intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuyển hóa muối nước

Chia sẻ: Dương Trương Phú | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

156
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng nhằm trình bày vai trò của muối, nước; nhu cầu, sự hấp thu, bài xuất, phân phối muối, nước; sự vận chuyển, điều hòa trao đổi muối nước; các rối loạn trao đổi muối nước. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết các nội dung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuyển hóa muối nước

  1. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC MỤC TIÊU: 1 Trình bày vai trò của muối, nước. 2. Trình bày đúng nhu cầu, sự hấp thu, bài xuất,  phân phối muối, nước. 3. Trình bày đúng sự vận chuyển, điều hòa trao  đổi muối nước. 4. Trình bày đúng các rối loạn trao đổi muối  nước.
  2. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 1. ĐẠI CƯƠNG: Nước:  chiếm  60%  trọng  lượng  cơ  thể  người  trưởng  thành,  gồm  40%  DTTB  và  20%  DNTB.  DNTB  gồm  dịch  kẽ  hay  dịch  gian  bào  15%  và  huyết tương 5%. Nước được cung cấp hàng ngày khoảng 2,5l từ  ngoài vào hoặc từ sự oxy hóa các chất trong cơ  thể. Lượng  nước  tối  thiểu  bài  tiết  chất  thải  là  500ml,  lượng  nước  bắt  buộc    phải  mất  ở  nơi  khác là  600ml . Vậy lượng nước tối thiểu cần  là 1,100ml/24h
  3. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 2. ĐẠI CƯƠNG: Natri:  tổng  lượng  Natri  ở  người  trưởng  thành  khoảng  3000mmol(55­56mmol/kg  thân  trọng),  70% lượng này có thể trao đổi được, phần lớn Na  ở  DNTB  (  135­145mmol/L).  DTTB  (10mmol/L/24h.  Lượng  Na  đưa  vào  cơ  thể  150­ 250mmol/24h. Kali: lượng đưa vào cơ thể phụ thuộc vào chế độ  ăn uống trung bình 1­2mmol/kg/24h                          (50­100mmol/24h). Nồng độ K huyết 3,5­ 5,5mmol có vai trò trong sự phân cực màng TB. K  ở DTTB 160mmol/kg.
  4. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 1. ĐẠI CƯƠNG: Calci:  tổng  lượng  Calci  ở  người  trưởng  thành  1kg,  99% nằm trong xương, khoảng1% Calci ở xương trao  đổi  tự  do  với  Calci    ở  DNTB.  Nồng  độ  Calci  huyết  2,1­2,6mmol/L . Trong đó 45% gắn với protein, 45% ở  dạng ion hóa ( phần có hoạt tính sinh học). 5 – 10% ở  dạng phức hợp. Phosphat:  chiếm  1%  trọng  lượng  cân  nặng  ở  người  trưởng thành, 85% nằm trong xương và răng, 14%  ở  mô  mềm,  1%  ở  DNTB.  Phosphat  huyết  ở  dạng  hữu  cơ  chiếm  70%.  Dạng  vô  cơ  tự  do  (ion,  muối)25%,  kết hợp protein 5%.
  5. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 1.ĐẠI CƯƠNG: Magiê:    có  nhiều  trong  xương  và  mô  mềm,  là  cation chính trong tế bào sau Kali, là cofactor của  trên  300  phản  ứng  liên  quan  chuyển  hóa  năng  lượng và sinh tổng hợp protein.  Lượng  Mg  huyết  ở  người  lớn  16mmol/kg  cân  nặng.  Mg  huyết  khoảng  60%  ở  dạng  ion,  15%  dạng  phức  hợp(  PO4,  citrat,  CO3­),  phần  còn  lại  kết  hợp  với    protein.  Dạng  ion  và  phức  hợp  lọc  qua  được  cầu  thận.  Nồng  độ  Mg  huyết  0,8­ 1mmol/L.
  6. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 2. VAI TRÒ 2.1 Nước:  Tham gia cấu tạo cơ thể Tham  gia các phản ứng lý hóa trong cơ  thể. Vận chuyển các chất dinh dưỡng và đào  thải các chất cặn bã. Điều hòa thân nhiệt. Bảo  vệ các mô
  7. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 2.VAI TRÒ 2.2 Natri: là cation chính của DNTB nên nó xác  định ALTT của TB. 2.3 Kali: đóng vai trò quan trọng trong việc  phân cực của màng TB. 2.4 Calci: tham gia cấu tạo xương, răng. 2.5 Mg, P tham gia vào các phản ứng sinh học  của cơ thể.
  8. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 3. Hấp thu và bài tiết muối nước 3.1 Sự hấp thu muối vô cơ: được hấp thu ở  ruột, một phần được giữ lại ở các cơ quan  và mô, nhất là xương và da, một phần ở lại  trong máu. Sự giữ muối ở các cơ quan có sự chọn lọc: Fe ở  gan, Mg ở xương, NaCl ở da. Sự hấp thu Ca, P  phụ thuộc và sự có mặt của  vitaminD
  9. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 3.Hấp thu và bài tiết muối nước 3.2 Sự bài xuất muối vô cơ: chủ yếu qua  nước tiểu, một số muối bài xuất qua phân ,  mồ hôi. Ở đường tiết niệu  sự hấp thu và bài tiết  của muối chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố. Sự  tái hấp thu và bài tiết Na ,k phụ thuộc vào  hormon vỏ thượng thận.
  10. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 4. Thăng bằng xuất nhập nước: ở người bình thường lượng nước nhập bằng lượng nước  xuất. Nước nhập  Nước xuất  Nước qua đường uống  12ooml Nước tiểu 1400ml Nước qua thức ăn 1000ml Nước qua hơi thở 500ml Nước nội sinh 300ml Nước qua phân 100ml ( nước từ các chuyển hóa) Nước qua mồ hôi  500ml Tổng cộng  2500ml Tổng cộng 2500ml Nước hấp thu chủ yếu ở đường tiêu hóa chủ yếu ở ruột non
  11. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 5. Sự bài xuất nước:  • Thận • Da • Phổi • Ruột • Sự bài tiết nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:  lao động, khí hậu, ADH.
  12. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 6. Sự vận chuyển muối nước trong cơ thể. Muối được hấp thu ở ống tiêu hóa , vận  chuyển vào máu đến các cơ quan, tổ chức  một cách có chọc lọc. Nước được hấp thu từ dạ dày nhưng chủ  yếu là ở ruột non. Nước từ huyết tương  qua thành mạch vào dịch gian bào và từ  dịch gian bào vào trong tế bào và ngược lại.
  13. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC Các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận chuyển  ,phân phối  nước trong cơ thể. Áp lực thẩm thấu: ở khu vực nào cao thì nước  sẽ chuyển vào càng nhiều và ngược lại. Áp lực thủy tỉnh: là áp lực của dòng máu ép  vào thành mạch hoặc  áp lực của nước ép vào  màng tế bào. Áp lực này có tác dụng ngược  lại áp lực thẩm thấu.
  14. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự điều hòa trao  đổi muối nước trong cơ thể. Cơ chế thần kinh: não. Áp suất thẩm thấu: NaCl. Cơ chế hormon: vasoressin, ADH.
  15. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC Các cơ quan tham gia sự điều hòa trao đổi  muối nước trong cơ thể. Cơ tiêu hóa  hấp thu. Da, phổi, thận: bài tiết.
  16. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 8. Rối loạn trao đổi muối nước trong  cơ thể. 8.1 Ứ nước đơn thuần trong tế bào: do   cung cấp từ ngoài vào quá nhiều, kèm  theo ứ muối. 8.1 Ứ nước trong tế bào: bệnh lý thận,  trên lâm sang có hiện tượng phù.
  17. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC Rối loạn trao đổi muối nước trong  cơ thể. Mất nước toàn phần và mất muối: do  nôn tiêu chảy mất dịch. Mất muối nước khu vực ngoài tế bào:  do mất máu , mất dịch tiết, tiêu chảy  nôn nhiều, máu bị cô đặc.
  18. CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC Các rối loạn phối hợp Ứ nước ngoài tế bào và mất nước  trong tế bào: suy thận Mất nước ngoài tế bào và ứ nước  trong tế bào: mất muối, nước do nôn,  tiêu chảy cấp ra mồ hôi nhiều
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO GS. Đỗ Đình Hồ ­ Hóa Sinh Lâm Sàng. ĐHYD  Tp.HCM 2008. GS. Đỗ Đình Hồ ­ Hóa Sinh Y học. ĐHYD Tp.HCM  2008. Sinh Hóa Thực Hành­ Khoa Điều Dưỡng & Kỹ  thuật Y Học ĐHYD Tp.HCM 2002. PGS.TS. Phạm Nghiêm Luật­ Thực Tập Hóa Sinh  trường ĐHY Hà Nội, Nhà xuất bản Y học  YH2003. Giáo Trình Hóa Sinh –Trường Trung Học Kỹ Thuật  Y Tế 2­ Bộ Y Tế­ Nhà xuất bản Y học  Hà Nội  2004.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2