intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Độc học môi trường - Chương 4. Sự chuyển hoá sinh học và sự đào thải độc chất

Chia sẻ: AnhThaoPro | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:26

223
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các độc chất có khối lượng nhỏ và không phân cực (ưa mỡ, lipophilic) dễ đi qua màng tế bào Þ dễ hấp thụ và phân bố toàn phần Þ khó bị đào thải dưới dạng ban đầu Þ phải chuyển hóa thành hợp chất ưa nước (hydrophilic) để dược đào thải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Độc học môi trường - Chương 4. Sự chuyển hoá sinh học và sự đào thải độc chất

  1. CHƯƠNG 4:  SỰ CHUYỂN HOÁ SINH HỌC VÀ  SỰ ĐÀO THẢI ĐỘC CHẤT     (Biotransformation and  Elimination                         of Toxicants)
  2. Sự CHUYểN HOÁ SINH HọC  CủA  CÁC ĐộC CHấT Nhớ lại:  bản chất hóa học của độc chất có thể tạo điều kiện thuận lợi  cho sự hấp thụ và ngăn cản sự đào thải chúng ra khỏi cơ  thể.  Các độc chất có khối lượng nhỏ và không phân cực (ưa mỡ,  o lipophilic) dễ đi qua màng tế bào ⇒ dễ hấp thụ và phân bố  toàn phần ⇒ khó bị đào thải dưới dạng ban đầu ⇒ phải  chuyển hóa thành hợp chất ưa nước (hydrophilic) để dược  đào thải. Các độc chất ưa nước có thể được đào thải dưới dạng hóa học  o
  3. Sự CHUYểN HOÁ SINH HọC CủA  CÁC ĐộC CHấT  Sự chuyển hóa sinh học (biotransformation) là   qúa trình biến đổi các chất nội sinh và ngoại sinh  (endogenous and exogenous substances) từ kỵ  nước thành những phân tử ưa nước để dễ dàng  được đào thải khỏi cơ thể.   Sự chuyển hóa (metabolism) là một tổng số các  biến đổi sinh hóa xảy ra trong cơ thể đối với một  phân tử.  Những biến đổi sinh hóa này xảy ra  trong tế bào (‘tự do’ trong tế bào chất hoặc ‘giới  hạn’ trong những cơ quan nội bào nhất định). 
  4. Sự CHUYểN HOÁ SINH HọC CủA  CÁC ĐộC CHấT Sự chuyển hóa được chia ra: o Sự đồng hóa (anabolism):  ‘dựng nên’ những  o phân tử phức tạp (ví dụ, protein) Sự dị hóa (catabolism):  ‘bẻ nhỏ’ những phân tử  o phức tạp (ví dụ, sự thoái biến của glucose)
  5. Sự CHUYểN HOÁ SINH HọC CủA  CÁC ĐộC CHấT Một sự chuyển hóa sinh học điển hình sẽ tạo nên bốn   thay đổi làm thuận lợi cho sự đào thải các độc chất:  Sản phẩm tạo thành có bản chất hóa học khác với  độc chất ban đầu  Sản phẩm tạo thành thường ưa nước hơn độc chất  ban đầu  Tính ưa nước làm các sản phẩm chuyển hóa khó đi  qua các màng hơn nên làm thay đổi sự phân bố của  chúng trong các mô  Có sự giảm thiểu trong sự tái hấp thụ các sản phẩm  chuyển hóa bởi các tế bào tạo nên các cơ quan tham  gia đào thải (thận, ruột…)
  6. Sự CHUYểN HOÁ SINH HọC CủA  CÁC ĐộC CHấT  Tốc độ một độc chất được đào thải khỏi cơ thể phụ   thuộc vào tốc độ chuyển hóa sinh học và tốc độ của sự  loại độc chất đó khỏi cơ thể  Thời gian bán thải sinh học (biological half­life) T1/2  rất hữu  ích khi thiết lập khoảng thời gian ‘an toàn’ khi  tiếp xúc với một độc chất
  7. CÁC PHảN ứNG CHUYểN HOÁ SINH  HọC Phần lớn các độc chất đi vào trong các mô của cơ thể đều mang tính ưa mỡ. Các phản ứng chuyển hóa sinh học pha I và pha II là những phản ứng chịu trách nhiệm cho sự biến đổi độc chất trở thành dạng dễ được đào thải ra ngoài cơ thể.
  8. CÁC PHảN ứNG PHA I  Phản ứng pha I ‘làm lộ ra’   hoặc ‘đưa thêm vào’ một  nhóm chức phân cực và vì  vậy làm tăng tính ưa nước  của sản phẩm so với chất  mẹ  Phản ứng pha I thường là   các phản ứng: ­ Oxy hóa ­ Khử hóa ­ Thủy phân
  9. CÁC PHảN ứNG PHA II    Phản ứng pha II là các   phản ứng kết hợp, trong đó  sản phẩm của phản ứng pha  I sử dụng các nhóm chức  phân cực ‘mới có’ để phản ứng  kết hợp với một phân tử có  tính ưa nước rất cao do cơ thể  cung cấp để tạo thành một  sản phẩm có tính ưa nước  hơn sản phẩm của phản ứng  pha I 
  10. ĐịA ĐIểM CủA CÁC PHảN ứNG                             CHUYểN HOÁ SINH  HọC Phần lớn các mô trong cơ thể có khả năng giới hạn trong việc thực hiện các phản ứng chuyển hóa sinh học. Cao: gan (hơn 400 loại vi khuẩn đường ruột có lẽ cũng có khả năng chuyển hóa sinh học các xenobiotic không kém gì gan) Trung bình: ruột, thận và phổi Thấp: da, tinh hoàn và nhau
  11. CÁC YếU Tố ảNH HƯởNG ĐếN Sự                                CHUYểN HOÁ SINH  HọC Hiệu quả của sự chuyển hóa sinh học chuyển hóa các   độc chất phụ thuộc vào mội số các yêu tố: Tuổi tác; Giới  tính; Tình trạng dinh dưỡng; Tình trạng sức khỏe;  Thời gian trong ngày. Tuổi tác: thai nhi, trẻ sơ sinh và người già có một khả  • năng giới hạn trong việc thực hiện sự chuyển hóa sinh  học các xenobiotic. Nguyên nhân là do sự chưa đầy đủ  của một số enzym chịu trách nhiệm xúc tác cho các  phản ứng  pha I và pha II
  12. CÁC YếU Tố ảNH HƯởNG ĐếN Sự                        CHUYểN HOÁ SINH  HọC  Khả năng của sự chuyển hóa sinh học phát triển   và đạt đỉnh ở tuổi thanh niên và trung niên. Khi  ở tuổi từ 65 trở đi khả năng này bị giảm sút do sự  thiếu vắng đi của một số enzym.  Sự khác biệt về giới tính cũng có khả năng ảnh  hưởng đến sự chuyển hóa sinh học và có lẽ có sự  liên quan tới nồng độ các enzym, mức độ các  hoocmon và  các protein gắn kết
  13. CÁC YếU Tố ảNH HƯởNG ĐếN Sự                        CHUYểN HOÁ SINH  HọC  Các nghiên cứu trên động vật cho thấy nhịp thời   gian ngày – đêm có ảnh hưởng tới tốc độ chuyển  hóa các xenobiotic. Và điều này cũng được mong  đợi là sẽ thể hiện ở người.  Tình trạng dinh dưỡng và tình trạng bệnh tật  cũng có thể dẫn tới làm suy yếu khả năng chuyển  hóa sinh học các độc chất trong cơ thể. Đặc biệt  sự suy yếu của gan sẽ gây ảnh hưởng lớn tới khả  năng chuyển hóa sinh học vì đây là vị trí then  chốt.
  14. LƯU Ý Có khi sự chuyển hóa sinh học tạo nên những sản phẩm   chuyển hóa trung gian hay cuối cùng mang tính độc không  có trong chất mẹ nguyên thủy Chất mẹ nguyên thủy có thể là một chất nội sinh hay là   một chất ngoại sinh (xenobiotic).  Khi xenobiotic có tính độc  thì mới gọi là độc chất. Nếu không có tính độc thì gọi là  xenobiotic. Thuật ngữ sinh hoạt hoá (bioactivation) là để chỉ một loạt   các phản ứng hóa học liên tiếp tạo ra các sản phẩm trung  gian hay cuối cùng có tính phản ứng cao hơn chất mẹ ban  đầu Thuật ngữ gây độc hóa (toxication) là để chỉ một loạt các   phản ứng hóa học liên tiếp tạo ra các sản phẩm trung gian  hay cuối cùng có tính độc mạnh hơn chất mẹ ban đầu
  15. Sự ĐÀO THảI CÁC ĐộC CHấT Độc chất và các chất chuyển hóa được   đào thải qua nước tiểu, phân, không  khí thở ra từ phổi, mồ hôi, nước  miếng, da, lông tóc, móng tay chân,  dịch não tủy và sữa Sự đào thải đường tiểu  Mỗi qủa thận người lớn nặng khoảng   150 gam, chứa khoảng một triệu  nephron (nguyên thận, đơn vị chức  năng của thận)  Mỗi nephron có ba vùng cấu trúc/chức  năng: (1) Nang Bowman/ lọc (2) Ống thận gần (proximal tubule)/ tái  hấp thụ (3) Ống thận xa (distal tubule)/ bài tiết
  16. QÚA TRÌNH SảN XUấT NƯớC TIểU (1) Lọc : Tiểu c ầu th ận, với m ạng lưới m ạch má u nh ỏ dà y đ ặc, s ẽ đ ưa má u đ ến tiếp xúc với na ng Bowma n trong nguyê n th ận C ơ ch ế lọc là d ựa và o á p s u ất th ủy tĩnh Cá c phâ n tử nh ỏ, kể c ả n ước đi và o na ng Bowma n, cá c phâ n t ử v ới kh ối lượng lớn (prote in lớn, h ồng c ầu…) n ằm lại trong ma o m ạch và không trở thà nh m ột ph ần c ủa d ịch lọc (Ở ng ười lớn, lượng d ịch lọc tiểu c ầu th ận là 125ml/phút ha y 180 l/ngà y. lượng m áu qua th ận là 400m l/100g/phút và th ận nh ận kho ảng ¼ lượng m áu qua tim )
  17. QUÁ TRÌNH SảN XUấT NƯớC  TIểU  (2) Tái hấp thụ:  Xảy ra trong ống thận cuộn gần Phần lớn lượng nước bị mất khi lọc tiểu cầu sẽ  đi vào máu  lại.  Cơ  chế  tái  hấp  thụ  là  sự  thẩm  thấu  bị  động  theo  gradient nồng độ Tất cả glucose, kali và amino acid cũng  được tái hấp thụ;   cơ chế có thể là vận chuyển bị động hoặc chủ động (3) Bài tiết:  Xảy ra trong ống thận cuộn xa Các  phân  tử  bài  tiết,  được  vận  chuyển  từ  mao  mạch  vào  nước tiểu, bao gồm ion kali, ion hydro và một số xenobiotic
  18. Sự ĐÀO THảI THEO ĐƯờNG TIểU  Các độc chất hoặc các sản phẩm chuyển hóa có khối lượng   phân tử nhỏ và phân cực sẽ đi vào nước tiểu ở giai đoạn lọc  tiểu cầu thận.  Sau đó, nếu không bị tái hấp thụ, sẽ được  đào thải theo nước tiểu Các độc chất hoặc các sản phẩm chuyển hóa có khối lượng   phân tử lớn, đặc biệt là một số độc chất gắn kết với protein  và sản phẩm chuyển hóa pha II sẽ được đào thải ở giai đoạn  bài tiết vào ống thận cuộn xa
  19. Sự ĐÀO THảI THEO ĐƯờNG PHÂN  Các xenobiotic, vào cơ thể do ăn uống, sẽ:  không bị hấp thụ và đào thải theo phân ⇒ ường hợp   tr này ít gây hại  bị hấp thụ và đi vào hệ thống tuần hoàn ⇒  thường  được phân bố lưu trữ rồi mới đào thải theo nhiều con  đường khác nhau
  20. Sự ĐÀO THảI THEO ĐƯờNG PHÂN    Các độc chất hoặc những sản phẩm chuyển hóa của   chúng, khi được bài tiết theo đường phân, có thể đi vào  phân theo hai đường: sự bài tiết ruột và sự bài tiết mật   Sự bài tiết ruột: chất được vận chuyển bị động từ  máu trong mao mạch vào lớp dưới niêm mạc ruột  (submucosa), sau đó qua các tế bào lớp niêm mạc  (mucosa) vào lumen ruột rồi đào thải theo phân Sự bài tiết mật: các sản phẩm chuyển hóa pha I và   một số sản phẩm chuyển hóa pha II → ống mật nhỏ  (cacaliculus) → ống mật lớn → túi mật để lưu trữ tạm  thời. Để làm thuận lợi cho sự tiêu hóa, mật sẽ được tiết  vào ruột qua một ống mật nối gan với tá tràng  (dudonum) của ruột non
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2