intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đại cương tâm thần học - TS. Đinh Đăng Hòe

Chia sẻ: Dsfcf Dsfcf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

360
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đại cương tâm thần học nhằm trình bày về khái niệm về sức khỏe tâm thần, nội dung của tâm thần học tâm thần học đại cương: dịch tễ, triệu chứng, phân loại bệnh. Bệnh học tâm thần: bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, các rối loạn liên quan stress, lạm dụng và nghiện chất. ác phương pháp điều trị: liệu pháp hoá dược, LP tâm lí, LP tái thích ứng xã hội, tâm thần học cộng đồng: vệ sinh phòng bệnh các rối loạn tâm thần, tâm thần học xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đại cương tâm thần học - TS. Đinh Đăng Hòe

  1. ĐẠI CƯƠNG TÂM THẦN HỌC TS ĐINH ĐĂNG HÒE BỘ MÔN TÂM THẦN ĐHYHN
  2. 1. KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN SKTT không chỉ là trạng thái không có rối loạn hay dị tật về tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần thoải mái. Thực chất SKTT ở cộng đồng là:  Một cuộc sống thật sự thoải mái  Đạt được vào niềm tin vào giá trị bản thân  Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc , hành vi hợp lí trước mọi tình huống  Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ  Có khả năng duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng bằng, căng thẳng
  3. 2. Nội dung của tâm thần học 1. Tâm thần học đại cương: Dịch tễ, triệu chứng, phân loại bệnh…. 2. Bệnh học tâm thần: Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, các rối loạn liên quan stress, lạm dụng và nghiện chất… 3. Các phương pháp điều trị: Liệu pháp hoá dược, LP tâm lí, LP tái thích ứng xã hội… 4. Tâm thần học cộng đồng: Vệ sinh phòng bệnh các rối loạn tâm thần, tâm thần học xã hội….
  4. 3. Phân loại loại bệnh theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 4. Nguyên nhân gây ra các RLTT:  Nguyên nhân thực tổn  Nguyên nhân tâm lí  Nguyên nhân cấu tạo thể chất bất thường  Nguyên nhân chưa rõ ràng 5. Một số vấn đề về sức khoẻ tâm thần hiện nay: Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, lạm dụng chất, trầm cảm.
  5. 6. Một số vấn đề nhằm phát triển công tác chăm sóc SKTT  Xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc SKTT từ trung ương tới đia phương  Tăng cường đào tạo cán bộ  Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học  Làm tốt công tác truyền thông  Trang bị đủ thuốc và các trang thiết bị trong công tác quản lí bệnh nhân tại công đồng
  6. BÀI 2.CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS 1. Khái niệm:  Các RL liên quan stress bao gồm nhiều loại bệnh trong đó nhiều nhất là các bệnh tâm căn  Tỉ lệ bênh TC trong dân số khoảng 5%, hay gặp ở lứa\tuổi lao động và có xu hướng gia tăng cùng với vấn đề đo thị hoá, hiện đại hoá  Nguyên nhân chủ yếu là stress (sang chấn tâm lí), nhân cách đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh, môi trường và cơ thể là nhân tố thuận lợi  Định nghĩa: Bênh TC là những bệnh tâm thần chức năng, xuất hiện do những SCTT có ý nghĩa thông tin riêng, tác động vào một nhân cách có cấu trúc đặc biệt trong những điều kiện ảnh hưởng của cơ thể và môi trường”
  7. Một số tính chất chung  Các rối loạn ít nặng nề và do vậy người bệnh còn thích nghi khá tốt với cuộc sống  Người bệnh nhân thức, hiểu và phê phán được các rối loạn của mình  Thường có hội chứng lo âu  Các rối loạn có thể giải thích được, hiểu được về tâm lí
  8. 2.Nguyên nhân gây ra các bệnh tâm căn: các stress (sang chấn tâm thần) 2.1 Khái niệm về stress: Có thể xem như là các SCTT tất cả các sự vệc, hoàn cảnh xảy ra trong các điều kiện sinh hoạt xã hội,trong mối liên quan phức tạp giữa người và người, tác động vào tâm thần gây nên những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực: sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, ghen tuông, tức giận, thất vọng…
  9. 2.2.Tính chất và phương thức gây bệnh của SCTT  SCTT có thể mạnh, cấp diễn hay không mạnh nhưng trường diễn  Bệnh có thể do một SCTT duy nhất gây ra nhưng cũng có thể do nhiều SCTT kết hợp với nhau gây ra  Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi có SCTT hoặc sau một thời gian ngấm SCTT  Có thể SCTT là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tâm căn nhưng cũng có thể chỉ là nhân tố thúc đẩy cho một bệnh cơ thể hoặc một bệnh loạn thần mới phát sinh
  10. 2.2.Tính chất và phương thức gây bệnh của SCTT  Tính gây bệnh của SCTT phần lớn phụ thuộc vào ý nghĩa thông tin đối với một cá thể nhất định  SCTT càng bất ngờ càng có tính gây bệnh  Tính gây bệnh của SCTT càng lớn nếu như người chịu SCTT không tìm được lối thoát trong tương lai  Những CSTT gây phân vân, dao động là những SC thường gây bệnh
  11. 3. VAI TRÒ CỦA NHÂN CÁCH TRONG CÁC BỆNH TÂM CĂN  SCTT có gây ra bệnh tâm căn hay không, gây ra bệnh tâm căn này hay khác phụ thuộc chủ yếu vào nhân cách  Khi gặp một SCTT, nhân cách mạnh thì khó bị bệnh và khi đã bị bệnh nhân cách mạnh làm cho bệnh chóng hồi phục  Nhân cách mạnh là nhân cách có những phẩm chất tốt như có ý chí, quyết tâm kiên trì, tự kiềm chế, dũng cảm, tự tin, có năng lực, khả năng sáng tạo
  12. 4. Một số rối loạn liên quan đến stress 4.1 Rối loạn lo âu:  Là lo âu quá mức, dai dẳng, không tương xứng với sự đe doạ được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh  Có nhiều biểu hiện về cơ thể thuộc nhiều cơ quan như hô hấp, tim mạch, tiêu hoá, tiết niệu…  Điều trị:  Trị liệu tâm lí  Hoá dược: thuốc giải lo âu
  13. 4.2 Bệnh tâm căn Hysterie (rối loạn phân li)  Thường liên quan với SCTT  Nhân cách hysterie  Các triệu chứng cơ thể có tính chất chức năng, không do một bệnh thực thể gây nên  Điều trị:  Trị liệu tâm lí  Hoá dược trị liệu chỉ là thứ yếu
  14. 4.3 Rối loạn dạng cơ thể  Là biểu hiện tái diễn các triệu chứng cơ thể  Yêu cầu dai dẳng đòi được khám xét  Không phải là triệu chứng của một bệnh cơ thể  Một số thể bệnh:  Rối loạn cơ thể hoá  Rối loạn nghi bệnh  Rối loạn chức năng thần kinh tự trị dạng cơ thể
  15. BÀI 3. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT 1. Khái niệm:  TTPL là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ, có khuynh hướng mạn tính.  Người bệnh dần dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, tình cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm việc học tập ngày càng sút kém, có những hành vi, ý nghĩ kì dị, khó hiểu.  Căn nguyên hiện nay chưa được biết rõ  Tỉ lệ bệnh trong dân số: trên thế giới khoảng 1%, Việt Nam từ 0,3 – 1%
  16. 2. Đặc điểm lâm sàng  Các triệu chứng âm tính:  Tính thiếu hoà hợp  Tính tự kỉ  Sự giảm sút thế năng tâm thần  Các triệu chứng dương tính:  Hoang tưởng  ảo giác  Kích động  Rối loạn tác phong
  17. 3. Chẩn đoán  9 nhóm triệu chứng theo Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 ( ICD- 10)  Tư duy vang thành tiếng  Hoang tương bị chi phối  ảo thanh bình luận  Các loại hoang tương dai dẳng  ảo giác các loại  Rối loạn tư duy ( ngôn ngữ)  Rối loạn hành vi ( căng trương lực)  Triệu chứng âm tinh của cảm xúc  Biến đổi tập tính cá nhân
  18.  Tiêu Chuẩn chẩn đoán ( theo ICD . 10)  Triệu chứng: ít nhất có 1 trong 4 nhóm từ 1-4 hoặc 2 trong 5 nhóm từ 5-9.  Thời gian tồn tại các triệu chứng từ 1 tháng trở lên  Không có các rối loạn cảm xúc xảy ra trước đây, không có bênh não, các trạng thái nghiện.
  19. 4. Điều trị 4.1 Nguyên tắc điều trị  TTPL là bệnh chưa rõ nguyên nhân, do vậy điều trị triệu chứng là chủ yếu  Hoá dược liệu pháp có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với các triệu chứng dương tính  Cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị  Phát hiện và can thiệp sớm, điều trị tích cực  Điều trị duy trì, quản lí và theo dõi tai cộng đồng, đề phòng tái phát  Phục hồi chức năng cho bệnh nhân
  20. Nguyên tắc điều trị (tiếp)  Phối hợp chặt chẽ giữa thày thuốc, gia đình và cọng đồng trong việc chăm sóc bệnh nhân  Phát hiện và giải quyết kịp thời các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát  Giáo dục gia đình và cộng đồng thay đổi thái độ đối với người bệnh  Chăm sóc bệnh nhân lâu dai, bảo đảm cơ thể khoẻ mạnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0