intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ chế điều hành xuất khẩu nhập khẩu (187/2013/NĐ-CP)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:132

106
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cơ chế điều hành xuất khẩu nhập khẩu (187/2013/NĐ-CP) bao gồm những nội dung về biện pháp hạn chế số lượng; biện pháp cấp giấy phép; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; tiêu chuẩn kỹ thuật; thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ chế điều hành xuất khẩu nhập khẩu (187/2013/NĐ-CP)

  1. CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH  XUẤT KHẨU­NHẬP  KHẨU (187/2013/NĐ­CP) 1
  2. Chính sách thương mại quốc tế Chính sách thương mại quốc tế là các quan  điểm, nguyên tắc, biện pháp thích hợp của một  nước  dùng  để  điều  chỉnh  hoạt  động  thương  mại  quốc  tế  của  nước  đó  trong  một  thời  gian  nhất  định,  nhằm  đạt  được  mục  tiêu  kinh  tế  ­  chính trị ­ xã hội của nước đó. 2
  3. 1/ Biện pháp điều tiết: Kinh tế Hành chính Kỹ thuật 2/ Hàng rào chính: Hàng rào thuế quan Hàng rào phi thuế quan 3
  4. Hàng  rào  thuế  quan  là  sử  dụng  các  loại  thuế  đánh  vào hàng hóa khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của  một nước (XK, NK). Hiện  nay,  khi  hội  nhập  kinh  tế  quốc  tế  ngày  càng  sâu rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và tiến tới  xóa bỏ hàng rào thuế quan. Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới  nằm ngoài phạm vi phi thuế quan mang tính cản trở đối  với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa  học hoặc bình đẳng. Hàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối  với hàng nhập khẩu. 4
  5. Hình thức hàng ra phi thuế quan 1. Hạn chế số lượng 2. Cấp giấy phép 3. Các rào cản kỹ thuật 4. Biện pháp sử dụng doanh nghiệp độc quyền 5. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 6. Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước  ngoài 7. Một số biện pháp khác 5
  6. 1.Biện pháp hạn chế số lượng Có  nghĩa  là  giới  hạn  số  lượng  hoặc  hạn  chế  thương  mại  với  một  quốc  gia  khác,  có  thể  thực  hiện  bằng  hạn  ngạch,  giấy  phép  hoặc  các  biện  pháp có tính chất tương tự, kể cả các biện pháp và  yêu cầu hành chính hạn chế thương mại. Gồm  các  mức  độ:  cấm,  sử  dụng  hạn  ngạch  (quota) và cấp giấy phép.  6
  7. 2.Biện pháp cấp giấy phép Là  hình  thức  cơ  quan  Nhà  nước  có  thẩm  quyền  cho  phép  các  thương  nhân  được  xuất  khẩu  hoặc  nhập  khẩu  hàng hóa. Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và  theo cam kết tại các Hiệp định Thương mại tự do (FTA)  thì các nước dần dần ít sử dụng biện pháp quản lý này. 3.Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại  Là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước  áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình  nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối  với  các  tiêu  chuẩn,  quy  chuẩn  kỹ  thuật  đó  (còn  gọi  là  các biện pháp kỹ thuật) 7
  8. 4.2.Tiêu chuẩn kỹ thuật: Là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng  làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,  quá  trình,  môi  trường  và  các  đối  tượng  khác  trong  hoạt  động  kinh tế ­ xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các  đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để  tự nguyện áp dụng. 4.3. Quy chuẩn kỹ thuật: Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu  cầu  quản  lý  mà  sản  phẩm,  hàng  hoá,  dịch  vụ,  quá  trình,  môi  trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế ­ xã hội  phải  tuân  thủ  để  bảo  đảm  an  toàn,  vệ  sinh,  sức  khoẻ  con  người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích  và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu  cầu thiết yếu khác. Quy  chuẩn  kỹ  thuật  do  cơ  quan  nhà  nước  có  thẩm  quyền  ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. 8
  9. 4.4 Quy trình đánh giá sự phù hợp:       Quy  định  trình  tự,  thủ  tục,  phương  pháp  đánh  giá  sự  phù  hợp  về  các  quy  chuẩn,  tiêu  chuẩn kỹ thuật của một loại hàng hoá với các  quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật. 5.Biện pháp độc quyền Nhiều  nước  (như  Việt  Nam,  Trung  Quốc,  Indonexia,  Philippines…)  sử  dụng  quyền  kinh  doanh  xuất  khẩu,  nhập  khẩu  và  doanh  nghiệp  thương mại Nhà nước như một rào cản với lý  do “bình ổn nền kinh tế”.  9
  10. 5.1. Trợ cấp    Là khoản tài trợ của chính phủ cho các DN trong nước  nhằm  hạ  chi  phí,  tăng  khả  năng  cạnh  tranh  của  hàng  XK  hoặc bù đắp  cho  DN NK  hàng  hóa  cần  thiết nhưng giá NK  cao hơn giá bán trong nước do chính phủ quy định.  5.2. Chống bán phá giá  Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy  ra  khi  một  loại  hàng  hóa  được  xuất  khẩu  với  giá  thấp  hơn  giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu.  Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh  thuế  NK  thông  thường,  đánh  vào  sản  phẩm  nước  ngoài  bị  bán phá giá vào nước NK. Đây là loại thuế nhằm chống lại  việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng NK  bán phá giá gây ra.  10
  11. 5.3. Tự vệ  Là  việc  tạm  thời  hạn  chế  nhập  khẩu  đối  với  một  hoặc  một  số  loại  hàng  hoá  khi  việc  nhập  khẩu  chúng  tăng  nhanh  gây  ra  hoặc  đe  doạ  gây  ra  thiệt  hại  nghiêm  trọng  cho  ngành  sản xuất trong nước.  Biện  pháp  tự  vệ  chỉ  được  áp  dụng  đối  với  hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu  tư hay sở hữu trí tuệ. 11
  12. 6. Biện pháp liên quan đầu tư WTO  quy  định  các  thành  viên  không  được  đưa  ra  các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá và hạn chế ngoại tệ.  Yêu  cầu  nhà  đầu  tư  nước  ngoài  khai  rõ  về  tỷ  lệ  xuất khẩu, chuyển lợi nhuận, loại sản phẩm phải sản  xuất và tiêu thụ… 7. Một số biện pháp mới  Thường được các nước phát triển như Mỹ, EU áp  dụng,  với  các  tiêu  chuẩn  liên  quan  đến  môi  trường,  người lao động. Ví  dụ:  Mỹ  đánh  thuế  cao  vào  các  loại  ô  tô  không  đáp  ứng  tiêu  chuẩn  tiết  kiệm  nhiên  liệu  do  Cơ  quan  Bảo vệ môi trường Mỹ đặt ra, khiến các nhà sản xuất  ô tô EU phải chịu thuế cao tới 85%.  12
  13. Điều 3.  Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập  khẩu 1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu  tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương  nhân): Trừ  hàng  hóa  thuộc  Danh  mục  hàng  hóa  cấm  xuất  khẩu,  tạm  ngừng  xuất  khẩu,  Danh  mục  hàng  hóa  cấm  nhập  khẩu,  tạm  ngừng  nhập  khẩu  quy  định  tại  Nghị  định  này  và  các  văn  bản  pháp  luật  khác,  thương  nhân  được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc  vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu  hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân. 13
  14. Đ2 T04. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập  khẩu 1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước  ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm: a)  Doanh  nghiệp  được  thành  lập  theo  Luật  Doanh  nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư; b)  Hộ  kinh  doanh  cá  thể  được  thành  lập,  đăng  ký  kinh  doanh  theo  Nghị  định  số  43/2010/NĐ­CP  ngày  15  tháng  4  năm  2010  của  Chính  phủ  về  đăng  ký  doanh  nghiệp,  được  xuất  khẩu,  nhập  khẩu,  gia  công,  đại  lý  mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong  phạm  vi  Nghị  định  số  187/2013/NĐ­CP  không  phụ  thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng  nhận  đăng  ký  kinh  doanh/Giấy  chứng  nhận  đăng  ký  doanh nghiệp. 14
  15. 2.  Đối  với  thương  nhân  có  vốn  đầu  tư  nước  ngoài,  công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các  thương  nhân,  công  ty,  chi  nhánh  khi  tiến  hành  hoạt  động  thương  mại  thuộc  phạm  vi  điều  chỉnh  tại  Nghị  định  187,  ngoài  việc  thực  hiện  các  quy  định  tại  Nghị định 187, còn thực hiện  xuất khẩu, nhập khẩu, gia  công  hàng  hóa  theo  quy  định  tại  Nghị  định  số  108/2006/NĐ­CP  ngày  22  tháng  9  năm  2006  của  Chính  phủ  quy  định  chi  tiết  và  hướng  dẫn  thi  hành  một  số  điều  của  Luật  Đầu  tư,  Nghị  định  số  23/2007/NĐ­CP  ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi  tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa  và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng  hóa  của  doanh  nghiệp  có  vốn  đầu  tư  nước  ngoài  tại  Việt Nam 15
  16. 3.  Đối  với  hàng  hóa  xuất  khẩu,  nhập  khẩu  có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài  việc  thực  hiện  quy  định  của  Nghị  định  187,  thương nhân phải thực hiện quy định của pháp  luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng  hóa đó. 16
  17. Đ4.Thủ tục xuất khẩu, nhập  khẩu 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép,  thương  nhân  muốn  xuất  khẩu,  nhập  khẩu  phải  có  giấy phép của Bộ, ngành liên quan. 2.  Hàng  hóa  xuất  khẩu,  nhập  khẩu  phải  bảo  đảm  các  quy  định  liên  quan  về  kiểm  dịch,  an  toàn  thực  phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu  sự  kiểm  tra  của  cơ  quan  có  thẩm  quyền  trước  khi  thông quan. 3. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm  xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa  cấm  nhập  khẩu,  tạm  ngừng  nhập  khẩu  và  các  hàng  hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và  2  Điều  này,  chỉ  phải  làm  thủ  tục  xuất  khẩu,  nhập  khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. 17
  18.  Đ5.Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập  khẩu 1.  Hàng  hóa  cấm  xuất  khẩu,  cấm  nhập  khẩu  thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật  hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu,  cấm  nhập  khẩu  quy  định  tại  Phụ  lục  I  ban  hành  kèm theo Nghị định 187. 2.  Việc  cho  phép  xuất  khẩu,  nhập  khẩu  hàng  hóa  thuộc  Danh  mục  hàng  hóa  cấm  xuất  khẩu,  cấm  nhập  khẩu  quy  định  tại  Phụ  lục  I  ban  hành  kèm theo Nghị định 187 do Thủ tướng Chính phủ  quyết  định,  trừ  trường  hợp  quy  định  tại  Khoản  3  Điều này. 18
  19. 3.  Hàng  hóa  thuộc  Danh  mục  hàng  hóa  cấm  nhập  khẩu  được  các  Bộ,  cơ  quan  ngang  Bộ  xem  xét  cho  phép  nhập  khẩu  trong  các  trường  hợp  cụ  thể  theo  nguyên tắc và quy định sau đây: a)  Nhập  khẩu  hàng  hóa  để  nghiên  cứu  khoa  học:  Các  Bộ,  cơ  quan  ngang  Bộ  xem  xét,  giải  quyết  theo  phân công và quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo  Nghị định 187. b)  Nhập  khẩu  hàng  hóa  viện  trợ  nhân  đạo:  Bộ  Công Thương xem xét, giải quyết trên cơ sở đề nghị  của  cơ  quan  có  thẩm  quyền  theo  quy  định  của  pháp  luật. 19
  20. c) Hàng hóa quy định tại Điểm a và b Khoản này là  hàng hóa không gây ô nhiễm môi trường, không lây lan  dịch bệnh, không  ảnh hưởng sức khỏe con người, an  toàn giao thông, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và  không  ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ  tục của Việt Nam. d)  Căn  cứ  phân  công  tại  Phụ  lục  I  ban  hành  kèm  theo Nghị định 187 và quy định của pháp luật có liên  quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành văn bản quy  định và danh mục hàng hóa cụ thể theo đúng mã số HS  trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2