tổ chức phát hành công bố là 5,9%/6 tháng. Hãy giúp nhà đầu tư trên đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất? Đáp số: Lựa chọn đầu tư vào trái phiếu với lãi suất 12,148%/năm ThS. Nguyễn Thanh Huyền 9
  10. 3.1.2 Giá trị thời gian của một khoản tiền 3.1.2.1 Giá trị tương lai của một khoản tiền đơn - Khái niệm : là giá trị của một khoản tiền có thể nhận được tại một thời điểm trong tương lai bao gồm số tiền gốc và số tiền lãi tính đến thời điểm xem xét. - Tính giá trị tương lai theo lãi đơn: Công thức: Fn = Po (1 + r x n) - Tính giá trị tương lai theo lãi kép: Công thức: FVn = Po (1 + r)n Trong đó: Po là giá trị hiện tại của vốn đầu tư r là lãi suất n là số kỳ tính lãi (1+ r)n gọi là thừa số thời giá, giá trị của biểu thức được tra trong bảng ThS. Nguyễn Thanh Huyền 10 1 phần phụ lục.
  11. Ví dụ 3.5 Có 100tr VND được gửi tiết kiệm với lãi suất 8%/năm. Sau 5 năm, sổ tiết kiệm đó có giá trị bao nhiêu tiền? Đáp số: 146,933 trđ ThS. Nguyễn Thanh Huyền 11
  12. 3.2.1.2 Giá trị hiện tại của một khoản tiền đơn - Khái niệm: là giá trị của một khoản tiền phát sinh trong tương lai được quy về thời điểm hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định - Tính giá trị hiện tại (theo lãi kép): Công thức: PV = FVn /(1 + r)n = FVn(1+r)-n Giá trị của biểu thức (1+r)-n được tra trong bảng 2 phần phụ lục. Tính giá trị hiện tại của khoản tiền còn được gọi là tính hiện giá hay chiết khấu giá trị khoản tiền. ThS. Nguyễn Thanh Huyền 12
  13. Ví dụ 3.6: Để có được 1 khoản tiền là 500 tr VND ở thời điểm 10 năm nữa, nhà đầu tư cần phải có bao nhiêu tiền để gửi tiết kiệm trong vòng 10 năm đó, với lãi suất 7%/năm? Đáp số: 254,1746 trđ ThS. Nguyễn Thanh Huyền 13
  14. 3.1.3 Giá trị theo thời gian của một dòng tiền tệ Có thể mô phỏng về dòng tiền tệ như sau: -Dòng tiền tệ phát sinh cuối kỳ: 0 1 2 n-1 n PV1 PV2 PVn-1 PVn -Dòng tiền tệ phát sinh đầu kỳ: 0 1 2 n -1 n PV1 PV2 PV3 PVn PVn+1 ThS. Nguyễn Thanh Huyền 14
  15.  Khái niệm về dòng tiền:  Dòng tiền là 1 chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy ra qua 1 số thời kì nhất định.  Dòng tiền đều: khi các khoản tiền phát sinh bằng nhau qua các kì (ví dụ: lãi trái phiếu)  Dòng tiền không đều: khi các khoản tiền phát sinh không bằng nhau qua các kì (ví dụ: cổ tức)  Dòng tiền phát sinh đầu kì: khi các khoản tiền phát sinh ở đầu các kì (ví dụ: tiền thuê nhà trả vào đầu tháng)  Dòng tiền phát sinh cuối kì: khi các khoản tiền phát sinh ở cuối mỗi kì (ví dụ: cổ tức) ThS. Nguyễn Thanh Huyền 15
  16. 3.1.3.1 Giá trị tương lai của một dòng tiền a. Giá trị tương lai của dòng tiền phát sinh cuối kỳ  Dòng tiền không đều (Khi các khoản tiền phát sinh ở cuối mỗi kỳ không bằng nhau ) FV = PV1(1+r)n-1 + PV2(1+r)n-2 + ... + PVn Hay: FV = Σ PVt (1+r)n-t Trong đó: FV : giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kỳ PVt : số tiền phát sinh ở cuối kỳ thứ t r : lãi suất của một kỳ tính lãi n : số kỳ tính lãi ThS. Nguyễn Thanh Huyền 16
  17. Ví dụ 3.7: Tại thời điểm 1/1/N, Ngân hàng cam kết cho khách hàng vay 500tr trong vòng 5 năm, lãi suất 8%/năm, cam kết giải ngân vào 31/12 hàng năm theo tiến độ 150tr/100tr/80tr/100tr/70tr. Tính giá trị tương lai của dòng tiền tại thời điểm 31/12/N+4? Đáp số: 601,3565 trđ ThS. Nguyễn Thanh Huyền 17
  18.  Dòng tiền đều (Khi các khoản tiền phát sinh ở cuối mỗi kỳ bằng nhau ) FV = Σa (1+r)n-t hay: (1 + r ) n −1 FV = a. r Trong đó: FV : giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kỳ a : số tiền phát sinh ở cuối mỗi kỳ r : lãi suất của một kỳ tính lãi n : số kỳ tính lãi Giá trị biểu thức [(1+r)n- 1]/r được tính sẵn ở bảng tài chính 4 phần phụ lục ThS. Nguyễn Thanh Huyền 18
  19. Ví dụ 3.8: Một nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ thời hạn 4 năm, thời hạn trả lãi 1 năm. Mức trái tức được hưởng 100tr/năm. Sau khi được trả lãi, nhà đầu tư cho vay ngay với lãi suất 5%/năm. Tính giá trị tương lai của dòng tiền? Biết đó là loại trái phiếu trả lãi cuối kì. Đáp số: 431,01 trđ ThS. Nguyễn Thanh Huyền 19
  20. b. Giá trị tương lai của dòng tiền phát sinh đầu kỳ  Dòng tiền không đều (Khi các khoản tiền phát sinh ở đầu mỗi kỳ không bằng nhau ) FV = PV1(1+r)n + PV2(1+r)n-1 + ... + PVn(1+r) Hay: FV = ΣPVt (1+r)n-t+1 Trong đó: FV : giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ phát sinh đầu kỳ PVt : số tiền phát sinh ở đầu kỳ thứ t r : lãi suất của một kỳ tính lãi n : số kỳ tính lãi ThS. Nguyễn Thanh Huyền 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2