intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng - Cơ điện nông nghiệp-chương 3

Chia sẻ: Norther Light | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

224
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 3 MÁY KÉO, ÔTÔ DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP 3.1. MÁY KÉO 3.1.1. Định nghĩa Máy kéo là loại máy tự chuyển động bằng bánh hay bằng giải xích, có thể di chuyển không cần đường sá, đồng thời tạo ra một lực kéo lớn ở móc kéo. Máy kéo được dùng phổ biến trong nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác. Trong nông nghiệp, máy kéo chủ yếu dùng để làm đất, gieo xới, chăm sóc, thu hoạch cây trồng và vận chuyển nông sản phẩm. 3.1.2. Phân loại máy kéo Hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng - Cơ điện nông nghiệp-chương 3

  1. Chương 3 M ÁY KÉO, ÔTÔ DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP 3.1. MÁY KÉO 3.1.1. Định nghĩa Máy kéo là lo ại máy tự chuyển động bằng bánh hay bằng giải xích, có thể di chuyển không cần đ ường sá, đồng thời tạo ra một lực kéo lớn ở móc kéo. Máy kéo được dùng phổ biến trong nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác. Trong nông nghiệp, máy kéo chủ yếu dùng đ ể làm đất, gieo xới, chăm sóc, thu hoạch cây trồng và vận chuyển nông sản phẩm. 3.1.2. Phân loại máy kéo Hiện nay ở n ước ta d ùng nhiều lo ại máy kéo của các nước khác nhau: Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Việt Nam v.v... Các loại máy kéo có cấu tạo, hình dáng, công dụng và phạm vi hoạt động khác nhau. Việc phân loại máy kéo chủ yếu dựa vào những đặc trưng cơ b ản của nó. Phân loại theo công dụng của máy kéo Theo công dụng, máy kéo dược phân ra các loại: Máy kéo d ùng trong nông nghiệp, máy kéo d ùng để vận chuyểnvà máy kéo có công d ụng đặc biệt. - Máy kéo dùng trong nông nghiệp. Loại máy kéo n ày được chia ra: máy kéo có công dụng chung, máy kéo vạn năng và máy kéo làm vư ờn. Máy kéo có công dụng chung l à loại máy kéo d ùng để thực hiện các công việc chính trong nông nghiệp như cày, bừa, gieo, xới và thu ho ạch. Loại máy kéo này có tốc độ làm việc tương đối nhỏ và công suất của động cơ tương đối lớn. Máy kéo vạn năng là lo ại máy kéo có thể làm được mọi công việc trong nông nghiệp, nhưng chủ yếu d ùng để chăm sóc cây trồng. Đặc điểm của loại máy kéo n ày là thân máy được đặt cao để có thể chạy qua các hàng cây có đ ộ cao trên dưới 500mm, bán kính quay vòng nhỏ, khoảng cách giữa các bánh trước và sau có thể thay đổi được để thích ứng với các h àng cây rộng, hẹp khác nhau. Máy kéo làm vườn là loại máy kéo dùng đ ể làm việc trong các vườn rau, vườn cây ăn qu ả, cây công nghiệp... Đặc điểm của loại máy kéo này là kích thước nhỏ, công suất bé. 55
  2. - Máy kéo dùng để vận chuyển. Loại máy kéo n ày được trang bị thêm rơ- moóc để vận chuyển các loại nông sản phẩm, h àng hóa ở những nơi không có đường hay chỉ có đ ường đất, hoặc khoảng cách vận chuyể n tương đối ngắn. Đặc điểm của loại máy kéo này là tốc độ chuyển động của máy có thể thay đổi trong một khoảng rộng. - Máy kéo có công d ụng đặc biệt. Loại máy kéo n ày có cấu tạo đặc biệt và đươc lắp thêm các trang bị riêng đ ể ho àn thành một số công việc c ó tính chất chuyên môn hóa trong sản xuất như san ủi, đ ào mương, vun luống, kéo gỗ, ... Phân loại theo bộ phân chuyển động của máy kéo Theo bộ phận chuyển động , chia máy kéo ra làm ba lo ại: Máy kéo bánh, máy kéo xích và máy kéo vừa bánh vừa xích. Phân loại theo công suất của động cơ Theo công su ất động cơ lắp trên máy kéo, người ta chia ra các loại: - Máy kéo cỡ nhỏ có công suất: Ne < 20 mã lực - Máy kéo cỡ trung bình có công su ất: 20ml < Ne
  3. Máy kéo dùng đ ộng cơ đ ốt trong bao gồm bốn phần chính: Động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống điều khiển và trang bị làm việc. Động cơ dùng đ ể tạo ra một công c ơ học (mômen quay) truyền cho các bộ phận khác của máy kéo. Hệ thống truyền lực, bao gồm một số bộ phận có nhiệm vụ truyền môme n quay từ động cơ đ ến các bánh chủ động của máy kéo bánh hay các bánh sao chủ động của máy kéo xích và trục thu công suất. Hệ thống chuyển động, bao gồm một số bộ phận có nhiệm vụ nhận và phân bố trọng lượng của máy kéo lên nền và biến chuyển động quay củ a bánh chủ động thành chuyển động tịnh tiến của máy. Hệ thống điều khiển và trang bị làm việc, bao gồm hệ thống lái, phanh, trục thu công suất, bánh đai truyền động, c ơ cấu treo và móc máy nông nghiệp, các hệ thống kiểm tra, hệ thống tín hiệu và an toàn v.v... 3.2. ÔTÔ 3.2.1. Định nghĩa Ôtô là lo ại xe tự chuyển động trên các lo ại đ ường bộ, dùng đ ể chuyên chở người hay h àng hóa và làm một số chức năng đặc biệt khác. Ôtô là lo ại ph ương tiện vận tải rất linh hoạt và tiện lợi, đ ư ợc d ùng ngày càng phổ biến trong nông nghiệp cũng nh ư các ngành kinh tế khác. 3.2.2. Phân loại ôtô Hiện nay trên thế giới có hàng trăm triệu xe ôtô với nhiều chủng loại khác nhau, mỗi loại có cấu tạo, hình dáng, công dụng và ph ạm vi hoạt động riêng. Việc phân loại ôtô chủ yếu dựa vào những đặc trưng cơ bản của nó. Phân loại theo công dụng của ôtô Theo công d ụng, người ta chia ôtô làm ba lo ại: ôtô vận tải, ôtô chở ng ười và ôtô chuyên dùng. - Ôtô vận tải chủ yếu d ùng đ ể chuyên chở h àng hóa. Lo ại ôtô n ày đư ợc qui định theo trọng l ượng của nó (2,5 tấn; 3 tấn; 5 tấn; 10 tấn, 30 tấn ...). - Ôtô chở ng ười, bao gồm ôtô du lịch và ôtô buýt. Ôtô du lịch d ùng đ ể chở người với số chỗ ngồi quy định và có trang bị thêm các thiết bị phục vụ. Ôtô buýt 57
  4. dùng để chở hành khách theo lộ trình, thời gian và bến đỗ quy định trên các tuyến đường công cộng với qu ãng đường tương đối ngắn. Ôtô chuyên dùng là lo ại ôtô có công dụng đặc biệt như ôtô cứu hỏa, ôtô cứu thương, ôtô rửa phố, ôtô cần cẩu, ôtô sửa chữa v.v... Ngo ài ra còn có ôtô đua, chuyên dùng trong các cuộc đua thể thao. Phân loại theo động cơ dùng cho ôtô Theo đ ộng cơ dùng cho ôtô, người ta chia làm ba lo ại: ôtô dùng đ ộng cơ đ ốt ngoài, ôtô dùng động cơ đốt trong, ôtô d ùng động cơ điện. Phân loại theo nhiên liệu dùng cho động cơ Theo nhiên liệu dùng cho đ ộng cơ, người ta chia ra l àm ba lo ại: ôtô xăng, ôtô điêden, ôtô khí ga. Gần đây do giá dầu mỏ tăng cao và để ít ô nhiễm môi trường nên một số loại nhiên liệu, năng lư ợng mới bắt đầu đ ược sử dụng cho động c ơ ôtô như: năng lượng mặt trời, nhiên liệu hyđrô lỏng, các loại dầu có nguồn gốc thực vật và động vật, ... Phân loại theo trọng tải của ôtô Theo trọng tải của xe ôtô, ng ười ta chia ra l àm ba lo ại: ôtô có trọng tải nhỏ, ôtô có trọng tải trung bình, ôtô có trọng tải lớn lớn. 3.2.3. Các ph ần chính c ủa ôtô Ôtô dùng đ ộng cơ đ ốt trong gồm có 4 phần chính: Động c ơ, khung xe, thùng xe và trang bị l àm việc. Động cơ ôtô cơ bản giống như động cơ máy kéo. Nhưng ở một số xe, động cơ không những sinh ra nguồn động lực l àm cho ôtô chuyển động m à còn được dùng vào một số công việc phụ khác nh ư nâng thùng xe, quay tời,... Khung xe ôtô dùng đ ể lắp hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống giảm xốc, hệ thống lái và phanh. Thùng xe ôtô đ ặt trên khung xe dùng đ ể cho ngư ời lái và hành khách ngồi hay để chất hàng hóa. C ấu tạo của th ùng xe tùy thuộc vào công d ụng của ôtô. Đối với ôtô du lịch thì có thùng xe kín, phía trong có một số chỗ ngồi qui định. Đối với ôtô buýt thường trong th ùng xe được lắp các ghế ngồi, có một khoảng trống cho hành khách đ ứng. Đối với ôtô tải thì có buồng lái riêng cho người lái và một vài hành khách ngồi, phía sau là thùng xe để chất hàng hóa. 58
  5. Đối với một số ôtô không có khung xe thì thùng xe làm luôn nhiệm vụ của khung xe. Trang bị làm việc của ôtô bao gồm hệ thống kiểm tra an toàn và các trang bị hỗ trợ quá trình phanh, lái, thiết bị xếp dỡ hàng, ... Hình 3.2 Các phần chính của ôtô 8 1 Động cơ 1- 2 Ly hợp 2- 3 Hộp số 3- Truyền lực trung gian 4- 4 Truyền lực trung ương 5- 5 Hộp vi sai 6- Các bánh xe chủ động 7- Các bánh xe hướng dẫn 8- 6 7 3.3. H Ệ THỐNG TRUYỀN LỰC 3.3.1. Nhi ệm vụ và phân loại Hệ thống truyền lực d ùng để truyền mômen quay từ động cơ đ ến các bánh chủ động và trục thu công suất của ôtô, máy kéo. Hiện nay ôtô máy kéo trong nông nghiệp thư ờng d ùng hệ thống truyền lực loại cơ học, thủy lực - cơ học và điện cơ. Hệ thống truyền lực bằng c ơ học là lo ại hệ thống truyền lực đ ược dùng phổ biến nhất, trong đó mômen quay từ động cơ được truyền đến các bánh chủ động của ôtô, máy kéo bằng ma sát, bằng các bánh răng, bằng các trục và các khớp nối. Hệ thống truyền lực bằng thủy lực - cơ học là loại hệ thống, trong đó mômen quay từ động cơ được truyền đến các bánh chủ động của ôtô, máy kéo bằng c ơ học và bằng chất lỏng. Hệ thống truyền lực loại n ày thường đ ư ợc d ùng trên một số ôtô du lịch, một số máy kéo và máy công trình hiện đại. Hệ thống truyền lực bằng điện c ơ là lo ại hệ thống, trong đó mômen quay từ động cơ được truyền đến các bánh chủ động của ôtô, máy kéo bằng c ơ học và điện từ. Ở những ôtô, máy kéo loại n ày, mômen quay của động cơ được d ùng đ ể quay máy phát điện, dòng điện của máy phát điện đ ư ợc dẫn đến động c ơ điện. Động cơ 59
  6. điện biến điện năng th ành cơ năng truyền cho bánh chủ động của ôtô máy kéo. Hệ thống truyền lực loại này được dùng trên một số ôtô buýt và một số loại máy kéo đặc biệt. Nhờ có hệ thống truyền lực, ta có thể cho ôtô máy kéo chuyển động đ ư ợc êm dịu, thay đổi tốc độ, lực kéo và hướng chuyển động của xe máy, thực hiện việc quay vòng được dễ dàng và d ừng xe máy tại chỗ khi động cơ vẫn l àm việc, hoặc truyền một phần hay to àn bộ công suất của động cơ cho các tr ục thu công suất. Tùy theo công dụng và phạm vi hoạt động của các loại xe máy, cấu tạo của hệ thống truyền lực trên ôtô, máy kéo có những th ành phần khác nhau. Ở ôtô có loại một cầu chủ động, có loại 2 hoặc 3 cầu chủ động. Ở máy kéo bánh có thể có một hoặc hai cầu chủ động. Số cầu chủ động c àng nhiều thì cấu tạo của hệ thống truyền lực càng phức tạp, nhưng khả năng chuyển động c àng tốt. Nói chung, hệ thống truyền lực cơ học của ôtô, máy kéo gồm có các bộ phận chính sau: Li hợp, hộp số, truyền lực trung gian, truyền lực trung ương. Ở ôtô và máy kéo bánh còn có hộp vi sai. Ở máy kéo có thêm truyền lực cuối c ùng. Riêng máy kéo xích còn có li hợp chuyển hướng. 3.3.2. Li hợp Li hợp (th ường gọi là li h ợp chính) d ùng đ ể truyền mômen quay từ động c ơ đến các bộ phận truyền lực phía sau, đảm bảo việc đóng êm dịu và li khai nhanh chóng trục khuỷu của động cơ với các trục sơ c ấp hộp số. Li hợp là một bộ phận quan trọng của hệ thống truyền lực. Trong quá trình ôtô, máy kéo chuyển động, li hợp chính phải làm việc liên tục, do đó nó phải đảm bảo các yêu cầu: L àm việc chắc chắn và an toàn, truyền được mômen quay lớn nhất m à không trượt, liên kết êm dịu, đóng ngắt nhẹ nh àng, li khai ph ải an to àn (nghĩa l à phải tách đ ược ho àn toàn các phần chủ động và ph ụ động của bộ li hợp ra khỏi nhau), có kh ả năng thoát nhiệt tốt, cấu tạo đơn giản, sử dụng và chăm sóc dễ dàng. Tùy theo phương pháp truyền mô men quay từ phần chủ động đến phầ n ph ụ động, li hợp được phân ra làm hai lo ại: Li hợp ma sát và li hợp thủy lực. Li hợp ma sát là lo ại li hợp trong đó mômen quay đ ược truyền từ phần chủ động đến phần phụ động nhờ lực ma sát xuất hiện giữa các bề mặt làm việc của phần chủ động và phần phụ động. Li hợp ma sát có thể dùng một đĩa, hai đĩa hoặc nhiều đĩa chủ động và phụ động. Li hợp thủy lực là loại li hợp trong đó mômen quay đ ược truyền từ phần chủ động đến phần phụ động nhờ tác động trung gian của chất lỏng là dầu thuỷ lực. Hiện nay ôtô, máy kéo phổ biến d ùng li hợp ma sát. Trong li hợp ma sát, có loại thường xuyên đóng và lo ại không thư ờng xuyên đóng (thường xuyên mở). Li hợp ma sát thường xuyên đóng là li hợp có cơ c ấu ép bằng lò xo. Khi không có lực tác dụng từ bên ngoài để ngắt li hợp t hì li hợp luôn luôn ở thế đóng. 60
  7. Li hợp ma sát không thường xuyên đóng là li hợp có cơ cấu ép bằng đ òn b ẩy, được đóng ngắt nhờ lực tác động từ bên ngoài. P hần lớn ôtô, máy kéo dùng lo ại li hợp ma sát thường xuyên đóng vì nó làm việc chắc chắn, đóng ngắt êm dịu, có cơ cấu điều khiển đ ơn giản, điều chỉnh và chăm sóc dễ dàng. Sơ đồ cấu tạo của bộ li hợp ma sát, một đĩa thường xuyên đóng được trình bày trên hình 3 -3, gồm có các bộ phận chính: bộ phận chủ động, bộ phận phụ động, c ơ cấu ép và cơ cấu điều khiển. 4 1 2 3 5 9 6 7 8 11 12 10 Hình 3.3 Sơ đồ ly hợp ma sát 1- B ánh đà , 2- Đĩa ma sát, 3 - Đĩa ép, 4- Vỏ ly hợp, 5- Cần bẩy ép, 6- Lò xo ép 7- Ố ng trượt, 8- Trục li hợp, 9- B àn đạp ly hợp, 10- Lò xo nỉa điều khiển 11- Nỉa điều khiển, 12- C ác thanh kéo Bộ phận chủ động bao gồm bánh đ à, đĩa ép, vỏ li hợp luôn luôn quay theo trục khuỷu của động cơ. Đĩa ép vừa quay vừa có thể dịch chuyển dọc trục li hợp đ ược. Bộ phận phụ động bao gồm đĩa phụ động bằng thép, hai mặt hai bên có tán các tấm đệm ma sát làm b ằng vật liệu có hệ số ma sát lớn (ferađô) và nối ghép với trục li hợp theo kiểu then hoa, nghĩa l à đĩa phụ động vừa quay vừa có thể dịch chuyển dọc trục được. Trên các đ ĩa phụ động của một số loại li hợp c òn có các lò xo giảm chấn để dập tắt các dao động xoắn truyền từ phần chủ động sang phụ động, đồng thời có xẻ các r ãnh khía để thoát nhiệt và thoát các m ạt ferađô khi bị m ài mòn. Cơ cấu ép bao gồm các lò xo ép được đặt trong các hốc của vỏ li hợp, thường xuyên ép đĩa ép vào đĩa phụ động. Cơ cấu điều khiển gồm có bàn đ ạp li hợp cùng với các thanh kéo, nỉa điều khiển, ống trượt và các c ần bẩy ép. Ống trượt thường là 1 ổ l ăn đặc biệt (đ ược gọi l à ổ bi ép) có thể dịch chuyển dọc trục li hợp đ ược dưới tác dụng của c ơ cấu điều khiển. Lò xo của nĩa điều khiển luôn luôn l àm cho ống trượt dịch về phía phải, đảm 61
  8. bảo giữa ống trượt và đầu các cần bẩy ép có một khe hở cần thiết để chống m ài mòn và điều khiển li hợp đ ược dễ d àng, li hợp làm việc chắc chắn. Bộ li hợp thường xuyên ở t hế đóng. Dư ới tác d ụng của lò xo ép, đĩa ép bị đẩy về phía trái (hình vẽ) l àm cho đĩa phụ động bị ép chặt giữa đĩa ép và bánh đà. Lực ma sát giữa các bề mặt l àm việc của phần chủ động (bánh đ à và đĩa ép) và phần phụ động (các tấm ma sát của đĩa phụ động) đảm bảo truyền mômen quay từ phần chủ động sang phần phụ động, nghĩa là từ trục khuỷu động cơ đến trục li hợp. Khi muốn ngắt li hợp, ngư ời điều khiển phải đạp vào bàn đ ạp li hợp, qua cơ cấu đòn bẩy, nỉa điều khiển đẩy ống trượt dịch về phía trái (hình vẽ) tác động vào các cần bẩy ép làm cho đ ĩa ép nén các lò xo ép và dịch về phía phải, đĩa phụ động được tách khỏi bánh đ à và đ ĩa ép, mômen quay từ trục khuỷu động c ơ không được truyền đến trục li hợp và các bộ phận truyền lực phía sau nữa. Để dừng nhanh chóng chuyển động qu ay do quán tính của trục li hợp khi ngắt, bảo đảm cho việc gài số đ ược dễ dàng, êm dịu thì ở một số bộ li hợp chính (đa số là ở m áy kéo xích), người ta trang bị thêm phanh li hợp. Trong quá trình sử dụng li hợp cần chú ý: Chỉ ngắt li hợp khi thật cần thiế t và không giữ lâu ở thế ngắt. Khi ngắt phải ngắt ho àn toàn và dứt khoát, khi đóng phải đóng một cách từ từ và êm dịu, không đ ược phép giữ li hợp ở thế trung gian (đóng không hoàn toàn). Đồng thời khi xe máy đang l àm việc không để chân lên bàn đ ạp li hợp, đề phòng hiện tượng chớm ngắt, làm mòn nhanh đĩa ma sát. 3.3.3. Hộp số Hộp số dùng đ ể thay đổi lực kéo, tốc độ và hướng chuyển động của xe máy, đồng thời cho phép ôtô máy kéo dừng lâu khi động cơ vẫn làm việc. Hộp số phải đảm bảo có tỷ số truyền cần thiết, thích hợp để nâng cao tính kinh tế và động lực học của ôtô, máy kéo. Hộp số phải có hiệu suất truyền cao, làm việc vững chắc, dễ sử dụng, ít h ư hỏng và có tiếng kêu nhỏ. Cấu tạo hộp số phải đ ơn giản, nhỏ gọn, chăm sóc sử dụng dễ dàng. Tùy theo phương pháp thay đổi số truyền, ng ười ta chia hộp số ra làm hai loại: hộp số vô cấp và hộp số phân cấp. Hộp số vô cấp l à loại hộp số cho phép thay đổi tỷ số truyền một cách liên tục trong một khoảng xác định, điều đó cho phép ôtô máy kéo làm việc với các chỉ số có lợi nhất trong các điều kiện khác nhau. Hộp số vô cấp có thể d ùng cơ học, thủy lực, điện hoặc phối hợp, có thể do người điều khiển hoặc điều khiển tự động hay bán t ự động. Hộp số vô cấp có nhiều ưu điểm, nhưng c ấu tạo phức tạp, giá thành đắt nên chưa được sử dụng rộng rãi trên các lo ại ôtô, máy kéo, ngo ài một số ít ôtô du lịch, ôtô vận tải cỡ lớn và ôtô đặc biệt có khả năng chuyển động cao. 62
  9. Hộp số phân cấp là lo ại hộp số cho phép thay đổi tỷ số truyền không liên tục mà cách nhau thành từng cấp nhất định bằng c ách thay đ ổi các cặp bánh răng ăn khớp. Số cấp truyền của hộp số c àng nhiều thì việc sử dụng công suất của động c ơ càng tốt trong điều kiện phụ tải của động cơ luôn thay đổi. Nhưng số cấp truyền quá nhiều sẽ làm cho hộp số phức tạp, kích thước và trọng l ượng lớn. Hộp số phân cấp có thể điều khiển bằng cơ học, điện, thủy lực. Hiện nay hầu hết ôtô, máy kéo dùng loại hộp số phân cấp điều khiển bằng cơ học. 1 6 Z3 Z5 Z4 Z2 7 Z1 2 Z8 Z9 3 Z11 Z10 Z7 4 Z6 5 Hình 3.4 Sơ đồ cấu tạo của hộp số phân cấp 1- Vỏ hộp số, 2- Tr ục sơ c ấp, 3- Tr ục trung gian, 4- Các bánh răng 5- Trục số lùi, 6- Trục thứ cấp, 7- K hớp nối thứ cấp Sơ đ ồ cấu tạo chung của hộp số phân cấp điều khiển bằng c ơ học đ ược trình bày trên hình 3 -4, gồm có thân hộp số, các trục, các bánh răng và bộ phận g ài số. Thân hộp số thư ờng đ ược đúc bằng gang hay hợp kim nhôm, gồm có cácte, một nắp đậy phía trên (đ ể lắp bộ phận g ài số) và các n ắp quan sát ở hai bên. Trong cácte hộp số có các trục, các bánh răng, bộ phận khoá số và dầu bôi trơn. Các tr ục: Trong hộp số thường có trục sơ c ấp (trục chủ động) đ ược nối với trục li hợp, trục thứ cấp (trục phụ động) đ ược nối với bánh răng chủ động của truyền lực trung ương, trục trung gian và trục số lùi. Ở một số hộp số máy kéo trong lòng trục trung gian có đ ặt trục truyền động cho trục thu công suất. Các trục nói chung đ ược quay trên các ổ đỡ con lăn đặt trên thành hộp số. Các bánh răng: Trong hộp số có nhiều bánh răng, các bánh răng có thể chế tạo liền với trục (như bánh răng Z1), có thể lắp cố định trên trục (như các bánh răng Z6, Z7, Z8, Z9), có thể lắp theo kiểu then hoa với trục - nghĩa l à cùng quay với trục nhưng có thể dịch chuyển dọc trục đ ược (nh ư các bánh răng Z2, Z3, Z4, Z5, Z10, Z11). Bộ phận g ài số, bao gồm cơ cấu điều khiển và khóa hãm có nhiệm vụ đặt các bánh răng vào các vị trí ăn khớp nhất định hoặc ở vị trí trung gian (số không) t ùy 63
  10. theo ý muốn của ngư ời lái, không cho các bánh răng tự động ăn khớp hay li khai, hoặc không gài trùng hai số cùng một lúc. Việc điều khiển hộp số phân cấp đ ược thực hiện theo nguyên tắc sau đây: Khi muốn gài số, người điều khiển phải tác động lên cơ cấu điều khiển (tay số hoặc chân số) một lực cần thiết để gạt các bánh răng ăn khớp vào các số theo ý muốn. Với hộp số phân cấp trên hình 3-4, ta có thể điều khiển vào được 4 số tiến và một số lùi. Số tiến: Số 1: Z1-Z6, Z7-Z3 Số 2: Z1-Z6, Z9-Z5 Số 3: Z1-Z6, Z8-Z4 Số 4: (số truyền thẳng) Z1-Z2, Số lùi: Z1-Z6, Z8-Z10, Z11-Z5 Trên các lo ại ôtô, máy kéo bánh có 2 hoặc 3 cầu chủ động thì ngoài hộp số chính ra còn có hộp số phụ d ùng đ ể p hân phối mômen quay đến các cầu chủ động khác nhau và có cơ cấu điều khiển riêng để gài và li khai các cầu chủ động. Khi điều khiển hộp số phải đảm bảo nguyên tắc: Trư ớc khi vào số, đổi số, ra số phải ngắt li hợp. Sau khi g ài số xong phải đóng li hợp từ từ. Đối với ôtô, muốn tăng tốc độ phải chuyển dần từ số thấp lên số cao để xe chuyển động đ ược êm dịu và chạy đều. Không gài số lùi khi xe đang chạy tiến, ch ưa dừng lại hẳn hoặc ng ược lại. 3.3.4. Truyền lực trung gian Truyền lực trung gian d ùng đ ể truyền mômen q uay giữa các trục của bộ phận truyền lực. Nếu các trục trong quá trình làm việc luôn luôn đ ược đặt thẳng h àng với nhau thì bộ phận nối trung gian đ ược cấu tạo dưới hình thức một bộ phận nối cố định (thường là nối ghép bằng then). Nh ưng đối với ôtô máy kéo, do chuyển động tương đối giữa khung và cầu chủ động tạo nên trong quá trình làm việc bởi các bộ phận treo đ àn hồi, mặt khác do cách lắp ghép các bộ phận không đảm bảo chính xác tuyệt đối cho nên các trục không thẳng h àng, có nghĩa là các trục đặt lệch nhau dưới một góc nhất định hay luôn luôn thay đổi trong một giới hạn nào đó khi ôtô, máy kéo chuyển động. Bộ phận truyền lực trung gian nối giữa các trục loại này được cấu tạo dưới hình thức một bộ nối linh động (thư ờng gọi là các đăng). 3.3.5. Cầu sau Cầu sau l à tập hợp một số bộ phận và cơ c ấu của hệ thống truyền lực d ùng để truyền mômen quay từ hộp số đến bánh chủ động. Ở ôtô, cầu sau bao gồm truyền lực trung ương và hộp vi sai. Ở máy kéo bánh, cầu sau bao gồm truyền lực trung ương, hộp vi sai và truyền lực cuối cùng. Ở m áy 64
  11. kéo xích, cầu sau bao gồm truyền lực trung ương, li hợp chuyển h ướng và truyền lực cuối cùng. Truyền lực trung ương Truyền lực trung ương dùng đ ể tăng và thay đ ổi mặt phẳng tác dụng của mômen quay truyền từ động cơ tới các bánh chủ động. Truyền lực trung ương của ôtô, máy kéo thường là một cặp bánh răng hình nón, trong đó bánh răng ch ủ động (nhỏ) nối liền với trục thứ cấp của hộp số, bánh răng phụ động (lớn) nối liền với các bộ phận truyền lực phía sau. Hộp vi sai Hộp vi sai cho phép các bánh chủ động quay với các tốc độ góc khác nhau khi xe quay vòng ho ặc khi lực cản tác dụng lên hai bánh khác nhau. Ở những chỗ đ ường vòng, hai bánh chuyển động theo hai quỹ đạo khác nhau, bánh ngoài sẽ chuyển động với quãng đường d ài hơn bánh trong (so với tâm quay vòng), ho ặc những chỗ đ ường thẳng nh ưng m ặt đ ường gồ ghề hay trường hợp các lốp xe có độ căng khác nhau thì tốc độ của các bánh chủ động cũng khác nhau. Nếu nối cứng hai bánh trên cùng một trục thì sẽ xảy ra hiện t ượng một bên bị lê, một bên bị quay trượt l àm cho các lốp xe bị mòn nhanh chóng, khó điều khiển xe máy và xuất hiện tải trọng phụ lên bán trục. Để khắc phục hiện t ượng đo, ng ười ta nối một bên bánh ch ủ động với một bán trục riêng và hai bán trục được nối với nhau bằng một cơ cấu đặc biệt gọi l à hộp vi sai. Truyền lực cuối cùng Truyền lực cuối cùng dùng đ ể giảm tốc độ lần cuối c ùng và tăng mômen quay truyền đến bánh chủ động của máy kéo. Thông th ường truyền lực cuối cùng là một cặp bánh răng hình trụ, trong đó bánh răng chủ độn g nhỏ hơn bánh răng phụ động. Li hợp chuyển h ướng của máy kéo xích ( còn họi là cơ cấu quay vòng) Ôtô, máy kéo hiện nay th ường có hai phương pháp chuyển hướng. Đối với ôtô và máy kéo bánh thì phổ biến l à điều khiển bánh h ướng dẫn để chuyển hướng. Còn đối với máy kéo xích và máy kéo cầm tay công suất nhỏ thì dùng phương pháp cắt một phần hoặc to àn bộ mômen quay truyền cho một trong hai bánh chủ động và thông dụng nhất l à dùng li hợp chuyển hướng. 3.4. H Ệ THỐNG CHUYỂN ĐỘNG Hệ thống chuyển động (còn gọi l à di động) có nhiệm vụ nhận và phân bố trọng lượng của máy lên nền và biến chuyển động quay của bánh chủ động thành chuyển động tịnh tiến của xe, máy. 65
  12. Hiện nay ôtô, máy kéo có rất nhiều loại, hoạt động trên nh ững điều kiện và vị trí khác nhau nên hệ thốn g chuyển động của chúng cũng khác nhau. Thông thường có hai lo ại hệ thống chuyển động chính: Hệ thống chuyển động bằng xích và hệ thống chuyển động bằng bánh. Ngo ài ra còn có lo ại hệ thống chuyển động vừa bánh vừa xích nhưng ít dùng. Hệ thống chuyển động bằng xích có diện tích tiếp xúc với nền lớn nên áp su ất của máy lên m ặt nền nhỏ đồng thời khả năng bám nền tốt, vì thế có thể hoạt động được ở những n ơi đ ịa hình ph ức tap, có độ trượt lớn. Nhưng c ấu tạo của nó phức tạp, tốn nhiều kim loại và chuyển động ồn ào. Hệ thống chuyển động bằng bánh có cấu tạo đơn gi ản, nhẹ nhàng, chuyển động thuận tiện và có thể dùng để vận chuyển. Nhưng đ ộ bám của nó kém hơn và áp su ất mặt nền lớn, do đó hoạt động ở những nới có độ trượt lớn rất hạn chế. 3.4.1 Hệ thống chuyển động của máy kéo xích Hệ thống chuyển động của máy kéo xích bao gồm: thân máy, bộ phận treo và cổ xích. Thân máy thông thường thuộc loại có khung và nửa khung. Thân máy có khung là loại có hai xà dọc bằng thép liên hệ với nhau bằng hai x à ngang và các trục trước, trục sau, trên đó lắp đặt động cơ, các bộ phận của hệ thống truyền lực và bộ phận treo của hệ thống chuyển động. Thân máy nửa khung đ ư ợc tạo bởi thân cầu sau và khung máy kéo. Khung máy kéo dùng đ ể lắp đặt động cơ, hộp số và bộ phận treo của hệ thống chuyển động. 23 1 3 4 2 4 1 76 6 7 8 5 5 b) a) Hình 3.5 Sơ đồ bộ phận chuyển động của máy kéo xích a- Loại nửa cứng, b- Loại đàn hồi 1- Bánh sao chủ động, 2- Gi ải xích, 3- Bánh đỡ xích, 4- B ánh căng xích 5- B ánh đè xích, 6- Lò xo giảm chấn, 7- Khớp bản lề, 8- K hung máy Bộ phận treo dùng để liên kết giữa thân máy với cỗ xích và truyền trọng lượng của máy kéo lên xích, đồng thời làm dịu dao động của thân máy. Tùy theo kh ả năng làm êm dịu thân máy, ng ười ta chia bộ phận treo ra làm hai lo ại: Loại nửa cứng và loại đàn hồi. Cỗ xích dùng để tiếp nhận trọng lư ợng của máy và làm cho máy chuyển động. Cổ xích bao gồm: Bánh sao chủ động, giải xích, các bánh đ è xích, các bánh đ ỡ xích, bánh căng xích cùng với bộ phận căng xích. 66
  13. 3.4.2 Hệ thống chuyển động của máy kéo bánh Hệ thống chuyển động của máy kéo bánh bao gồm: thân máy, các bánh chủ động phía sau và c ầu trước. Thân máy kéo bánh phổ biến dùng lo ại nửa khung và không khung. Lo ại máy kéo nửa khung thường có thân cầu sau và thân hộp số đúc liền. Nửa trước máy kéo có nửa khung gồm hai thanh dọc nối với nhau bằng một thanh ngang để lắp đặt động cơ. Lo ại máy kéo không khung có thân động c ơ nối liền với thân các bộ phận truyền lực bằng bulông tạo th ành thân máy kéo. Các bánh ch ủ động có nhiệm vụ làm thành đ ế tựa phía sau của máy kéo và nhận mômen quay từ động c ơ truyền tới, biến thành lực đẩy tiếp tuyến trên vành bánh. Bánh chủ động tác động lên nền đất và nhờ phản lực của nền đất lên bánh làm cho máy kéo chuyển động. Đa số các máy kéo bánh có hai bánh phía sau l à bánh chủ động, còn l ại hai bánh phía trước là bánh hướng dẫn, nhưng một số ít máy kéo bánh có cầu trước chủ động. Ở những máy kéo này, các bánh trước vừa là bánh hướng dẫn vừa l à bánh chủ động. Hiện nay phần lớn bánh chủ động của máy kéo bánh l à bánh hơi (c òn gọi là bánh bơm) gồm có lốp, săm, vành bánh, mâm bánh và moay ơ. Moay ơ c ủa bánh được bắt chặt vào bán trục chủ động của máy kéo. Cầu trước của máy kéo bánh d ùng làm đ ế tựa cho phần trước máy kéo, đồng thời thông qua hệ thống điều khiển để hướng dẫn chuyển động của m áy kéo. Vì vậy cầu trước phải có cấu tạo đảm bảo các bánh vòng được tự do so với thân máy và đảm bảo đ ược tính ổn định cho máy khi chuyển động. Cầu trước ở những máy kéo vạn năng th ường có hai bánh đặt xa nhau với một khoảng cách có thể điều chỉnh được đ ể làm việc giữa các h àng cây có bề rộng khác nhau. Các bánh h ướng dẫn khi lắp vào trục đứng của cầu trước không đặt thẳng đứng m à nghiêng một góc n ào đó so với mặt phẳng thẳng đứng và n ằm ngang để đảm bảo cho máy kéo bánh chuyển động được ổn định, dễ dàng và ít mòn lốp. Bánh hướng dẫn chủ yếu cũng l à bánh hơi, có cấu tạo tương t ự như bánh ch ủ động phía sau nhưng nó có một số đặc điểm khác là: kích thước nhỏ hơn, mấu bám thấp hơn nhưng áp suất hơi trong lốp cao hơn. Ở một số máy kéo có cầu trước chủ động thì kích thước của nó thường lớn hơn và mặt lốp có mấu bám cao hơn. Để giảm xóc cho phần trước của máy kéo, ng ười ta th ường trang bị thêm bộ phận giảm xóc, gồm có các lò xo xoắn cuốn thành hình trụ đặt trong thân trục đứng cầu trư ớc. 3.4.3. Hệ thống chuyển động của ôtô 67
  14. Hệ thống chuyển động của ôtô gồm có: Khung xe, các bánh xe và bộ phận treo. Khung xe dùng để lắp động cơ, các bộ phận của hệ thống truyền lực và thùng xe. Khung được lắp trên cầu trước và cầu sau qua bộ phận treo. Một số ôtô du lịch, công suất nhỏ không có khung, mà thùng xe làm luôn nhiệm vụ của khung. Các bánh xe tiếp xúc với nền đ ường và biến chuyển động quay tròn của bánh xe ch ủ động thành chuyển động tịnh tiến của xe. Cấu tạo của bánh xe ôtô gồm có: lốp, săm (có thể không có), vành, mâm bánh và moay ơ. Cầu trư ớc hướng dẫn và b ộ phận treo có hai lo ại: cầu trước liền với bộ phận treo phụ thuộc và c ầu trước rời với bộ phận treo độc lập. Cầu trước liền là cầu nối giữa hai bánh xe bằng một cầu liền. Khung xe đ ược đặt lên c ầu bằng nhíp đàn hồi. Nhíp có tác dụng làm êm dịu các lực va đập truyền từ bánh đến khung xe. Loại cầu này được d ùng phổ biến trên xe ôtô tải, ôtô chở khách loại trung bình và lớn. Cầu trước rời là c ầu trước m à t ừng bánh xe liên kết với khung và độc lập với nhau qua các khớp nối và qua các cơ c ấu đàn hồi, nhờ vậy chuyển động của xe ho àn toàn êm dịu. Loại cầu này dùng phổ biến trên các xe ôtô du lịch cỡ nhỏ. Hiện nay, một số loại ôtô có trang bị thêm bộ phận giảm xóc thủy lực để dập tắt nhanh chóng các dao động của khung do biến dạng của lò xo gây nên. 3.5. H Ệ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ TRANG B Ị L ÀM VIỆC 3.5.1. Hệ thống lái của máy kéo bánh và ôtô Hệ thống lái của máy kéo bánh và ôtô có nhiệm vụ: duy trì chuyển động của xe máy theo một hư ớng nhất định và thay đ ổi hướng chuyển động đó khi cần thiết bằng cách quay vòng bánh hướng dẫn. Cấu tạo và tình trạng làm việc của hệ thống lái ảnh h ưởng trực tiếp đến chất lượng làm việc của xe, máy, mức độ mệt mỏi của người lái, tính chất an to àn và độ hao mòn của hệ thống chuyển động, đặc biệt là lốp. Vì vậy hệ thống lái phải đảm bảo các yêu cầu: Lái nhẹ nh àng, chính xác, không bị trượt lê. Khi vòng, xe máy vẫn chuyển động ổn định. Đồng thời hệ thống lái phải chắc chắn, bền vững, chăm sóc và điều chỉnh dễ d àng. Hiện nay, ngo ài một số ít ôtô hiện đại đ ư ợc trang bị hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động, còn h ầu hết các loại ôtô, máy kéo bánh khác phải do ng ười lái điều khiển. Để quay các bánh h ướng dẫn khi lái vòng thì ph ải tác động vào tay lái một lực cần thiết. Căn cứ vào nguồn lực tác đ ộng, ngư ời ta chia hệ thống lái ra các lo ại: cơ học, thủy lực, điện và hơi. Nhưng phổ biến hiện nay l à hệ thống lái loại 68
  15. cơ học, nghĩa là lực tác động của ng ười điều khiển trực tiếp truyền đến để quay vòng các bánh h ướng dẫn bằng các bộ phận tryền độ ng. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống lái loại c ơ học như sau: Khi muốn chuyển hướng (quay vòng) ng ười điều khiển quay tay lái. Muốn quay vòng về phía n ào phải quay tay lái về phía đó, qua các bộ phân truyền động làm cho bánh hướng dẫn quay vòng theo ý muốn. Trong quá trình điều khiển hệ thống lái cần chú ý: Bán kính quay vòng của bánh hướng dẫn phụ thuộc vào góc quay tay lái, và sau khi xe, máy quay vòng ph ải trả tay lái về vị trí cũ. Hiện nay trên nhiều loại xe ôtô và một số máy kéo hiện đại có trang bị thêm bộ phận trợ lực lái bằng thủy lực để giảm nhẹ lực quay vòng cho người điều khiển. 3.5.2. Hệ thống phanh của ôtô, máy kéo Hệ thống phanh của ôtô, máy kéo có nhiệm vu: Giảm bớt tốc độ hoặc dừng hẳn một cách nhanh chóng xe, máy khi đang chuyển động, đồng thời giữ xe, máy đứng tại chỗ. Hệ thống phanh l à một trang bị nhằm đảm bảo an to àn cho xe, máy khi làm việc, nhất là những lúc chuyển động với tốc độ cao, gặp những ch ướng ngại vật bất ngờ. Hệ thống phanh hoạt động tốt, vững chắc cho phép tăng tốc độ của xe máy trong giới hạn nhất định khi xe, máy chuyển động, nâng cao đ ược năng suất lao động và đảm bảo an toàn giao thông. Hệ thống phanh cần bảo đảm các yêu cầu: Làm việc vững chắc và có hiệu quả cao, phanh ph ải êm dịu, đảm bảo cho xe máy chuyển động ổn định trong mọi trường hợp, có cấu tạo đ ơn gi ản, thoát nhiệt tốt, điều khiển nhẹ nh àng, chăm sóc thuận tiện. Hệ thống phanh d ùng trên ôtô, máy kéo có nhiều loại. Căn cứ vào phương pháp điều khiển hệ thống phanh, người ta chia ra hai loại: phanh tay và phanh chân. P hần lớn các loại ôtô, máy kéo có cả phanh tay và phanh chân. Căn cứ vào bộ phận truyền lực của hệ thống phanh, người ta chia ra bốn loại: phanh cơ học, phanh thủy lực (phanh dầu), phanh không khí nén (phanh hơi), phanh điện. Căn cứ vào cấu t ạo của bộ phận l àm việc ngư ời ta chia ra ba loại: phanh giải, phanh guốc, phanh đĩa. Mặc dầu cấu tạo bộ phận làm việc của các loại phanh khác nhau nhưng nói chung đ ều dựa vào nguyên tắc: D ùng mômen ma sát xu ất hiện giữa các bề mặt có chuyển động t ương đối với nhau để h ãm phần đang chuyển động của xe máy. 69
  16. Sơ đ ồ cấu tạo và nguyên t ắc hoạt động bộ phận làm việc của các loại phanh như sau: - Phanh giải: P hanh gi ải gồm phanh giải đơn và phanh gi ải kép (hình 3-6). P hanh giải đơn, bao gồm một giải phanh bằng thép lắp bao quanh trống phanh với một khe hở nhất định. Mặt trong của giải phanh có tán tấm đệm l àm bằng vật liệu có hệ số ma sát lớn (ferađô). Một đầu giải phanh đ ược giữ cố định, đầu còn l ại được nối với b àn đ ạp phanh hay tay phanh qua c ơ cấu truyền lực. Khi hãm phanh người điều khiển tác động một lực lên bàn đ ạp phanh hay tay phanh, qua c ơ cấu truyền lực xiết chặt giải phanh vào trống phanh. Hình 3.6 P hanh giải 3 a- Phanh giải đơn b- Phanh giải kép b a Trống phanh 1. Giải phanh 2. Cơ cấu điều khiển 3. Vít điều chỉnh 4. 2 1 4 Phanh giải kép: Cả hai đầu giải phanh đều nối với c ơ cấu truyền lực. Vì vậy khi hãm phanh, giải phanh đ ược xiết chặt cả hai đầu. Do đó, hiệu lực phanh không phụ thuộc vào chiều quay của trống phanh. P hanh gi ải có ư u điểm là cấu tạo đ ơn gi ản, làm việc vững chắc. Nhưng nó có nhược điểm là phanh không được êm dịu và giải phanh chóng mòn. Phanh gi ải thường được dùng trên máy kéo xích, máy kéo cầm tay và một số phanh tay ôtô. 3 2 Hình 3.7 Phanh guốc 1-Trống phanh 2- Các guốc phanh 3- Cam quay 1 4- Lò xo 4 5. Khớp bản lề 5 - Phanh guốc: (hình 3 -7): Bao gồm các guốc phanh đặt trong lòng trống phanh. Đ ầu trên của guốc phanh tựa vào cam quay, đ ầu d ưới nối với khớ p b ản lề, lưng guốc phanh đ ược tán các tấm đệm bằng vật liệu có hệ số ma sát lớn. Khi hãm phanh, người điều khiển tác động một lực lên bàn đ ạp phanh hay tay phanh, qua c ơ cấu truyền lực l àm cho cam quay, các m ấu cam tỳ vào đ ầu guốc phanh, l àm cho guốc phanh quay quanh khớp bản lề cố định, ép sát vào trống phanh. Trống phanh giảm dần tốc độ. Khi thôi phanh, nhờ lò xo kéo các guốc phanh về vị trí ban đầu. 70
  17. - Phanh đ ĩa: (hình 3 -8): Bao gồm các đĩa ma sát nối ghép then hoa với trục phanh (trên máy kéo bánh, trục phanh thư ờng l à trục chủ động của truyền lực cuối cùng). Hai đ ĩa ép không liên quan đ ến trục phanh, nh ưng ở giữa có các viên bi đ ặt trong các rãnh nông d ần. 2 2 1 2 3 a b Hình 3.8 P hanh đĩa a . Khi chưa phanh b . Khi đang phanh 4 1- Đĩa ma sát, 2 - Đĩa ép, 3- Tr ục phanh 5 6 4 - Viên bi, 5 - Vỏ phanh, 6 - Thành xe, máy Khi hãm phanh, người điều khiển tác động một lực lên bàn đ ạp phanh hay tay phanh, qua cơ cấu truyền lực l àm quay hai đĩa ép theo hai chiều ngược nhau, viên bi lăn về vị trí nông hơn ở trong r ãnh, đẩy các đĩa ép về hai phía, ép chặt các đĩa ma sát vào vỏ phanh và thành xe, làm cho trục phanh giảm dần tốc độ. Khi thôi phanh, nhờ tác dụng của lò xo lắp trên cơ cấu truyền lực, l àm quay hai đ ĩa ép theo chiều ngược lại, viên bi lăn về vị trí sâu hơn, các đĩa ma sát đ ược tách ra khỏi đĩa ép, vỏ phanh và thành xe. Trong quá trình sử dụng phanh cần chú ý: Tr ước khi h ãm phanh, phải ngắt li hợp. Chỉ hãm phanh khi thật cần thiết vì phanh tức là tiêu phí công su ất một cách vô ích và làm chóng hao mòn các chi tiết máy. Khi gặp trường hợp thật cấp bách mới hãm phanh đột ngột, vì phanh đột ngột làm mòn lốp, gây chấn động mạnh cho các bộ phận trên xe, làm xe chóng hỏng và dễ gây ra tai nạn, nhất l à lúc xe máy chở nặng, chạy với tốc độ cao. Phải kiểm tra, điều chỉnh phanh đảm bảo phanh làm việc tốt trước khi cho xe, máy lưu hành. 3.5.3. Hệ thống treo thủy lực Hệ thống treo thủy lực d ùng đ ể nối máy kéo với máy nông nghiệp treo hoặc nửa treo, đồng thời dùng để nâng máy nông nghiệp khi đi đường và hạ chúng xuống khi làm việc. 3.5.4. Tr ục thu công suất Tr ục thu công suất dùng đ ể truyền một phần hay to àn bộ công suất của động cơ cho các máy nông nghiệp được liên hợp với máy kéo hoặc các máy nông nghiệp tĩnh tại. 71
  18. Tùy theo vị trí đặt trục thu công su ất trên máy kéo, người ta chia ra các loại: Tr ục thu công suất đặt phía trư ớc, trục thu công suất đặt phía sau và trục thu công suất đặt bên c ạnh. 3.5.5. B uồng lái Buồng lái dùng cho người lái ngồi để điều khiển sự làm việc của ôtô, máy kéo. Trong buồng lái có đặt ghế ngồi mềm, có thể ngồi đ ược 1, 2 hoặc 3 người. Phía trước mặt có các bộ phận điều khiển (như tay lái, tay số, tay ga, tay phanh, b àn đạp li hợp, bàn đ ạp phanh, b àn đ ạp ga,...), các đồng hồ báo (như đồng hồ đo tốc độ chuyển động, đồng hồ b áo nhiệt độ nước làm mát, đ ồng hồ báo nhiệt độ và áp su ất dầu bôi trơn, đồng hồ theo dõi trị số dòng điện nạp cho ắc qui, đồng hồ báo mức nhiên liệu trong thùng,...), các loại công tắc điện, tín hiệu và chiếu sáng, v.v... Xung quanh thành buồng lái có lắp kính bảo hiểm. Trên một số buồng lái có trang bị thêm hệ thống điều hòa nhiệt độ, quạt gió c ùng một số trang bị phụ để nâng cao tính thuận tiện và an toàn cho con người trong quá trình điều khiển xe máy. 3.5.6. Hệ thống chiếu sáng v à còi Hệ thống chiếu sáng bảo đảm chiếu sáng đ ường đi cho xe máy, chiếu sáng buồng lái, bảng đồng hồ kiểm tra và máy nông nghiệp kéo theo, v.v... Hệ thống chiếu sáng gồm có các đ èn pha trước và sau, đèn trần, đèn chiếu sáng b ảng đồng hồ, đ èn xin đư ờng, đ èn phanh (báo tín hiệu dừng), đ èn báo kích thước chiều cao, chiều rộng của xe, máy... Ngo ài ra còn có các ổ cắm điện, các công tắc, cầu chì và dây dẫn. Các lo ại đèn dùng điện của máy phát điện (khi động c ơ làm việc với số vòng quay bình thường) hoặc của ắc qui (khi động c ơ khô ng làm việc hoặc khi làm việc với số vòng quay thấp). Còi dùng để phát tín hiệu bằng âm thanh nhằm cảnh báo cho ng ười đi đ ường và các lo ại xe, máy khác biết trước khi ch ưa nhìn thấy. 72
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2