intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Da liễu - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Da liễu được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên những nội dung tổng quan về: thương tổn căn bản của da; bệnh ghẻ; nhiễm trùng da do vi trùng (viêm da mủ); bệnh chàm; bệnh vi nấm cạn; bệnh vẩy nến; bệnh đỏ da toàn thân; bệnh zona; bệnh Herpes; hội chứng loét sinh dục; hội chứng tiết dịch niệu đạo; bệnh hạ cam mềm; bệnh giang mai; bệnh mào gà;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Da liễu - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y  BÀI GIẢNG DA LIỄU Tài liệu dành cho sinh viên Y Đa khoa (Lưu hành nội bộ) GV Biên soạn và tổng hợp: Bs.CKI. Trần Thị Mai Hồng Hậu Giang, 2022
  2. BÀI 1. THƯƠNG TỔN CĂN BẢN Mục tiêu học tập Sau bài học này sinh viên có khả năng: - Mô tả được thương tổn nguyên phát. - Mô tả được thương tổn thứ phát. - Mô tả được hình dạng, cách sắp xếp, phân bố thương tổn của 1 số bệnh da thường gặp. 1. Đại cương Trong thời đại ngày nay các xét nghiệm cận lâm sàng ngày một nhiều và hiện đại, nhưng việc khám thực thể da vẫn là phần quan trọng. Khám lâm sàng trong bệnh da chính là tìm và đọc thương tổn căn bản, cách sắp xếp và phân bố thương tổn trên cơ thể. Thương tổn căn bản: là thương tổn ngoài da mà đặc tính của nó còn giữ nguyên vẹn. Dựa vào tiến triển thương tổn da chia làm 2 loại: nguyên phát và thứ phát. + Thương tổn nguyên phát: là thương tổn đặc trưng ở da và xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh da. + Thương tổn thứ phát: là thương tổn xuất hiện tiếp theo thương tổn da nguyên phát, thường do cào, gãi, trợt da… Trong thực tế thường có sự phối hợp của thương tổn nguyên phát và thứ phát trên cùng một bệnh nhân. Người thầy thuốc phải tìm ra thương tổn nguyên phát, kết hợp với vị trí, cách sắp xếp của chúng trên cơ thể bệnh nhân, mà đưa ra chẩn đoán bệnh. Theo dõi diễn tiến của thương tổn có ý nghĩa trong việc đánh giá kết quả điều trị. Dựa vào mặt phẳng da chia làm 3 nhóm chính: ngang mặt da, trên mặt da, dưới mặt da. Ngoài ra còn có một số thương tổn đặc biệt xuất hiện tùy loại bệnh lý: cồi, nang, kén, đường hầm, dãn mao mạch, ban xuất huyết. 2. Phân loại thương tổn căn bản 2.1. Phân loại thương tổn căn bản theo mặt phẳng da + Thương tổn nằm ngang mặt da: dát. + Thương tổn nằm trên mặt da: sẩn, nốt, sẩn phù, mụn nước, bóng nước, mụn mủ, củ, áp xe, nang, mài, vẩy, sẹo lồi, lichen. + Thương tổn nằm dưới mặt da: teo, xơ hóa, trợt, sẹo lõm, loét, hoại tử Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 2
  3. Thương tổn ngang mặt da Thương tổn trên mặt da Thương tổn dưới mặt da 2.2. Phân loại tổn thương căn bản theo tiến triển 2.2.1. Thương tổn nguyên phát - Dát: là thương tổn bằng với mặt da mặt và có sự thay đổi màu sắc, có kích thước và hình dạng bất kỳ. Dát có thể gặp trong: tàn nhang, bạch biến, lang ben, hồng ban sắc tố cố định. - Mụn nước: là thương tổn nhô cao trên mặt da, đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 5 mm, bên trong chứa thanh dịch. Mụn nước có thể nông hoặc sâu, căng hoặc chùng hoặc lõm ở đỉnh. - Bóng nước: là thương tổn nhô cao trên mặt da, bên trong chứa dịch trong như thanh dịch, đục như mủ máu,…Đường kính lớn hơn 5 mm. Bóng nước có thể căng hoặc chùng khi vỡ ra để lại vết trợt bề mặt ẩm hoặc rỉ dịch, bề mặt có thể có viền vẩy, sau đó khô lại đóng mày. - Mụn mủ: là thương tổn nhô cao trên mặt da, bên trong chứa mủ. Mụn mủ có thể thay đổi về kích thước và hình dạng. Mủ có màu trắng sữa, màu vàng hoặc màu vàng hơi xanh. Mụn mủ nang lông thường nhọn đầu và trung tâm có sợi lông, loại mụn mủ này hay gặp trong mụn trứng cá, viêm nang lông. - Sẩn: là thương tổn nhô cao trên mặt da, bên trong chứa chất đặc, sờ chắc hoặc mềm, đường kính lên đến 1 cm. Sẩn có thể tròn hay đa giác, đỉnh có thể hình chóp hay hình vồm, lõm hoặc phẳng trung tâm. Màu sắc có thể trắng như hạt kê, vàng như ban vàng ở mắt, hồng, đỏ như vẩy nến, mày đay, mụn trứng cá. Sẩn do tăng sản thượng bì gặp trong mụn cóc. Sẩn do tăng sinh quanh lỗ chân lông gặp trong dầy sừng nang lông, vẩy phấn đỏ nang lông. Sẩn tích tụ huyết thanh còn gọi là sẩn phù. Sẩn trên 1cm gọi là mảng hoặc tập hợp nhiều sẩn thành mảng - Củ: là thương tổn tương tự như sẩn nhưng thâm nhiễm tế bào phần sâu của lớp bì, tiến triển chậm, khi lành để lại sẹo. Củ có thể nhô cao trên mặt da hoặc bằng với mặt da. Củ có thể gặp trong bệnh phong… Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 3
  4. - Cục: là thương tổn đặc, hình cầu hay hình trứng, nằm sâu trong bì- hạ bì. Cục có thể nằm nhô cao trên mặt da hay dưới mặt da. Người khám thường phát hiện bằng cách sờ nắn hơn là nhìn. - Sùi: là thương tổn nhô cao trên mặt da có giới hạn hoặc trải rộng, trên bề mặt có các nhú. Thương tổn gặp trong bệnh mào gà… - Sừng: là một khối tế bào hóa sừng. Thí dụ như mụn cóc. - Nang: là túi chứa dịch, hình tròn hoặc bầu dục, khi ấn có cảm giác lình phình. Thí dụ như nang bã. 2.2.2.Thương tổn thứ phát - Vẩy hoặc vẩy da: là những phiến mỏng của lớp sừng bong tróc trên bề mặt da. Có nhiều loại vẩy, vẩy có thể mịn như cám gặp trong bệnh lang ben, vẩy phấn hồng, hoặc thành phiến gặp trong nấm vẩy rồng. Có thể tiên phát như da vẩy cá, có thể thứ phát như chàm. - Vẩy tiết hoặc mày: là khối dịch tiết đông lại, màu vàng (huyết thanh), xanh (mủ) hay đen (máu). Mày có thể gặp trong bệnh chàm, chốc, thủy đậu. - Vết xước: vết trầy xước nông của thượng bì, có thể thành đường dài hay thành đám do cào gãi. Thường gặp trong bệnh da có ngứa như chàm, ghẻ ngứa. - Vết nứt: là sự phân cắt thành đường của da nhưng không tách rời và có thể đau. Vết nứt được tạo ra khi da bị dầy, khô và mất tính đàn hồi. Vết nứt có thể gặp trong chàm khô nứt nẻ. - Vết trợt hoặc vết lở: là thương tổn lõm dưới mặt da do mất toàn bộ hoặc một phần thượng bì. Vết trợt khi lành thường không để lại sẹo. - Vết loét: là thương tổn lõm dưới mặt da do mất toàn bộ thượng bì và tối thiểu đến lớp bì. Vết loét khi lành thường để lại sẹo như chốc loét, loét do nằm… - Lichen hóa hoặc hằn cổ trâu: là mảng dày, sạm màu, các nếp da nổi rõ những rãnh ngang dọc tạo ra các ô không điều. Lichen hóa thường gặp trong bệnh da có ngứa mạn tính, gãi lâu ngày hoặc cọ xát thường xuyên. Lichen hóa có thể gặp trong chàm mạn tính, viêm da thần kinh khu trú. - Teo da: là thượng bì mỏng do giảm số lượng tế bào thượng bì, da hơi trong có nhiều nếp nhăn hoặc da khô trơn không còn đường rãnh, dễ xếp nếp, có thể thấy mao mạch li ti dưới da. - Cứng da: do tăng sinh mô tạo keo trong lớp bì. Cứng da có thể khu trú hay lan tỏa, mất nếp nhăn, sờ cứng, véo khó. Gặp trong bệnh xơ cứng bì. - Sẹo: là do sự tân tạo của mô tạo keo sau chấn thương hay phẫu thuật. Sẹo có thể phì đại hoặc teo hoặc lồi hoặc lõm, da trên bề mặt mỏng, mất các nếp nhăn Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 4
  5. bình thường, không có lông, tuyến bã. 3. Hình dáng, cách sắp xếp và phân bố thương tổn trong một số bệnh da thường gặp 3.1. Hình dáng: - Hình tròn hay dạng đồng tiền: bệnh chàm đồng tiền, bệnh vẩy nến mảng. - Hình vòng : bệnh vẩy nến dạng vòng. - Hình cung hay đa cung: bệnh mày đay, bệnh nấm thân. - Hình bia: bệnh hồng ban đa dạng. - Hình ngoằn ngoèo: bệnh ấu trùng di chuyển ở da. 3.2. Cách sắp xếp - Xếp thành đường: Hiện tượng Kobner, viêm da do thực vật… - Xếp thành chùm: herpes, zona… 3.3. Sự phân bố - Khu trú hay lan tỏa - Có đối xứng hay không đối xứng - Vị trí có tính đặc hiệu 4. Một số hiện tượng và dấu hiệu thường gặp Hiện tượng Kobner: Phản ứng đồng dạng của da hình thành sau chấn thương, một thương tổn đặc hiệu của bệnh. Thí dụ như: Hiện tượng Kobner trong bệnh vẩy nến. Hiện tượng Lichen hóa: là mảng da dầy có rãnh ngang dọc do gãi liên tục gặp trong chàm. Dấu Nikolsky: dưới một áp lực cọ xát làm trợt da ở vùng da có vẻ bình thường cạnh bóng nước trên một bệnh nhân có bệnh da bóng nước. Dấu Nikolsky gặp trong bệnh Pemphigus. Tóm lại: Da như một tấm gương phản ánh các bệnh lý bên trong cơ thể cũng như các bệnh lý do tác động của bên ngoài. Muốn chẩn đoán bệnh da một cách đúng đắn và khoa học phải phân tích tỉ mỉ các thương tổn căn bản. Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 5
  6. Thương tổn theo đường dây thần kinh Thương tổn theo đường mạch bạch huyết Mô tả hình dạng thương tổn Thương tổn theo hình vòng, đa cung Thương tổn theo hình đa cung lan rộng Thương tổn hình bia Thương tổn mụn nước thành chùm Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 6
  7. BÀI 2. BỆNH GHẺ Mục tiêu học tập Sau bài học này sinh viên có khả năng: - Hiểu được nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ bệnh ghẻ. - Trình bày được chẩn đoán bệnh ghẻ ngứa. - Mô tả được tiến triển và biến chứng của bệnh ghẻ. - Trình bày được nguyên tắc, cách điều trị bệnh và biện pháp phòng bệnh ghẻ. 1. Đại cương Ghẻ là bệnh ngoài da thường gặp, nhất là những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Do cào gãi nhiều bệnh dễ bị bội nhiễm và chàm hóa. Bệnh có thể gây thành dịch khi có các thảm họa như chiến tranh, lũ lụt. Mặc dù bệnh thường gặp nhưng có thể phòng và điều trị được. 2. Nguyên nhân Bệnh do con cái ghẻ (Sarocoptes scabiei hominis) gây ra. Con cái trưởng thành có kích thước khoảng 30 - 40 micromet, con đực trưởng thành nhỏ hơn con cái. Toàn bộ chu kỳ sống 30 ngày của cái ghẻ hoàn toàn trong thượng bì. Cái ghẻ sống trong đường hầm và đẻ trứng. Mỗi ngày đẻ 2 -3 trứng, khoảng 10 ngày thì trưởng thành. Số lượng con cái ghẻ sống trên vật chủ bị nhiễm thay đổi từ 10 -15 con. Tuy nhiên bệnh nhân bị ghẻ Na Uy có thể có hàng ngàn con cái ghẻ trên bề mặt da. Cái ghẻ hoạt động nhiều về đêm, chết khi ra khỏi ký chủ từ 3 - 4 ngày. 3. Dịch tễ Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, không có sự khác nhau về giới tính và chủng tộc, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần kinh tế xã hội. Tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở nơi có điều kiện vệ sinh kém, nơi ở đông đúc. Những người mắc bệnh là nguồn lây truyền chính. Lây chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người như chơi với trẻ bị nhiễm, ngủ chung với người mắc bệnh hoặc lây qua tiếp xúc tình dục, ngoài ra có thể lây gián tiếp qua đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn bị nhiễm. Ghẻ tăng sừng hoặc còn gọi là ghẻ Na Uy gặp ở người có hệ thống miễn dịch suy giảm như người già, người nhiễm HIV, người ghép tạng. 4. Bệnh sinh Sự quá mẩn cảm xảy ra tức thì và sau khi xuất hiện của các thương tổn khác ngoài những thương tổn do đào hang gây ra. Sự nhiễm ký sinh gây bệnh khi nhiễm khoảng 10 con ghẻ. Biểu hiện nhiễm đầu tiên: ngứa xảy ra khi xuất hiện sự nhạy cảm với Sarcopteps scabiei hominis. Trong số những người bị nhiễm lần đầu, sự nhạy cảm này thường mất vài tuần để hình thành Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 7
  8. Tái nhiễm: sau khi tái nhiễm ký sinh, ngứa có thể xảy ra trong vòng 24 giờ Người suy giảm miễn dịch: nhiều trường hợp suy giảm miễn dịch hoặc bệnh thần kinh thường bị ghẻ Na Uy. Số lượng ghẻ bị nhiễm có thể hơn một triệu 5. Lâm sàng 5.1. Thời gian ủ bệnh: đối với lần nhiễm đầu tiên khoảng 2- 6 tuần, lần tái nhiễm khoảng 24 - 48 giờ. 5.2. Thời kỳ toàn phát: 5.2.1. Triệu chứng cơ năng: Ngứa là triệu chứng đầu tiên, ngứa nhiều về đêm, mức độ ngứa tùy thuộc cơ địa mỗi người. 5.2.2. Triệu chứng thực thể: -Thương tổn + Rãnh ghẻ: là đường hầm do con cái ghẻ đào để sống và đẻ trứng, dài khoảng vài mm có thể lên đến 15mm, mảnh giống như sợi chỉ, màu trắng hơi xám, ngoằn ngoèo, sờ hơi cộm. Vị trí thường gặp ở kẽ ngón tay, nếp trước cổ tay, cạnh bên bàn tay. + Mụn nước: nông, kích thước 1-2mm, chứa dịch trong hoặc màu trắng đục, mụn nước sắp xếp riêng rẽ . + Sẩn mụn nước hoặc sẩn cục: nốt nhô cao và trên đỉnh có mụn nước.Thường gặp ở nách và bìu của trẻ em. + Ngoài ra, còn có các thương tổn khác như sẩn hồng ban, vết trầy xước. - Vị trí thương tổn: Thường gặp ở kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân, nếp trước cổ tay, nách, đầu vú, quanh rốn, vùng da bộ phận sinh dục, trẻ em có thương tổn ở mặt nhưng người lớn thường không có. 6. Cận lâm sàng: Cạo thương tổn xem dưới kính hiển vi thấy con cái ghẻ, trứng hoặc phân. 7. Dạng lâm sàng - Ghẻ thông thường: như được mô tả ở trên. - Ghẻ ở trẻ em: có nhiều sẩn cục ở nách và bìu. - Ghẻ Na Uy: Ghẻ Na Uy là ghẻ có tăng sừng, thường gặp ở người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch… thương tổn lan tỏa có cả ở thân, mặt và da đầu phủ mài dày. Dạng này rất lây. - Ghẻ bóng nước: trong bóng nước có con cái ghẻ. 8. Chẩn đoán 8.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâm sàng, dịch tễ và cận lâm sàng. Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 8
  9. Thương tổn rãnh ghẻ Thương tổn rãnh ghẻ và mụn nước Thương tổn rãnh ghẻ và mụn nước Thương tổn mụn nước Tăng sừng da, móng do ghẻ Vị trí thường gặp của thương tổn do ghẻ Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 9
  10. 8.2. Chẩn đoán phân biệt - Tổ đỉa: Tổ đỉa có thương tổn là mụn nước sâu ở cạnh bên các ngón, không vượt quá cổ tay, cổ chân, ngứa tiến triển dai dẳng. - Chàm thể tạng: Chàm thể tạng có thương tổn là những mảng hồng ban giới hạn không rõ trên bề mặt có mụn nước, vết tích mụn nước rải đều hoặc mảng da dầy lichen hóa. Vị trí thường gặp ở nếp gấp và mặt duỗi của chi, phân bố đối xứng, ngứa nhiều. Tiến triển dai dẳng và tái phát. - Sẩn ngứa ở trẻ em: Sẩn ngứa ở trẻ em có thương tổn là sẩn mụn nước rải rác khắp cơ thể, rất ngứa. 9. Tiến triển và biến chứng: 9.1. Tiến triển : Nếu không điều trị bệnh vẫn còn dù ngứa có giảm. 9.2. Biến chứng - Chàm hóa: Chàm hóa là do cái ghẻ hoặc do thoa thuốc. Nếu bệnh nhân đã bị chàm thì dễ bị chàm hóa hơn. Ngoài thương tổn ghẻ còn có thương tổn mảng hồng ban mụn nước. - Bội nhiễm: Bội nhiễm thường gặp ở trẻ vệ sinh kém, thường do liên cầu khuẩn gây ra. Các mụn nước xen kẽ với các mụn mủ - Lichen hóa: Lichen hóa do ngứa nhiều nên bệnh nhân cào gãi nhiều tạo ra những mảng da dầy sạm màu - Viêm cầu thận cấp: Viêm cầu thận cấp có thể gặp trên bệnh nhân bị ghẻ bội nhiễm 10. Điều trị: Điều trị cái ghẻ chủ yếu là thoa thuốc diệt cái ghẻ 10.1. Nguyên tắc + Phát hiện sớm và điều trị đúng để tránh biến chứng và hạn chế lây lan + Thoa thuốc rộng và nên thoa vào ban đêm + Loại bỏ nguồn lây bằng cách điều trị những người sống chung tiếp xúc gần gũi và giải quyết đồ dùng cá nhân bị nhiễm 10.2. Tại chỗ: + Thuốc thoa : Tên thương Dạng trình Tên khoa học Hướng dẫn mại bày Thuốc chọn đầu tiên -Thuốc điều trị hiệu quả nhất -Thoa từ cổ xuống chân 1 lần/ tối, Permethrine 5% Elimite Cream tắm lại sau thoa thuốc 8 giờ. Lặp lại sau 1 tuần -Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 10
  11. -Thoa từ cổ xuống chân 1 lần/tối, tắm lại sau thoa thuốc 8 giờ. Lặp lại sau 1 tuần Gamma benzene Lindane, -Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, Lotion hexacholoride 1% Kwell 1% PN có thai, cho con bú, người bệnh TK (độc tính hệ thần kinh trung ương) Thuốc thay thế Ascabiol Nhũ dịch -Bôi khắp người 2 lần /ngày x 3 ngày. Benzoate de -Dễ gây kích thích benzyl 10- 25% Benzoate -Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi Nhũ dịch benzyl -Tính an toàn cho PN mang thai chưa rõ -Phun toàn thân để 12 giờ -Sử dụng được cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, kém hiệu quả hơn Esdepallethrine Spregal Phun sương Benzyl. -Thận trọng khi dùng cho người bị hen. Rẻ tiền, thích hợp điều trị cộng Diethylphtalate D.E.P Dạng mỡ đồng Cream hoặc Thuốc có hiệu quả thấp nhưng có Crotamiton 10 % Exax tác dụng chống ngứa Lotion + Cách thoa thuốc: -Tắm sạch, lau khô, thoa thuốc ghẻ toàn bộ bề mặt da từ cổ xuống đến chân vào buổi tối, chú ý vùng nếp và kẽ. - Khi có bội nhiễm kết hợp Xanh Methylen hoặc kem kháng sinh vào nơi có nhiễm trùng. - Khi có chàm hóa kết hợp Xanh Methylen hoặc hồ kẽm vào nơi có thương tổn chàm. - Dạng ghẻ có tăng sừng cần thoa mỡ Salicyle 2% - 5% trước để bong tróc lớp sừng dầy, sau đó thoa thuốc ghẻ. 10.3. Toàn thân - Ivermectin: liều 200 microgram/kg. Dùng trong trường hợp ghẻ Na Uy kết hợp với thuốc thoa. Không dùng cho trẻ < 15kg , PN mang thai và cho con bú. - Thuốc kháng Histamin H1, đối với ghẻ thông thường chỉ uống vào buổi tối. Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 11
  12. Khi ghẻ có chàm hóa cần uống kháng Histamin 2-3 lần/ngày - Dùng kháng sinh khi ghẻ có bội nhiễm lan tỏa hoặc có dấu hiệu toàn thân. 10.4. Diệt nguồn lây Cái ghẻ chết khi ra khỏi ký chủ do đó những vật dụng cá nhân nên để trong bao plastic 10 ngày. Cái ghẻ chết ở 60oC do đó quần áo đang mặc nên đun ở nhiệt độ 80oC - 90oC trong 15 phút Điều trị những người sống chung và tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân. 10.5.Theo dõi điều trị - Điều trị tốt: sau 3 - 5 ngày không có thêm thương tổn mới, ngứa có thể kéo dài đến 2 tuần. - Tiêu chuẩn điều trị lại: + Ngứa trên 2 tuần dù không có thương tổn mới về mặt lâm sàng. + Có thương tổn mới, điều trị không đúng phương pháp. 11. Phòng bệnh - Cá nhân + Vệ sinh cá nhân hàng ngày với xà phòng nhất là kẽ tay, nếp da. + Đi khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ + Khi mắc bệnh nên tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung quần áo, khăn, đồ cá nhân với người khác để tránh lây lan. Trụng nước sôi quần áo hoặc khăn trải giường để tránh tái phát. - Cộng đồng + Giáo dục cộng đồng về phương pháp lây truyền, phổ biến những triệu chứng cơ bản của bệnh để người dân đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ. + Điều tra người tiếp xúc và nguồn nhiễm. + Điều trị cho tất cả những người có tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân. Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 12
  13. BÀI 3. NHIỄM TRÙNG DA DO VI TRÙNG (VIÊM DA MỦ) Mục tiêu học tập Sau bài học này sinh viên có khả năng: - Trình bày được nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ bệnh nhiễm trùng da do vi trùng - Mô tả được các các dạng lâm sàng bệnh nhiễm trùng da do vi trùng 1. Đại cương - Nhiễm trùng da có thể nguyên phát hay thứ phát sau bệnh da có trước. Nhiễm trùng có thể gây tổn thương ở nông hoặc sâu hay chỉ khu trú ở phần phụ của da như nang lông, tuyến mồ hôi. - Nhiễm trùng da do các vi trùng còn gọi là viêm da mủ. Nguyên nhân thường gặp nhất là liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A (Streptococcus pyogenes), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) hay phối hợp cả 2 loại vi khuẩn. - Bệnh thường cao nhất vào mùa hè, vì thời tiết nóng ẩm là yếu tố thuận lợi cho sự phát sinh bệnh. 2. Các dạng lâm sàng 2.1. Nhiễm trùng ngoài nang lông 2.1.1. Chốc lây : bệnh rất lây thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thiếu vệ sinh, thiếu dinh dưỡng. - Lâm sàng: Thương tổn căn bản: bắt đầu là dát đỏ, nhanh chóng xuất hiện mụn nước, bóng nước nhỏ tròn đều, không căng trên dát đỏ, chất dịch lúc đầu trong sau đó nhanh chóng hóa mủ, có quầng viêm đỏ xung quanh, rồi vỡ ra rỉ dịch và khô đóng mài vàng mật ong, khi mày tróc để lại vết lở đỏ ẩm ướt, khi lành không để sẹo nhưng có thể có tăng hoặc giảm sắc tố. Các thương tổn có thể diễn tiến ly tâm, tạo thành hình đa cung. Vị trí thường gặp ở vùng da đầu, mặt, cổ, tay chân hoặc những vùng da có hàng rào bảo vệ bị tổn thương. Vùng da bị nhiễm có thể bị ngứa và tạo ra nhiều vết trầy xước - Nguyên nhân: do liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A. - Điều trị: + Tại chỗ: ngâm rửa thương tổn bằng thuốc tím pha loãng 1/10.000, khi mài mềm, gỡ mài, rửa sạch mủ, lau khô và bôi dung dịch Milian (hoặc eosine). Trong trường hợp thương tổn khu trú dùng mỡ kháng sinh Bactroban, Baneocin. + Toàn Thân: Trường hợp thương tổn nhiều hoặc điều trị cục bộ vài ngày mà Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 13
  14. bệnh nhân chưa cải thiện thì điều trị toàn thân với kháng sinh nhóm Macrolides. - Phòng bệnh: + Vệ sinh cá nhân + Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, điều trị sớm và đúng bệnh. Thương tổn chốc Thương tổn chốc lây 2.1.2. Chốc loét: là chốc ăn sâu xuống lớp bì và gây loét - Thường xảy ra ở hai chi dưới, nhất là cẳng chân và lưng bàn chân. - Bệnh bắt đầu với thương tổn là mụn nước, mụn mủ, quầng viêm xung quanh, sau đó thương tổn nhanh chóng lan rộng và ăn sâu xuống bên dưới đến lớp bì, vài ngày sau chất dịch khô đóng mày dầy, khi mày tróc để lại vết loét sâu bờ nhô cao. Vết loét chậm lành, khi lành để lại sẹo lõm, tăng sắc tố xung quanh. - Nguyên nhân do liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A. 2.1.3.Chốc mép -Viêm khóe miệng với đường nứt ngang. Thương tổn lúc đầu giới hạn không rõ, màu trắng hơi xám hoặc hồng lợt, có vẩy hoặc mài mủ, đau hoặc ngứa. Thương tổn đối xứng 2 bên. - Nguyên nhân do liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A, tụ cầu khuẩn, nấm Candida albicans.... Thương tổn chốc mép Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 14
  15. 2.1.4. U hạt sinh mủ - Còn gọi là u hạt dãn mạch, đó là một bướu nhỏ, hình cầu, màu đỏ, dễ chảy máu, thường xảy ra sau một chấn thương nhỏ. - Bệnh diễn tiến mạn tính, thường điều trị tốt bằng đốt điện. 2.1.5. Viêm kẽ - Bệnh gặp vào mùa nóng ẩm ở người béo phì và trẻ còn bú. - Thương tổn căn bản: là hồng ban giới hạn tương đối rõ, không tẩm nhuận, có thể nứt, lở, rỉ dịch, mủ, đau rát, bỏng, ngứa. - Vị trí: thường gặp ở nếp da dính vào nhau vùng sau tai, cổ, khuỷu, kẽ ngón tay, nếp dưới vú, bẹn, quanh hậu môn, nếp liên mông, khuỷu chân, kẽ ngón chân. - Nguyên nhân do liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A, tụ cầu khuẩn, Pseudo- monas, Corynebacteria... và hậu quả của sự cọ xát, nóng, ẩm ướt. - Phòng bệnh: bằng cách giữ vệ sinh vùng nếp da, thông thoáng, khô ráo. - Điều trị tại chỗ: rửa thuốc tím loãng, bôi eosine 2% hoặc dung dịch Milian. Viêm kẽ nếp da vùng cổ Viêm kẽ nếp da vùng nách 2.2. Nhiễm trùng nang lông 2.2.1. Viêm nang lông - Thương tổn là những mụn mủ, sẩn, sẩn mụn mủ ở nang lông, xung quanh có quầng viêm đỏ. - Vị trí thường gặp là da đầu, mặt, nách, vùng mu và mặt duỗi tứ chi, bất cứ vùng da có lông nào cũng có thể bị. - Nguyên nhân do tụ cầu khuẩn. - Điều trị tại chỗ bằng kháng sinh bôi Bactroban. Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 15
  16. Viêm nang lông Viêm nang lông mụn mủ 2.2.2. Nhọt - Nhọt là một thương tổn viêm sâu quanh nang lông, bắt đầu bằng một cục sưng cứng, đau, sờ nóng, diễn tiến hóa mủ, với ngòi màu vàng, hoại tử trung tâm. - Vị trí có thể gặp bất cứ nơi nào trên cơ thể, thường ở da đầu, mặt, cổ, gáy, lưng, mông. Thương tổn nhọt - Nguyên nhân do tụ cầu khuẩn. - Yếu tố thuận lợi là chấn thương, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. - Điều trị tại chỗ: bằng kháng sinh bôi Bactroban. Không được nặn nhọt sớm, rạch nhọt dẫn lưu mủ khi nhọt đã khu trú, mềm, hóa mủ. - Điều trị toàn thân: kháng sinh trong trường hợp số lượng nhọt nhiều, vùng mặt, có triệu chứng nhiễm trùng lan rộng… - Phòng bệnh: vệ sinh cá nhân, tránh gây tổn thương da, điều trị đúng, hạn chế biến chứng. Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 16
  17. 3. Viêm quầng – viêm mô tế bào 3.1.1. Viêm quầng - Là viêm mô tế bào cấp do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A gây ra. - Thương tổn là mảng hồng ban phù nề, thâm nhiễm, nóng, đau, diễn tiến ly tâm với bờ nhô cao lan rộng nhanh, thường kèm theo hạch phụ cận. - Toàn thân: Sốt cao, lạnh run, đau khớp, nhức đầu có thể xảy ra trước thương tổn da nhiều giờ. - Điều trị tại bệnh viện: Điều trị tại chỗ và kháng sinh toàn thân. Thương tổn viêm quầng 3.1.2. Viêm mô tế bào - Là quá trình viêm nung mủ đặc biệt liên hệ đến mô dưới da. Biểu hiện đặc trưng là hồng ban và đau. Hồng ban sưng phù, thâm nhiễm, ấn lõm, vùng trung tâm có thể trở thành cục, hoại tử. - Triệu chứng toàn thân: Sốt, lạnh run, khó chịu, viêm hạch có thể gặp. - Nguyên nhân do tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. Yếu tố thuận lợi là chấn thương. - Điều trị tại bệnh viện: dẫn lưu mủ, kháng sinh toàn thân. Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 17
  18. Thương tổn viêm mô tế bào Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 18
  19. BÀI 4. BỆNH CHÀM Mục tiêu học tập Sau bài học này sinh viên có khả năng: - Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân của bệnh chàm - Trình bày được phân loại bệnh chàm - Chẩn đoán được bệnh chàm - Trình bày được các dạng lâm sàng của bệnh chàm - Trình bày được nguyên tắc điều trị và biện pháp phòng bệnh chàm 1. Đai cương Chàm là hiện tượng viêm bì - thượng bì cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt và hay tái phát. Nguyên nhân phức tạp, thường phát sinh do một quá trình phản ứng của da trên một cơ địa đặc biệt dễ phản ứng với dị ứng nguyên ở bên ngoài hoặc trong cơ thể. Biểu hiện lâm sàng là những mảng hồng ban, mụn nước rất ngứa và hay tái phát. Tần suất: Chàm là một bệnh da rất phổ biến, chiếm 10 - 33% các bệnh da, xấp xỉ 10% dân số. Nguyên nhân: Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, có khi khó phát hiện. - Nguyên nhân ngoại sinh: Các yếu tố vật lý, hóa học, thực vật, sinh vật học tác động trực tiếp vào da gây phản ứng viêm da hoặc một số bệnh ngoài da gây ngứa (ghẻ, nấm…) do chà xát, bôi thuốc linh tinh… có thể trở thành chàm thứ phát. - Nguyên nhân nội sinh: Các rối loạn chức năng nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây bệnh chàm. Vai trò của phản ứng dị ứng: Bệnh chàm có liên quan đến miễn dịch tăng cảm tế bào. 2. Phân loại: - Theo tiến triển: + Cấp: hồng ban, sẩn, mụn nước, rịn nước. + Bán cấp: rịn nước, vết tích mụn nước, da bắt đầu tróc vẩy. + Mạn: mảng da dày lichen hóa Trên thực tế, 3 giai đoạn này không phải lúc nào cũng rõ ràng, mà có thể xen kẽ nhau. - Theo nguyên nhân: + Nội sinh: chàm sữa, chàm thể tạng, chàm tiết bã, chàm dạng tổ đỉa, chàm khô nứt nẻ, chàm đồng tiền, viêm dây thần kinh khu trú, chàm do ứ đọng. Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 19
  20. + Ngoại sinh: chàm tiếp xúc dị ứng, chàm tiếp xúc kích ứng, chàm vi trùng, chàm ký sinh trùng . 3. Chẩn đoán Bệnh chàm có thương tổn căn bản là những mụn nước nổi trên dát hay mảng hồng ban không tẩm nhuận, ranh giới không rõ, vụn nát, không đều, không liên tục, tiến triển qua các giai đoạn sau: 3.1.Giai đoạn hồng ban Có 2 triệu chứng: - Ngứa: thường có trước khi nổi hồng ban, thường có và chủ yếu. - Hồng ban: không tẩm nhuận, hơi phù nề có tính viêm, trên hồng ban rải rác những hạt nhỏ li ti sẽ trở thành mụn nước ở giai đoạn sau. 3.2. Giai đoạn mụn nước Vài giờ hay vài ngày sau xuất hiện những mụn nước nông, nhỏ bằng đầu kim 1- 2mm, các mụn nước nằm san sát bên nhau, kín khắp bề mặt thương tổn, nhiều mụn nước có thể hợp lại thành bóng nước. 3.3. Giai đoạn rịn nước và đóng mày Mụn nước có thể khô (tự thẩm thấu) tróc vẩy, nhưng thường thì vỡ tự nhiên hay do gãi làm rỉ nước không ngừng từ những lỗ nhỏ li ti gọi là giếng chàm. Dịch chất khô lại thành mày đen hay nâu đen, hình tròn, nhỏ bằng đầu kim gút gọi là vết tích mụn nước. 3.4. Giai đoạn thượng bì láng nhẵn Thượng bì tái tạo mỏng, láng nhẵn như vỏ hành, giai đoạn này ít có và thường thoáng qua. 3.5. Giai đoạn tróc vẩy Thượng bì tái tạo nứt ra và tróc vẩy vụn như cám hay từng mảng, sau vài tuần sự tróc vẩy chấm dứt. Đối với chàm mới da có thể trở lại bình thường. 3.6. Giai đoạn dày da Trường hợp chàm tiến triển lâu da sẽ dày lên xám lại tạo thành những ô chàm vuông, ô chữ nhật, kèm theo ngứa dai dẳng. Đó là chàm lichen hóa hay chàm dạng hằn cổ trâu. Vị trí chọn lọc: + Bất cứ nơi nào trên da và thường gặp da đầu, mặt, bàn tay, bàn chân, vùng bìu, âm hộ. + Chàm thể tạng thường ở các nếp gấp: cổ, nách, nếp dưới vú, nếp khuỷu, nếp nhượng chân, cổ chân và mặt duỗi chi. + Bán niêm mạc: môi, qui đầu. Tài liệu tham khảo: Giáo trình Da Liễu, Bộ môn Da Liễu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ NXB Y học Hà Nội - 2021 Chủ biên: PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2