intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giàng: DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:28

198
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là quá trình tương tác giữa tác nhân gây bệnh và cơ thể trong những điều kiện nhất định của môi trường chung quanh. Quá trình này có thể đưa đến: Xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đưa đến bệnh nhiễm trùng. Diễn tiến không biểu hiện bằng triệu chứng lâm sàng (người lành mang mầm bệnh)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giàng: DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

  1. DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ths. Lê Minh Hữu
  2. Mục tiêu 1. Mô tả đúng các định nghĩa và tính được các chỉ số đặc hiệu trong DTH các BTN 2. Kể được các đặc điểm của 3 yếu tố trong quá trình sinh bệnh. 3. Kể được 3 giai đoạn trong quá trình sinh dịch. 4. Kể được 4 nhóm BTN, phân loại theo đường lây.
  3. I. Những định nghĩa cần thiết
  4. 1. Nhiễm trùng • Là quá trình tương tác giữa tác nhân gây bệnh và cơ thể trong những điều kiện nhất định của môi trường chung quanh. • Quá trình này có thể đưa đến: – Xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đưa đến bệnh nhiễm trùng. – Diễn tiến không biểu hiện bằng triệu chứng lâm sàng (người lành mang mầm bệnh)
  5. 2. Bệnh truyền nhiễm Bệnh gây ra bởi sự lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp, một tác nhân nhiễm trùng hoặc độc tố từ người hoặc súc vật nhiễm bệnh sang một hoặc nhiều ký chủ cảm nhiễm.
  6. 3. Các hình thái và mức độ dịch • Dịch • Dịch lưu hành địa phương • Ca lẻ tẻ, tản phát • Đại dịch • Dịch theo mùa
  7. 3. Các hình thái và mức độ dịch (tt) 3.1.Dịch (Epidimic) Dịch là hiện tượng xảy ra khi số ca mắc bệnh (hay số chết) vượt quá số mắc bình thường trong dân số trước đây, trong cùng một vùng không gian), một thời điểm hay thời khoảng. Để xác định có dịch hay không, cần xét đến: – Tần số bệnh được coi là bình thường trong cộng đồng trước đó. – Thời gian bệnh xảy ra so với thời gian trước đó.
  8. 3. Các hình thái và mức độ dịch (tt) 3.2. Bệnh lưu hành địa phương (dịch lưu hành) (Endemic disease) Là dạng bệnh luôn có ở một địa phương hay một nhóm dân số nào đó với tỷ suất hiện mắc và tỷ suất mới mắc tương đối cao so với địa phương, nhóm dân số khác. Ví dụ: Sốt rét 3.3. Ca lẻ tẻ, tản phát (Sporadic disease) Diễn tả sự xuất hiện rời rạc, lẻ tẻ các ca mắc bệnh mà chúng không liên quan gì với nhau về không gian - thời gian, đây là mức thấp nhất của dịch
  9. 3. Các hình thái và mức độ dịch (tt) 3.4. Đại dịch (Pandimic) Dịch xảy ra cả một vùng rất rộng, có thể trong phạm vi một nước hay nhiều nước, thường ảnh hưởng đến một tỷ lệ dân số lớn 3.5. Dịch theo mùa Tần số mắc bệnh tăng lên trong một số tháng trong năm,xảy ra tương đối đều đặn hằng năm
  10. II. Các yếu tố của quá trình sinh bệnh BTN xảy ra là kết quả của sự tương tác giữa: – Tác nhân gây bệnh – Môi trường – Ký chủ.
  11. 1. Tác nhân gây bệnh • Là yếu tố phải có để bệnh xảy ra • Nhiễm trùng là sự xâm nhập và phát triển của tác nhân gây nhiễm trong ký chủ • Nhiễm trùng không phải luôn luôn dẫn đến bệnh tật, một vài nhiễm trùng không có biểu hiện lâm sàng nào.
  12. Những đặc tính của tác nhân giữ vai trò quan trọng trong việc xác định bản chất của sự nhiễm trùng, tác nhân gây bệnh có thể là: – Vi khuẩn – Virus và Rickettsia – Vi nấm – Ký sinh trùng – Các côn trùng là vectơ mang mầm bệnh
  13. Các đặc tính của tác nhân gây bệnh có thể ảnh hưởng lên sự xuất hiện và lan truyền bệnh trong cộng đồng, độ trầm trọng và số lượng người mắc bệnh. Như: - Khả năng gây nhiễm (Infectivity): - Khả năng sinh bệnh (Pathogenicity): - Tính độc lực (Virulence): - Khả năng sinh độc tố (Toxigenicity) - Sức đề kháng (Resistance) - Khả năng sinh kháng thể (Antigenicity)
  14. 2. Ký Chủ Có hai cơ chế: – Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu – Cơ chế bảo vệ đặc hiệu
  15. 3. Môi trường – Môi trường tự nhiên – Môi trường xã hội
  16. III. Các chỉ số dùng trong dịch các BTN 1. Hệ số năm dịch: • Là chỉ số giúp có ý niệm một năm nào đó có phải là năm dịch hay không? • Để xác định năm dịch xảy ra ta dùng chỉ số: • Nếu hệ số năm dịch lớn hơn 100% được xem là năm dịch trong các năm được so sánh
  17. III. Các chỉ số dùng trong dịch các BTN (tt) 2. Hệ số mùa dịch Là chỉ số giúp có ý niệm về mỗi tháng, mỗi mùa trong năm là mùa dịch, thường dùng xác định tính chất theo mùa của dịch Số bệnh mới trong tháng đó / số ngày trong tháng đó Hệ số tháng dịch = ------------------------------------------------------------------------ Số bệnh trong 1 năm / 365 ngày • Nếu tháng nào có hệ số tháng dịch trên 100% gọi là tháng dịch, nếu nhiều tháng dịch liên nhau gọi là mùa dịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2