intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dược lý học: Hormon và các chế phẩm của hormon

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng trình bày những nội dung chính như: Chế phẩm hormon vỏ thượng thận, hormon giáp trạng và các thuốc kháng giáp trạng, hormon và chế phẩm hormon tụy tạng (insulin), chế phẩm hormon sinh dục - thuốc ngừa thai. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dược lý học: Hormon và các chế phẩm của hormon

  1. Hormon và các chế phẩm của hormon
  2. 1. Chế phẩm hormon vỏ thượng thận 1.1. Loại chuyển hóa đường - glucocorticoid ( G.C ): 1.1.1. Nguồn gốc : + Được phân lập từ tuyến vỏ thượng thận : Cortisol, Hydrocortison ( của trâu, bò, lợn ). + Tổng hợp hoặc bán tổng hợp các corticoid là dẫn xuất của Cortison. + Tổng hợp từ acid mật, từ thực vật ( sarmentogenin của cây strophantus ).
  3. 1.1.2. Dược động học : corticoid được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá hoặc đường tiêm. Sau 1 - 2 giờ đạt nồng độ tối đa trong máu ( trong huyết tương gần 90 % gắn vào albumin tạo thành kho dự trữ hormon ). Khử hoạt tính ở gan, thải trừ qua thận. Corticoid được phân phối đều đến các tổ chức và gây tác dụng sinh học.
  4. 1.1.3. Tác dụng chính và cơ chế : * Tác dụng sinh lý : đọc phần sinh lý đã học. * Tác dụng điều trị : + Tác dụng : chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Đây là 3 tác dụng chính được áp dụng trong điều trị. Tác dụng chỉ đạt được khi nồng độ Cortisol trong máu cao hơn nồng độ sinh lý. Vì vậy, trong trường hợp có thể nên dùng tại chỗ để tránh tác dụng toàn thân và nâng cao hiệu quả điều trị tối đa. + Cơ chế : rất phức tạp vì có nhiều tác dụng trên một tế bào đích và lại có nhiều tế bào đích.
  5. a) Tác dụng chống dị ứng : Các phản ứng dị ứng xảy ra do sự gắn của các IgE hoạt hóa trên các receptor đặc hiệu ở tế bào mast dưới tác dụng của dị nguyên. Sự gắn đó hoạt hóa phospholipase C. Chất này tách phosphatidyl inositol diphosphat thành diacylglycerol và inositoltriphosphat, 2 chất này đóng vai trò "chất truyền tin thứ hai" làm các hạt bào tương ở tế bào giải phóng các chất trung gian hóa học ( TGHH ) của phản ứng dị ứng : histamin, serotonin, leucotrien... G.C đã phong tỏa sự giải phóng các chất TGHH của phản ứng dị ứng bằng cách ức chế phospholipase C.
  6. phosphatidyl inositoldiphosphat KN - IgE -Rp ( tÕbµo mast ) phospholipase C (-) diacylglycerol inositoltriphosphat G.C Ho¹t ho¸ tÕbµo gi¶i phãng histamin, serotonin, leucotrien H×nh 1 : S¬ ®å t¸ c dông chèng dÞøng cña Glucocorticoid
  7. b) Tác dụng chống viêm : Tất cả các phản ứng miễn dịch và dị ứng đều kèm theo phản ứng viêm vì làm tăng sản xuất chất TGHH giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch, đặc biệt là prostaglandin ( PG ) E2 và leucotrien B từ acid arachidonic.
  8. phospholipid mµng G.C + + - lipocortin phospholipase A 2 acid arachidonic lipooxygenase (+) (+) cyclooxygenase - NSAIDs leucotrien prostaglandin H×nh 2 : S¬ ®å t¸ c dông chèng viªm cña glucocorticoid
  9. G.C thông qua lipocortin ức chế phospholipase A2 làm giảm tổng hợp acid arachidonic và làm giảm tổng hợp cả PG và leucotrien. Ngoài ra, tác dụng chống viêm của G.C còn là kết quả của một loạt tác dụng ức chế sản xuất kháng thể, ức chế khả năng di chuyển và tập trung của bạch cầu... Tác dụng xuất hiện nhanh, không bền vững. Sau khi ngừng thuốc, bệnh dễ tái phát.
  10. c) Tác dụng chống choáng : Một phần do tác dụng chống viêm, chống dị ứng, đồng thời G.C làm tăng trương lực thành mạch, ổn định tính thấm và tác dụng chống độc chung. G.C làm tăng cường co bóp cơ tim, phòng trụy tim mạch khi choáng.
  11. 1.1.4. Tác dụng không mong muốn : a) Trên chuyển hóa glucid : G.C có tác dụng làm tăng đường huyết : + Thúc đẩy tạo glucose từ protid. + Cản trở quá trình oxy hóa glucose. + Tăng cường dự trữ glycogen ở gan và cơ đồng thời kích thích nhu mô gan tạo glucose. Do đó làm tăng đường huyết, gây ra những cơn bột phát trên cơ địa của những người đái tháo đường thể tiềm tàng.
  12. b) Trên chuyển hóa protid : G.C làm tăng dị hóa, cơ thể mất nhiều protid ( ức chế tổng hợp protid và tăng phá hủy protid trong cơ thể thành glucose). Dùng dài ngày làm teo cơ, tăng chuyển hóa calci, tăng thải calci gây ra xốp xương, mềm xương, làm vết thương khó liền sẹo. Kết quả : sút cân, gầy, xương dễ bị gẫy.
  13. c) Trên chuyển hóa lipid : G.C ức chế tổng hợp acid béo, tăng vận chuyển lipid, làm rối loạn phân bố mỡ gây ra béo phì (hội chứng Cushing) d) Trên chuyển hóa nước, điện giải : liều cao G.C làm tăng giữ Na+, tăng thải K+, thể tích máu tăng và tăng huyết áp. Gây mệt mỏi do mất K+ nếu dùng dài ngày.
  14. e) Trên các cơ quan, tổ chức : + Trên TKTƯ : gây kích thích khó ngủ. + Trên dạ dày ruột : làm tăng tiết dịch vị, acid và pepsin, gây loét dạ dày. Gây ức chế mucus ( tế bào bảo vệ niêm mạc dạ dày ) gây thủng. + Làm chậm liền sẹo vết thương do ức chế cấu tạo nguyên bào sợi, ức chế sự tạo tổ chức hạt.
  15. 1.1.5. Chỉ định : + Suy thượng thận cấp và mạn tính ( bệnh Addison ). + Thiếu Corticoid bẩm sinh : - Liều : thể mãn tính Cortison 25 mg và DOCA 2 - 5 mg hoặc Cortison 25 mg và Aldosteron 0,1 - 0,2 mg. Thể cấp tính : liều cao gấp 10 lần. + Các bệnh mà cơ chế bệnh sinh là phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm, phản ứng dị ứng :
  16. - Thấp khớp cấp, thấp tim. - Thấp khớp mãn, viêm khớp dạng thấp. - Viêm đa cơ, lupud ban đỏ, viêm nút quanh động mạch. - Viêm mũi họng, dị ứng ngoài da, viêm da, eczema. - Dị ứng nội tạng, shock phản vệ, hen phế quản.
  17. 1.1.6. Chống chỉ định : + Loét dạ dày, tá tràng. Tăng huyết áp,đái tháo đường, lao tiến triển. 1.1.7. Nguyên tắc sử dụng G.C : + Khi dùng G.C phải ăn nhạt nhất là corticoid thiên nhiên ( Cortisol, Hydrocortison ). + Cho một lần duy nhất vào 8 giờ sáng. + Sau một đợt điều trị ( 1 tháng ), dùng ACTH 50 mg tiêm bắp 2 ngày liền để thúc đẩy tuyến thượng thận tăng tiết hormon.
  18. 1.1.8. Phân loại các dẫn xuất của Cortison : * Mọi Corticoid đang dùng trong điều trị đều là dẫn xuất của Cortisol ( hormon thiên nhiên ) hay Hydrocortison. - Liều tấn công : 200 - 300 mg/ngày. - Liều duy trì : 50 mg/ngày. * Loại tổng hợp : tương tự corticoid tự nhiên, tác dụng mạnh hơn, ít tác dụng phụ. + Prednisolon hay Hydrocortancyl. Viên 5 mg. Uống 20 - 30 mg/ngày ( liều trung bình ) tới 60 - 80 mg.
  19. + Prednison hay Cortancil. Viên 5 mg. Uống 20 - 30 mg/ngày ( liều trung bình ). + Depersolon, ống 30 mg/2 ml. Tiêm bắp thịt. + Methylprednisolon, tác dụng 5 lần mạnh hơn Hydrocortison. Rất tốt, rất có hiệu lực theo đường uống. Cách ngày uống một lần. + Triamcinolon : là corticoid dùng ngoài da tốt nhất. Thuốc mỡ 1 %
  20. hoặc kết hợp với kháng sinh : Neomycin - Synalar 0,025 % Corticoid + 0,5 % Neomycin, mỡ nhũ tương điều trị nhiễm trùng dị ứng. + Dexamethason ( Decadron ) 5 - 6 lần mạnh hơn Cortancil. Viên 0,5 mg, mỡ 1 %, dung dịch tiêm 1 ml = 4 mg. + K-cort ống 40 - 80 mg. Tác dụng kéo dài 2 - 3 tháng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2