intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 8 - TS. Hồ Thị Minh Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 8 Quá trình hoàn tất may, gồm các nội dung chính như sau vai trò của quá trình hoàn tất; Công đoạn vệ sinh sản phẩm; Công đoạn ủi sản phẩm; Công đoạn gấp xếp và bao gói; Công đoạn xuất hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ may 2: Bài 8 - TS. Hồ Thị Minh Hương

  1. BÀI 8: QUÁ TRÌNH HOÀN TẤT TS HỒ THỊ MINH HƯƠNG
  2. Vai trò của quá trình hoàn tất Công đoạn vệ sinh sản phẩm Công đoạn ủi sản phẩm Công đoạn gấp xếp và bao gói Công đoạn xuất hàng NỘI DUNG
  3. Nhận diện được đặc điểm và phương pháp thực hiện các công đoạn của quá trình hoàn tất Xây dựng qui trình hoàn tất sản phẩm Phân tích thông tin từ tài liệu in và tài liệu điện tử. CHUẨN ĐẦU RA
  4. Thảo luận nhóm: Theo câu hỏi của giảng viên. Bài tập nhóm: Xây dựng qui trình thực hiện các công đoạn của quá trình hoàn tất HOẠT ĐỘNG
  5. Tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm trên cơ sở định hình chi tiết và tạo hình cho sản phẩm may.  Sửa chữa một số các khuyết tật do quá trình may gây nên trên sản phẩm. Bảo vệ sản phẩm tránh các tác động từ môi trường bên ngoài gây lỗi cho sản phẩm và làm thay đổi chất lượng của sản phẩm Tạo điều kiện cho công tác bảo quản, vận chuyển và phân phối hàng hóa. Góp phần cho sự phát triển của công tác tiếp thị sản phẩm may. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH HOÀN TẤT
  6. KHÁI NIỆM - Làm sạch sản phẩm trước khi đưa sản phẩm vào công đoạn ủi ép. - Sản phẩm không còn dính bẩn hoặc đã được tẩy bẩn nhưng vẫn còn dính bụi hay chỉ may. - Vệ sinh sản phẩm ngoài mục đích loại bỏ bụi bẩn còn hướng đến mục đích loại bỏ những vật thể nguy hiểm còn tồn đọng trên sản phẩm. Các vật thể này thường là các đầu kim gãy, kim bấm…còn sót lại trên sản phẩm CÔNG ĐOẠN VỆ SINH SẢN PHẨM
  7.  Vết bẩn trên mặt vải. Loại vết bẩn này có thể do: phấn, chì, mực bút bi… Các vết bẩn này thường dễ tẩy bằng các chất tẩy thông thường ( xà phòng, xăng thơm…) Vết bẩn ăn sâu vào sợi vải. Loại vết bẩn gây nên do các chất lỏng như: dầu máy, mực viết, cà phê….Loại vết bẩn này được tẩy bằng cách đặt vải lót ở dưới, cho hóa chất lên vết bẩn. Chất bẩn sau khi được hòa tan sẽ thấm vào vải lót. Trường hợp vết bẩn do tạp chất bị se chung vào sợi vải thì phải dùng mũi kim để gỡ dần tạp chất. Nếu lỗi quá nặng thì phải tiến hành thay chi tiết. CÁC VẾT BẨN THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH TẨY
  8. KHÁI NiỆM - Sử dụng bàn ủi và thiết bị ủi/ép để định hình cho chi tiết hoặc từng vị trí trên sản phẩm và làm phẳng toàn bộ sản phẩm. - Mục tiêu của công đoạn ủi ép là tạo dáng hoàn tất cho sản phẩm may trước khi xuất xưởng. - Sử dụng phương pháp gia công nghiệt ẩm. PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP ÙI/ÉP: Ủi ép chi tiết/ Ủi/ép sản phẩm HỆ THỐNG THIẾT BỊ - Bàn ủi - Máy ép - Máy thổi hơi CÔNG ĐOẠN ỦI SẢN PHẨM
  9.  CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - Kiểm tra điện: dùng bút thử điện áp vào vỏ bàn ủi - Kiểm tra nhiệt: Sử dụng nguyên liệu cùng loại để ủi ép thử hoặc nhỏ vài giọt nước lên bề mặt của thiết bị ủi ép để thử độ nóng - Kiểm tra hơi nước: Kiểm tra lượng nước trong các bình chứa hay lượng hơi nước tỏa ra từ bề mặt của thiết bị ủi. - Kiểm tra dụng cụ  ỦI/ÉP QUI TRÌNH THỰC HIỆN CÔN ĐOẠN ỦI/ÉP
  10. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ VẬT LiỆU Ủi: - Vải bông: Nhiệt độ ủi từ 180-2000C. Ủi hơi cả 2 bề mặt - Vải lanh: Phải ủi ở nhiệt độ cao mới đạt kết quả tốt, mặt vải giữ nếp lâu. Nhất thiết phải sử dụng hơi nước khi ủi. - Vải len, dạ: Thực hiện thao tác ủi ở mặt trái nguyên liệu và qua một lượt vải lót. - Vải tơ tằm: Nguyên liệu tơ tằm có khả năng chịu nhiệt kém. Khi ủi vải tơ tằm có thể sử dụng ủi khô lên mặt trái của vải, không ủi mặt phải. Nhiệt độ từ 140-1650C - Vải sợi polyvamid: Thực hiện ủi khô với nhiệt độ thấp - Vải sợi polyester: thực hiện ủi như hàng len dạ. Chú ý không đặt mặt bàn ủi lâu tại một vị trí (có thể làm bóng vải). CÔNG ĐOẠN ỦI SẢN PHẨM
  11. KHÁI NiỆM Sản phẩm sau khi ủi hoàn chỉnh sẽ được chuyển sang công đoạn gấp xếp. Tùy theo chủng loại sản phẩm, cấp chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng mà sản phẩm sẽ có qui cách gấp xếp khác nhau. Công tác gấp xếp phải đảm bảo về kích thước cho công đoạn bao gói về sau và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển và bảo quản sản phẩm CÁC QUI ĐỊNH VỀ GẤP XẾP  Hình thức sản phẩmưa nhìn.  Bề mặt không được nhàu nát, nhăn nhúm.  Các chi tiết cần đối xứng phải cân đối.  Các góc, cạnh phải thẳng và che kín những phần gấp ở phía sau. CÔNG ĐOẠN GẤP XẾP
  12. KHÁI NiỆM - Bảo vệ được chất lượng sản phẩm mà còn là tăng thêm vẻ đẹp của sản phẩm. - Tạo thuận lợi cho công tác phân phối sản phẩm CÁC QUI ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC BAO GÓI - Bao gói đơn: Qui định sự bao gói riêng biệt cho từng sản phẩm ( mỗi sản phẩm được cho vào một bao ni lông). Bao gói đơn áp dụng được cho tất cả các chủng loại sản phẩm may mặc. Trên bề mặt bao có thể dán thêm kí hiệu về cỡ vóc của sản phẩm - Bao gói lố: Hình thức bao gói áp dụng cho nhiều sản phẩm. Số lượng sản phẩm trong lố rất khác nhau ( thường là 6 sp; 10 sp; 12 sp). Sản phẩm trong một lố có thể cùng hay khác về cỡ vóc. Hình thức bao gói lố cũng có thể thực hiện từ cách bó gói nhiều sản phẩm đã được bao gói đơn CÔNG ĐOẠN BAO GÓI
  13. KHÁI NiỆM Tùy theo yêu cầu của từng mã hàng, công tác đóng thùng ( kiện) sẽ được thực hiện theo các hình thức khác nhau:  Đóng bao: Áp dụng cho hàng nội địa có giá trị thấp. Sử dụng các loại bao tải để đóng hàng. Sản phẩm sau khi đã được bao gói đơn và bó thành gói được bỏ vào bao tải. Miệng bao được khâu kín. Bên ngoài bao ghi rõ các nội dung: kí hiệu mã hàng, số lượng sản phẩm, loại cỡ vóc, ngày tháng năm đóng bao.  Đóng kiện bằng thùng gỗ hay thùng giấy: các sản phẩm đã được bao gói đơn hoặc bó gói sẽ được cho vào bao nilông lớn và xếp vào các thùng con. Nhiều thùng con sẽ được cho vào một kiện hàng. Các kiện hàng này phải được bảo quản kỹ lưỡng. CÔNG ĐOẠN ĐÓNG THÙNG
  14. CÁC QUI ĐỊNH VỀ ĐÓNG THÙNG  Sản phẩm trong một kiện hàng phải được đóng theo qui định về màu sắc, cỡ vóc và số lượng.  Cáckiện hàng đóng xong phải được để các mặt đất 20 cm, cách tường 50 cm.  Cáckiện hàng được xếp chồng tạo thành hàng, lô ( lô hàng phân theo theo địa chỉ gởi hàng, màu sắc, cỡ vóc,…). Chú ý là không xếp chồng quá 5 kiện, phân ra từng lô hàng. Các mặt của kiện có ghi địa chỉ phải hướng ra ngoài. Cần đánh dấu mũi tên giới hạn từng lô hàng.  Mỗi lô hàng phải xếp cách nhau một lối đi để tiện cho việc kiểm tra. CÔNG ĐOẠN ĐÓNG THÙNG
  15. Về cơ bản, quá trình hoàn tất các sản phẩm áo ngực nữ cũng giống như quá trình hoàn tất các loại trang phục khác. Tuy nhiện quá trình hoàn tất áo ngực nữ có những điểm cần chú ý sau:  Công đoạn dò kim: Việc dò kim trên áo ngực nữ phải được thực hiện bằng mắt thường.  Công đoạn ủi sản phẩm: Công đoạn này không có mặt trong quá trình hoàn tất áo ngực.  Công đoạn bao gói, đóng thùng: Sản phẩm thường sử dụng nhiều loại phụ liệu bao gói đặc biệt để hỗ trợ công tác phân phối, tiếp thị sản phẩm. áo lót có thể đóng gói mỗi áo vào một bao nylon hay 5 – 10 áo vào 1 bao nylon.  Trình tựbao gói và đóng thùng áo ngực nữ: Đính nhãn giấy, gắn móc,treo áo,phủ túi, bỏ giấy cuộn, xếp thùng, GIỚI THIỆU QUI TRÌNH HOÀN TẤT ÁO NGỰC NỮ
  16. 1. Phân tích thông tin từ tài liệu in và tài liệu điện tử. 2. Xây dựng qui trình hoàn tất cho SẢN PHẨM TỰ CHỌN CÂU HỎI THẢO LUẬN
  17. Xây dựng qui trình thực hiện các công đoạn của quá trình hoàn tất CÂU HỎI BÀI TẬP LỚN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2