intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đại diện và thương nhân trung gian: Bài 3 - ThS. Hoàng Văn Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Đại diện và thương nhân trung gian - Bài 3: Pháp luật về môi giới thương mại" để nắm khái niệm của hoạt động môi giới thương mại; đặc điểm của hoạt động môi giới thương mại; khái niệm hợp đồng môi giới thương mại; quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng môi giới thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đại diện và thương nhân trung gian: Bài 3 - ThS. Hoàng Văn Thành

  1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC ĐẠI DIỆN VÀ THƯƠNG NHÂN TRUNG GIAN Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành v1.0015106211 1
  2. BÀI 3 PHÁP LUẬT VỀ MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 2 v1.0015106211
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm của hoạt động môi giới thương mại. • Phân tích được đặc điểm của hoạt động môi giới thương mại. • Trình bày được khái niệm hợp đồng môi giới thương mại. • Phân tích được các nội dung cơ bản hợp đồng môi giới thương mại. • Phân tích được quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng môi giới thương mại. 3 v1.0015106211
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt được bài học này, người học phải học xong các môn sau: • Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. • Luật Dân sự. • Luật Thương mại. 4 v1.0015106211
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo: Luật Thương mại 2005. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 5 v1.0015106211
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 3.1 Khái quát về môi giới thương mại 3.2 Hợp đồng môi giới thương mại v1.0015106211 6
  7. 3.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI 3.1.1. Khái niệm 3.1.2. Đặc điểm v1.0015106211 7
  8. 3.1. KHÁI NIỆM • Môi giới được hiểu là người làm trung gian cho hai bên tiếp xúc, gặp gỡ nhau. • Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới (Điều 150 Luật Thương mại 2005). v1.0015106211 8
  9. 3.1.2. ĐẶC ĐIỂM • Về mặt chủ thể: gồm bên môi giới, bên được môi giới và bên thứ ba, thể hiện trong 2 quan hệ:  Bên được môi giới – Bên môi giới.  Bên được môi giới – Bên thứ ba. Bên môi giới Bên được Bên thứ môi giới ba Trong môi giới thương mại bên môi giới và bên thứ 3 không có quan hệ hợp đồng. v1.0015106211 9
  10. 3.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo) • Về mặt chủ thể Là thương nhân. Có đăng ký kinh doanh để thực hiện Bên môi giới hoạt động môi giới thương mại. Không bắt buộc phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề đăng ký kinh doanh của bên được môi giới. v1.0015106211 10
  11. 3.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo) • Về mặt chủ thể Không bắt buộc phải là thương nhân. Bên được môi giới Phải trả phí cho bên môi giới. • Bên môi giới không phải là bên đại diện cho các bên được môi giới. Bên môi giới chỉ là bên trung gian làm nhiệm vụ tìm kiếm cơ hội kinh doanh, giới thiệu, tạo điều kiện để các bên được môi giới tiếp xúc giao dịch với nhau và sau đó các bên được môi giới tự đi đến giao kết hợp đồng. • Trong quan hệ môi giới, bên môi giới nhân danh chính mình để giao dịch với bên thứ ba, chứ không phải nhân danh bên được môi giới. • Mục đích của môi giới thương mại là các bên được môi giới giao kết hợp đồng thương mại với nhau. v1.0015106211 11
  12. 3.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo) • Về nội dung môi giới Tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới. Nội dung Giới thiệu về hàng hóa dịch vụ môi giới cần môi giới. Thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau. • Trong hoạt động môi giới thương mại, bên môi giới được hưởng thù lao khi đã hoàn tất việc môi giới, tức là khi các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng với nhau. • Về hình thức: Quan hệ môi giới thương mại được thể hiện dưới hình thức hợp đồng môi giới thương mại. v1.0015106211 12
  13. 3.2. HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI 3.2.1. Khái niệm 3.2.2. Nội dung cơ hợp đồng môi giới bản của hợp đồng thương mại môi giới thương mại 3.2.3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên v1.0015106211 13
  14. 3.2.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI Hợp đồng môi giới thương mại là sự thỏa thuận giữa bên môi giới và bên được môi giới về việc bên môi giới làm trung gian cho bên được môi giới tìm kiếm đối tác, đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với bên thứ ba. v1.0015106211 14
  15. 3.2.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI (tiếp theo) Về tính chất: Hợp đồng vừa có tính chất của hợp đồng ủy quyền vừa có tính chất của hợp đồng dịch vụ. Về mục đích: Hợp đồng được giao kết nhằm mục đích giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên được môi giới và khách hàng. Về đối tượng: Hợp đồng có đối tượng là Đặc điểm công việc chắp nối quan hệ giữa các bên được môi giới. Về mặt pháp lý: Hợp đồng hoàn thành khi bên được môi giới ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba. Về hình thức: Hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc tương đương. v1.0015106211 15
  16. 3.2.2. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI • Đối tượng của hợp đồng Đối tượng của hợp đồng môi giới do bên môi giới và bên được môi giới thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu của bên được môi giới và khả năng thực hiện của bên môi giới. Môi giới mua bán bán hàng hóa. Môi giới cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng môi Môi giới chứng khoán. giới bao gồm Môi giới bảo hiểm. Môi giới bất động sản. v1.0015106211 16
  17. 3.2.2. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI (tiếp theo) • Thời hạn của hợp đồng  Thời hạn của hợp đồng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.  Thông thường, thời hạn của hợp đồng được tính từ khi hợp đồng được ký kết cho đến khi bên môi giới hoàn thành nghĩa vụ môi giới, tức là khi bên được môi giới ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. • Mức thù lao của hợp đồng  Mức thù lao mà bên môi giới được hưởng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.  Thông thường, mức thù lao được tính trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ môi giới của bên môi giới.  Về nguyên tắc, bên môi giới chỉ nhận được thù lao khi môi giới thành công, tức là khi bên được môi giới ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.  Trong trường hợp môi giới không thành, bên môi giới có quyền yêu cầu bên được môi giới phải thanh toán các chi phí hợp lý liên quan tới việc môi giới. v1.0015106211 17
  18. 3.2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BÊN Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới • Quyền của bên môi giới:  Được hưởng thù lao môi giới do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.  Nếu như các bên không có thỏa thuận, mức thù lao được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.  Trong trường hợp các bên được môi giới không giao kết hợp đồng với nhau, bên môi giới không được hưởng thù lao nhưng có quyền yêu cầu thanh toán các chi phí hợp lý liên quan tới việc môi giới.  Yêu cầu bên được môi giới cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần môi giới. v1.0015106211 18
  19. 3.2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BÊN (tiếp theo) Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới • Nghĩa vụ của bên môi giới (Điều 151 Luật Thương mại 2005):  Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới.  Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới.  Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.  Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới. v1.0015106211 19
  20. 3.2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BÊN (tiếp theo) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên được môi giới • Quyền của bên được môi giới:  Yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới.  Yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới.  Tiếp nhận quyền lợi từ việc môi giới của bên môi giới.  Không phải chịu trách nhiệm đối với các hợp đồng do bên môi giới ký kết, thực hiện hợp đồng mà không có uỷ quyền của bên được môi giới. v1.0015106211 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2