intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 6: thanh tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và môi trường ở phường, thị trấn

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

171
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 6 giúp người học tìm hiểu về: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo về đất đai ở phường, thị trấn; thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở phường, thị trấn. Ngoài ra cuối chuyên đề còn có các bài tập tình huống cùng một số phụ lục để người học tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 6: thanh tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và môi trường ở phường, thị trấn

  1. Chuyên đề 6: THANH TRA; GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở PHƯỜNG, THỊ TRẤN 1. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo về đất đai ở phường, thị trấn 1.1. Thanh tra, kiểm tra đất đai 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra đất đai 1.1.1.1. Khái niệm thanh tra, kiểm tra đất đai Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng thiết yếu của quá trình quản lý nhà nước; nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Thanh tra quản lý và sử dụng đất đai là việc xem xét tại chỗ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và việc quản lý sử dụng đất của người sử dụng đất. Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở chủ yếu tập trung vào thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của chính quyền cấp cơ sở và việc sử dụng đất của người sử dụng đất tại địa phương. Thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở là xem xét tại chỗ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai và việc sử dụng đất của người sử dụng đất, qua đó nhằm rút ra những nhận xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy những ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai và hiệu quả sử dụng đất đai ở cơ sở. 1.1.1.2. Mục đích, phạm vi hoạt động - Mục đích của hoạt động thanh Thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở là chức năng thiết yếu của công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã, qua đó mà biết được kết quả tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối và đối tượng quản lý tốt hay chưa tốt để khắc phục những hạn chế tồn tại, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý đất đai ở địa phương. Vì vậy thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai nhằm mục đích: + Đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với đất đai của UBND cấp xã. + Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm cho đất đai được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 235
  2. + Thông qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội. - Phạm vi hoạt động Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương. Công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại địa phương mình thuộc phạm vi quản lý. 1.1.1.3. Đối tượng, nội dung, nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra đất đai * Đối tượng: Đối tượng thanh tra, kiểm tra đất đai bao gồm đối tượng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai (người quản lý) và đối tượng sử dụng đất (người sử dụng đất). - Người quản lý về đất đai: Gồm các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sử hữu nhà nước về đất đai. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước; Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai; Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định của pháp luật. Các cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương để giúp cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luât. Ở phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức. Công chức địa chính ở phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân phường, thị trấn trong việc quản lý đất đai tại địa phương. - Người sử dụng đất: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (Điều 5 Luật Đất đai 2013). - Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của người sử dụng đất 236
  3. + Đối với phạm vi phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương. + Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư. + Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo. + Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình. + Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình. + Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó. - Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý + Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương. + Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý. * Nội dung, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đất đai Theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013. Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương. - Nội dung: Nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai bao gồm: + Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp; + Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan; + Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai. 237
  4. - Nhiệm vụ: Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ sau đây: + Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai; + Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 1.1.1.4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn trong công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường, thị trấn có trách nhiệm: - Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép - Phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. - Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 05 tháng 4 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng; trước ngày 05 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm; Đối với công chức địa chính có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý. 1.1.1.5. Trách nhiệm của UBND phường, thị trấn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai - Chủ tịch UBND phường, thị trấn có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm (căn cứ theo quy định tại Điều 208 Luật Đất đai 2013) - Chủ tịch UBND phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên việc kiểm tra phát hiện các hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật. Tổ chức việc kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm, xử phạt hành chính theo thẩm quyền và yêu cầu tự khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu; nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành quyết định đình chỉ thì ra quyết định cưỡng chế khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu và báo cáo bằng văn bản lên Ủy ban nhân dân cấp cấp huyện. 238
  5. - UBND phường, thị trấn có trách nhiệm bố trí cán bộ tiếp nhận ý kiến phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân; cán bộ tiếp nhận ý kiến phát hiện, kiến nghị có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải quyết phát hiện, kiến nghị. - UBND phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. * Đối với công chức địa chính phường, thị trấn là người tham mưu giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất. Phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai đối với người sử dụng đất; lập biên bản vi phạm hành chính, kiến nghị các biện pháp xử phạt, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các đối tượng, thuộc địa bàn quản lý; giúp Chủ tịch UBND phường, thị trấn giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền. 1.1.2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất 1.1.2.1. Thanh tra, kiểm tra tính pháp lý về quyền sử dụng đất Khi tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất ở cơ sở thì phải chú ý đến tính pháp lý về quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất hợp pháp là người phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Đất đai và có tên trong hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính... Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có Giấy chứng nhận thì phải có các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Cụ thể: - Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; 239
  6. - Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; - Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; - Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; - Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; - Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ (quy định tại Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai). - Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được coi là hợp pháp. - Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày 1-7-2014 (ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành). - Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng. Đối với trường hợp đã có Giấy chứng nhận thì cần phải kiểm tra tính pháp lý của Giấy chứng nhận, điều kiện và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận; các giấy tờ nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, thuê, thừa kế quyền sử dụng đất và trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép chuyển quyền sử dụng đất. 1.1.2.2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất * Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất Theo Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định người sử đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. 240
  7. Người sử dụng đất chỉ được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013); - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Ngoài các điều kiện quy định trên (theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013), hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện theo quy định tại các Điều 189, 190, 191, của Luật Đất đai 2013. Cụ thể: - Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ. - Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Căn cứ vào những quy định trên, vì vậy khi thanh tra, kiểm tra nội dung này cần chú ý xem xét: - Điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất; - Thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất; - Trình tự, thủ tục thực hiện; - Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính; 241
  8. - Mục đích, thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển quyền. * Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất Nội dung kiểm tra bao gồm: Mục đích sử dụng đất, ranh giới sử dụng; việc thực hiện kê khai đăng ký đất đai; việc làm các thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; việc thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; việc tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường; việc giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với người quản lý 1.1.3.1. Đối tượng bị xử lý vi phạm Theo quy định tại Điều 96 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 43/2014/NĐ-CP), việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai được thực hiện đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai, bao gồm: - Người đứng đầu tổ chức, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. - Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. - Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Luật Đất đai (người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất) mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý. Đối với phường, thị trấn thì đối tượng bị xử lý vi phạm gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn, cán bộ địa chính có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. 1.1.3.2. Hành vi vi phạm pháp luật về đất Hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai được quy định tại Điều 97 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP bao gồm: * Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi: - Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính; - Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa. 242
  9. * Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi: - Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định; - Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. * Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các hành vi: - Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa; - Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. * Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm các hành vi sau: - Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai (thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng); không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; - Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; - Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa; - Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. * Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi: - Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng; 243
  10. - Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 72 của Luật Đất đai 2013 (Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai). * Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý bao gồm các hành vi sau: - Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích; - Sử dụng đất sai mục đích; - Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát. * Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất bao gồm các hành vi sau: - Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi; - Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính; - Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính; - Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định; - Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện; - Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền; - Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân; - Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ. 1.1.3.3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với công chức địa chính phường, thị trấn có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai được quy định tại Điều 2 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/2011/NĐ-CP). - Việc xử lý kỷ luật phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng; nghiêm minh, đúng pháp luật. - Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành 244
  11. vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. - Trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau: + Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành; + Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. - Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. - Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật. - Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xử lý kỷ luật. 1.1.3.4. Thời hiệu xử lý kỷ luật và thời hạn xử lý kỷ luật Thời hiệu xử lý kỷ luật và thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định 34/2011/NĐ-CP. * Thời hiệu xử lý kỷ luật - Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. - Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật. * Thời hạn xử lý kỷ luật - Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. - Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ 245
  12. quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức. 1.1.3.5. Các hình thức kỷ luật Các hình thức kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 34/2011/NĐ-CP và khoản 1 Điều 33 của Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (Nghị định 112/2011/NĐ-CP): - Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; buộc thôi việc. - Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc 1.1.3.6. Thẩm quyền xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật * Thẩm quyền xử lý kỷ luật: Được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP và Điều 40 của Nghị định 112/2011/NĐ-CP. - Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. - Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với công chức phường, thị trấn. - Đối với công chức phường, thị trấn đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý công chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức. Như vậy theo quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật, nếu là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND phường, thị trấn; công chức địa chính phường, thị trấn có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tiến hành xử lý kỷ luật. * Trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP và các Điều 41,42,43 và Điều 44 của Nghị định 112/2011/NĐ-CP. - Tổ chức họp kiểm điểm + Chủ tịch UBND phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật. Thành phần dự họp gồm đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện tổ chức 246
  13. chính trị - xã hội có liên quan và toàn thể công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản cuộc họp kiểm điểm được gửi đến Chủ tịch UBND cấp huyện. - Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật + Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp công chức cấp xã có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo. + Nguyên tắc làm việc và giải thể Hội đồng kỷ luật thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP. - Thành phần Hội đồng kỷ luật + Hội đồng kỷ luật công chức phường, thị trấn có 05 thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện; Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Liên đoàn lao động cấp huyện; Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của UBND phường, thị trấn có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật; Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng chuyên môn cấp huyện trực tiếp quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức phường, thị trấn bị xem xét xử lý kỷ luật; Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ cấp huyện. + Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận; vợ, chống; anh, chị, em ruột; chị, em dâu; anh, em rể hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật. - Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật, quyết định kỷ luật, khiếu nại và các quy định có liên quan Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật, quyết định kỷ luật, khiếu nại và các quy định có liên quan đến kỷ luật công chức phường, thị trấn thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, các khoản 1, 2, ,4, 5, 6 và 7 Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP. 1.1.4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện trên cơ sở Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 1.1.4.1. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt * Hành vi vi phạm hành chính: Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm: 247
  14. - Sử dụng đất không đúng mục đích; - Lấn, chiếm đất; - Huỷ hoại đất; - Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác; - Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; - Tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện; - Nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất, không đăng ký gia hạn sử dụng đất khi hết hạn sử dụng đất mà đang sử dụng đất; - Gây cản trở trong việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng; - Không trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Tự tiện di chuyển, làm sai lệch, hư hỏng mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất; mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình, mốc địa giới hành chính; - Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất; - Chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai; - Chậm hoặc không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra; cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đai; - Hành nghề tư vấn về giá đất mà không thực hiện đúng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất theo quy định của pháp luật hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; - Hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đăng ký hoạt động hành nghề ; - Cung cấp dữ liệu đất đai không đúng quy định của pháp luật. 1.1.4.2. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả 1.1.4.2.1. Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt * Hình thức xử phạt bao gồm: - Hình thức phạt chính: Cảnh cáo; phạt tiền. 248
  15. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Đối với mỗi vi phạm hành chính, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính * Nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt - Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. - Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ tối thiểu là 200.000 đồng và tối đa là 500.000.000 đồng đối với cá nhân; tối thiểu là 400.000 đồng và tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Tuỳ theo hành vi vi phạm và căn cứ vào thẩm quyền xử phạt hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn mà áp dụng các biện pháp xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả cho phù hợp. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. - Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau: + Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội. 249
  16. - Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. 1.1.4.2.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng * Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; - Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; - Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất; - Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; - Buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra. * Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: - Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả; - Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 65 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (những trường hợp không ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính). 1.1.4.3. Thời hiệu xử phạt - Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm. - Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. + Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; + Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. + Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu cũng được quy định là 2 năm và thời điểm để tính thời hiệu xử phạt cũng được thực hiện như trên. 250
  17. Trong thời hạn xử phạt hành chính mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. 1.1.4.4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai - Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. - Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. - Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. - Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. - Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính). - Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. - Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 1.1.4.5. Xác định mức độ hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính Theo quy định tại Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định như sau: - Mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất tại tại bảng giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất ban hành và chia thành bốn (04) mức sau đây: 251
  18. + Mức một (1): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới ba mươi triệu (30.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, dưới một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp. + Mức hai (2): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ ba mươi triệu (30.000.000) đồng đến dưới tám mươi triệu (80.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đến dưới bốn trăm triệu (400.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp. + Mức ba (3): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ tám mươi triệu (80.000.000) đồng đến dưới hai trăm triệu (200.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ bốn trăm triệu (400.000.000) đồng đến dưới một tỷ (1.000.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp. + Mức bốn (4): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ hai trăm triệu (200.000.000) đồng trở lên đối với đất nông nghiệp, từ một tỷ (1.000.000.000) đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp. - Diện tích đất bị vi phạm là diện tích của thửa đất bị vi phạm được xác định trên cơ sở như sau: + Giấy chứng nhận, các giấy tờ quy định tại Khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 (trường hợp hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận). + Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất + Hồ sơ địa chính. + Trường hợp không có các loại giấy tờ quy định nêu trên thì được xác định trên cơ sở kết quả đo đạc của người có thẩm quyền xử phạt đối với những thửa đất có thể đo đạc bằng thước dây nhưng phải được sự thống nhất thể hiện trong Biên bản vi phạm hành chính về diện tích đất vi phạm của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức, cá nhân không nhất trí đối với diện tích đất vi phạm hoặc diện tích thửa đất bị vi phạm lớn mà cần đo đạc bằng máy thì cán bộ thi hành công vụ báo cáo người có thẩm quyền xử phạt trưng cầu tổ chức có chức năng đo đạc tiến hành đo đạc thửa đất. Chi phí trưng cầu tổ chức có chức năng đo đạc được thanh toán từ tiền xử phạt vi phạm hành chính và được tạm ứng từ ngân sách nhà nước. - Đối với nơi chưa xác định loại đất thì căn cứ vào hiện trạng để áp dụng giá của loại đất tương ứng trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. 1.1.4.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai * Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai 252
  19. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. - Thanh tra viên chuyên ngành đất đai, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đất đai. - Chánh Thanh tra sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: - Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ. - Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai. * Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phường, thị trấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phường, thị trấn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền (5.000.000 đồng). - Buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộc khắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất; tịch thu lợi ích có được do vi phạm có giá trị đến hai triệu (5.000.000) đồng; buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra. * Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính và nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính - Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai có thể uỷ quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Chủ tich Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có thể giao quyền cho Phó chủ tịch. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác - Nguyên tắc xác định thẩm quyền + Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của những người được quy định xử phạt là thẩm quyền được áp dụng đối với một 253
  20. hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân. + Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của những người được quy định xử phạt là thẩm quyền được áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. + Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây: Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt. Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. 1.1.4.7. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt 1.1.4.7.1. Thủ tục xử phạt Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. * Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản - Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. * Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 254
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2